admin@phapluatdansu.edu.vn

Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về một số vấn đề trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Picture1BỘ CÔNG THƯƠNG

I. Quan điểm xây dựng chính sách và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia trên thế giới

1. Các cách tiếp cận chủ đạo về pháp luật bảo vệ NTD trên thế giới

Do sự yếu thế của người tiêu dung (NTD) trong mối quan hệ với các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ, NTD đôi khi không thể đưa ra các quyết định mua sắm, chọn lựa đúng đắn và phù hợp nhất với lợi ích của họ. Chính vì lý do đó, Nhà nước phải can thiệp để bảo vệ lợi ích của NTD. Có hai cách tiếp cận chủ đạo trên thế giới thông qua đó Nhà nước có thể bảo vệ lợi ích của NTD:

(i) xây dựng một hệ thống pháp lý trong đó quy định trách nhiệm pháp lý (liability) đối với các bên sau khi (ex post) đã xảy ra vi phạm; hoặc Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM: Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam

Product-Liability PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH & TS. NGUYỄN BÍCH THẢO – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Khái quát sự phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trên thế giới

Trong mối tương quan giữa các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng thì người tiêu dùng luôn luôn ở vị thế yếu hơn. Nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm là các thương nhân có kinh nghiệm và luôn nắm giữ thông tin đầy đủ hơn về sản phẩm so với người tiêu dùng. Trong khi đó, người tiêu dùng là chủ thể trực tiếp sử dụng hàng hóa phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với nguy cơ mất an toàn và bị thiệt hại do hàng hóa kém chất lượng hoặc có khuyết tật gây ra. Xã hội càng phát triển, nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng – bên yếu thế càng được đặt ra cấp thiết.

Continue reading

Quy trình xử lý văn bản công chứng & Áp dụng cho trường hợp HỢP ĐỒNG BẤT ĐỘNG SẢN

Nhóm Giảng viên:

Jean-Paul DECORPS – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp), Chủ tịch Liên minh Công chứng La-tinh quốc tế 

Olivier GOUSSARDCông chứng viên, Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp)

Jack HOECKEL – Giám đốc kỹ thuật Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp)

I. Quá trình xử lý văn bản tại văn phòng công chứng

Công chứng viên có trách nhiệm lưu giữ văn bản công chứng trong vòng 100 năm. Về nguyên tắc, văn bản được công chứng viên lập là bản gốc. Bản gốc được lưu giữ tại văn phòng công chứng. Công chứng viên chỉ trao cho khách hàng bản sao có công chứng của văn bản gốc.

Continue reading

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất VÔ HIỆU?

Canva-null-1 THS. LÊ VĂN QUANG – Trưởng phòng 9, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước

Thực tiễn giải quyết các vụ án, vụ việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) không có công chứng, chứng thực trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết này tác giả nêu lên những vướng mắc, bất cập để bạn đọc cùng trao đổi nhằm hoàn thiện các quy định về pháp luật.

Continue reading

Cấu trúc pháp lý CỦA TÀI TRỢ KHO HÀNG TẠI VIỆT NAM

images (1) NICHOLAS BUDD – Warehouse Finance Consultant, IFC

1. Thực trạng tài trợ kho hàng và tài trợ hàng hóa luân chuyển ở Việt Nam

• Nhu cầu tài trợ hàng hóa luân chuyển và tài trợ khoản phải thu đang tăng trưởng nhanh ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành dịch vụ nông nghiệp.

Continue reading

XÁC ĐỊNH LỖI trong hợp đồng đặt cọc

Conceptual Keyboard - Deposit (blue Key With Moneybag Symbol) TRẦN MỘNG BÌNH

1. Khái quát về hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là một chế định đã xuất hiện từ rất sớm trong pháp luật dân sự Việt Nam nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Việc đặt cọc giúp cho quá trình thực hiện giao dịch được diễn ra theo đúng thoả thuận và hạn chế các trường hợp vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của các bên.

Continue reading

VẤN ĐỀ GIAO DỊCH VÔ HIỆU khi bên chuyển nhượng tài sản là người phải thi hành án

Unenforceable-Contract LS. LÊ CAO

Trong thực tiễn hiện nay, nhiều trường hợp người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã có hiệu lực pháp luật, theo đó họ có nghĩa vụ phải trả tiền hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác với một hoặc các bên khác có liên quan. Thế nhưng, trong khi tài sản mà người phải thi hành án đang có không được tuyên xử lý theo bản án, cũng không bị kê biên, chưa bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc hành chính khác do đó họ vẫn tiến hành các giao dịch liên quan đến tài sản. Vậy, khi nào thì giao dịch về tài sản của người phải thi hành án bị xem là vô hiệu, pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này như thế nào và thực tiễn áp dụng trên thực tế hiện nay ra sao? Chúng tôi sẽ dẫn một tình huống thực tiễn để cùng thảo luận về vấn đề đáng quan tâm này.

Continue reading

SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19

AdobeStock_178164532geo LS.TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH – Công ty Luật ADVACAS

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề; gây ra những tác động, phần lớn là tiêu cực, tới việc thực hiện các hợp đồng thương mại, bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung cấp dịch vụ. Việc áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng nhằm mục đích miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm nghĩa vụ trong bối cảnh dịch bệnh là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Bài viết đề cập đến khái niệm, đặc điểm và cách thức áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành

medical_billing_contract TS. PHẠM VĂN LỢI – Tòa án nhân dân tối cao

1. Hai thời điểm

Khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng đòi hỏi chúng ta phải xác định chính xác thời điểm có hiệu lực, vì kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trở thành luật của các bên tham gia hợp đồng và trong một số trường hợp các quy định này còn có hiệu lực ràng buộc đối với người thứ ba. Do vậy, việc xác định chính xác thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng.

Continue reading

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH ĐƯỢC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án

shutterstock_560031883 THS. NGUYỄN THỊ BÍCH – Thẩm tra viên, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao

Giá trị của bản sao “Giấy nhượng đất làm nhà” có chứng thực và thực tế giao dịch nhượng đất có nhiều người làm chứng đã được Tòa án các cấp thừa nhận có giá trị như bản gốc.

Quy định của pháp luật

Theo Luật Công chứng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, tính hợp pháp, không trái đạo đức của bản dịch.

Continue reading

BÀN VỀ QUY ĐỊNH “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” theo khoản 1 Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015 và kiến nghị

nuclear_law_1 THS. ĐỖ NGỌC BÌNH – Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội

Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định, để được xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù lần đầu thì người bị kết án phạt tù phải chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự. Vấn đề “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” hiện nay cần quan tâm, sửa đổi cho hợp lý.

Continue reading

XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ CỦA CHỦ HỌ (phường) có phải nộp thay phần họ của thành viên hay không?

Tontine TS. NGUYỄN HẢI AN – Vụ Giám đốc kiểm tra II, Tòa án nhân dân tối cao

Đối với tranh chấp về phường (họ) được xác lập giao dịch phát sinh trong thời gian áp dụng Nghị định 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2016 của Chính phủ, nhưng đến nay vẫn đang giải quyết tranh chấp thì xác định nghĩa vụ của chủ họ có phải nộp thay phần họ của thành viên hay không, đang gây nhiều tranh cãi.

Continue reading

MẪU Hợp đồng chuyển nhượng thương mại và Hợp đồng phân phối độc quyền (Cộng hòa Pháp)

LS. Laurent MARNINET – Cộng hòa Pháp

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hệ thống kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc công nghệ dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa hai doanh nghiệp độc lập với nhau về mặt pháp lý và tài chính. Doanh nghiệp nhượng quyền cho phép doanh nghiệp nhận quyền sử dụng biển hiệu thương mại và/hoặc nhãn hiệu, các dấu hiệu phân biệt cũng như bí quyết kinh doanh của mình để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình với người tiêu dùng cuối cùng theo quy định của hợp đồng nhượng quyền; bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền tiền nhượng quyền và được sự trợ giúp về mặt thương mại và kỹ thuật của bên nhượng quyền. Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: