admin@phapluatdansu.edu.vn

NGUYÊN TẮC VIẾT HOA TRONG CÁC VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ BẢN SAO VĂN BẢN

TỪ 05/3/2020, NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/2020/NĐ-CP VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ BẮT BUỘC VIẾT HOA TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP SAU:

(Áp dụng văn bản hành chính và bản sao văn bản áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân).

STT

Nội dung

Ví dụ

I VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU

1

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

(Trước đây theo Thông tư 01/2011/TT-BNV thì phải viết hoa cả trong trường hợp sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng).

. Thư viện

? Pháp luật

II

VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI

1

Tên người Việt Nam

Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người.

Nguyễn Ái Quốc

Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.

Bác Hồ, Vua Hùng

2

Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam.

Thành Cát Tư Hãn

Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố.

Vla-đi-mia I-lích Lê-nin

III

VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ

1

Tên địa lý Việt Nam

Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.

thành phố Thái Nguyên

Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó.

Quận 1, Phường Điện Biên Phủ

Trường hợp viết hoa đặc biệt

Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

(Trước đây chỉ có Thủ đô Hà Nội là thuộc trường hợp đặc biệt).

Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.

Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng.

Cửa Lò

biển Cửa Lò

Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết.

Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ

2

Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam.

Hàn Quốc

Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài

Mát-xcơ-va

IV

VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

1

Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Văn phòng Quốc hội

Bộ Xây dựng

Trường hợp viết hoa đặc biệt:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

Văn phòng Trung ương Đảng.

2

Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.

Liên hợp quốc (UN)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La – tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.

WTO

UNESCO

V

VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC

1

Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt.

(Trước đây không có quy định này)

Nhân dân, Nhà nước

2

Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng.

Huân chương Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân

3

Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.

Giáo sư Tôn Thất Tùng

4

Danh từ chung đã riêng hóa: Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.

Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam)

Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh)…

5

Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.

ngày Quốc khánh 2-9

6

Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: Triều Lý, Triều

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh

Triều Lý, Triều Trần,…

7

Tên các loại văn bản

Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội,…

Bộ luật Dân sự

Luật Tổ chức Quốc hội…

Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

(Trước đây: Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm. Có nghĩa hiện tại viện dẫn “điểm, khoản” thì không viết hoa chữ cái đầu nữa).

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.

(Trước đây: Điểm a Khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự).

8

Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo

từ điển Bách khoa toàn thư

9

Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm (Bỏ “ngày tiết”)

Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi.

Mậu Tuất

Tân Hợi…

Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguyên đán.

tết Đoan ngọ

Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số.

thứ Hai

Continue reading

ẨN SỐ CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM MADE IN VIETNAM

 ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC – Sau một thời gian tìm hiểu về cách thức vận hành, cơ chế giao dịch, ưu khuyết điểm của chứng quyền có bảo đảm, đặc biệt là những vấn đề cần chuẩn bị đối với các công ty chứng khoán muốn trở thành tổ chức phát hành chứng quyền, sẽ có nhiều câu hỏi được Quý độc giả đặt ra như: Tại sao phải triển khai sản phẩm này tại Việt Nam? Sản phẩm này có thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư không? Khi nào sẽ triển khai và loại chứng quyền nào được triển khai đầu tiên trên thị trường?, và trong bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ có thêm những thông tin nhằm giúp cho Quý độc giả giải đáp được những thắc mắc của riêng mình.

1. Tổng quan thị trường chứng quyền có bảo đảm trên thế giới và những nét tương đồng tại Việt Nam

Chứng quyền có bảo đảm đầu tiên xuất hiện vào những năm cuối thập niên 80 tại Hồng Kông, sau đó lan rộng và phát triển mạnh ở cả thị trường Châu Á và Châu Âu, đặc biệt từ năm 2003 đến nay, số lượng chứng quyền niêm yết và giá trị giao dịch đã tăng lên một cách nhanh chóng. Theo thống kê của Liên đoàn các Sở Giao dịch Chứng khoán thế giới, tính đến cuối năm 2015 đã có hơn 1,7 triệu loại chứng quyền được niêm yết trên toàn cầu và giá trị chứng quyền giao dịch đã đạt hơn 1.000 tỷ USD, và đặc biệt trong số Top 10 thị trường chứng quyền hàng đầu thế giới có 5 thị trường tại Châu Á bao gồm: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Trong suốt thời gian xuất hiện trên thị trường chứng khoán, chứng quyền có bảo đảm luôn được đánh giá là một trong những sản phẩm tài chính phái sinh năng động nhất dành cho các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là những nhà đầu tư thích rủi ro bởi các đặc tính như tỷ lệ đòn bẩy cao, chi phí đầu tư thấp và vòng đời sản phẩm ngắn hạn. Nhìn tổng quan các thị trường có giao dịch chứng quyền sôi động và thành công như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,… có thể thấy rằng phần lớn các nhà đầu tư cá nhân chính là thành phần tham gia tích cực vào thị trường.

Continue reading

BÁO CÁO BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

Screenshot (7)VCCI – Khi xây dựng mọi văn bản pháp luật, xuất phát điểm là mục tiêu chính sách. Nếu coi xã hội như một cơ thể sống và chính sách là liều thuốc can thiệp của Nhà nước để chữa các căn bệnh của cơ thể đó, thì việc xác định mục tiêu chính sách chính là giai đoạn khám bệnh nhằm xác định được những vấn đề chưa tốt của xã hội nhằm điều chỉnh theo hướng tốt hơn.

Các quy định giải quyết được vấn đề bức xúc, khó khăn đang tồn tại

Kết quả của Cuộc bình chọn cho thấy, các quy định được coi là quy định tốt về tính cần thiết là khi nhà làm luật lựa chọn đúng những vấn đề bức thiết của xã hội để giải quyết. Ví dụ, quy định “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” trong khoản 2 Điều 14 của Bộ luật dân sự 2015 và khoản 2 Điều 4 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được rất nhiều người đánh giá cao. Nhà làm luật đã nhìn thấy vấn đề xã hội khi người dân và doanh nghiệp muốn tìm đến Tòa án để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thì có thể bị từ chối chỉ vì lý do hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện. Mục tiêu chính sách ở đây rất rõ ràng: bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân và doanh nghiệp kể cả khi điều này có thể gây ra khó khăn, tăng thêm trách nhiệm cho Tòa án.

Một ví dụ khác về việc xác định mục tiêu chính sách là khi xây dựng Luật doanh nghiệp 2014, cơ quan soạn thảo đã nhận thấy nguy cơ hoạt động của doanh nghiệp có thể bị đình trệ nếu người đại diện theo pháp luật có việc phải đi xa, bị ốm đau, hoặc không hợp tác với những thành viên còn lại, bởi rất nhiều văn bản của doanh nghiệp yêu cầu phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Từ đó, nhà làm luật đã bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật tại khoản 2 Điều 13 của Luật doanh nghiệp 2014. Quy định này cũng được đánh giá cao vì đã mở rộng tối đa quyền tự quyết của doanh nghiệp trong việc quản lý nội bộ, Nhà nước không can thiệp bằng các quy định mệnh lệnh, mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp khai báo, đăng ký đầy đủ.

Continue reading

QUY ĐỊNH MỚI CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC NĂM 2017 VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG

 THS. HOÀNG THỊ THANH HOA

Theo Báo cáo số 181/BC-BTP ngày 15/7/2016 của Bộ Tư pháp tổng kết 06 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đánh giá: “Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường còn nhiều hạn chế, thủ tục hành chính rườm rà, thời hạn giải quyết không phù hợp, chưa tạo điều kiện cho cơ quan giải quyết bồi thường chủ động ra quyết định giải quyết bồi thường đối với thiệt hại đã rõ ràng, tính được ngay theo quy định của pháp luật nên chưa kịp thời đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại…”[1]. Khắc phục những bất cập nêu trên, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (Sau đây gọi tắt là Luật TNBTCNN năm 2017) đã sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc giải quyết bồi thường.[2]

Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định tại chương V Luật TNBTCNN năm 2017 gồm 19 Điều ( từ Điều 41 đến Điều 59), quy định về: thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;  giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường; giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án; phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại.

1. Về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt  hại

Thứ nhất, về thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường

Trước đây theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 (Sau đây gọi tắt là TNBTCNN năm 2009), quy định trình tự thủ tục giải quyết bồi thường gồm 6 bước: Thụ lý, cử người đại diện, tiến hành xác minh, tiến hành thương lượng, ra quyết định giải quyết bồi thường, cấp và chi trả tiền. Trong đó tổng thời gian giải quyết yêu cầu bồi thường từ 95 ngày đến 125 ngày. Luật TNBTCNN năm 2017 đã thực hiện rút ngắn số ngày giải quyết trong tất cả các bước, từ thụ lý, tiến hành xác minh, thương lượng, ra quyết định bồi thường, cấp và chi trả tiền bồi thường, tổng thời gian giải quyết bồi thường chỉ còn từ 41 ngày – 71 ngày[3], bằng một nửa so với trước đây.

Continue reading

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

 DIỆP BÙI – CEO & Founder LIONBUI Agency

Tạo dựng thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp là điều cốt yếu mang đến thành công trong sự nghiệp cũng như các mục tiêu khác trong cuộc sống mỗi người. Riêng với doanh nhân, xây dựng điều này vững mạnh còn là điều cần thiết để phát triển doanh nghiệp thành công.

Thương hiệu cá nhân, nói ngắn gọn là những ấn tượng tốt đẹp mà bạn gầy dựng trong tâm trí người khác, là tất cả những gì bạn làm để thể hiện năng lực và các giá trị của bản thân: “Tôi là ai, tôi làm được gì và tôi khác biệt như thế nào”. Không đơn thuần chỉ thể hiện qua hình ảnh bên ngoài, mà điều này còn là cách tự bạn nhận thức về các giá trị cốt lõi, ưu khuyết điểm, năng lực của chính bạn. Nó giúp bạn kiến tạo nên sự khác biệt, và đại diện cho những gì bạn mong muốn chia sẻ ra cộng đồng. Đây là thứ duy nhất không ai có thể lấy đi từ bạn và mang lại lợi ích kéo dài xuyên suốt sự nghiệp.

Nhưng để xây dựng được Thương Hiệu Cá Nhân Bền Vững thì bạn cần biết về những Nguyên Tắc sau:

1. Rõ Ràng

Hồ sơ cá nhân phải thật hoàn chỉnh với cá tính riêng, kèm với những miêu tả ngắn ngọn súc tích về năng lực, sau đó là truyền thông điệp, lời nói, lời sẻ chia theo phong cách của bạn tới mọi người qua tất cả các kênh có thể, như Facebook cá nhân, trang web cá nhân, hồ sơ công việc tại LinkedIn, thậm chí là những đoạn giới thiệu bản thân trên Twitter hay Youtube. Ngoài các kênh mạng xã hội, thương hiệu của riêng bạn cũng sẽ được “truyền tải” một cách sống động khi gặp gỡ những người mới. Vì thế, cần chuẩn bị sẵn một “bản tóm tắt” ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin cũng như chuẩn bị trước thông điệp của riêng bạn. Bằng cách này, khi ai đó tìm hiểu và bắt đầu tiếp xúc với bạn, họ có thể phần nào nắm bắt được ngay lập tức bạn là ai, bạn đại diện cho điều gì.

Continue reading

HIỂU THẾ NÀO VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP?

LS. TRẦN MINH HẢI – Công ty Luật BASICO

Doanh nghiệp là dạng khách hàng vay vốn chủ yếu trong cơ sở khách hàng của mỗi ngân hàng. Khi xét cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, yêu cầu muôn thủa đối với ngân hàng và cán bộ ngân hàng là phải bảo đảm khách hàng vay vốn sử dụng đúng mục đích. Đúng mục đích, trước tiên được hiểu là mục đích vay vốn đúng với ngành nghề kinh doanh mà khách hàng được phép triển khai.

Vậy nên, hiểu các doanh nghiệp được hoàn toàn tự do kinh doanh những ngành nghề mà luật không cấm hay chỉ được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cho phép?

Câu hỏi này không hề mới. Tại khoản 1, Điều 7 của Luật Doanh nghiệp hiện hành, có nội dung xác định một trong những quyền năng cơ bản của doanh nghiệp là “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Tuy nhiên, để bảo đảm gắn kết với việc thẩm định mục đích vay vốn của doanh nghiệp, cán bộ ngân hàng nên có nhận thức thận trọng về phạm vi tự do kinh doanh của khách hàng.

Trước hết, ngân hàng phải loại trừ các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp. Có 7 trường hợp cấm kinh doanh cụ thể được nêu tại Điều 6 của Luật Đầu tư (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016) như kinh doanh mại dâm, mua bán người, kinh doanh chất ma túy…

Loại trừ các trường hợp cấm kinh doanh, cơ chế quản lý Nhà nước về doanh nghiệp hiện nay là cơ chế đăng ký kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp được quyền lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực, phương thức để tiến hành hoạt động kinh doanh. Pháp luật về doanh nghiệp chỉ đặt ra một số giới hạn là những ngưỡng chặn nhất định. Nếu vượt qua những ngưỡng chặn đó, quyền tự do kinh doanh thuộc về doanh nghiệp.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 1288/HTQTCT-HT NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 2016 CỦA CỤC HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, CHỨNG THỰC–BỘ TƯ PHÁP VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ BIỂU MẪU HỘ TỊCH BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 15/2015/TT-BTP

Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian qua, cơ quan đăng ký hộ tịch trên cả nước đã triển khai thực hiện Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành, sử dụng các biểu mẫu hộ tịch ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp  (Giấy tờ hộ tịch, phụ lục, Sổ hộ tịch, Tờ khai – Civillawinfor) đáp ứng được yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân. Tuy nhiên, theo phản ánh của địa phương, vẫn có một số biểu mẫu hộ tịch còn bị lỗi, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến phản ánh của địa phương và thực hiện rà soát thực tế, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thấy các biểu mẫu hộ tịch chủ yếu là bị lỗi về kỹ thuật trình bày, sai sót trong phần chú thích, hướng dẫn. Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã chỉnh sửa các biểu mẫu này (có các biểu mẫu đã chỉnh sửa kèm theo) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thông báo để các Sở Tư pháp thông tin tiếp cho các cơ quan đăng ký hộ tịch tại địa phương biết, tải về để sử dụng, bảo đảm đồng bộ, thống nhất./.

DANH MỤC

CÁC BIỂU MẪU HỘ TỊCH BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 15/2015/TT-BTP ĐƯỢC CHỈNH LÝ, BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Công văn số 1288/HTQTCT-HT ngày 15/9/2016)

Continue reading

NHÌN VÀO MÃ VẠCH HÀNG HÓA, bạn sẽ biết nó từ đâu, giả hay thật

THANH HỮU – Thư viện Pháp luật (Tổng hợp)

Dù Việt Nam đã có hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng; tuy nhiên, điều tiên quyết là mình tự bảo vệ chính mình trước khi cần người khác bảo vệ mình.clip_image002

 

Bởi vậy, bài viết này xin đề cập về ý nghĩa của mã vạch của hàng hóa để mọi người hiểu rõ nhằm phần nào biết được xuất xứ của hàng hóa, nó là hàng giả hay hàng thật… một cách thuận tiện hơn.

1. Ý nghĩa của 13 con số trên mã vạch hàng hóa

Hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số, chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải như sau (như hình minh họa dưới):

clip_image003 clip_image004

– Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)

– Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.

– Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.

– Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.

2. Kỹ năng xem mã vạch – Bước đầu nhận biết hàng thật, hàng giả:

Thứ 1: Xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch và đối chiếu với bảng hệ thống mã vạch quy chuẩn dưới đây để biết được xuất xứ quốc gia của mặt hàng.

Ví dụ: Nếu 3 chũ số đầu là 893 thì mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam, nếu là 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan.

Continue reading

ĐẶC TRƯNG CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ

 PHÙNG ĐẮC LỘC Giám đốc Quỹ “Vì cuộc sống tươi đẹp” Dai-ichi Life Việt Nam

Bảo hiểm nhân thọ là cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng nhu cầu một khoản tài chính (số tiền chi trả) trong tương lai của người tham gia bảo hiểm đã lựa chọn để sử dụng khi xảy ra các rủi ro, sự cố bất ngờ hoặc các sự kiện được bảo hiểm đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm, đồng thời người tham gia bảo hiểm cam kết đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn như hợp đồng bảo hiểm đã quy định.

Các rủi ro được bảo hiểm có thể bao gồm: thiên tai, tai nạn bất ngờ, ốm đau, thương tật, tử vong.

Các sự cố bất ngờ được bảo hiểm bao gồm những sự cố nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính (tiền bạc) của người tham gia bảo hiểm khi bị giảm sút hoặc mất thu nhập (nghĩa vụ chu cấp tài chính cho gia đình và người thân như trước khi xảy ra sự cố được bảo hiểm).

Các sự kiện được bảo hiểm bao gồm những sự kiện lường trước được, chắc chắn xảy ra và khi xảy ra cần có nguồn tài chính từ chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của hợp đồng bảo hiểm để triển khai thực hiện sự kiện đó. Có thể bao gồm cả trường hợp người tham gia bảo hiểm đã bị tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn trước khi xảy ra sự kiện (với hợp đồng có điều khoản miễn đóng phí với trường hợp trên) như: cho con theo học phổ thông trung học, đại học, học nghề, dựng vợ gả chồng, tậu nhà, mua xe hơi, nghỉ hưu…

Từ khái niệm trên về bảo hiểm nhân thọ, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có những đặc trưng sau đây:

1. Đặc trưng thứ nhất: vừa bảo vệ trước những rủi ro vừa tích lũy tiết kiệm

– Bảo vệ người được bảo hiểm trước những rủi ro là đặc tính không thể thiếu được của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, mất đi đặc tính này thì không còn được gọi là bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm rủi ro liên quan đến tính mạng, sức khỏe (đau ốm, bệnh tật, mất khả năng lao động) có tính dài hạn (5 năm, 10 năm,… suốt đời). Ngoài bù đắp chi phí điều trị ốm đau thương tật, bảo hiểm nhân thọ có thể chi trả các khoản tài chính để bù đắp chi phí: thuê người chăm sóc khi điều trị, giảm sút thu nhập trong thời gian điều trị (tiền lương), giảm sút thu nhập sau thời gian điều trị (không đảm nhận được các công việc trước đây), chi phí nuôi dưỡng thân nhân hoặc nghĩa vụ trả các khoản nợ đang vay của người được bảo hiểm khi họ bị tử vong…

Continue reading

DOANH NGHIỆP VÀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

NGUYÊN THẢO

Luật Trọng tài thương mại đã được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp tháng 6/2010. Đối với nhiều doanh nghiệp, luật này còn khá xa lạ. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam ở nước ta khi xảy ra tranh chấp thương mại 89% trường hợp các bên đưa nhau ra toà án để giải quyết.

Trong khi đó, theo thống kê quốc tế, 90% các doanh nghiệp quốc tế chọn con đường trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại và chỉ có 10% số vụ việc là qua toà án. Vì sao đại đa số các doanh nnghiệp quốc tế lại chọn giải pháp trọng tài? Phân tích vấn đề này, các chuyên gia đưa ra những nguyên nhân sau.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài có những ưu điểm nổi bật nên nhiều doanh nghiệp quốc tế lựa chọn biện pháp này. Đó là:

– Nhanh chóng: Theo thủ tục tố trụng trọng tài, thời gian thụ lý giải quyết tranh chấp chỉ thu gọn trong vài tháng. Ở đây không có quá trình điều tra, xác minh mà tự các bên liên quan phải cung cấp đầy đủ căn cứ, tài liệu theo luật định cho Trung tâm trọng tài. Hội đồng trọng tài sẽ dựa trên những chứng cứ đó và các bộ luật để phân tích, đánh giá, phán quyết. Khi cần yêu cầu bổ sung thêm tài liệu, hồ sơ, Trung tâm trọng tài sẽ thông báo cụ thể đến bên liên quan và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện nhiệm vụ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

– Sâu về chuyên môn: Các trọng tài viên của một Trung tâm trọng tài bao gồm hai nhóm: nhóm chuyên gia và nhóm luật sư. Nhóm đầu là những chuyên gia đầu ngành của nhiều lĩnh vực được Trung tâm mời làm trọng tài viên tham gia xử các vụ việc có liên quan đến chuyên ngành mà chuyên gia đang làm việc và có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, cùng với các luật sư trong hội đồng trọng tài, các khía cạnh chuyên môn được mổ xẻ, phân tích một cách khoa học, khách quan và nhanh chóng. Đây là một trong các ưu điểm nổi trội của phương pháp trọng tài.

Continue reading

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CẦN QUAN TÂM GÌ?

LS. ANH HỒNG NGÂN & LS. NGUYỄN HỮU PHƯỚC – Công ty Luật Phước & Partners

Quyết định thành lập doanh nghiệp (DN) là một quyết định quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp. Sau quyết định quan trọng đó, chính là lúc các nhà đầu tư tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập DN. Thủ tục pháp lý thành lập DN hiện nay khá đơn giản và thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) cũng không dài, nên có rất nhiều DN được thành lập trong những năm gần đây.

Trong giai đoạn tiền thành lập này, các nhà đầu tư thường có khuynh hướng tập trung vào các vấn đề thương mại khác của DN như tìm hiểu thị hiếu khách hàng tiềm năng, chọn địa điểm kinh doanh, tìm nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn cung cấp để phục vụ cho dự án kinh doanh…

Việc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ĐKKD thường được nhà đầu tư xem nhẹ và coi là bước thủ tục phải làm mà không đặt trọng tâm vào. Tuy nhiên, trong thực tế có một số vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ĐKKD mà các nhà đầu tư (đặc biệt là những người mới khởi nghiệp) cần lưu ý.

1. Cần xác định ngành nghề kinh doanh cho DN

Xác định được ngành nghề kinh doanh cho DN rất quan trọng vì ngoài thủ tục ĐKKD thông thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề, hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Hiện nay pháp luật DN quy định ba loại hình của ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu đối với việc ĐKKD, đó là: (i) các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, (ii) các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, và (iii) các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.

Continue reading

KHI NÀO DOANH NGHIỆP LÀ MỘT PHÁP NHÂN?

LG. CAO BÁ KHOÁT – Thành viên Tổ Thi hành Luật Doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ

(Bài được viết vào thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2005 và BLDS năm 2005 chưa được ban hành, nên một số thông tin có thể không còn phù hợp – Civillawinfor)

Tuy có nhiều tên gọi khác nhau, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh… nhưng nếu xét về trách nhiệm tài sản của nhà đầu tư đối với các khoản nợ của doanh nghiệp thì chỉ có hai loại:

Một là, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, thường gọi họ là các thể nhân;

Hai là, nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, loại doanh nghiệp này được gọi một tên chung là pháp nhân.

Một người khởi nghiệp muốn thành lập doanh nghiệp của mình, trước hết phải có nhận thức đầy đủ về pháp nhân, phải thấy được pháp nhân khác với không có tư cách pháp nhân như thế nào? Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau đây:

1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận

Pháp nhân là người do pháp luật sinh ra. Pháp nhân không có đời sống sinh học, không biết yêu, ghét, chỉ có đời sống pháp lý. Do vậy, pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. Được khai sinh hợp pháp là dấu hiệu đầu tiên của một tổ chức muốn được công nhận là pháp nhân. Như vậy, một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, tức là được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận việc khai sinh ra doanh nghiệp và tương tự như vậy với các DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Continue reading

MỸ CÔNG BỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ BẢO HIỂM

NGUYỄN THANH TÙNG – Chuyên gia Tiền tệ VietinBank

Ngày 21/4/2010 tại WASHINGTON D.C. Mỹ, các đại diện nhà chức trách Mỹ đã họp báo giới thiệu và công bố: thời gian tới (10/02/2011) sẽ phát hành vào lưu thông loại 100 USD thế hệ mới. Dưới đây là những đặc điểm cấu tạo, bảo hiểm của tờ 100 USD mới:

Dây bảo hiểm 3-D:  Dây bảo hiểm màu xanh ở mặt trước của tờ 100 Dollar với hình ảnh những cái chuông và những con số 100. Chao nghiêng tờ tiền về phía sau và phía trước khi xem dây bảo hiểm, sẽ thấy những chiếc chuông đổi thành những con số 100 khi chúng di chuyển. Nếu chao nghiêng tờ tiền về phía trước và phía sau, những chiếc chuông và những con số 100 sẽ di chuyển lên trên và xuống dưới. Nếu chao nghiêng tờ tiền sang hai bên, chúng sẽ di chuyển về phía trước và phía sau. Dây bảo hiểm được đan bên trong tờ tiền, chứ không được in và sử dụng vi công nghệ tiên tiến. Có gần một triệu vi thấu kính được sử dụng để tạo ảo giác về những chiếc chuông và những con số 100 đang chuyển động.

Chuông trong lọ mực: Hình ảnh của một chiếc chuông đặt trong một lọ mực màu đồng ở mặt trước tờ 100 Dollar mới. Tùy thuộc vào góc của tờ tiền, hình ảnh chiếc chuông đổi màu từ màu đồng sang màu xanh, đây là hiệu ứng làm cho chiếc chuông như hiện rồi lại ẩn trong lọ mực.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn