admin@phapluatdansu.edu.vn

SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013: Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự, hành chính tại Toà án

conflict-tree-example-fisher PHAN THỊ VÂN HƯƠNG Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

Số liệu thống kê hàng năm của ngành Toà án cho thấy, các vụ án dân sự, hành chính liên quan đến đất đai luôn chiếm số lượng lớn trong tổng số các tranh chấp do Toà án giải quyết. Đây cũng là loại tranh chấp phức tạp, thời gian giải quyết thường kéo dài vì nhiều lý do, trong đó có lý do hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn,  còn có nhiều khoảng trống, chưa quy định đầy đủ, thiếu thống nhất (giữa Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở… với Luật Đất đai), hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về quản lý đất đai còn yếu kém. Do vậy, việc thu thập chứng cứ đầy đủ cũng như vận dụng các quy định nào của pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai, là không hề đơn giản. Nhiều vụ án xét xử kéo dài nhiều năm, qua nhiều lần sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm với các quan điểm, đường lối giải quyết khác nhau. Trong số 42 án lệ do Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ban hành có đến 10 án lệ liên quan đến đất đai. Continue reading

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TIỀN ẢO: Cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý

 PHẠM PHƯƠNG THỦY – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm về tài sản ảo, tiền ảo chưa được nêu trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Mặc dù tài sản ảo, tiền ảo đang được giao dịch phổ biến, nhiều người tham gia nhưng chủ yếu mang tính chất đầu cơ; đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các máy đào tiền ảo, đồng thời xảy ra nhiều vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo gây mất trật tự, an toàn trong xã hội…

Hiểu thế nào về tiền ảo?

Theo định nghĩa của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và cũng là thuật ngữ được hiểu và sử dụng thông dụng trên thế giới: “Tiền ảo là một loại tiền số (digital money) không có quản lý, được phát hành bởi những người tạo lập – phát triển (developers) cũng thường là người kiểm soát, được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định”.

Continue reading

Quy trình xử lý văn bản công chứng & Áp dụng cho trường hợp HỢP ĐỒNG BẤT ĐỘNG SẢN

Nhóm Giảng viên:

Jean-Paul DECORPS – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp), Chủ tịch Liên minh Công chứng La-tinh quốc tế 

Olivier GOUSSARDCông chứng viên, Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp)

Jack HOECKEL – Giám đốc kỹ thuật Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp)

I. Quá trình xử lý văn bản tại văn phòng công chứng

Công chứng viên có trách nhiệm lưu giữ văn bản công chứng trong vòng 100 năm. Về nguyên tắc, văn bản được công chứng viên lập là bản gốc. Bản gốc được lưu giữ tại văn phòng công chứng. Công chứng viên chỉ trao cho khách hàng bản sao có công chứng của văn bản gốc.

Continue reading

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất VÔ HIỆU?

Canva-null-1 THS. LÊ VĂN QUANG – Trưởng phòng 9, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước

Thực tiễn giải quyết các vụ án, vụ việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) không có công chứng, chứng thực trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết này tác giả nêu lên những vướng mắc, bất cập để bạn đọc cùng trao đổi nhằm hoàn thiện các quy định về pháp luật.

Continue reading

CÔNG NHẬN TIỀN ẢO – Những vấn đề pháp lý cần đặt ra

Bitcoin-Ban (1) TS.LS. NGÔ NGỌC DIỄM & TRẦN TRỌNG NAM – Công ty Luật ThinkSmart, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Có thể thấy, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do đó, việc ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản và ban hành quy định pháp luật toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao dịch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo… Đồng thời, giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản…).

Continue reading

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC TỪ THIỆN

images THS. LS. PHAN MẠNH THĂNG – Công ty Luật Long Phan PMT, Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là mô hình còn nhiều mới mẻ, gắn với những đặc trưng riêng mang lại nhiều giá trị lớn lao cho cộng đồng. Với mục tiêu hàng đầu hướng đến lợi ích xã hội, trách nhiệm từ thiện của loại hình doanh nghiệp này là một vấn đề đáng quan tâm. Trước những sự thay đổi và biến chuyển của xã hội, nền kinh tế thị trường, khung pháp lý dành cho DNXH ngày càng hoàn thiện và từng bước vững vàng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý về DNXH, bên cạnh đó là trách nhiệm từ thiện đối với loại hình doanh nghiệp này.

Continue reading

Cấu trúc pháp lý CỦA TÀI TRỢ KHO HÀNG TẠI VIỆT NAM

images (1) NICHOLAS BUDD – Warehouse Finance Consultant, IFC

1. Thực trạng tài trợ kho hàng và tài trợ hàng hóa luân chuyển ở Việt Nam

• Nhu cầu tài trợ hàng hóa luân chuyển và tài trợ khoản phải thu đang tăng trưởng nhanh ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành dịch vụ nông nghiệp.

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Ủy quyền trong vụ án hôn nhân, được hay không?

 NGỌC OANH – Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Khi ly hôn, đương sự có được ủy quyền cho người khác thay mình tham gia phiên tòa khi tranh chấp về phần tài sản chung hay không?

Đối với một vụ án ly hôn, thông thường đương sự có 3 yêu cầu để Tòa án giải quyết: Yêu cầu được ly hôn; yêu cầu được nuôi con chung, việc cấp dưỡng; và yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung. Cũng có những vụ án đương sự chỉ yêu cầu được ly hôn và yêu cầu được nuôi con, yêu cầu cấp dưỡng chứ không yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung (tài sản chung và nợ chung không có, hoặc tự thỏa thuận hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết).

Continue reading

TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ: Truy tố người cướp tiền Bitcoin – Tiền ảo có phải là tài sản hay không?

 Bitcoin-BanNGỌC OANH

Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo trong đó có Bitcoin là một phương tiện thanh toán nên việc truy tố người cướp tiền Bitcoin còn nhiều tranh cãi. Nếu truy tố về tội

Theo cáo trạng, Hồ Ngọc Tài (32 tuổi) và Trần Ngọc Hoàng (38 tuổi) cùng ngụ tại TP. Đà Nẵng, có quan hệ quen biết với Lê Đức Nguyên (33 tuổi, ngụ tại quận 2, TP. HCM). Năm 2018, nghe Nguyên tư vấn, Tài đã bán khoảng 1.000 Bitcoin tương đương 100 tỉ đồng để kinh doanh các loại tiền điện tử như Aureus, Ifans… trên các sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế và bị thua lỗ mất hết số tiền đầu tư.

Continue reading

QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân

Data-breach-security-fotolia THS. HUỲNH THỊ NAM HẢI – Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

THS. HUỲNH THỊ MINH HẢI – Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM

Quyền được lãng quên trên không gian mạng đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội cũng như các nhà lập pháp ở nhiều quốc gia. Việc ban hành Dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các nhà lập pháp Việt Nam trong việc pháp điển hóa quyền được lãng quên của cá nhân.

Continue reading

VẤN ĐỀ GIAO DỊCH VÔ HIỆU khi bên chuyển nhượng tài sản là người phải thi hành án

Unenforceable-Contract LS. LÊ CAO

Trong thực tiễn hiện nay, nhiều trường hợp người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã có hiệu lực pháp luật, theo đó họ có nghĩa vụ phải trả tiền hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác với một hoặc các bên khác có liên quan. Thế nhưng, trong khi tài sản mà người phải thi hành án đang có không được tuyên xử lý theo bản án, cũng không bị kê biên, chưa bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc hành chính khác do đó họ vẫn tiến hành các giao dịch liên quan đến tài sản. Vậy, khi nào thì giao dịch về tài sản của người phải thi hành án bị xem là vô hiệu, pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này như thế nào và thực tiễn áp dụng trên thực tế hiện nay ra sao? Chúng tôi sẽ dẫn một tình huống thực tiễn để cùng thảo luận về vấn đề đáng quan tâm này.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành

medical_billing_contract TS. PHẠM VĂN LỢI – Tòa án nhân dân tối cao

1. Hai thời điểm

Khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng đòi hỏi chúng ta phải xác định chính xác thời điểm có hiệu lực, vì kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trở thành luật của các bên tham gia hợp đồng và trong một số trường hợp các quy định này còn có hiệu lực ràng buộc đối với người thứ ba. Do vậy, việc xác định chính xác thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng.

Continue reading

HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước ngày 01/01/2017

202003_Murphy_Household-Income@4x THS. NGUYỄN THỊ THU HỒNG – Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

Về định đoạt quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước 01/01/2017, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định tài sản chung của hộ gia đình. Vậy các giao dịch mà có các thành viên không ký tên hay ủy quyền thì có bị vô hiệu hay không?

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn