admin@phapluatdansu.edu.vn

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM: Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam

Product-Liability PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH & TS. NGUYỄN BÍCH THẢO – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Khái quát sự phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trên thế giới

Trong mối tương quan giữa các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng thì người tiêu dùng luôn luôn ở vị thế yếu hơn. Nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm là các thương nhân có kinh nghiệm và luôn nắm giữ thông tin đầy đủ hơn về sản phẩm so với người tiêu dùng. Trong khi đó, người tiêu dùng là chủ thể trực tiếp sử dụng hàng hóa phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với nguy cơ mất an toàn và bị thiệt hại do hàng hóa kém chất lượng hoặc có khuyết tật gây ra. Xã hội càng phát triển, nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng – bên yếu thế càng được đặt ra cấp thiết.

Continue reading

MỘT SỐ GIẢI ĐÁP LIÊN QUAN ĐẾN ÁN LỆ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao thông qua

360_F_256539200_qvvgH7A1c0usfZWWBCdcOjZdj2A9Fezv PHÒNG ÁN LỆ Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

Câu hỏi: Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình. Khi giải quyết, Tòa án xác định công sức quản lý, giữ gìn tài sản của đứng tên hộ như thế nào?

Continue reading

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về hình thức của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Inheritance-law-UAE_175cb2a0254_medium THS. NGUYỄN BÍCH NHƯ (TAND Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) & LÊ QUANG HIẾN (Công ty Luật TNHH MTV Minh Khai)

1. Khái quát về hình thức của giao dịch dân sự

Hiện nay thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thực chất là một giao dịch dân sự của nhiều chủ thể nên phải tuân thủ quy định về giao dịch dân sự (điều kiện có hiệu lực), nếu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hội tụ đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sẽ có giá trị pháp lý”.

1.1. Các loại hình thức của giao dịch dân sự Continue reading

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TIỀN ẢO: Cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý

 PHẠM PHƯƠNG THỦY – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm về tài sản ảo, tiền ảo chưa được nêu trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Mặc dù tài sản ảo, tiền ảo đang được giao dịch phổ biến, nhiều người tham gia nhưng chủ yếu mang tính chất đầu cơ; đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các máy đào tiền ảo, đồng thời xảy ra nhiều vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo gây mất trật tự, an toàn trong xã hội…

Hiểu thế nào về tiền ảo?

Theo định nghĩa của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và cũng là thuật ngữ được hiểu và sử dụng thông dụng trên thế giới: “Tiền ảo là một loại tiền số (digital money) không có quản lý, được phát hành bởi những người tạo lập – phát triển (developers) cũng thường là người kiểm soát, được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định”.

Continue reading

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất VÔ HIỆU?

Canva-null-1 THS. LÊ VĂN QUANG – Trưởng phòng 9, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước

Thực tiễn giải quyết các vụ án, vụ việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) không có công chứng, chứng thực trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết này tác giả nêu lên những vướng mắc, bất cập để bạn đọc cùng trao đổi nhằm hoàn thiện các quy định về pháp luật.

Continue reading

CÔNG NHẬN TIỀN ẢO – Những vấn đề pháp lý cần đặt ra

Bitcoin-Ban (1) TS.LS. NGÔ NGỌC DIỄM & TRẦN TRỌNG NAM – Công ty Luật ThinkSmart, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Có thể thấy, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do đó, việc ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản và ban hành quy định pháp luật toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao dịch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo… Đồng thời, giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản…).

Continue reading

KINH NGHIỆM về tạo lập và áp dụng án lệ ở Hà Lan

law_precedent TS. ĐỖ THANH TRUNG – Giảng viên, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

1. Sơ lược về lịch sử phát triển hệ thống pháp luật Hà Lan

Trước cuộc cách mạng 1780, Hà Lan là quốc gia tổ chức theo hình thức liên bang nhưng sau cuộc cách mạng này khoảng 2 năm từ năm 1809 đến 1810 Hà Lan đã chuyển đổi thành nhà nước đơn nhất có một hệ thống pháp luật thống nhất. Do đó, Tòa án ở Hà Lan không chịu ảnh hưởng bởi văn hóa tập trung quyền lực theo kiểu chế độ bảo hoàng của Pháp (Tòa án là công cụ của chính quyền trung ương). Ngược lại, ở Hà Lan tòa án mang tính địa phương, thể hiện quyền lực, quyền hạn và đặc quyền của địa phương. Đặc biệt các tòa án được lập ra ở các thị trấn hùng mạnh và sầm uất. Điểm này rất giống với tòa án của Anh trong lịch sử. Trong bối cảnh này, Tòa án ở Hà Lan không có lịch sử lạm quyền như các tòa án ở Pháp. Hà Lan có nền kinh tế thương mại rất phát triển. Do vậy, các chế định pháp luật tư như hợp đồng, tín dụng, phá sản, công ty…vv rất được coi trọng. Mặt khác, tính hiệu quả và thực dụng của hệ thống pháp luật cũng là mục tiêu quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế thương mại mậu dịch.

Continue reading

XÁC ĐỊNH LỖI trong hợp đồng đặt cọc

Conceptual Keyboard - Deposit (blue Key With Moneybag Symbol) TRẦN MỘNG BÌNH

1. Khái quát về hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là một chế định đã xuất hiện từ rất sớm trong pháp luật dân sự Việt Nam nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Việc đặt cọc giúp cho quá trình thực hiện giao dịch được diễn ra theo đúng thoả thuận và hạn chế các trường hợp vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của các bên.

Continue reading

SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19

AdobeStock_178164532geo LS.TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH – Công ty Luật ADVACAS

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề; gây ra những tác động, phần lớn là tiêu cực, tới việc thực hiện các hợp đồng thương mại, bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung cấp dịch vụ. Việc áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng nhằm mục đích miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm nghĩa vụ trong bối cảnh dịch bệnh là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Bài viết đề cập đến khái niệm, đặc điểm và cách thức áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành

medical_billing_contract TS. PHẠM VĂN LỢI – Tòa án nhân dân tối cao

1. Hai thời điểm

Khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng đòi hỏi chúng ta phải xác định chính xác thời điểm có hiệu lực, vì kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trở thành luật của các bên tham gia hợp đồng và trong một số trường hợp các quy định này còn có hiệu lực ràng buộc đối với người thứ ba. Do vậy, việc xác định chính xác thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng.

Continue reading

HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước ngày 01/01/2017

202003_Murphy_Household-Income@4x THS. NGUYỄN THỊ THU HỒNG – Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

Về định đoạt quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước 01/01/2017, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định tài sản chung của hộ gia đình. Vậy các giao dịch mà có các thành viên không ký tên hay ủy quyền thì có bị vô hiệu hay không?

Continue reading

Thời hiệu thừa kế theo pháp luật dân sự và THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN

deadlines NGUYỄN TRẦN NGÀ – Công ty Luật hợp danh Danh và cộng sự, TP. Hồ Chí Minh 

Thừa kế là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự, và tranh chấp thừa kế rất khó khăn và phức tạp, xuyên suốt lịch sử quá trình lập pháp Việt Nam ta từ khi có Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, các Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995, năm 2005 và năm 2015 đều có qui định về thừa kế. Nếu như vụ án thừa kế mà có thời điểm mở thừa kế xảy ra ở thời điểm BLDS năm 2015 hiện hành đang có hiệu lực thì việc xác định còn thời hiệu hay không tương đối đơn giản, tuy nhiên sẽ là phức tạp trong việc xác định thời hiệu thừa kế, khi thời điểm mở thừa kế ở trước hoặc sau Pháp lệnh thừa kế, nhưng hiện bây giờ lại có tranh chấp, do pháp luật qua các thời kì có sự quy định khác nhau và có các Nghị quyết hướng dẫn ở các thời kỳ nhất định, sẽ rất khó xác định còn hay hết thời hiệu khởi kiện.

Continue reading

CHUYỂN GIAO KHOẢN PHẢI THU: Chuyển giao tuyệt đối và quyền lợi được bảo đảm

MAREK DUBOVEC  Giám đốc Điều hành của Trung tâm Luật Quốc gia Kozolchyk (NatLaw), Tucson, Arizona

Cơ chế tài trợ khoản phải thu

==> Bao thanh toán chỉ dựa trên khoản phải thu (cộng với “hàng bán bị trả lại”)

==> Ký quỹ để thu hồi khoản phải thu (“tài khoản phong tỏa”)

==> Hạn mức tài trợ vốn dựa trên giá trị của các khoản phải thu và hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh sẽ được xác định dựa trên danh mục tổng hợp các khoản phải thu và hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh (“giá trị của tài sản bảo đảm – cơ sở tính hạn mức tín dụng” (Borrowing base).

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn