admin@phapluatdansu.edu.vn

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO công bố Án lệ số 53/2022/AL, Án lệ số 54/2022/AL, Án lệ số 55/2022/AL và Án lệ số 56/2022/AL áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

– Căn cứ Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

– Căn cứ Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ; Continue reading

NGHỊ QUYẾT 01/2021/NQ-HĐTP NGÀY 20/12/2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

logoHỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất Điều 201 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây viết tắt là Bộ luật Hình sự) và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Continue reading

NGHỊ QUYẾT 02/2020/NQ-HĐTP NGÀY 24/09/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng dân sự).

Continue reading

NGHỊ QUYẾT số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24 tháng 9 năm 2020 của HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng dân sự).

Điều 2. Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 13/TANDTC-PC NGÀY 24 THÁNG 2 NĂM 2020 CỦA TANDTC về việc hướng dẫn bố trí trang thiết bị cần thiết cho Toà Gia đình và Người chưa thành niên

TÒA ÁN NHÂN DÂN TÔI CAO

1. Phòng xử án

Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa Gia đình và Người chưa thành niên phải bảo đảm đúng theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28-7-2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Phòng xử án được trạng bị rèm che hoặc màn che có thể gấp gọn để chắn không cho nạn nhân là trẻ em, người chưa thành niên nhìn thấy bị can, bị cáo; Các trang thiết bị để thu phát việc lấy lời khai của trẻ em, người chưa thành niên trong qúa trình xét hỏi tại phiên tòa gồm: Màn hình ti vi; May tính hoặc thiết bị phát video được kết nối với màn hình ti vi; Loa, có điều khiển từ xa để điều chỉnh âm lượng; Thiết bị ghi âm, ghi hình, mạng tinternet, mạng truyền hình trực tuyến và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác xét xử; Máy điều hòa không khí.

2. Phòng hòa giải

Phòng hòa giải thiết kế với nền tường màu xanh, treo tranh, ảnh về thiên nhiên, con người và được bố trí bàn hình tròn hoặc hình bầu dục.

3. Phòng chờ

Phòng chờ có thể được sử dụng nhằm một số mục đích như sau:

Tạo không gian riêng tư, thân thiện để trẻ em và người chưa thành niên cùng cha mẹ, người giám hộ, người lớn đi kèm ngồi chờ khi ở Tòa án, để trẻ em, người chưa thành niên tạm nghỉ khi thấy căng thẳng, không khỏe hay cần nghỉ ngơi trong quá trình xét xử, cung cấp lời khai trước tòa, để được cha mẹ, chuyên gia tâm lý hoặc cán bộ xã hội an ủi, khích lệ…

Continue reading

NGHỊ QUYẾT 01/2020/NQ-HĐTP NGÀY 5 THÁNG 3 NĂM 2020 CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN CHUNG CỦA DÒNG HỌ DO BAN HÀNH

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về xác định thành viên dòng họ; quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ; đương sự trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ; địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhập vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.

Điều 2. Xác định thành viên dòng họ

Thành viên dòng họ là cá nhân trong dòng họ được xác định theo tập quán phổ biến, được thừa nhận nơi dòng họ tồn tại. Các bên tranh chấp có trách nhiệm cung cấp họ, tên, địa chỉ của thành viên dòng họ.

Continue reading

NGHỊ QUYẾT SỐ 04/2019/NQ-HĐTP NGÀY 18/6/2019 CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ QUY TRÌNH LỰA CHỌN, CÔNG BỐ VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Án lệ

Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ

Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;

2. Có tính chuẩn mực;

3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Continue reading

NGHỊ QUYẾT SỐ 04/2018/NQ-HĐTP NGÀY 9/8/2018 CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO BAN HÀNH MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 thảng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự;

Sau khỉ có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự

Ban hành 33 biểu mẫu theo Danh mục kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 09 tháng 8 năm 2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018.

2. Bãi bỏ các biểu mẫu số 92, 93 ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.

3. Các biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị quyết này được sử dụng trong quá trình xem xét thụ lý, giải quyêt việc dân sự tại Tòa án nhân dân.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 55/TANNDTC-PC NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2018 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH VỤ VIỆC HÒA GIẢI THÀNH, ĐỐI THOẠI THÀNH

Kính gửi:

– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao;

– Các Tòa án nhân dân cấp cao;

– Tòa án Quân sự Trung ương;

– Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Ngày 03-10-2017, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 04/2017/CT-TA về việc tăng cường công tác hòa giải tại Tòa án nhân dân, với mục tiêu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải trong tố tụng dân sự. Đến ngày 22-01-2018, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch số 11/KH-TANDTC triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, hành chính tại Hải Phòng; tiến tới xây dựng Đề án tổng thể về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, hành chính.

Để thống nhất các tiêu chí xác định hòa giải thành, đối thoại thành trong giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, Tòa án nhân dân tối cao hướng dãn như sau:

TRA CỨU BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

QUY CHẾ TỔ CHỨC PHIÊN TÒA – Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế tổ chức phiên tòa này quy định về nguyên tắc tổ chức phiên tòa, nội quy phòng xử án, việc bảo vệ phiên tòa và thực hiện các quyết định của Chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử.

2. Quy chế tổ chức phiên tòa này được áp dụng đối với các phiên tòa, phiên họp trong quá trình Tòa án xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử và giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức phiên tòa

1. Phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm và thành phần những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp hoãn phiên tòa thì thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa phải ghi rõ trong giấy báo mở lại phiên tòa.

2. Phiên tòa được tổ chức công khai, trừ trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự, bị cáo thì Tòa án có thể xét xử kín.

3. Việc tổ chức phiên tòa phải bảo đảm các yêu cầu về an ninh, trật tự, sự tôn nghiêm của Tòa án; bảo đảm cho việc xét xử được tiến hành bình đẳng, dân chủ, nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật; góp phần tuyên truyền, giáo dục công dân chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của đời sống xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Continue reading

THÔNG TƯ SỐ 01/2017/TT-TANDTC NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG XỬ ÁN

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;

Chánh án Tòa án nhân dân ti cao ban hành Thông tư quy định về phòng xử án,

Điều 1. Phm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc sắp xếp vị trí của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong quá trình Tòa án xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử và giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và một số quy định khác về phòng xử án.

Điều 2. Phòng xử án

1. Phòng xử án là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án.

2. Phòng xử án bao gồm phòng xử án giám đốc thẩm, tái thẩm; phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm.

3. Phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm bao gồm:

a) Phòng xử án hình sự;

b) Phòng xử án hành chính, dân sự, giải quyết việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

c) Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

TẢI VĂN BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

CÔNG VĂN SỐ 152/TANDTC-PC NGÀY 19 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG, XỬ LÝ NỢ XẤU

Kính gửi:

– Các Tòa án nhân dân cấp cao;
– Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của một số Tòa án, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một số tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam về vướng mắc khi giải quyết tranh chấp nhằm xử lý tài sản bảo đảm của các hợp đồng tín dụng.

Liên quan vấn đề nêu trên, ngày 19-6-2014, Quốc hội thông qua Luật Phá sản số 51/2014/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2015; ngày 24-11-2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 (sau đây gọi là Bộ luật Dân sự năm 2015) và Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 (sau đây gọi là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2017; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2016 trừ một số quy định có liên quan đến quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017; Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành các Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của các đạo luật này. Đặc biệt, ngày 21-6-2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, trong đó giao cho Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu quy định tại Nghị quyết này.

Để bảo đảm giải quyết các tranh chấp hiệu quả, góp phần xử lý nợ xấu, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, các Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục triển khai thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Phá sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; trong đó, lưu ý một số nội dung sau đây:

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 146/TANDTC-PC NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ VIỆN DẪN, ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG XÉT XỬ

Kính gửi:

                          – Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;

                          – Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Tại Hội nghị tập huấn từ ngày 25 đến ngày 28-5-2017, Tòa án nhân dân tối cao đã nhận được phản ánh của một số Tòa án đề nghị hướng dẫn việc viện dẫn, áp dụng án lệ trong xét xử. Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và các đạo luật tố tụng thì khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự; bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự phải được giải quyết như nhau.

Việc viện dẫn, áp dụng hoặc không áp dụng án lệ khi xét xử, giải quyết những vụ việc cụ thể phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28-10-2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, khi xét xử, giải quyết những vụ việc đã có án lệ thì Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu án lệ đó để quyết định việc viện dẫn, áp dụng hoặc không áp dụng. Trường hợp áp dụng án lệ thì số án lệ, số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ (nội dung khái quát của án lệ) phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn nguyên văn những nội dung hạt nhân của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết các vụ việc tương tự.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn