admin@phapluatdansu.edu.vn

SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013: Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự, hành chính tại Toà án

conflict-tree-example-fisher PHAN THỊ VÂN HƯƠNG Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

Số liệu thống kê hàng năm của ngành Toà án cho thấy, các vụ án dân sự, hành chính liên quan đến đất đai luôn chiếm số lượng lớn trong tổng số các tranh chấp do Toà án giải quyết. Đây cũng là loại tranh chấp phức tạp, thời gian giải quyết thường kéo dài vì nhiều lý do, trong đó có lý do hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn,  còn có nhiều khoảng trống, chưa quy định đầy đủ, thiếu thống nhất (giữa Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở… với Luật Đất đai), hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về quản lý đất đai còn yếu kém. Do vậy, việc thu thập chứng cứ đầy đủ cũng như vận dụng các quy định nào của pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai, là không hề đơn giản. Nhiều vụ án xét xử kéo dài nhiều năm, qua nhiều lần sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm với các quan điểm, đường lối giải quyết khác nhau. Trong số 42 án lệ do Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ban hành có đến 10 án lệ liên quan đến đất đai. Continue reading

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC TỪ THIỆN

images THS. LS. PHAN MẠNH THĂNG – Công ty Luật Long Phan PMT, Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là mô hình còn nhiều mới mẻ, gắn với những đặc trưng riêng mang lại nhiều giá trị lớn lao cho cộng đồng. Với mục tiêu hàng đầu hướng đến lợi ích xã hội, trách nhiệm từ thiện của loại hình doanh nghiệp này là một vấn đề đáng quan tâm. Trước những sự thay đổi và biến chuyển của xã hội, nền kinh tế thị trường, khung pháp lý dành cho DNXH ngày càng hoàn thiện và từng bước vững vàng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý về DNXH, bên cạnh đó là trách nhiệm từ thiện đối với loại hình doanh nghiệp này.

Continue reading

QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân

Data-breach-security-fotolia THS. HUỲNH THỊ NAM HẢI – Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

THS. HUỲNH THỊ MINH HẢI – Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM

Quyền được lãng quên trên không gian mạng đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội cũng như các nhà lập pháp ở nhiều quốc gia. Việc ban hành Dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các nhà lập pháp Việt Nam trong việc pháp điển hóa quyền được lãng quên của cá nhân.

Continue reading

HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước ngày 01/01/2017

202003_Murphy_Household-Income@4x THS. NGUYỄN THỊ THU HỒNG – Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

Về định đoạt quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước 01/01/2017, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định tài sản chung của hộ gia đình. Vậy các giao dịch mà có các thành viên không ký tên hay ủy quyền thì có bị vô hiệu hay không?

Continue reading

ỨNG DỤNG TRUY VẾT ĐIỆN TỬ: Đánh đổi giữa quyền riêng tư và sức khỏe cộng đồng?

 NGUYỄN HỒNG HẢI ĐĂNG

Việc sử dụng ứng dụng truy vết điện tử (contact-tracing application) ở nhiều quốc gia vào năm 2020, khi đại dịch vừa bùng nổ đã gây ra nhiều tranh cãi về minh bạch quản lý dữ liệu, tính hiệu quả, cũng như hệ quả xã hội của các ứng dụng công nghệ này.

Sự bùng nổ của các ứng dụng truy vết điện tử

Continue reading

Đại học tư thục không vì lợi nhuận tại Việt Nam: VẪN CÒN HÌNH THỨC

iStock-1134955486 CHÂU DƯƠNG QUANG – Nghiên cứu sinh, Đại học SUNY Albany, Hoa Kỳ

Gần đây, giáo dục Việt Nam liên tục ghi nhận những trường được cấp phép và hoạt động phi lợi nhuận, mô hình đã chứng minh hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại một số nước tiên tiến. Tuy nhiên, dường như sự khác biệt giữa mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận và vì lợi nhuận ngày càng mang tính hình thức hơn là thực chất, và điều này tạo ra các kẽ hở pháp lý mà một số bên có thể lợi dụng.

Continue reading

NGƯỜI CÓ QUYỀN, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN trong vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất

 DƯƠNG TẤN THANH – TAND Thị xã Duyên Hải, Trà Vinh

Một trong những lý do bản án về tranh chấp quyền sử dụng đất thường hay bị Tòa án cấp có thẩm quyền hủy là do Tòa án không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng trong vụ án. Vậy theo quy định của pháp luật, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng trong trường hợp nào. Và khi giải quyết vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất, Thẩm phán cần lưu ý phải đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng trong vụ án trong những trường hợp cụ thể nào.

Continue reading

THỰC TIỄN TỐ TỤNG: Một số lưu ý về việc áp dụng văn bản pháp luật trong giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và nhà ở

THS. LÊ THỊ HỒNG HẠNH –  VKSND TP. Hà Nội

Để các cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện tốt hơn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở, vừa qua, nhóm tác giả thuộc VKSND TP. Hà Nội đã tập hợp, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện công tác kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số lưu ý trong tra cứu và áp dụng văn bản.

Continue reading

PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN: Hộ gia đình tranh chấp quyền sử dụng đất

Thẩm phán. NGUYỄN THANH XUÂN  Chánh án TAND tỉnh Quảng Bình

Khái niệm về hộ gia đình sử dụng đất, quyền định đoạt quyền sử dụng đất (QSDĐ) của hộ gia đình, Giấy chứng nhận (GCN) QSDĐ của hộ gia đình và việc ghi tên trên GCN QSDĐ đang là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau từ pháp luật cho đến thực tiễn xét xử các vụ án về đất đai liên quan đến hộ gia đình.

Khắc phục vướng mắc Continue reading

VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH: Công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án

TRẦN QUANG HIẾU – Tòa án quân sự Khu vực Quân khu 4

Với những quy định công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án hiện nay, có hai quan điểm và áp dụng khác nhau của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.

Ngày 16/3/2017, TANDTC ban hành Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP về việc công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nghị quyết 03), sau đó ngày 04/7/2017 TANDTC ban hành Công văn 144/TANDTC-PC để Hướng dẫn Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP. Tuy nhiên trong Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP và Công văn số 144/TANDTC-PC có một số nội dung quy định chưa rõ dẫn đến cách hiểu khác nhau nên khi triển khai thực hiện tại phiên tòa không có sự đồng nhất.

Tại Điều 5 Nghị quyết 03 quy định: “Khi phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng trong quá trình xét xử, giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, Chủ tọa phiên tòa, phiên họp phải giải thích cho những người tham gia tố tụng biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh”.

Tại mục 3 của Công văn 144 quy định về phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng như sau: “… Khi phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, Chủ tọa phiên tòa phải thông báo cho họ biết bản án, quyết định giải quyết vụ việc mà họ là người tham gia tố tụng thuộc diện được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ được yêu cầu giữ bí mật một số thông tin theo quy định của pháp luật”.

Continue reading

VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

PGS.TS. BÀNH QUỐC TUẤN – Khoa Luật, Đại học Công nghệ TP.HCM

Là một trong các loại chủ thể phổ biến của Tư pháp quốc tế, pháp nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật pháp nhân phải thông qua người đại diện của mình (bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền). Vì vậy, việc xác định người đại diện của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế là vấn đề quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp của các quan hệ mà pháp nhân tham gia. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ phân tích những vấn đề liên quan đến người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế.

1. Xác định đại diện của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế

Xác định đại diện của pháp nhân có ý nghĩa quan trọng trong Tư pháp quốc tế vì thông qua hành vi của người đại diện, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân khi tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể trên thực tế sẽ được xác lập, đặc biệt là quan hệ xác lập, thực hiện hợp đồng của các pháp nhân là doanh nghiệp. Theo Coronne Renault – Brahinsky (2002) thì xác định chủ thể có quyền ký kết hợp đồng là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật về hợp đồng. Còn theo Jean – Marc Favret (2002) thì xác định chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng luôn là nội dung điều chỉnh quan trọng của pháp luật hợp đồng Liên minh châu Âu. Trong Tư pháp quốc tế,việc xác định người đại diện của pháp nhân thường căn cứ vào quốc tịch của pháp nhân bởi lẽ Hệ thuộc Luật quốc tịch pháp nhân (Lex societatis) thường được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp nhân nước ngoài. Điều này xuất phát từ thực tế pháp nhân luôn hoạt động ở nơi mình không có quốc tịch. Nói cách khác pháp nhân luôn được xem là chủ thể nước ngoài tại quốc gia pháp nhân đang hoạt động. Vì vậy, mọi vấn đề liên quan đến pháp nhân, trong đó có vấn đề xác định người đại diện, thường căn cứ vào hệ thống pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch.

Continue reading

Tư cách đương sự của tổ chức hành nghề công chứng TRONG VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨNG VĂN BẢN

THS. PHẠM THỊ THÚY – Trường Đại học Luật TP. HCM

Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (khoản 11 Điều 26). Tuy nhiên, việc xác định tư cách tố tụng của tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC) trong vụ án liên quan đến văn bản công chứng vô hiệu, đến hoạt động công chứng văn bản trong thực tiễn giải quyết tại Tòa án còn chưa thống nhất. Bài viết sẽ luận giải, phân tích các căn cứ xác định tư cách tố tụng của TCHNCC thông qua một số tình huống thực tiễn.

1. Tình huống thực tiễn

1.1.Tình huống 1[1]

Ngày 17-11-2015, ông S ký Hợp đồng mua nhà đất với vợ chồng ông M, bà V (giả). Hợp đồng được công chứng tại Văn phòng công chứng N. Tuy nhiên, do người ký hợp đồng mua bán với ông S là giả mạo, không phải là chủ sở hữu thật sự của nhà đất nên theo yêu cầu của ông M, bà V (thật), ngày 17-5-2017, Tòa án đã tuyên bố Hợp đồng mua bán nêu trên là vô hiệu do bị lừa dối theo yêu cầu của ông M, bà V (thật).

Ông S khởi kiện Văn phòng công chứng N yêu cầu bồi thường 600.000.000 đồng ông đã trả cho ông M, bà V (giả).

Continue reading

KỸ NĂNG CHUẨN BỊ HỒ SƠ BÁN BẤT ĐỘNG SẢN

clip_image002Sau khi ký hợp đồng sơ bộ, công chứng viên phải chuẩn bị hồ sơ bán bất động sản.

Công chứng viên phải tiến hành xác minh những vấn đề cơ bản sau đây trước khi hợp thức hoá một hợp đồng mua bán bất động sản theo thoả thuận.

Các vấn đề cần xác minh được trình bày theo nhóm như sau:

– Năng lực và quyền hạn của các bên (I)

– Bất động sản là đối tượng của hợp đồng (II)

– Giá trị hợp đồng (III)

– Thuế (IV).

I. Năng lực của các bên

Công chứng viên phải xác minh năng lực của các bên.

Các quy định của Bộ luật Dân sự về năng lực của các bên trong hợp đồng được áp dụng đối với trường hợp mua bán bất động sản.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: