admin@phapluatdansu.edu.vn

NGUYÊN DO CỦA VÒNG LUẨN QUẨN

ĐỖ KHẮC CHIẾN – Chuyên gia Sở hữu trí tuệ, Trọng tài viên VIAC

Theo tuyên bố ngày 11 tháng 9 năm 2017 của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), từ tháng 10 năm 2017 VCPMC lại tiếp tục thu tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc tại các khách sạn trong cả nước, sau khi đã bị Cục Bản quyền tác giả buộc tạm dừng ngay việc thu tiền từ ngày 26 tháng 5 năm 2017.

Thông tin trên phương tiện đại chúng cho thấy Hiệp hội khách sạn Việt Nam, Hội khách sạn Đà Nẵng vẫn kiên quyết phản đối, từ chối nộp tiền và dư luận lại tiếp tục bức xúc.

Nếu không có gì đột biến xảy ra trong một hai ngày tới thì ‘vòng luẩn quẩn’ của vụ tranh chấp VCPMC-Khách sạn và cũng là vòng luẩn quẩn của các cuộc tranh cãi sẽ lại bước vào một chu kỳ mới, vì theo tuyên bố của Cục Bản quyền tác giả thì Cục sẽ lại ‘tuýt còi’ khi việc thu tiền của VCPMC gây ‘bức xúc’ trong dư luận.

Điều đáng chú ý là sau hơn 4 tháng kể từ khi cơ quan nhà nước quyết định tạm dừng thu tiền thì vụ việc gần như vẫn dẫm chân tại chỗ, nếu không nói là phức tạp hơn.

Cho đến thời điểm này, câu hỏi cốt lõi nhất của vấn đề thu tiền vẫn chưa được trả lời rõ ràng, dứt khoát, đó là dựa trên cơ sở pháp luật nào mà VCPMC có thể thu tiền và khách phải trả tiền (xem VTV1 90 PHÚT ĐỂ HIỂU 24-9-2017 tại http://vtv.vn/video/90-phut-de-hieu-24-9-2017-248819.htm; bài ‘Thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi Chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng, cụ thể’, ngày 28 tháng 9 năm 2017 trên Báo điện tử ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN, tại http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=396143).

Continue reading

VỤ TRANH CHẤP “VCPMC – KHÁCH SẠN’ TRONG ‘VÒNG LUẨN QUẨN’

  ĐỖ KHẮC CHIẾN – Chuyên gia sở hữu trí tuệ, Trọng tài viên VIAC

Với tuyên bố ngày 11 tháng 9 năm 2017 của VCPMC về tiếp tục thu tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc trên TV lắp đặt trong phòng ngủ khách sạn từ tháng 10 năm 2017, vụ tranh chấp giữa Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và một số khách sạn tại Thành phố Đà Nẵng đã quay trở lại vạch xuất phát ngày 26 tháng 4 năm 2017 và bắt đầu đi vào vòng luẩn quẩn.

Chu kỳ xoay của vòng luẩn quẩn đi qua bốn điểm mốc chính: (i) VCPMC yêu cầu khách sạn trả tiền, (ii) khách sạn phản đối và dư luận bức xúc, (iii) cơ quan quản lý nhà nước "tuýt còi", (iv) VCPMC tạm dừng thu tiền, xử lý sự cố để được tiếp tục thu tiền.

Vòng thứ nhất đã kết thúc

Ngày 26 tháng 4 năm 2017, VCPMC gửi công văn yêu cầu các khách sạn ở Thành phố Đà Nẵng trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc, với khoản tiền được tính bằng 25.000 đồng/năm nhân với số TV lắp đặt trong phòng ngủ khách sạn.

Ngay sau đó, trên phương tiện đại chúng một số khách sạn đã công khai phản đối yêu cầu trả tiền của VCPMC và tiếp tục việc sử dụng tác phẩm.

Những ngày tiếp theo, dư luận đã bầy tỏ sự quan tâm tới chủ đề tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc tại khách sạn, trong đó rất nhiều ý kiến tỏ ra bất bình và bức xúc trước yêu cầu của VCPMC.

Continue reading

MỘT “LỖI KỸ THUẬT” CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

 ĐỖ KHẮC CHIẾN – Chuyên gia Sở hữu trí tuệ, Trong tài viên VIAC

Gần đây, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) yêu cầu các khách sạn tại Đà Nẵng trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc. VCPMC khẳng định cơ sở pháp luật là Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ có thực sự là cơ sở pháp luật để VCPMC thu tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc?

Cho đến nay, vụ việc vẫn đang trong tình trạng “treo”, bởi theo VCPMC, việc tổ chức này thu tiền sử dụng tác phẩm dựa trên Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), cụ thể là quy định về quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng tại điểm b) khoản 1 Điều 20 Luật SHTT. Còn cơ quan quản lý nhà nước cũng khẳng định việc VCPMC yêu cầu khách sạn trả tiền có cơ sở pháp luật, nhưng đó là Điều 33 Luật SHTT.

Việc khẳng định Điều 20 hoặc Điều 33 Luật SHTT là cơ sở pháp luật để VCPMC yêu cầu khách sạn trả tiền kéo theo những hệ quả pháp lý quan trọng đối với các bên có liên quan.

Để khẳng định Điều 33 Luật SHTT là cơ sở pháp luật, cần phải chứng minh rằng hành vi sử dụng tác phẩm âm nhạc của khách sạn thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 33 Luật SHTT.

Khoản 1 Điều  33 Luật SHTT quy định về "Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng" và khoản 2 Điều 33  quy định về "Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại".

Continue reading

SỬ DỤNG DIỄN ĐÀN INTERNET ĐỂ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ?

 ĐỖ KHẮC CHIẾN – Chuyên gia SHTT, Trọng tài viên VIAC

Mở đầu

Mục đích của bài viết này là trao đổi ý kiến về một số bất cập trong xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, thông qua khảo sát một vụ việc thực tế đang được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây.

Những bất cập nêu trong bài viết được giới hạn trong giai đoạn trước tố tụng, vì đương sự chưa yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hoặc khởi kiện ra tòa án.

Bài viết dựa trên thông tin, tư liệu công khai trên phương tiện đại chúng trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2017.    

Tóm tắt sự việc

Gần đây (tháng 4 năm 2017), đã xảy ra một vụ việc thu hút sự chú ý của dư luận, thậm chí đã được đưa ra phiên chất vấn ngày 13 tháng 6 năm 2017 tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.

‘Sự cố" xảy ra khi Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) yêu cầu các khách sạn tại Thành phố Đà Nẵng trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc theo quy định tại Điều 20 Luật SHTT và Điều 23 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP (được sửa đổi theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP), với mức tiền tính theo số TV lắp đặt tại các phòng ngủ, nhưng một số khách sạn đã từ chối trả tiền cho VCPMC trong khi vẫn tiếp tục việc sử dụng.

Continue reading

KHÔNG ÁP DỤNG ĐIỀU 20 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ THÌ TÁC GIẢ TRẮNG TAY

 ĐỖ KHẮC CHIẾN – Chuyên gia SHTT, Trọng tài viên VIAC

Mở đầu

Bài viết “Thực hư việc áp dụng Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ” đã khảo sát quy định của Điều 33 Luật SHTT và khẳng định rằng Điều 33 Luật SHTT không phải là cơ sở pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp giữa Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và một số khách sạn tại Thành phố Đà Nẵng. Việc đề cập vai trò của Điều 33 Luật SHTT trong vụ tranh chấp chỉ để rộng đường dư luận nhằm đáp lại ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước khẳng định Điều 33 Luật SHTT là cơ sở pháp luật, vì đương nhiên Điều 33 Luật SHTT không thể là cơ sở pháp luật.

Theo nguyên tắc quan hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan thì sự bảo hộ đối với quyền liên quan phải giữ nguyên vẹn (hoặc bảo toàn) sự bảo hộ đối với quyền tác giả và do đó không một quy định nào về quyền liên quan được giải thích hoặc áp dụng theo cách thức có thể gây tổn hại cho sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm.       

Tương tự như vậy, cũng để rộng đường dư luận, bài viết này đề cập vai trò của Điều 20 Luật SHTT còn thực ra Điều 20 Luật SHTT đương nhiên là cơ sở pháp luật để VCPMC yêu cầu khách sạn trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc.

Điều 20 Luật SHTT đương nhiên là cơ sở pháp luật vì lý do đơn giản sau đây:

Continue reading

THỰC HƯ VIỆC ÁP DỤNG ĐIỀU 33 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ĐỖ KHẮC CHIẾN – Chuyên gia SHTT, Trọng tài viên VIAC

Mở đầu

Gần đây, đã xảy ra một vụ việc thu hút sự chú ý của dư luận, thậm chí đã được đưa ra phiên chất vấn ngày 13 tháng 6 năm 2017 tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV. Đó là việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) yêu cầu các khách sạn tại Thành phố Đà Nẵng trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc, nhưng yêu cầu đã bị một số khách sạn phản đối. Cho đến nay, vụ việc vẫn đang trong tình trạng ‘treo’, VCPMC phải tạm dừng thu tiền để hoàn tất một số công việc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

VCPMC khẳng định cơ sở pháp luật để yêu cầu khách sạn trả tiền là Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), cụ thể là quy định về quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng tại điểm b) khoản 1 Điều 20 Luật SHTT, với mức thu bằng 25.000 đồng/năm nhân với số TV lắp đặt trong phòng ngủ khách sạn. 

Cơ quan quản lý nhà nước cũng khẳng định việc VCPMC yêu cầu khách sạn trả tiền có cơ sở pháp luật, đó là Điều 33 Luật SHTT.

Như vậy, hiện đang có ít nhất là hai ý kiến khác nhau về cơ sở pháp luật để VCPMC yêu cầu khách sạn trả tiền, một ý kiến khẳng định đó là Điều 20 Luật SHTT và một ý kiến khẳng định đó là Điều 33 Luật SHTT.

Sự khác biệt ý kiến về cơ sở pháp luật đặt ra một vấn đề rộng hơn vấn đề cụ thể của vụ tranh chấp, đó là giải thícháp dụng một số quy định của pháp luật, cụ thể là quy định tại Điều 20 và Điều 33 Luật SHTT.

Continue reading

TRANH CHẤP BẢO HIỂM TẠI BẢO MINH: TRANH CÃI VỀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

 HÀ LINH – Đầu Tư Chứng Khoán

Liên quan đến vụ tranh chấp hợp đồng với Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Trường trung cấp nghề tỉnh Quảng Trị (bên mua bảo hiểm) cho rằng, hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực vì chưa đóng phí, chưa xác nhận nợ.

Được biết, ngày 19/5/2012, Trường trung cấp nghề tỉnh Quảng Trị mua gói bảo hiểm rủi ro xây dựng công trình, trị giá 124 triệu đồng với Bảo Minh. Do khách hàng không đóng phí bảo hiểm, Bảo Minh nộp đơn khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). 

Ngày 12/4/2016, VIAC ra phán quyết tuyên buộc Trường trung cấp nghề tỉnh Quảng Trị có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho Bảo Minh số tiền 124 triệu đồng. Không đồng tình, Trường đã kháng án lên Hội đồng xét đơn – Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị hủy phán quyết trên. Bên mua bảo hiểm cho rằng, phán quyết trên vi phạm pháp luật Việt Nam.

Cụ thể, viện dẫn Điều 15, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi năm 2010, Trường trung cấp nghề tỉnh Quảng Trị cho rằng, hợp đồng chỉ có giá trị khi đã đóng phí, trừ trường hợp thỏa thuận xác nhận nợ. Trường chưa nhận được văn bản xác nhận nợ nên hợp đồng chưa có hiệu lực. Do đó, bị đơn không thuộc các trường hợp luật đã quy định như trên nên không nợ phí bảo hiểm.

Bị đơn còn đưa ra 2 lý lẽ khác. Thứ nhất, văn bản thu phí của Bảo Minh có nội dung “hợp đồng không có hiệu lực khi không đóng đủ phí theo quy định”.

Thứ hai, trong hợp đồng có điều khoản thể hiện, phí bảo hiểm được thanh toán bằng tiền VND, đưa trực tiếp hoặc chuyển khoản cho Bảo Minh trong vòng 30 ngày kể từ ngày Trường được cấp phát vốn. Theo Trường trung cấp nghề tỉnh Quảng Trị, điều khoản này chỉ là phương thức thanh toán giữa các bên, không phải là xác nhận nợ.

Continue reading

TRÍCH DẪN TÁC PHẨM THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?

Kết quả hình ảnh cho QUOTE OF WORK HOW IS REASONABLE   BÙI KIM TRỌNG

Trích dẫn tác phẩm là một phần của quyền sở hữu trí tuệ, thế nhưng các hoạt động nghiên cứu, kế thừa, sử dụng ý tưởng của tác giả trước đó đều có liên quan đến việc trích cứu hợp lý tác phẩm, nhất là trong thời đại kỹ thuật số, môi trường internet thì mọi thông tin đều có thể truy cập và trích dẫn một cách dễ dàng.

Do đó, việc trích dẫn này như thế nào để đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, không làm sai lệch ý tưởng của tác giả và đúng được ý đồ của người trích dẫn là việc không đơn giản.

1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu đối với sản phẩm trí tuệ được pháp luật bảo hộ. Quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín của các chủ thể, được pháp luật bảo hộ [1].
2. Khái niệm quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu[2].
3. Khái niệm trích dẫn hợp lý tác phẩm

Là sự tái tạo chính xác một đoạn văn bản mà không có sửa chữa gì, phân biệt với đoạn văn bản xung quanh bằng dấu trích dẫn hoặc các yếu tố định dạng, dựa theo một nguồn đáng tin cậy[3].
Trích dẫn tài liệu là phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng mà người viết đã sử dụng trong bài viết của mình trong đó người đọc có thể xác định rõ từng tài liệu được trích dẫn, tham khảo. Các trích dẫn nguyên văn, các số liệu và thực tế, cũng như các ý tưởng và lý thuyết lấy từ các nguồn đã được xuất bản hoặc chưa được xuất bản đều cần phải được trích dẫn[4]

Continue reading

TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ: TRANH CHẤP QUYỀN PHÁT SÓNG PHIM

HOÀNG YẾN

Tòa buộc phía bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn hơn 75 triệu đồng. Fafilm đồng ý hủy hợp đồng bán phim cho Phượng Tùng hoàn trả tiền để công ty này lấy tiền bồi thường cho Ảnh Vương chứ không bồi thường thay…

Theo hồ sơ, Công ty Ảnh Vương khởi kiện Công ty Phượng Tùng bởi đã cung cấp bộ phim Đấu sỹ Thiên Vương cho một số đài truyền hình phát sóng trong khi bộ phim này Ảnh Vương giữ bản quyền…

Đòi hơn 800 triệu đồng

Năm 2008, Ảnh Vương mua quyền phát sóng bộ phim trên từ Công ty San Yang (Đài Loan) với giá 39.000 USD. Công ty đã xin giấy phép, làm thủ tục nhập khẩu phim theo đúng quy định. Tuy nhiên, sau khi mua, công ty không thể cung cấp cho các đài truyền hình để phát sóng vì phim đã được Phượng Tùng cung cấp trước đó.

Công ty Ảnh Vương cho rằng mình bị xâm phạm quyền phát sóng hợp pháp bộ phim nên khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại toàn bộ tiền mua bản quyền phát sóng và tổn thất về cơ hội kinh doanh là hơn 800 triệu đồng.

Phần mình, Phượng Tùng xác nhận là bán quyền phát sóng bộ phim cho năm đài thu được 345 triệu đồng. Tuy nhiên, công ty từ chối bồi thường bởi tháng 12-2007 công ty đã mua quyền phát sóng bộ phim từ Fafilm Việt Nam. Đồng thời do Fafilm Việt Nam hợp tác nhập khẩu phim từ nước ngoài nên mọi trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm bản quyền thuộc Fafilm Việt Nam. Do đó, Fafilm Việt Nam mới là bị đơn của vụ án chứ không phải Phượng Tùng.

Phía Fafilm Việt Nam thừa nhận mình cũng đã mua bản quyền bộ phim và bán lại cho Phượng Tùng với giá 135 triệu đồng… Nay Fafilm đồng ý hủy hợp đồng bán phim cho Phượng Tùng, hoàn trả tiền để công ty này lấy tiền bồi thường cho Ảnh Vương chứ không bồi thường thay…

Cả hai cùng có lỗi

Xử sơ thẩm hồi đầu năm, TAND TP.HCM nhận định qua những chứng cứ trong hồ sơ nhận thấy Công ty Ảnh Vương có quyền sử dụng bộ phim Đấu sỹ Thiên Vương, có bản quyền phát sóng… Công ty này cho rằng Công ty Phượng Tùng không có bản quyền hợp pháp mà lại bán quyền phát sóng cho các đài truyền hình là xâm phạm quyền và lợi ích của mình là có cơ sở xem xét. Công ty Phượng Tùng ký hợp đồng bán phim cho các đài dù là vô tình cũng đã xâm phạm quyền của chủ sở hữu quyền tác giả mà Công ty Ảnh Vương có được.

Continue reading

BẢO VỆ QUYỀN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP: LẠI CHUYỆN … “TƯƠNG TỰ”

HOÀNG HOÀNG

Gần đây trên thị trường bánh đậu xanh Hải Dương xuất hiện một loạt bánh của Cty CPTM Rồng vàng Minh Ngọc với kiểu dáng mẫu mã giống hệt kiểu dáng bánh đậu xanh của Cty TNHH Gia Bảo. Điều đáng nói bản quyền về “Hộp đựng bánh” đang được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 8633 của Cty TNHH Gia Bảo.

Có xâm phạm?

Ngày 10/8/2009 Cục Sở hữu trí tuệ có Quyết định số 1558/QĐ – SHTT về việc huỷ bỏ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đối với Cty CP Rồng vàng Minh Ngọc có trụ sở tại km 6, phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương. Thế nhưng Cty này vẫn tung ra thị trường sản phẩm bánh đậu xanh có hình thức, kiểu dáng mẫu mã tương tự của Cty TNHH Gia Bảo.

Trên thực tế, kiểu dáng công nghiệp “Hộp đựng bánh” của Cty TNHH Gia Bảo đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp từ tháng 11/ 2005. Trong khi đó tháng 10/ 2007, CTy CP Rồng vàng Minh Ngọc mới có hồ sơ số 3 – 2007 – 00439 gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu xin đăng ký là “Cty CP Rồng vàng Minh Ngọc”.

Ngày 5/12/2009 Cty Luật Sở hữu trí tuệ WINCO đại diện cho Cty TNHH Gia Bảo có Văn bản số 765/CV gửi cho Cty CP Rồng vàng Minh Ngọc yêu cầu giải trình một số việc: Chấm dứt ngay kiểu dáng công nghiệp vi phạm “Hộp đựng bánh” đối với Cty TNHH Gia Bảo; thu hồi toàn bộ sản phẩm bánh đậu xanh mang kiểu dáng công nghiệp vi phạm đang lưu hành trên thị trường và đưa ra phương án xử lý đối với số sản phẩm vi phạm này; có công văn chính thức gửi Cty và cam kết việc này không tái phạm.

Continue reading

TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ: TRANH CHẤP NHÃN HIỆU BÁNH TRÁNG

ÁI MINH

Vụ việc gây nhiều tranh cãi khiến tòa phải hoãn xử nhiều lần. Phía Công ty TG đã xuất trình được hợp đồng để chứng minh mình sản xuất, xuất khẩu bánh tráng mang nhãn hiệu K’ theo đúng yêu cầu của bên mua hàng.

Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đang chuẩn bị đưa ra xét xử vụ án tranh chấp về nhãn hiệu một mặt hàng bánh tráng ở Tiền Giang.

Gia công theo kiểu dáng của công ty khác

Năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp với sản phẩm bánh tráng hiệu K. kèm ảnh cho Công ty TP. Một năm sau, Công ty TP được Cục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trên. Để bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường Mỹ, công ty này tiếp tục đăng ký bảo hộ tại Mỹ sản phẩm bánh K. và được bảo hộ nhãn hiệu cùng kiểu dáng công nghiệp.

Tháng 11-2009, Công ty TP phát hiện trong một số siêu thị ở Mỹ có bày bán mặt hàng bánh tráng hiệu K’ có màu sắc tương tự, khó phân biệt và gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của công ty. Tìm hiểu, Công ty TP biết Công ty TG đã sản xuất số bánh hiệu K’ trên. Qua đối chất, Công ty TG thừa nhận khoảng tháng 9-2009 có xuất sang Mỹ gần 39.000 tấn bánh tráng K’. Nhãn hiệu này do khách hàng bên Mỹ đặt gắn lên bao bì sản phẩm.

Đầu tháng 12-2009, Công ty TP đã nhờ luật sư ở Mỹ gửi công văn khuyến cáo Công ty TG về hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Tháng 2-1010, Công ty TP đã kiện Công ty TG ra TAND tỉnh Tiền Giang để yêu cầu chấm dứt hành vi sản xuất, xuất khẩu loại bánh tráng K’, thu hồi toàn bộ lượng bánh đã xuất khẩu, bán trên thị trường Mỹ.

Công ty TP còn yêu cầu Công ty TG phải xin lỗi công khai ba kỳ liên tiếp trên ba tờ báo. Đồng thời, Công ty TG phải thanh toán các khoản chi phí cho dịch vụ luật sư, gồm 5.000 USD thuê luật sư ở Mỹ và 60 triệu đồng phí thuê luật sư tại Việt Nam, tổng cộng hơn 153 triệu đồng.

Continue reading

THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ: CÔNG TY VÀ NHÀ HÀNG, AI LÀ “PHỐ HỘI”?

LÊ VĂN KIỀU – Nguyên Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và công nghệ

Ngày 7.11.1995, Khách sạn mini Phố Hội do ông H.N.T làm chủ, được Cục SHCN (nay là Cục SHTT) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với tên gọi Mini Hotel Phố Hội, có hiệu lực đến ngày 17.1.2005. Tháng 11.2000, ông T làm thủ tục đăng ký thành lập Công ty TNHH Dịch vụ – Du lịch sinh thái Phố Hội (Công ty Phố Hội), Hội An và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đầu năm 2005, Công ty Phố Hội tiếp tục làm thủ tục xin phép gia hạn và sửa đổi nhãn hiệu. Trên cơ sở này, ngày 4.3.2005, Cục SHTT chấp thuận nội dung sửa đổi với nhãn hiệu mới là “Công ty TNHH Dịch vụ – Du lịch sinh thái Phố Hội”, đồng thời gia hạn đến ngày 17.1.2015.

Từ năm 1993, tại số 69 Phan Châu Trinh, Hội An, bà L.T.V đã mở quán cơm bình dân với tên gọi Quán ăn Phố Hội. Đến năm 1999, bà V làm thủ tục đăng ký và được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Theo quy định thì bà V phải treo bảng hiệu là DNTN “Phố Hội” tại các cơ sở kinh doanh đã được cấp phép, nhưng bà lại treo bảng hiệu “NHà HàNG PHố HộI II” tại số 38 Nhị Trưng B và “PHố HộI RESTAURANT” tại số 69 Phan Châu Trinh, cùng ở Hội An.

Mọi rắc rối về nhãn hiệu bắt đầu nảy sinh từ đây. Trong đó, đáng chú ý là ở cả hai bảng hiệu nêu trên, chữ “Phố Hội” đều có cách trình bày giống như chữ “PHố HộI” của Công ty Phố Hội – đã được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Từ việc sử dụng trùng về dấu hiệu “Phố Hội”, nên ông T cho rằng, bà V đã vi phạm nhãn hiệu được Nhà nước bảo hộ của mình.

Continue reading

THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ: CÓ TỊCH THU GIẤY PHÉP KINH DOANH KHÔNG?

LÊ VĂN KIỀU – Nguyên Chánh Thanh tra, Bộ Khoa học và Công nghệ

Công ty Honda Việt Nam sở hữu KDCN đối với các loại xe máy, trong đó có KDCN đã được cấp bằng độc quyền số 4306.

Công ty Li đã đưa ra thị trường loại xe máy có các chi tiết nhựa gồm mặt nạ, cặp cánh yếm trái và phải, chắn bùn trước, cặp ốp giảm sóc trước trái và phải, cặp ốp lườn trái và phải, cốp xe, đèn sau, chắn bùn sau, mu rùa, ốp nhựa giữa yếm, cặp ốp sườn trái và phải. Các chi tiết này tạo thành xe có kiểu dáng trùng với KDCN đã được cấp bằng độc quyền số 4306. Vụ vi phạm có nhiều tình tiết đáng lưu ý như hành vi có tính chất, quy mô lớn, có tổ chức, khép kín từ sản xuất, lắp ráp đến lưu thông trên thị trường. Đây là lần thứ 3 trong thời gian gần 1 năm, Công ty Li có hành vi vi phạm hành chính về SHCN. Hai lần trước đó Công ty này đã bị xử phạt.

Sau khi xem xét hành vi vi phạm và các tình tiết tăng nặng, UBND tỉnh Đồng Nai đã phạt Công ty Li 75 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh trong thời hạn 9 tháng, buộc tháo dỡ, tịch thu và tiêu huỷ toàn bộ các chi tiết vi phạm KDCN của Honda được lắp trên 72 chiếc xe máy của Công ty Li.

(Nguồn: Báo Đầu tư ngày 26.7.2005)

Lời bình:

1. Công ty Li đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN chưa hết thời hạn 1 năm, nay lại tiếp tục vi phạm. Hành vi vi phạm lần trước và lần này trong cùng lĩnh vực SHCN. Vì vậy, theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính bị coi là tái phạm. Tái phạm là trường hợp đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hạn 1 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt mà lại thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực đã bị xử phạt. “Lĩnh vực” quy định tại khoản này được hiu là các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định tại từng nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính. Tái phạm là một trong các tình tiết tăng nặng. Bên cạnh đó, việc vi phạm của Công ty Li có tính chất, quy mô lớn, có tổ chức. Do hành vi của Công ty Li có nhiều tình tiết tăng nặng nên mức phạt phải cao hơn mức trung bình của khung tiền phạt. Vì vậy, căn cứ Nghị định số 12/1999/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN có hiệu lực vào thời điểm xảy ra vụ việc này, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định mức phạt 75 triệu đồng là phù hợp.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: