admin@phapluatdansu.edu.vn

CÁC CHUẨN MỰC QUỐC TẾ về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố và phổ biến vũ khí

GIỚI THIỆU

Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) là một cơ quan liên chính phủ đựợc thành lập vào năm 1989 bởi Bộ trưởng các quốc gia thành viên. Chức năng của FATF là đưa ra các chuẩn mực và thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hoạt động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí và những mối đe dọa có liên quan khác đối với tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc tế. Trong sự phối hợp với những đối tác quốc tế khác, FATF cũng nỗ lực nhằm xác định các tổn thương ở mức độ quốc gia với mục đích bảo vệ hệ thống tài chính quốc tế khỏi bị lạm dụng. Continue reading

Tổ chức và chức năng, thẩm quyền của CƠ QUAN QUẢN LÝ CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁP (AMF)

Picture1Ông Damien BARBIER – Trưởng Phòng Cơ quan Thị trường Tài chính thuộc AMF

Nhiệm vụ giám sát thị trường của AMF

Phát hiện các hành vi giao dịch nội bộ

Giao dịch nội bộ (Quy định chung của AMF Điều 621 & 622 và Điều L 465-1 Bộ luật Tài chính và Tiền tệ) – Thao túng giá (Quy định chung của AMF Điều 631 và Điều L 465-2 465-1 Bộ luật Tài chính và Tiền tệ) – Công bố thông tin sai lệch (Quy định chung của AMF Điều 632 và Điều L 4651 465-1 Bộ luật Tài chính và Tiền tệ) và – Không thực hiện kê khai khi vượt các ngưỡng cổ phiếu nắm giữ theo quy định – Không tuân thủ các quy định về việc mua lại cổ phiếu – Có hành vi lừa đảo về các sản phẩm lãi suất …

Continue reading

LẠM DỤNG THỊ TRƯỜNG: Giao dịch nội bộ và thao túng thị trường (Trích Quy chế của của Cơ quan quản lý các thị trường tài chính Pháp)

QUYỂN VIPicture1

LẠM DỤNG THỊ TRƯỜNG: Giao dịch nội bộ và thao túng thị trường

(Được bổ sung, sửa đổi gần đây nhất vào ngày 18 tháng 4 năm 2007)

Thiên I

QUY ĐỊNH CHUNG

Chương 1

Đối tượng, phạm vi áp dụng

Điều 611-1. Trừ trường hợp có quy định khác, quyển này áp dụng đối với:

1. Mọi thể nhân, pháp nhân và các chủ thể khác;

Continue reading

QUY TẮC ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG của Liên minh Công chứng La-Tinh quốc tế

LIÊN MINH CÔNG CHỨNG LA-TINH QUỐC TẾ

1. Bồi dưỡng nghiệp vụ

1.1 Công chứng viên hành nghề phải có trình độ chuyên môn và được đào tạo bài bản về pháp lý, đồng thời phải không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan đến ngành nghề và tuân theo định hướng của các tổ chức nghề nghiệp. Đặc biệt, công tác bồi dưỡng phải tập trung chuẩn bị cho công chứng viên đủ khả năng thực hiện một số chức năng cơ bản như tư vấn, giải thích và áp dụng luật. Continue reading

Quy trình xử lý văn bản công chứng & Áp dụng cho trường hợp HỢP ĐỒNG BẤT ĐỘNG SẢN

Nhóm Giảng viên:

Jean-Paul DECORPS – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp), Chủ tịch Liên minh Công chứng La-tinh quốc tế 

Olivier GOUSSARDCông chứng viên, Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp)

Jack HOECKEL – Giám đốc kỹ thuật Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp)

I. Quá trình xử lý văn bản tại văn phòng công chứng

Công chứng viên có trách nhiệm lưu giữ văn bản công chứng trong vòng 100 năm. Về nguyên tắc, văn bản được công chứng viên lập là bản gốc. Bản gốc được lưu giữ tại văn phòng công chứng. Công chứng viên chỉ trao cho khách hàng bản sao có công chứng của văn bản gốc.

Continue reading

Chế định trọng tài trong PHÁP LUẬT LA MÃ

roman-law-icon-trendy-modern-flat-linear-vector-white-background-thin-line-justice-collection-editable-outline-stroke-130954474 PGS.TS. LÊ VŨ NAM & TS. LÊ NGUYỄN GIA THIỆNĐại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Trọng tài thời La Mã với nhiều nguyên tắc giải quyết tranh chấp mang tính tiền đề, là chuẩn mực cho các nền pháp chế của nhiều quốc gia học hỏi và kế thừa. Ngày nay, việc nghiên cứu những nguyên tắc, triết lý và mô hình của thời La Mã vẫn sẽ mang lại những giá trị nhất định. Bài viết tập trung vào các vấn đề chính của pháp luật trọng tài La Mã như trọng tài tính, thỏa thuận trọng tài, trọng tài viên và phán quyết trọng tài.

Continue reading

KINH NGHIỆM về tạo lập và áp dụng án lệ ở Hà Lan

law_precedent TS. ĐỖ THANH TRUNG – Giảng viên, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

1. Sơ lược về lịch sử phát triển hệ thống pháp luật Hà Lan

Trước cuộc cách mạng 1780, Hà Lan là quốc gia tổ chức theo hình thức liên bang nhưng sau cuộc cách mạng này khoảng 2 năm từ năm 1809 đến 1810 Hà Lan đã chuyển đổi thành nhà nước đơn nhất có một hệ thống pháp luật thống nhất. Do đó, Tòa án ở Hà Lan không chịu ảnh hưởng bởi văn hóa tập trung quyền lực theo kiểu chế độ bảo hoàng của Pháp (Tòa án là công cụ của chính quyền trung ương). Ngược lại, ở Hà Lan tòa án mang tính địa phương, thể hiện quyền lực, quyền hạn và đặc quyền của địa phương. Đặc biệt các tòa án được lập ra ở các thị trấn hùng mạnh và sầm uất. Điểm này rất giống với tòa án của Anh trong lịch sử. Trong bối cảnh này, Tòa án ở Hà Lan không có lịch sử lạm quyền như các tòa án ở Pháp. Hà Lan có nền kinh tế thương mại rất phát triển. Do vậy, các chế định pháp luật tư như hợp đồng, tín dụng, phá sản, công ty…vv rất được coi trọng. Mặt khác, tính hiệu quả và thực dụng của hệ thống pháp luật cũng là mục tiêu quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế thương mại mậu dịch.

Continue reading

HỘI THẨM NHÂN DÂN: Có cần tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm dân sự?

istockphoto-958738012-170667a (1)Alain GUILLOU – Phó Chánh án, Toà Sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris, Cộng hòa Pháp

Đây thực sự là vấn đề phức tạp. Việc có sự tham gia trực tiếp của người dân, hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử vừa có những ưu điểm, vừa có những nhược điểm.

Trước tiên, tôi sẽ trình bày về những ưu điểm và nhược điểm của chế định hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử. Sau đó, tôi sẽ trình bày về quan điểm của Việt Nam thể hiện trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (Bộ luật TTDS) và về cơ cấu tổ chức liên quan đến chế định hội thẩm nhân dân ở Pháp.

Continue reading

TOÀN CẦU HÓA: Nới lỏng pháp luật hay xây dựng các quy định mới về kinh tế?

covid JEAN MOREL – Trợ lý Giám đốc Ban cạnh tranh (DGCCRF), Bộ Tài chính Pháp

1. Luật thương mại quốc tế và sự phát triển của luật thương mại quốc tế

Hoạt động trao đổi quốc tế các loại hàng hoá công nghiệp chịu sự điều chỉnh của các luật chơi quốc tế từ một nửa thế kỷ nay, trước hết là các quy định của GATT, sau đó là các quy định của WTO. Các "luật chơi" này không thuần thuý là một khung pháp lý mà là một "tho thun chung", một "mt bng" để thúc đẩy tự do hoá dần dần nền thương mại thế giới.

Continue reading

QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân

Data-breach-security-fotolia THS. HUỲNH THỊ NAM HẢI – Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

THS. HUỲNH THỊ MINH HẢI – Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM

Quyền được lãng quên trên không gian mạng đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội cũng như các nhà lập pháp ở nhiều quốc gia. Việc ban hành Dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các nhà lập pháp Việt Nam trong việc pháp điển hóa quyền được lãng quên của cá nhân.

Continue reading

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ và thực trạng thị trường điện ảnh, nghe nhìn ở Cộng hòa Pháp

I. Vài nét khái quát

Sau khi bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, ngay từ năm 1936 Chính phủ Pháp đã nhận thức rõ sự cần thiết phải đảm bảo sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh trong nước. Xét dưới góc độ văn hóa, thập niên 30 là giai đoạn mà điện ảnh Pháp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng (với các tên tuổi như Renoir, Carné, v.v…).

Continue reading

PHÁP ĐIỂN HÓA & NGHỊ VIỆN

images PIERRE ALBERTINIGiảng viên Đại học Rouen, Nghị sĩ tỉnh Seine-Maritime, Cộng hòa Pháp

Pháp điển hóa, “tham vọng từ lâu của loài người”, liệu có phải là một cố gắng thường trực của người Pháp, có khuynh hướng phân loại, sắp xếp, hệ thống hóa các quy tắc điều chỉnh xã hội? Chúng ta chắc là có thể tin vào điều đó khi bằng việc bằng lòng với mong muốn của nhà lập pháp vốn dĩ, ngay từ 16 tháng 8 năm 1790, đã nêu lên sự cần thiết phải có một “Bộ luật chung của các đạo luật, đơn giản, rõ ràng và phù hợp với Hiến pháp. Nhưng sự đa dạng của các ý kiến của học thuyết đã chỉ ra rằng vấn đề này ít nhất là cũng đáng được đặt ra. Bởi vì nếu như chúng ta dễ dàng nhất trí về định nghĩa chung của pháp điển hóa, ngược lại các phương tiện và công dụng của hoạt động ngày hôm nay tạo ra những đánh giá khác nhau, những sự đánh giá này may mắn chứng kiến sự hão huyền của “cái đúng đắn về mặt pháp lý.

Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế)

Screenshot (77)Tình trạng khẩn cấp

PGS. Ts. Đỗ Đức Minh – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học thuộc Viện Ngôn ngữ học (1997) cho rằng: (1) “Khẩn cấp” thuộc tự loại tính từ, có hai nghĩa: (i) Cần được tiến hành, được giải quyết ngay, không chậm trễ, và (ii) Có tính chất nghiêm trọng, đòi hỏi phải có ngay những biện pháp tích cực để đối phó, không cho phép chậm trễ. (2) “Tình trạng” là một danh từ mang nghĩa tổng thể nói chung những hiện tượng không hoặc ít thay đổi, tồn tại trong một thời gian tương đối dài, xét về mặt bất lợi đối vơí đời sống hoặc những hoạt động nào đó của con người. Theo đó, “tình trạng” dùng để chỉ những hiện tượng có tính chất tiêu cực nảy sinh trong đời sống của chúng ta. Như vậy, từ hai khái niệm này [(1) và (2)] chúng ta có thể thấy được “thực tiễn xác định tình trạng khẩn cấp”.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d