admin@phapluatdansu.edu.vn

LUẬT ĐẤT ĐAI đã công bằng với người nông dân?

20220909085625-56niem-vui-dc-mua TRẦN ĐỨC VIÊN

Người nông dân là đối tượng chịu thiệt thòi nhất trong chính sách đất đai của Việt Nam.

Qua nhiều lần sửa Luật Đất đai, dường như quyền của người nông dân với mảnh đất mà họ đã “đổ mồ hôi và xương máu” mới có được vẫn không thay đổi là bao. Điều đó đặc biệt đúng nếu đem so sánh với những người sử dụng đất ở và với các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài, sử dụng đất để sản xuất – kinh doanh, làm dịch vụ. Trong khi quyền sử dụng của người dân với đất phi nông nghiệp (đất ở) nghiễm nhiên được pháp luật bảo vệ chặt chẽ như quyền sở hữu tư nhân, thì đối với người nông dân, quyền của họ với mảnh đất gắn liền với sinh kế lại rất mong manh. Continue reading

Bài học rút ra TỪ ĐẠI DỊCH COVID

YUVAL NOAH HARARI (Cao Hồng Chiến lược thuật)

675000flags Rồi nhân loại sẽ bước qua đại dịch, với những đột phá khoa học và thất bại trong những quyết sách chống dịch. Chúng ta có thể học gì cho tương lai?

Từ góc độ sử học, chúng ta cần đánh giá năm COVID như thế nào? Nhiều người tin rằng tổn thất khủng khiếp do coronavirus gây ra là bằng chứng cho sự bất lực của nhân loại trước sức mạnh của thiên nhiên. Thực tế năm 2020 đã cho thấy nhân loại còn lâu mới đầu hàng. Dịch bệnh không còn là thách thức không thể kiểm soát. Khoa học đã biến chúng thành thời cơ để tìm cách vượt qua. Vậy tại sao vẫn có quá nhiều người chết và khổ đau? Bởi vì các quyết định chính trị tồi. Trong quá khứ, khi phải đối mặt với một bệnh dịch như Cái chết Đen, con người không biết điều gì đã gây ra nó và làm thế nào để ngăn chặn. Khi đại dịch cúm 1918 xảy đến, các nhà khoa học giỏi nhất đã không thể xác định được loài virus, đã đưa ra các biện pháp đối phó vô ích và không thể phát triển một loại vaccine hiệu quả.

Continue reading

Chính cư, ngụ cư và NHỮNG CÔNG DÂN HẠNG HAI

gettyimages-628537464-1 NGUYỄN VĂN CHÍNH

Đại dịch COVID 19 đã vén màn cho chúng ta thấy phần nào bức tranh hiện thực về những người nhập cư và thân phận bên lề của họ ở các đô thị lớn.

​Trong chuyến đi nghiên cứu một xóm liều Hà Nội, tôi hỏi chuyện người đàn bà trung tuổi đang tạm trú trong mái lều tối tăm, chật hẹp và dột nát cùng với mấy người đồng hương từ Hưng Yên lên làm cửu vạn ở chợ đầu mối Long Biên. Chị bảo: “Chả giấu gì bác, chúng em là người tạm cư nên không được chính quyền hỗ trợ gì đâu. Họ không đuổi không làm khó dễ là may lắm rồi. Mọi thứ điện nước đều phải mua lại từ người trong ngõ, chả có một thứ bảo hiểm gì sất, ốm đau thì về quê chữa trị, muốn đưa con lên đây đi học thì không có hộ khẩu. Mấy hôm trước bác tổ trưởng dân phố thấy chị em sống khổ quá, bảo ra họp để xét hỗ trợ cho vay cứu tế, ra đến nơi bác ấy lại xin thông cảm vì “chị em không phải người ở đây” nên không trong diện được mời họp…” Câu chuyện của họ cứ cuốn tôi đi theo những nỗi nhọc nhằn mưu sinh trong thân phận cô đơn của người tạm cư.

Continue reading

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM bước vào những năm 2020

Where-there-is-a-way-withMartijn HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

“Tự chủ đại học” không phải là cụm từ mới xuất hiện gần đây, nhưng nội hàm của nó đang được thảo luận để xác định cụ thể. Mặc dù rất khác với quan niệm về “tự trị đại học” trong nền giáo dục miền Nam trước 1975 mà ưu điểm và thế mạnh hầu như không được thừa nhận và tiếp thu, một nền đại học tự chủ ít nhất cũng bao hàm ba phương diện: tự chủ về học thuật, tự chủ về nhân sự, tự chủ về tài chính. Nhưng căn cứ trên những ý kiến phát biểu công khai, thì có vẻ như tự chủ về tài chính lại là điều được quan tâm nhất, đặc biệt đối với những nhà quản lý. Trên thực tế, những người đứng đầu các trường đại học hiện nay hầu như có toàn quyền tuyển dụng nhân sự, chỉ có học phí và các khoản thu là còn bị khống chế bởi mức trần do cấp trên quy định.

Continue reading

GIẤY ĐI ĐƯỜNG và sự ảnh hưởng đến hoạt động hành nghề luật sư

unnamedTHS.LS. NGUYỄN TIẾN MẠNH – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hồng Long, Đoàn Luật sư TP.HCM

Đại dịch Covid 19 tại Việt Nam đã và đang diễn biến rất phức tạp, để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành các chỉ thị, văn bản nhằm giới hạn một số hoạt động của công dân cũng như điều chỉnh phương án hoạt động của các doanh nghiệp. Qua quá trình áp dụng trên thực tế nhận thấy, nhiều văn bản có những nội dung khá bất cập, ảnh hưởng đến hoạt động của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin được phân tích về những bất cập trong việc cấp giấy đi đường và sự ảnh hưởng đến hoạt động hành nghề luật sư tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) – Thành phố đông dân nhất cả nước và cũng là nơi có tỉ lệ người mắc bệnh cao nhất.

Continue reading

ỨNG DỤNG TRUY VẾT ĐIỆN TỬ: Đánh đổi giữa quyền riêng tư và sức khỏe cộng đồng?

 NGUYỄN HỒNG HẢI ĐĂNG

Việc sử dụng ứng dụng truy vết điện tử (contact-tracing application) ở nhiều quốc gia vào năm 2020, khi đại dịch vừa bùng nổ đã gây ra nhiều tranh cãi về minh bạch quản lý dữ liệu, tính hiệu quả, cũng như hệ quả xã hội của các ứng dụng công nghệ này.

Sự bùng nổ của các ứng dụng truy vết điện tử

Continue reading

Đại học tư thục không vì lợi nhuận tại Việt Nam: VẪN CÒN HÌNH THỨC

iStock-1134955486 CHÂU DƯƠNG QUANG – Nghiên cứu sinh, Đại học SUNY Albany, Hoa Kỳ

Gần đây, giáo dục Việt Nam liên tục ghi nhận những trường được cấp phép và hoạt động phi lợi nhuận, mô hình đã chứng minh hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại một số nước tiên tiến. Tuy nhiên, dường như sự khác biệt giữa mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận và vì lợi nhuận ngày càng mang tính hình thức hơn là thực chất, và điều này tạo ra các kẽ hở pháp lý mà một số bên có thể lợi dụng.

Continue reading

QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG của doanh nghiệp do dịch bệnh Covid-19

covid-19-art-copyright-samanth-5801-8245-1609117413LS. PHAN VĂN THANH  – Công ty Luật VCI Legal

Do dịch bệnh Covid-19 nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh, thậm chí giải thể, một số doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng cũng đang phải cân nhắc bài toán nhân sự để cắt giảm chi phí.

1. Doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch bệnh Covid 19 hay không?

Continue reading

TÀI XẾ VÀ GRAB: Mối quan hệ chưa thể gọi tên

ĐẶNG THỊ HẢI HÀ – Sáng lập và cố vấn chiến lược của Respect Vietnam

Những ngày qua, các phương tiện truyền thông nóng lên với sự kiện hàng trăm tài xế Grab đã tắt ứng dụng, tập trung diễu hành phản đối tại một số thành phố lớn sau khi Grab lấy cớ vì bị tăng thuế VAT nên đã tăng tỉ lệ chiết khấu đối với tài xế từ khoảng 28% lên trên 32%. Giữa Grab và tài xế luôn là một mối quan hệ yêu ghét bất phân mà pháp luật hiện nay chưa thể điều chỉnh được.

Continue reading

THI TRẮC NGHIỆM: Nhiều tranh cãi ở Mỹ

 NEAL KOBLITZ – GS Toán học tại Đại học Washington, Hoa Kỳ  (Hảo Linh dịch)

Một hạn chế của các đề thi trắc nghiệm là nó thất bại trong việc chuẩn bị cho học sinh đối diện với phương thức giải quyết vấn đề mà họ sẽ bắt gặp trong các lớp toán, khoa học và trong những nghề nghiệp tương lai.

Gần đây có nhiều cuộc thảo luận ở Việt Nam về việc làm thế nào để đánh giá năng lực toán học của học sinh và có rất nhiều tranh cãi về ý tưởng sử dụng các đề thi trắc nghiệm. Hội Toán học Việt Nam đã cảnh báo việc sử dụng những đề thi như thế này sẽ khiến học sinh nhớ các tiểu xảo hơn là phát triển một hiểu biết logic về môn học này. Tôi muốn bình luận về vấn đề trên dựa vào kinh nghiệm của chúng tôi ở Mỹ. Continue reading

VĂN HÓA TRONG DÒNG CHẢY CỦA CẢM HỨNG VỀ LỢI NHUẬN

ĐỖ MINH TUẤN

Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đổi mới và hội nhập ở nước ta, đời sống văn hoá Việt Nam có nhiều biểu hiện mang tính suy đồi, nhất là thị trường văn hoá với bao nhiêu biểu hiện lố lăng, đồi truỵ, lai căng, phản nghệ thuật, phản đạo đức, phản dân tộc, phản nhân văn. Người ta dễ bằng lòng với việc đổ lỗi cho các phương tiện công nghệ, các mạng xã hội, các cơ hội tiếp xúc rộng rãi với thông tin và văn hoá có nguồn gốc phương Tây. Continue reading

HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI TỰ DO

 GIÁP VĂN DƯƠNG

Tôi cho rằng, mục tiêu của giáo dục là giúp cho người học vượt thoát khỏi những giới hạn do chính giáo dục mang lại. Học lại là hoạt động trọng tâm của giáo dục. Vì thế, câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “Học để làm gì?” sẽ là: Học để trở thành con người tự do, trong đó quan trọng nhất là tự do tư tưởng, tự do lựa chọn, tự do trở thành, tự do kiến tạo.

 Học để làm gì? Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Giải quyết yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng là vụ án dân sự hay việc dân sự?

NCS. HUỲNH QUANG THUẬN – Đại học Luật TP.HCM

Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (LHN&GĐ năm 2014) quy định: “Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”.

Điều 53 LHN&GĐ năm 2014 quy định: Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn