admin@phapluatdansu.edu.vn

GIAO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CHO NGƯỜI ĐƯỢC GIAO NUÔI DƯỠNG – MỘT SỐ BẤT CẬP TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH

THS. HOÀNG THỊ THANH HOA – Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định là một loại việc thi hành án đặc thù của các vụ án hôn nhân và gia đình. Trong bối cảnh các vụ việc ly hôn ngày càng có xu hướng gia tăng như hiện nay thì số lượng các việc thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng mà các cơ quan thi hành án dân sự phải giải quyết ngày càng nhiều.

Đây là một loại việc thi hành án rất phức tạp do đối tượng thi hành án ở đây không phải là tiền hay tài sản mà là con người. Việc cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thường rất nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của cả người được thi hành án, người phải thi hành án và đặc biệt là người chưa thành niên. Thậm chí còn có thể gặp phải sự cản trở, chống đối từ rất nhiều phía như gia đình, họ hàng, dư luận địa phương….nên rất khó khăn khi thực hiện.Biện pháp cưỡng chế thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định được quy định tại khoản 6 Điều 71, Điều 120 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014. Tuy nhiên trong thực tiễn, việc áp dụng các quy định của pháp luật vẫn còn một số bất cập như sau:

Thứ nhất: Việc xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Thi hành án dân sự: Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Continue reading

QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG SỞ HỮU: PHẦN LỚN VỢ KHÔNG CÓ TÊN TRONG "SỔ ĐỎ"

HẠNH QUỲNH

Tổ chức Nghiên cứu phát triển Action Aid Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát “Quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ nhìn từ thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Kết quả cho thấy chỉ có khoảng 3-5% số hộ gia đình được cấp “sổ đỏ” có tên cả hai vợ chồng.

Cuộc khảo sát được tiến hành tại huyện Đà Bắc (Hòa Bình), Tam Đường (Lai Châu), Ninh Phước (Ninh Thuận), Mang Yang (Gia Lai), Cầu Ngang (Trà Vinh), Vũng Liêm (Vĩnh Long).

Mất nhà vì thiếu hiểu biết

Chị Nguyễn Thị Hằng, SN 1982, thường trú tại xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu). Năm 2000, chị kết hôn và có một con gái 7 tuổi. Trong thời gian chung sống, vợ chồng chị được mẹ vợ cho một mảnh đất. Sau đó, nghe theo lời khuyên của chồng, chị Hằng bán mảnh đất trên lấy tiền mua mảnh đất của bố mẹ chồng để ở.

Điều 43 Nghị định 181 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 quy định phải ghi tên cả vợ và chồng khi bất động sản là tài sản chung của hai vợ chồng, hoặc trường hợp nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất. Trừ trường hợp một trong hai người là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Khi bất động sản là tài sản chung của cả con cái thì chủ hộ đại diện viết tên.

Continue reading

NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN TÀI SẢN CHUNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ LUẬT DÂN SỰ PHÁP

THS. ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP

Vấn đề tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là lĩnh vực luôn xảy ra nhiều tranh chấp trong thực tiễn, đặc biệt là khi vợ chồng phát sinh các mâu thuẫn. Một nguyên tắc góp phần giải quyết tốt các tranh chấp này được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (nguyên tắc này chưa có trong các Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986), đó là nguyên tắc suy đoán tài sản chung

Quan hệ tài sản giữa vợ chồng, hay chính xác hơn là chế độ pháp lý về tài sản giữa vợ chồng là lĩnh vực thường xảy ra nhiều tranh chấp trong thực tiễn, nên cần phải có một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp để giải quyết tốt những tranh chấp.

Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ) năm 2000 cũng như Luật HNGĐ năm 1986 của Việt Nam thừa nhận sự cùng tồn tại của ba khối tài sản trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng: tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ và tài sản riêng của chồng. Trong đó, khối tài sản chung của vợ chồng được người làm luật dành nhiều sự quan tâm, bảo vệ; một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ khối tài sản chung (người viết tạm đặt tên) lànguyên tắc suy đoán tài sản chung[1].

1. Luật HNGĐ năm 2000 quy định tại khoản 3 Điều 27: Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng thì nó sẽ được suy đoán là tài sản chung.

Continue reading

TỶ LỆ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MANG TÊN CẢ VỢ VÀ CHỒNG CÒN RẤT THẤP

V.A

Báo cáo khảo sát của ActionAid Việt Nam” được công bố ngày 12/10 tại Hà Nội cho thấy, đa số người dân ở các vùng khảo sát chưa biết đến quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang hai tên vợ và chồng của Nhà nước.

Với mục tiêu tìm hiểu quyền tiếp cận và sử dụng đất của phụ nữ thông qua thực trạng cấp giấy chứng nhận sử dụng đất mang cả hai tên vợ và chồng, cuộc khảo sát Quyền tiếp cận đất của phụ nữ nhìn từ thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất tại sáu vùng phát triển do ActionAid Việt Nam phối hợp cùng Mạng lưới Các tổ chức dân sự xã hội vì an ninh lương thực và giảm nghèo CIFPEN thực hiện tại các huyện hiện là địa bàn triển khai các chương trình phát triển dài hạn của ActionAid Việt Nam gồm huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình), Tam Đường (Lai Châu), Ninh Phước (Ninh Thuận), Mang Yang (Gia Lai), Cầu Ngang (Trà Vinh) và Vũng Liêm (Vĩnh Long).

Theo thống kê, phụ nữ là lực lượng sản xuất nông nghiệp chính của thế giới, song vì những tập quán và nguyên nhân văn hóa xã hội khác nhau nên phụ nữ lại là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng đói nghèo hơn nam giới. Trong những năm qua, Việt Nam luôn được coi là một tấm gương về phát triển và xóa đói giảm nghèo, đưa hàng triệu người thoát nghèo. Tuy nhiên, mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo trong những năm tới vẫn là một thách thức lớn do khoảng cách giàu nghèo ngày một tăng và những bất cập trong phân phối và tiếp cận đất sản xuất và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Continue reading

KHÁI QUÁT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG trong pháp luật về hôn nhân và gia đình của một số nước trên thế giới

NGUYỄN HỒNG HẢI

Tài sản của vợ chồng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) của các nước trên thế giới được qui định gắn liền với các điều kiện kinh tế – xã hội, chế độ sở hữu, truyền thống, phong tục, tập quán, tâm lý, nguyện vọng của người dân… Do đó, giữa các nước khác nhau thường có những qui định khác biệt về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, về cơ bản tài sản của vợ chồng được xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) và theo các qui định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định).

1. Tài sn ca v chng được xác định da trên cơ s hôn ước – Chế độ tài sn ước định

Hôn ước (hôn khế) là sự thoả thuận bằng văn bản (hợp đồng) do vợ chồng lập trước khi kết hôn để qui định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân (1). Nội dung của hôn ước thường xác định tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản đó cũng như trong việc thực hiện các giao dịch giữa họ với người thứ ba.

Continue reading

QUAN HỆ VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC SẢN XUẤT, KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT CỦA CỘNG HOÀ PHÁP

THS. BÙI MINH HỒNG – Khoa Luật dân sự – Đại học Luật HN (NCS tại CH Pháp)

Trong đời sống giao lưu dân sự, kinh tế, có rất nhiều chủ thể mang tư cách vợ (hoặc chồng). Việc thực hiện những quan hệ này còn phải tuân theo những quy định của Luật hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, thực tiễn lập pháp và nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề này dường như còn khá mới mẻ. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy Pháp luật của Cộng hoà Pháp có nhiều quy định quan trọng mà chúng ta có thể tham khảo. Trong bài viết này, tác giả chỉ tập trung giới thiệu về “Sự hợp tác của vợ và chồng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh”, mà tác giả cho rằng chúng có thể có giá trị cho sự hoàn thiện pháp luật Việt Nam phù hợp với đà phát triển của xã hội.

I. Những quy định của luật chung liên quan đến các hoạt động nghề nghiệp của vợ chồng

1.1. Quyền tự chủ của vợ, chồng về nghề nghiệp

Trong phần quy định về các nghĩa vụ và quyền của vợ và chồng, Bộ luật dân sự (BLDS) đã ghi nhận một quyền rất quan trọng cho mỗi bên vợ chồng: quyền tự chủ về nghề nghiệp. Điều 233 quy định: “Mỗi bên vợ chồng có quyền tự do thực hiện nghề nghiệp, thu những món lợi và tiền lương và định đoạt nó sau khi đã đóng góp trách nhiệm đối với đời sống chung”. Sự tự chủ về nghề nghiệp có ý nghĩa đảm bảo cho vợ, chồng thực hiện được trách nhiệm của mình đối với đời sống gia đình nhưng không phá vỡ trật tự của hoạt động về nghề nghiệp đã được tiến hành từ trước khi kết hôn hoặc được thiết lập trong thời kỳ hôn nhân. Hơn nữa, quy định này còn mang một giá trị là nhằm giải phóng và phát triển năng lực của cá nhân.

Continue reading

GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT THUÊ CỦA NHÀ NƯỚC

TƯỞNG DUY LƯỢNG – Chánh tòa Dân sự, Tòa án nhân dân tối cao

1. Phải xác định giá trị quyền thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là tài sản chung của vợ chồng

Trong nhiều vụ án ly hôn, hai bên đương sự tranh chấp với nhau về quyền thuê nhà của Nhà nước. Đương sự nào cũng yêu cầu được sử dụng diện tích nhà đang thuê củaNhà nước. Đối với trường hợp vợ chồng vừa có quyền sở hữu nhà đất, vừa có diện tích nhà thuê của Nhà nước thì trước năm 2001 các tòa án đều không coi quyền thuê nhà của Nhà nước là tài sản chung của vợ chồng. Sau năm 2001, mặc dù đã có Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ nhưng khi giải quyết, nhiều tòaán vẫn tỏ ra lúng túng, có không ít trường hợp tòa án không coi quyền thuê nhà là tài sản chung vợ chồng, nên không xác định giá trị để chia. Đây là một điều không hợp lý, dưới đây là một ví dụ:

Chị Phạm Thị Thanh, trú tại 38 Đại lộ Hồ Chí Minh, thành phố HD ly hôn anh Nguyễn Đình Chuyền, hiện đang cư trú tại Cộng hòa Liên bang Nga.

Continue reading

SỔ TIẾT KIỆM: TÀI SẢN CHUNG HAY RIÊNG

NGUYỄN VĂN PHƯƠNG – Phòng Pháp chế- Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Tóm tắt: Trên thực tế, có nhiều trường hợp người gửi tiết kiệm cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn ngân hàng. Một vấn đề được phát sinh: nếu người cầm cố đã lập gia đình đang trong tình trạng hôn nhân, thì sổ tiết kiệm được coi là tài sản chung hay tài sản riêng? Trình tự, thủ tục cầm sổ tiết kiệm như thế nào? Các ngân hàng vẫn chưa thống nhất về giải pháp cho vấn đề này, bởi lẽ chưa có văn bản pháp luật nào tương ứng, thích hợp.
Ngày nay, thu nhập của phần lớn các hộ gia đình không những đủ trang trải những chi phí liên quan đến cuộc sống hàng ngày (ăn uống, điện nước, nhà ở, đi lại…) mà còn dư thừa một phần để gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại. Đã có nhiều trường hợp người gửi tiết kiệm cầm cố sổ tiết kiệm của mình để vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế quá trình cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn ngân hàng còn có nhiều quan điểm khác nhau về những quy định của pháp luật.

Continue reading

VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH VÀ ĐĂNG KÝ TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000

TRẦN THỊ MAI PHƯỚC – Trường ĐHDL Văn Hiến TP.HCM

Nghiên cứu về quá trình giải quyết một vụ án hôn nhân và gia đình (HNGĐ), người ta nhận thấy rằng vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp và không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, để phân chia được, trước hết người ta phải xác định được đâu là tài sản (TS) phải chia, không chia và không được chia. Nghĩa là Tòa án phải xác định được đâu là TS chung của vợ chồng, đâu là TS riêng của mỗi người và đâu là TS của người thứ ba mà vợ chồng đang quản lý. Trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn đề xuất và phân tích giải pháp góp phần đơn giản hóa việc xác định TS của vợ chồng – đó chính là điều kiện để giải quyết những khó khăn, phức tạp tồn đọng trong giai đoạn khác (giai đoạn phân chia TS).

Continue reading

VỢ LÀM, CHỒNG CHỊU

MINH TÚ- Pháp luật TPHCM

Vợ tự ý bán nhà khi chồng đi vắng nhưng tòa lại buộc người chồng đã ly hôn phải liên đới chịu trách nhiệm trả tiền cho bên mua.

Vừa qua, VKSND tỉnh Dăk Lăk đã ra quyết định kháng nghị một bản án dân sự sơ thẩm của TAND TP Buôn Ma Thuột vì cho rằng tòa này xử sai luật: Vợ đơn phương bán nhà nhưng tòa lại buộc người chồng đã ly hôn phải liên đới trả lại tiền cho bên mua…

Tự ý bán nhà

Theo hồ sơ, bà Y. là giáo viên một trường PTCS ở TP Buôn Ma Thuột. Vì đứng ra vay tiền hộ nhiều nơi cho một người làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng nên sau khi người này bị Công an tỉnh Dăk Lăk bắt về hành vi chiếm đoạt tài sản, bà Y. đã bị các chủ nợ đổ dồn đến đòi tiền. Continue reading

TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA VỢ VÀ CHỒNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG DÂN SỰ DO MỘT BÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN HẢI AN – Tòa Dân sự – Tòa án nhân dân tối cao

1. Tại điều 25 của luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trông hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Và khoản 3 Điều 28 của Luật này còn quy định: Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định của pháp luật. Continue reading

VỤ ÁN ĐÒI CHIA TIỀN THỤ TINH NHÂN TẠO

HOÀNG YẾN

Ra tòa ly hôn, bà vợ bảo ông chồng phải chia hai khoản tiền gần nửa tỷ đồng mà bà đã chi để thụ tinh trong ống nghiệm, còn ông chồng thì khăng khăng không chịu…

TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM) đang thụ lý một vụ ly hôn hy hữu: Trong phần phân chia tài sản, chị X. khăng khăng đòi người chồng phải san sẻ cùng chị phân nửa khoản tiền mà chị đã bỏ ra thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nhằm có con.

Chi 430 triệu đồng thụ tinh

Theo đơn xin ly hôn của chị X., tháng 4-2005 hai vợ chồng chị kết hôn. Đến cuối năm 2006, họ thường xuyên xảy ra cãi vã do chồng chị có quan hệ với một phụ nữ khác, hay qua đêm ở ngoài, không còn thương yêu, quan tâm đến chị nữa. Mâu thuẫn giữa hai vợ chồng ngày càng gay gắt. Cảm thấy cuộc sống chung không còn ý nghĩa, chị quyết định đường ai nấy đi. Vì vợ chồng chị chưa có con chung, chỉ có một căn nhà mua trong thời kỳ hôn nhân nên chị yêu cầu tòa giải quyết cả việc phân chia căn nhà.

Tháng 11, TAND quận Bình Thạnh thụ lý vụ án, mời hai bên đến lấy lời khai thì mọi chuyện đã trở nên rắc rối. Ở lần làm việc đầu tiên này, chị X. nêu thêm một yêu cầu nữa: nhờ tòa buộc người chồng phải gánh chịu phân nửa chi phí đi thụ tinh nhân tạo trong hành trình đi tìm con chung giữa hai người.

Số là khi lấy nhau, hai vợ chồng muốn có con chung nhưng cố mãi cũng không thấy gì. Sau khi đi khám nhiều nơi, họ bàn bạc và quyết định đi thực hiện việc thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ. Hai vợ chồng chị đã ký vào bản cam kết với bệnh viện chấp nhận cách điều trị và mọi rủi ro trong quá trình thực hiện. Quá trình điều trị kéo dài gần hai năm, chỉ mới kết thúc vào tháng 6 và tổng chi phí lên đến 430 triệu đồng dù chưa thành công. Toàn bộ chi phí (có đầy đủ hóa đơn) đều do chị X. chi trả bằng tiền mình buôn bán có được trong thời kỳ hôn nhân.

Yêu cầu của chị X. lập tức bị người chồng phủ nhận ngay, bảo rằng quá vô lý. Theo người chồng, anh không có nghĩa vụ gì cả. Chị X. đã tự chi khoản tiền đó thì sao lại có thể ép anh gánh cùng?

Mỗi người gánh một nửa?

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Luật Hôn nhân và gia đình nhận xét việc đòi chia 430 triệu đồng tiền thụ tinh nhân tạo này khá rắc rối.

Theo một luật sư, việc anh chồng phải trả lại cho chị X. một nửa khoản tiền trên (215 triệu đồng) là hợp lý. Xét về lý, khi thụ tinh để có con thì cả hai vợ chồng đã thống nhất về mặt ý chí. Dù đứa con chưa hiển hiện trên thực tế nhưng họ đều phải có trách nhiệm trong việc gánh chi phí tạo ra nó. Xét về tình, khi gắn bó với nhau thành vợ thành chồng thì hai bên nên chi đôi trách nhiệm với mọi việc có ảnh hưởng trong đời sống hôn nhân.

Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia khác đã nhìn nhận ngược lại. Theo họ, khoản tiền 430 triệu đồng để thụ tinh nhân tạo mà chị X. chi ra là tài sản chung dù chỉ do một mình chị buôn bán có được, bởi nó được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân và không có thỏa thuận nào giữa hai bên rằng đó là nguồn thu nhập của riêng chị X. Khi đi thụ tinh nhân tạo, vợ chồng chị cùng một ý chí (nhiều lần đi khám bệnh, ký cam kết, điều trị…) thì phải cùng gánh chịu nghĩa vụ tài chính cho “việc chung” này.

Vấn đề là khoản tiền đó đã chi ra xong xuôi, dứt điểm từ nguồn tài sản chung, không phải là khoản nợ nên hiện nay chị X. không thể đòi người chồng gánh chịu thêm gì nữa. Về nguyên tắc, tòa phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn trên cơ sở những tài sản chung hiện hữu cùng những nghĩa vụ dân sự mà họ đang phải gánh. Ở đây, tài sản chung chỉ có một căn nhà, còn khoản tiền 430 triệu đồng thụ tinh nhân tạo không phải là khoản nợ của vợ chồng chị X. với bất kỳ ai nên tòa chỉ phải chia đôi căn nhà là xong!

Dự kiến nếu hòa giải không thành thì sắp tới, TAND quận Bình Thạnh sẽ đưa vụ ly hôn này ra xét xử. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

———————————————–

Tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.

(Trích các điều 27, Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình)

SOURCE: HOÀNG YẾN-Pháp Luật TPHCM

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

THS. NGUYỄN THỊ LAN – KHOA LUẬT DÂN SỰ – ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng (còn gọi là chế độ tài sản giữa vợ chồng) là một phạm trù thuộc quyền sở hữu công dân được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 58 – Hiến pháp 1992)

Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, mỗi chế độ xã hội đều quy định một chế độ tài sản giữa vợ chồng cho phù hợp với phong tục tập quán và hoàn cảnh kinh tế xã hội. Chẳng hạn, thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931) và Bộ dân luật Trung Kỳ (1936) đã quy định cho vợ chồng được tự do lập hôn ước, chế độ tài sản pháp định chỉ đặt ra khi vợ chồng không lập hôn ước. Theo chế độ này, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả của cải, hoa lợi của chồng cũng như của vợ, không kể tài sản đó được tạo ra trước hay trong thời kì hôn nhân. Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d