admin@phapluatdansu.edu.vn

XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN: là con chung trong vụ án tranh chấp ly hôn/chia tài sản khi ly hôn

TS. ĐẶNG THANH HOA & THS. PHAN NGUYỄN BẢO NGỌC – Trường Đại học Luật TP.HCM

Qua đọc bài nghiên cứu của tác giả Trương Minh Tấn về “Xem xét nguyện vọng của người con khi cha mẹ ly hôn” đăng ngày 24 /6 / 2020 và bài “Xác định tư cách tố tụng của “con chung” chưa thành niên từ đủ 7 tuổi trong vụ án ly hôn” của tác giả Trần Thanh Bình đăng ngày 27 /6 /2020 chúng tôi muốn trao đổi mở rộng về việc xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là con chung trong vụ án tranh chấp ly hôn/chia tài sản khi ly hôn.

1. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự và hôn nhân và gia đình

Khoản 4 Điều 68 BLTTDS năm 2015 quy định để trở thành người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự nói chung cần đáp ứng các điều kiện sau: (i) người không khởi kiện, không bị kiện; (ii) việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; (iii) tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên, các văn bản hiện hành chưa có quy định hướng dẫn cụ thể cách thức xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.

Continue reading

GIAO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CHO NGƯỜI ĐƯỢC GIAO NUÔI DƯỠNG – MỘT SỐ BẤT CẬP TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH

THS. HOÀNG THỊ THANH HOA – Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định là một loại việc thi hành án đặc thù của các vụ án hôn nhân và gia đình. Trong bối cảnh các vụ việc ly hôn ngày càng có xu hướng gia tăng như hiện nay thì số lượng các việc thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng mà các cơ quan thi hành án dân sự phải giải quyết ngày càng nhiều.

Đây là một loại việc thi hành án rất phức tạp do đối tượng thi hành án ở đây không phải là tiền hay tài sản mà là con người. Việc cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thường rất nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của cả người được thi hành án, người phải thi hành án và đặc biệt là người chưa thành niên. Thậm chí còn có thể gặp phải sự cản trở, chống đối từ rất nhiều phía như gia đình, họ hàng, dư luận địa phương….nên rất khó khăn khi thực hiện.Biện pháp cưỡng chế thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định được quy định tại khoản 6 Điều 71, Điều 120 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014. Tuy nhiên trong thực tiễn, việc áp dụng các quy định của pháp luật vẫn còn một số bất cập như sau:

Thứ nhất: Việc xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Thi hành án dân sự: Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Continue reading

XÓM ĐẺ CHUI!

ĐOÀN NHƯ PHONG

Con vừa lọt lòng được ba ngày, người mẹ đã ẵm nó trốn viện để khỏi đóng viện phí. Thế là đứa trẻ không có giấy chứng sinh nên không thể làm giấy khai sinh và thất học. Có hàng chục đứa trẻ ở khu phố 5, P.10, Q.8, TP.HCM rơi vào hoàn cảnh như thế.

“Thôi mà, ở đây tùm lum người, kể chi chuyện đó, dị lắm!” – chị Lê Thị Cẩm Nga, 28 tuổi, nhà ở tổ 85, cười lảng tránh rồi ậm ờ khi nghe có người đề nghị kể lại cách mình trốn viện sau khi đẻ. Tất cả phụ nữ đẻ “chui” ở tổ 85-86, khu phố 5 đều ngại ngùng như vậy khi nhắc đến chuyện tế nhị đó. Họ biết đẻ “chui” là xấu hổ, nhưng dường như đó là cách duy nhất để những đứa con được sinh ra an toàn trong tình cảnh cha, mẹ chúng nghèo rớt mồng tơi.

Đẻ xong, ôm con… “lủi”

Đường hẻm vào xóm đẻ “chui” bé tẹo, giữa trưa nắng mà hẻm nhập nhoạng như trời đã sang chiều. Nhà cửa người dân ở đây chắp vá và nằm xúm xít nhau ven rạch. Dưới rạch, dòng nước đen kịt. Tương lai của những đứa trẻ được đẻ “chui” trong khu phố này cũng mù mịt, đen đúa không thua gì màu nước.

Bán vở của con để chi tiêu

Bà Hoàng Ngọc Loan kể: “Rút kinh nghiệm những lần trước, bây giờ mỗi khi đi phát sách vở cho mấy em nhỏ ở khu này, chúng tôi chỉ phát vài cuốn chứ không phát một lần cả chồng gồm 20 cuốn nữa. Vì phát hôm trước thì hôm sau bố mẹ các em đã đem cả chồng vở đi bán để chi tiêu”.

“Năm 2005, tui chuyển dạ con bé út, bụng đau quằn quại. Mẹ tui đưa tui vào Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Q.5. Sau ba ngày con út được sinh, canh khoảng giữa trưa bảo vệ bệnh viện nghỉ đi tuần, tui liền phủ chiếc áo lên đầu để che mặt, còn mẹ tui cầm gói quần áo, chúng tui lủi ra cổng bệnh viện rồi về thẳng nhà” – sau một lúc ngần ngại, cuối cùng chị Lê Thị Cẩm Nga thì thầm kể lại “thủ thuật” đẻ “chui” của mình.

Theo lời chị, sau khi sinh, chỉ cần ba ngày nằm tịnh dưỡng tại bệnh viện là hồi sức nên ôm con trốn viện khỏe re. Chị có bốn con, đều là gái. Chỉ có đứa đầu tiên nay đã 10 tuổi là đẻ có phí, ba bé còn lại toàn đẻ “chui”. “Mỗi lần đẻ chỉ mất 300.000-500.000 đồng nhưng tiền ăn còn không có, lấy tiền đâu lo chuyện đẻ” – chị Nga nói như phân bua.

Sinh bé út được vài tháng, chồng chị Nga đi nhậu và đâm chết một người bạn nên lãnh án 14 năm tù. Thế là căn nhà ọp ẹp ven rạch của chị phải bán để nuôi bốn đứa con. Hiện chị và đàn con nhỏ sống lay lắt bằng nghề giặt đồ mướn và ở đậu nhà người cậu ruột gần đó.

Continue reading

TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI BẠO HÀNH GIA ĐÌNH: GỠ CHẤN THƯƠNG TÂM THẦN BẰNG CÁCH NÀO

QUẾ NGÂN

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát tình trạng bạo lực gia đình ở 8 tỉnh, thành như sau: 23% gia đình có hành vi bạo hành về thể chất; 25% gia đình có hành vi bạo hành tinh thần; 40% phụ nữ được hỏi thừa nhận phải chịu cảnh bị chồng ngược đãi, lạm dụng, cưỡng bức dưới nhiều hình thức.

Nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình là trẻ em và quan trọng hơn là nó đã gây chấn thương tâm thần cho trẻ ở mức trầm trọng. Điều đó thật dễ hiểu và dễ lý giải, vì sao những trẻ em sinh ra, lớn lên ở những gia đình diễn ra tình trạng bạo hành thì dễ bị trầm cảm, mặc cảm, tự ti, thậm chí hoảng hốt, sợ khi thấy người đàn ông lạ xuất hiện… Tiến sỹ tâm lý học Trần Minh Thu khẳng định: bạo hành gia đình sẽ gây chấn thương tâm thần ở trẻ, chấn thương đó có thể kéo dài suốt đời, gây ra những vết hằn sâu trong tâm trí của trẻ.

Thực tế, nếu bạn trực đường dây nóng tư vấn 18001567 chỉ một giờ đồng hồ thôi, chắc chắn bạn sẽ không thể cầm lòng bởi những câu hỏi, những lời kể thấm đẫm nước mặt của các bé gái, bé trai tuổi nhi đồng, thiếu niên. Em Nguyễn Thị Hoà (12 tuổi) ở Hà Nam, vừa nói chuyện vừa khóc trong điện thoại như sau: "Tuổi thơ của 4 chị em cháu là những ngày tháng liên tục phải chứng kiến cảnh cha đánh mẹ. Chẳng có lý do gì cha cũng đánh mẹ. Vui cũng đánh, buồn, khổ, tức giận… cũng đánh. Cha cháu là người vũ phu, gia trưởng và độc đoán. Anh trai cháu 16 tuổi, thấy cha đánh mẹ, vào can liền bị cha đánh cho một trận, lột quần áo và đuổi đi khỏi nhà. Vì thương mẹ, thương các em, anh không bỏ đi nhưng ngày càng lầm lỳ, khó hiểu. Đi làm thì không sao, về đến nhà là anh không nói gì hết. Vui, buồn, tức giận… anh đều không thể hiện cảm xúc. Cháu sợ lắm. Cha đã vậy, không thể nhờ vả được, giờ anh trai lớn bị làm sao nữa thì chắc chắn mẹ và 3 chị em cháu không sống nổi…". Rồi thì "cô ơi, sao bố cháu hà tiện đến thế. Cháu sợ đến phát hoảng vì cái sự hà tiện của bố. Tối mẹ phải làm thêm, chúng cháu học, cần đèn sáng. Vậy mà bố chỉ cho bật mỗi một cái bóng đèn tuýp 40 oát. Mắt mẹ mờ gần, 3 anh em cháu thì cận. Mẹ bật thêm đèn là bị bố đánh cho thừa sống thiếu chết, đến mức sáng ra không lết được chân trên sàn nhà. Chúng cháu được mẹ mua cho cái áo mới hay quần mới, bố đánh mẹ vì dám mua sắm đồ diện cho con cái đua đòi, hỏng người. ông bà nội cháu mắt kém, cứ chập tối phải bật đèn sáng ở trong nhà, ngoài hiên, ngoài nhà vệ sinh. Bố mắng ông là sống không biết tiết kiệm, đánh mẹ vì tội, thấy bật nhiều đèn điện thế, sao không đi tắt bớt nó đi cho đỡ tốn"… Tâm sự của một em trai 14 tuổi: "Những lúc bố cháu say rượu đánh đập, hành hạ mẹ con cháu thì nom ông chẳng khác gì một tên cồn đồ hung hãn. Cứ thấy bố bắt đầu nổi "cơn điên" là mẹ con cháu phải bảo nhau chạy thật nhanh, thật xa cái ngôi nhà mà người ta vẫn cho là tổ ấm ấy. Đứa em gái của cháu sợ đến mức, cứ thấy đàn ông, bất kỳ người thân, hộ hàng hay người lạ đến nhà là nó giật mình và chạy ra ngoài. Cháu sợ, nay mai, em cháu sẽ không dám lấy chồng hoặc không thể lấy được một tấm chồng tử tế, đoàng hoàng ở cái vùng quê đầy khắc nghiệt trong quan niệm này".

Continue reading

VI PHẠM CHÍNH SÁCH DÂN SỐ: CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÓ THỂ BỊ THUỘC THÔI VIỆC

QUẾ NGÂN

Sau một thời gian ngắn chúng ta lơi là với các biện pháp xử lý vi phạm Pháp lệnh Dân số, năm 2008 đã có gần 140.000 trường hợp sinh con thứ ba. Đó là số liệu thống kê chưa đầy đủ. Số tỉnh có số sinh con thứ ba tăng nhiều hơn so với những năm trước, điển hình là Sơn La tăng 57,7%, Bắc Ninh tăng 14,1%…

Hiện nay đối tượng sinh con thứ 3 không chỉ tập trung ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, gia đình có con một bề mà đã xuất hiện ở một bộ phận của những gia đình khá giả làm nghề tự do và cả cán bộ công chức, viên chức, đảng viên. Để giảm thiểu gia tăng dân số, Pháp lệnh Dân số sửa đổi vừa được ban hành, hy vọng sẽ kiên quyết xử lý được các vi phạm. Cùng với Pháp lệnh, hiện nay, Tổng cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định Quy định việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số.

Số đảng viên, cán bộ công chức sinh con thứ ba trở lên tăng nhiều nhưng không được xem xét xử lý nghiêm nên đang ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Sự tăng dân số nhanh đã ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Việc bùng nổ sinh con thứ 3, nhìn nhận ở nhiều góc độ, chúng ta phải thừa nhận rằng Pháp lệnh Dân số vẫn còn những kẽ hở để nhiều cặp vợ chồng, thậm chí là công chức lợi dụng lách luật. Từ đầu năm 2009 đến nay, dù Pháp lệnh Dân số sửa đổi có hiệu lực nhưng tại một số tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng sinh con thứ 3 vẫn diễn ra khá phổ biến. ở Hậu Giang mới chỉ 3 tháng đầu năm đã có hơn 360 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3. Tại Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau cũng xảy ra tình trạng này nhưng với số lượng ít hơn.

Tiến sỹ Dương Quốc Trọng – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình – Bộ Y tế cho biết: Việc sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số đã thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong cuộc vận động dân số, kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản. Bởi một em bé được sinh ra sẽ kéo theo một loạt vấn đề về an sinh xã hội, đất đai, dịch vụ y tế, giáo dục, cơ hội việc làm… Có thể đối với một gia đình cụ thể, khá giả điều đó là bình thường nhưng sự bình thường đó không thể nhìn nhận ở góc độ nhà quản lý xã hội được.

Continue reading

DỰ THẢO SỬA ĐỔI PHÁP LỆNH DÂN SỐ: MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC SINH CON THỨ BA

071017_birth_control_controversy PV

Chiều 18/11/2008,  trong buổi họp báo của Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo Tổng cục Dân số cho biết dự thảo sửa đổi điều 10 Pháp lệnh Dân số sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 12. Trong đó có quy định cụ thể những trường hợp được sinh con thứ ba.

Các đối tượng thuộc diện này gồm: 

– Cặp vợ chồng sinh con thứ 3, nếu một trong hai người là người dân tộc thiểu số, dân tộc đó có số dân dưới 10.000 người theo số liệu công bố chính thức của Nhà nước;

– Đã có 2 con nhưng cả 2 con hoặc 1 trong 2 con bị dị tật do tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận;

– Cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên, nếu tại thời điểm sinh có một con sống;

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh 3 hoặc hơn;

– Cặp vợ chồng có 1 con, lần thứ hai sinh đôi hoặc hơn;

– Cặp vợ chồng tái hôn sinh thêm một con chung, nếu cả hai hoặc một trong hai người đã có con riêng. Không áp dụng cho trường hợp tái hôn của 2 người đã từng sinh hai con chung và cả hai con đang sống;

– Phụ nữ không kết hôn sinh đôi hoặc nhiều hơn ngay từ lần thứ nhất.

Continue reading

TƯỚC QUYỀN CHA MẸ CỦA KẺ BẠO HÀNH: QUÁ KHÓ

Sự việc bé gái 3 tuổi Nguyễn Thị Hảo bị bà Nguyễn Thị Mỳ – người hiện thời được cho là mẹ bé Hảo – hành hạ dã man đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Trước đó liên tục xảy ra các trường hợp cha mẹ bạo hành con cái. Sự phẫn nộ đã làm dấy lên câu hỏi có thể tước quyền làm cha mẹ của những kẻ đã bạo hành con cái mình không?

Câu trả lời là “có” mà “không”. “Có” là vì đã có nhiều điều luật quy định, còn “không” vì trên thực tế sau khi các bậc cha mẹ bạo hành bị xử lý, trẻ vẫn bị trả về gia đình, phải tiếp tục sống với người đã bạo hành mình.

Đánh con tàn nhẫn

Những vụ bạo hành của cha mẹ đối với con cái bị dư luận lên án trong thời gian qua

* Tháng 11-2007, bé Hồ Thị Bông (11 tuổi) bị mẹ là Hồ Thị Ba trói, đánh đập dã man, tạt nước sôi vào người vì cho rằng bé Bông ham chơi, không chịu đi ăn xin, mang về đủ 200.000 đồng/ngày. Hồ Thị Ba bị phạt 3 năm tù về tội “cố ý gây thương tích”.

* Cuối năm 2007, bé Phạm Huy Hoàng, 5 tuổi, ngụ tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh bị mẹ dùng bình thuốc xịt muỗi và nồi inox đánh vào đầu đến chấn thương sọ não do “tội” đánh nhau với mấy đứa trẻ hàng xóm. Bé Hoàng sau đó đã tử vong.

* Tháng 5-2008, bé Nguyễn Ngọc T., học sinh lớp 6 (Quảng Nam) bị cha bắt cởi truồng, bò vòng quanh sân nhà văn hóa thôn giữa trời nắng, chỉ được đội một cái nón trên đầu vì người cha cho rằng bé T. học dốt, lại hay bỏ học.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 2488/BTP-HCTP CỦA BỘ TƯ PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/NĐ-CP VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2006

Kính gửi: Sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bộ Tư pháp nhận được phản ánh của một số Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những vướng mắc trong thời gian đầu triển khai thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong khi chờ việc ban hành Thông tư hướng dẫn, Bộ Tư pháp hướng dẫn tạm thời một số nội dung như sau để bảo đảm áp dụng thống nhất trong toàn quốc:

Continue reading

VỤ ÁN: CHA CHỒNG, CON DÂU ĐI NHÀ NGHỈ

HOÀNG VÂN

Cha chồng và nàng dâu lén lút “đi lại”, vi phạm đạo đức luân thường nhưng pháp luật lại không thể “đụng” tới.

Đã ở cái tuổi 64 nhưng ông Q. ở Gia Lâm (Hà Nội) vẫn một mực đề nghị TAND huyện này cho vợ chồng ông ly hôn. Lý do mà ông đưa ra là vợ ông không quan tâm chăm sóc, bắt ông ăn riêng, ngủ riêng, nhiều lần còn đóng đinh vào vỏ xe máy của ông để ngăn ông đi lại, làm mất quyền tự do của ông. Đã từ lâu ông bà sống ly thân. Bà ở tầng dưới, ông ở tầng trên, mỗi người một bếp. Hiện tình cảm vợ chồng không còn, ông muốn chia tay để an phận tuổi già, đồng thời để hai bên khỏi cãi vã, gây mất trật tự khu phố…

Vì… cô con dâu

Tuy nhiên theo vợ ông Q., vợ chồng bà chung sống đầm ấm, hạnh phúc mấy chục năm qua và đã có với nhau năm mặt con, cháu nội, cháu ngoại cũng đủ đầy. Việc chồng bà muốn ly hôn lại xuất phát từ… cô con dâu.

Continue reading

PHỤ NỮ CŨNG BẠO HÀNH VỚI BẠN ĐỜI

HẢI HÀ 

imagevnexpress.net – Theo kết quả cuộc điều tra đầu tiên về gia đình Việt Nam, được công bố ngày 26/6, cứ 100 bà vợ thì có khoảng 2 người ép chồng làm chuyện chăn gối khi anh ta không có nhu cầu.

Cuộc điều tra này do Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Tổng cục thống kê, Viện Nghiên cứu gia đình & giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc thực hiện trên 9.300 hộ gia đình tại 64 tỉnh thành.

Kết quả cho thấy, các hình thức bạo lực gia đình như đánh, mắng chửi, nhục mạ, ép quan hệ tình dục… hiện diện ở hơn 21% số cặp. Không chỉ nam giới mà ngay cả phụ nữ cũng có hành vi bạo hành với bạn đời. Trong khi có 7,2% các ông chồng ép vợ quan hệ tình dục, thì tỷ lệ này ở các bà vợ là 1,6%. Tỷ lệ nam giới đánh vợ cao gấp 6 lần phụ nữ đánh chồng. Với hành vi mắng chửi bạn đời, phụ nữ chỉ thua kém đàn ông 2 lần.

Continue reading

CON TRAI ĐÒI TIỀN CÔNG NUÔI MẸ, VỤ KIỆN HY HỮU Ở VĨNH PHÚC

TTXVN – Khiếu kiện là quyền của công dân. Thế nhưng, còn một “Toà án lương tâm” ở mỗi con người. Những tháng ngày mang thai, nuôi con từ trứng nước đến khi trưởng thành, có bậc cha mẹ nào kể công?.

Toà dân sự TAND tỉnh Vĩnh Phúc vừa xử phiên phúc thẩm bác bỏ đơn kiện của ông Ngô Xuân Thành đòi mẹ đẻ mình bồi thường công ông nuôi dưỡng cụ. Toà cũng bác bỏ yêu cầu của ông Thành đòi mẹ mình phải chi trả cho ông giá trị 1/2 ngôi nhà tình nghĩa mà địa phương xây tặng cụ. Bản án đã tuyên nhưng ông Thành vẫn chưa “phục”, đang dự kiến đòi lại “lẽ công bằng ” (!?) ở cấp cao hơn!

Ông Thành là con trai cả của hai cụ Nguyễn Thị Trước và Ngô Văn Thái ở xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1997, hai cụ làm di chúc giao cho ông Thành quản lý toàn bộ tài sản của các cụ khi các cụ qua đời. Tuy nhiên, năm 1998, cụ ông mất, ông Thành và cụ bà mâu thuẫn nên cụ bà đã xin huỷ bỏ bản di chúc, không cho ông Thành hưởng số tài sản như đã ghi.

Continue reading

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ KHAI SINH THEO NƠI CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI MẸ ĐƯỢC QUI ĐỊNH TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/NĐ-CP

HUY LONG

Bộ Tư pháp Để giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện và hướng dẫn rõ hơn các quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (ngày 27/12/2005) của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, ngày 02/6/2008 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, trong đó có những hướng dẫn cụ thể về vấn đề đăng ký khai sinh (ĐKKS).

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, thì việc ĐKKS cho trẻ em phải được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú, thì việc ĐKKS cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú. Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc ĐKKS cho trẻ em. Trong trường hợp này, UBND cấp xã, nơi đã ĐKKS có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký thường trú để biết.

Continue reading

DIỄN VIÊN LÝ HƯƠNG VÀ VỤ TRANH CHẤP NUÔI CON: TÒA ÁN VIỆT NAM VÀ MỸ ĐỀU … ĐÚNG?

Việt Nam và Mỹ chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp nên khi xử lý các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình thì nước nào áp dụng theo luật của nước đó.

Báo Tiền Phong ngày 4-6 cho biết liên quan đến vụ diễn viên Lý Hương (tên thật là Lý Thị Kim Hương, con gái của diễn viên Lý Huỳnh) bị bắt ở Mỹ, Cục Cảnh sát điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã thông báo chính thức cho người có liên quan bằng fax để xác nhận hình ảnh đương sự.

Ngày 2-6, diễn viên Lý Huỳnh đã dẫn con của Lý Hương là Princess Lam (bảy tuổi) đến Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM để giao cho cha cháu là ông Tony Lam (một doanh nhân Việt kiều, quốc tịch Mỹ) nuôi dưỡng. Một trong những tội danh mà Lý Hương bị FBI bắt giữ theo lệnh của tòa án Mỹ là có hành vi bắt cóc trẻ em (chính là con của Lý Hương – Princess Lam).

Kết hôn ở nước ngoài vẫn hợp pháp

Điều đặc biệt là trong chuyện ly hôn hy hữu giữa diễn viên Lý Hương với người chồng Tony Lam có tranh chấp quyền nuôi con, được tòa án Việt Nam và tòa án Mỹ xử gần như cùng lúc lại tuyên trái ngược nhau hoàn toàn về quyền nuôi cháu Princess Lam. Phóng viên Báo Pháp Luật TP.HCM đã tìm hiểu vụ ly hôn của cô Lý Hương tại Việt Nam.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: