admin@phapluatdansu.edu.vn

HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH Ở HOA KỲ VÀ NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

THS. HỒ MINH THÀNH – Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Chính sách của các quốc gia nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền kết hôn đối với người đồng tính có sự khác biệt đáng kể trên toàn cầu. Theo Chiến dịch Nhân quyền, hôn nhân đồng giới là hợp pháp ở 20 quốc gia, hợp pháp ở một số khu vực tài phán ở 2 quốc gia, phạm tội hình sự ở 75 quốc gia và bị trừng phạt bằng cái chết ở 10 quốc gia[1]. Trong khi các cuộc tranh luận về quyền của người đồng tính đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, chỉ mới gần đây, hôn nhân đồng tính(HNĐT) mới vươn lên dẫn đầu chương trình nghị sự xã hội ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ. Tại Hoa Kỳ, bên cạnh sự thay đổi chính sách về thừa nhận hôn nhân đồng giới, Toà án tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết rằng, quyền kết hôn của các cặp đồng giới sẽ được bảo vệ trên toàn bộ 50 bang của nước này từ năm 2015. Phán quyết này đã được sự hưởng ứng và ủng hộ của dư luận xã hội. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew 2017a cho thấy, sự ủng hộ cho HNĐT đã tăng từ 35% trong năm 2001 lên 62% trong năm 2017[2]

1. Khái quát về hôn nhân đồng tính theo pháp luật Hoa Kỳ

1.1. Cặp đôi đồng giới đầu tiên kết hôn hợp pháp trong lịch sử Hoa Kỳ

Ngày 18/05/1970, hai người đàn ông là Jack Baker và Micheal McConell đã nộp đơn cho Thư ký Toà án Gerald R. Nelson tại Hạt Hennepin để yêu cầu đăng ký kết hôn (ĐKKH). Tuy nhiên Thư ký Toà án này đã từ chối đơn vì hai người yêu cầu ĐKKH có cùng giới tình. Không đồng tình với quyết định đó, cặp đôi này đã khởi kiện với lập luận, pháp luật vào thời điểm hiện tại không hề có quy định cấm kết hôn đồng giới và họ hoàn toàn đủ điều kiện để đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 1, 4, 8 và 9 Hiến pháp Mỹ. Tuy nhiên, nỗ lực của họ thất bại, kể cả sau khi đã đệ đơn kháng cáo lên toà án cấp cao[3]. Sau đó, Baker và McConnell đã nộp đơn ĐKKH lại, lần này là tại Hạt Blue Earth và họ đã thành công trong việc xin giấy phép kết hôn ngay trước khi Tòa án Minnesota tạm dừng giấy phép kết hôn đối với các cặp đồng giới[4]. Cặp đôi này, do đó, được xem như là "cặp đôi đồng giới đầu tiên kết hôn hợp pháp trong lịch sử"[5]. Đây có thể được xem như là một sự may mắn khi quyết định cấm KHĐT năm 1972 "không hồi tố đối trường hợp của Baker và McConnell" vì hai người đã có được giấy ĐKKH và đã kết hôn "đủ sáu tuần" trước đó.

Continue reading

ỨNG XỬ VỚI KHÁC BIỆT/ NGƯỜI “KHÁC LẠ”: Quan điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số về người có xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số

ĐỖ QUỲNH ANH, TRẦN NGỌC LINH & HOÀNG NGỌC AN

Cách tiếp cận của nghiên cứu

Khái niệm về “căn tính” trong Nhân học

Các nhóm phân loại con người theo các đặc tính (traits) và căn tính (identities) không được tạo ra bởi tự nhiên mà được con người tạo ra để đơn giản hóa sự phức tạp trong sự đa căn tính (multiple identities) của con người và trong các hiện thực đa chiều (multiple realities)5. Trong một thảo luận về sự hạn chế của chủ nghĩa kiến tạo xã hội (social constructionism), Epstein (1987) cho rằng ‘căn tính’ được xác định trong mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể xã hội, là kết quả của quá trình liên tục tìm kiếm ‘căn tính’ nhằm tìm kiếm một sự liên hệ giữa cá nhân với đám đông và chính danh hóa (legitimate) vị thế của họ trong xã hội. Epstein đã tổng kết hai cách định nghĩa về căn tính: một cách giải thích nhìn nhận căn tính như là bản chất (essential) của con người, do đó thuộc về nội tâm (intrapsychic); cách còn lại theo luận điểm của chủ nghĩa kiến tạo xã hội cho rằng căn tính là các nhãn (labels) hoặc vai trò (roles) được ‘tập nhiễm’ (acquired) vào mỗi cá nhân. Cách hiểu căn tính thuộc về nội tâm coi căn tính như một đặc tính cố định và bền vững của một người, mô tả bản chất thật sự của con người. Trong khi đó, định nghĩa còn lại cho rằng căn tính là sự nhập tâm (internalization) hoặc tiếp nhận có ý thức các nhãn và vai trò đã được áp đặt hoặc xây dựng trong quá trình xã hội hóa.

Continue reading

VIETNAM CONTEXT ANALYSIS REPORT ON HUMAN RIGHTS AND HEALTH SITUATION OF VIETNAMESE LGBT COMMUNITY AND MSM/TG (2017)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ISEE, ICS & HẢI ĐĂNG

Relevant economic situation related to LGBT, economic and employment situation of LGBT, and economical context factors that play a role in the status quo / change in this situation

Starting in 1986, Vietnam gradually shifted from a centrally planned system to a socialist market economy. According to the World Bank, Vietnam is the second largest recipient of remittances in Southeast Asia, with $11 billion. Vietnam has been one of the two world leaders of rice exporter for a long time. Vietnam’s leading export manufactured product since 2013 has been electronics. Foreign technology company have contributed a significant percentage to GDP of Vietnam, Samsung on itself contributing for than 20% total export of Viet Nam. Young people, including LGBT people, tend to move and work in major cities like Ho Chi Minh or Hanoi which created a very high density of population in these cities.

Relevant social situation related to LGBT, and social context factors that play a role in the status quo / change in this situation

Vietnam has a young population of which number of people of working age (between 15-64) make up two thirds (69%) of the population. Vietnamese traditional values are strongly influenced by Confucius and Taoist ideologies, although most Vietnamese do not call it by name. The major religion of Vietnam is Buddhism (7.9%), but most of the population are atheist (81.8%) which makes Vietnam one of the most non-religious country in the world.6 However, the Vietnamese culture has mixed its religious with traditional spirit worship and folk practices. Many scholars also suggest old widespread patterns of cross-gender spirit mediums in Vietnam, such as “hau dong” (spirit worshiping) where people with mixed spirit of men and women are considered be able to communicate with the gods.

Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH VÀ BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP

GS. FRANCOISE DEKEUWER-DEOSEZ – Trưởng khoa Khoa Khoa học Pháp lý, Chính trị và Xã hội, Trường Đại học Lille II Cộng hòa Pháp

Tóm tắt: Bộ luật dân sự 1804, cũng như Bộ luật dân sự hiện nay, là cơ sở để bảo đảm quyền cá nhân, là cơ sở pháp luật về hôn nhân, là nền tảng pháp lý về gia đình. Sự phát triển của Bộ luật dân sự phản ánh sự phát triển của xã hội, thể hiện thông qua việc tăng cường bình đẳng về giới, việc đa dạng hóa các hình thức hôn nhân, sự phát huy vai trò của gia đình tự nhiên và những thay đổi về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ. Mở đầu thiên niên kỷ thứ ba, nhiều cải cách pháp luật đã được tiến hành, nhưng người ta vẫn chờ đợi những cải cách mới.

Bộ luật dân sự Pháp không dành một Thiên hay một Chương riêng về hôn nhân gia đình. Quyển thứ nhất của Bộ luật có tựa đề “Về người”. Đương nhiên những quy định trong Quyển này cũng điều chỉnh vấn đề gia đình. Những người soạn thảo Bộ luật đều khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội. Locré, Portalis và những người đầu tiên giải thích Bộ luật đều cho rằng sự ổn định của gia đình sẽ đảm bảo sự ổn định của xã hội, và gia đình chính là vườn ươm của xã hội. Tuy nhiên, gia đình ở đây được nhìn nhận như là một tập hợp các quan hệ giữa nhiều cá nhân chứ không được nhìn nhận như một nhóm người thực sự. Điều này cũng là lô gích, bởi phạm vi của gia đình thường xuyên thay đổi: có người sinh ra, có người chết đi, hội tụ rồi chia ly.

Bộ luật dân sự 1804 có rất ít định nghĩa trong phần quy định về người và gia đình. Bộ luật đưa ra nhiều định nghĩa trong lĩnh vực tài sản và nghĩa vụ, nhưng liên quan đến hôn nhân, xác định quan hệ cha mẹ và con, năng lực pháp luật thì hoàn toàn ngược lại. Lý do được đưa ra để giải thích cho thực trạng này là các chế định đó đã được mọi người biết đến quá rõ. Nhưng lý do thực chất là: đây là những chế định nhạy cảm rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa có thể được toàn xã hội chấp thuận.

Continue reading

KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA CỘNG HÒA ITALIA VÀ VƯƠNG QUỐC HÀ LAN TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. CỘNG HÒA ITALIA

Cải cách thị trường lao động

Thị trường lao động của Italia đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do tác động của khủng hoảng kinh tế và vấn đề nợ công. Số lượng doanh nghiệp vừa nhỏ chiếm tỷ lệ cao, tính linh hoạt của loại hình doanh nghiệp này đã bị hạn chế do sự thay đổi chậm chạp của các chính sách quản lý vĩ mô dẫn đến nhiều hệ lụy như: Cơ hội việc làm suy giảm; tính ổn định và an toàn của việc làm bị ảnh hưởng mạnh; khả năng tiếp cận thị trường và việc làm của người lao động ngày một khó khăn hơn…

Italia đang đẩy mạnh quá trình cải cách chính sách về lao động, thị trường lao động và an sinh xã hội. Việc cải cách tập trung nhiều đến các vấn đề về tuổi nghỉ hưu và tính bền vững tài chính Quỹ hưu trí bởi tác động của tỷ lệ già hóa tăng nhanh, tỷ lệ đóng hưởng bảo hiểm hưu trí chưa hợp lý, tỷ lệ thất nghiệp cao (khoảng 9%), tỷ lệ lao động trẻ khá lớn (chiếm 40%)… và đời sống xã hội biến động do khủng hoảng kinh tế trầm trọng[1].

Quá trình cải cách tập trung vào sửa đổi pháp luật lao động, trong đó chú trọng hợp đồng lao động dài hạn linh hoạt, đa dạng các chế độ an sinh xã hội nhằm mục tiêu xây dựng thị trường lao động ổn định và bảo vệ người lao động tốt hơn. Nội dung cốt lõi của cải cách nhằm hướng tới bảo đảm an sinh xã hội và nhấn mạnh bảo hiểm thất nghiệp.

Đối với bảo hiểm thất nghiệp, Chính phủ đã đưa ra các loại hình đa dạng hơn (bảo hiểm thất nghiệp thông thường, bất thường, khi bị sa thải và ngoại lệ) kèm theo là những điều kiện, yêu cầu cụ thể ràng buộc chặt chẽ về loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề … thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thực tế từng năm. Mục tiêu của chế độ này là tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ và tiếp cận dịch vụ, hỗ trợ đào tạo lại, trong đó quan tâm đến lao động nữ.

Continue reading

TẬP ĐỐI CHIẾU LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

Theo yêu cầu của nhiều bạn, Civillawinfor xây dựng Tập đối chiếu Luật HNGĐ năm 2014 để các bạn tham khảo, dưới dạng:

LUẬT HNGĐ NĂM 2000

LUẬT HNGĐ NĂM 2014

Mục 3. CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Điều 28. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.

2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.

3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP:

Điều 7. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình.

TRA CỨU BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY 

Việc đối chiếu có cập nhật, tuy nhiên không tránh khỏi sai sót, mong các bạn thông cảm. Văn bản thuộc lĩnh vực luật tư khác, Civillawinfor sẽ cố gắng thực hiện trong thời gian tới.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐƯA VÀO DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

A. Kinh nghiệm quốc tế về một số vấn đề mới còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi)

1. Về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình

Tập quán nói chung và tập quán về hôn nhân và gia đình nói riêng đã được nhiều quốc gia công nhận với tư cách là một nguồn của luật pháp trong nước. Một khi được công nhận, tập quán sẽ trở thành luật mang tính ràng buộc và có giá trị pháp lý tương đương với các quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, trong áp dụng tập quán, giữa các nước cũng đã áp dụng những giải pháp pháp lý khác nhau:

­- Thứ nhất, pháp điển hóa tập quán thành quy phạm trong các văn bản Luật. Giải pháp này được áp dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, ví dụ: Bộ luật dân sự Pháp đã pháp điển hóa vai trò của Hội đồng gia tộc trong xác định tư cách và điều kiện cần thiết để kết hôn (Điều 159, được sửa đổi theo Luật số 64-1230 ngày 14/12/1964);

Thứ hai, áp dụng tập quán khi không có thỏa thuận và không có quy định của pháp luật. Giải pháp này được áp dụng phổ biến ở nhiều nước[1], đặc biệt ở các nước thẩm phán có quyền giải thích pháp luật, ví dụ: Luật Gia đình của Philipines quy định quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được xác định theo thỏa thuận của các bên, không có thỏa thuận thì áp dụng theo quy định của Luật, nếu không có thỏa thuận và Luật không có quy định thì áp dụng tập quán (Điều 74);

Thứ ba, bên cạnh hai giải pháp trên, một số nước quy định chủ thể có quyền lựa chọn áp dụng tập quán hoặc quy định của pháp luật trong quan hệ hôn nhân và gia đình của mình nếu tập quán đó không vi phạm các điều kiện áp dụng được quy định trong Luật, ví dụ: Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định “trong trường hợp tập quán khác với các quy định của Luật hay pháp luật về trật tự công cộng, mà các bên trong hành vi pháp lý đã thể hiện nguyện vọng tuân thủ tập quán này thì tập quán này có ưu thế” (Điều 92); Luật kết hôn đặc biệt năm 1954 của Ấn Độ quy định trong trường hợp một tập quán về kết hôn đã được công bố công khai trên công báo của Chính phủ có nội dung khác với điều kiện kết hôn được quy định trong Luật, thì việc kết hôn theo tập quán có thể được công nhận… Continue reading

TÀI SẢN VÀ SỞ HỮU TÀI SẢN TRONG LUẬT TỤC M’NÔNG

THS. NGUYỄN THỊ OANH – Giảng viên Khoa Luật, Đại học Đà Lạt

Luật tục M’nông là một trong luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Dân tộc M’nông sinh sống chủ yếu ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Tuy nhiên luật tục M’nông vẫn được các đồng bào M’nông ở cả hai tỉnh sử dụng trong cuộc sống. Do đó, việc am hiểu luật tục, truyền thống và biến đổi có ý nghĩa quan trọng trong hòa giải, trong giải quyết các vụ tranh chấp hôn nhân, tài sản ở địa phương.

Tài sản do nữ giới quản lý

Luật tục là hiện tượng xuất hiện từ xa xưa, đã tồn tại lâu đời và có những tác động mạnh mẽ tới đời sống các cộng đồng người. Trên thế giới luật tục được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau, như: folklaw (luật dân gian), native law (luật bản địa) … Các thuật ngữ trên đều chỉ một loại luật tục phân biệt với luật nhà nước (State law). Trong đó thuật ngữ Customary law – luật tục được sử dụng phổ biến hơn cả.

Luật tục M’nông là một trong luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Dân tộc M’nông sinh sống chủ yếu ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Tuy nhiên luật tục M’nông vẫn được các đồng bào M’nông ở cả hai tỉnh sử dụng trong cuộc sống. Sau quá trình sưu tập lâu dài, hiện nay luật tục M’nông bao gồm 8 chương với 15 điều.

Trong xã hội M’nông, tài sản được phân thành hai loại chủ yếu là tài sản chung của cộng đồng và tài sản của các dòng tộc, gia đình.

Tài sản của cộng đồng là khoảnh đất, như cây cối, sông suối, bụi rậm, bến nước, các khu rừng, các loại động vật,… chưa thuộc quyền quản lý của một dòng họ hay gia đình cụ thể nào. Tài sản chung của bon (buôn làng) được giao cho thủ lĩnh (Kruanh bon) của bon trông coi, chăm sóc và quản lý. Tài sản chung của cộng đồng hay nói cách khác là phạm vi đất đai của mỗi buôn thường được định ranh giới bằng các gốc cây, một tảng đá, một con suối hay một khu rừng.

Continue reading

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN THEO THỎA THUẬN TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN – Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM

TS. ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP – Khoa Luật, Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM

Chế độ tài sản thỏa thuận (hay còn gọi là chế độ tài sản ước định), là tập hợp các quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng nên một cách hệ thống trên cơ sở sự cho phép của pháp luật để thay thế cho chế độ tài sản luật định nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản này được quy định như một điểm mới rất tiến bộ trong Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) Việt Nam năm 2014, tồn tại song song cùng với chế độ tài sản theo luật định (được áp dụng khi vợ chồng không xác lập chế độ tài sản theo thoả thuận).

Để có cái nhìn đa chiều trong việc phân tích và kiến giải các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ tài sản thỏa thuận, việc nghiên cứu và so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật ở một số quốc gia là rất cần thiết. Bài viết phân tích các quy định trong pháp luật các nước Pháp, Bỉ (với sự tương đồng trong quá khứ về hệ thống pháp luật nói chung do ảnh hưởng của chế độ phong kiến nửa thuộc địa) và Thái Lan với tư cách là quốc gia có vị trí địa lý cận kề với Việt Nam trong bối cảnh văn hóa, xã hội.

1. Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan

Ở Thái Lan không có Luật HN&GĐ riêng biệt mà hôn nhân và gia đình được quy định chung trong Bộ luật Dân sự và Thương mại (DS&TM) Thái Lan [1]. Phần về hôn nhân và gia đình cũng như về các quan hệ tài sản giữa vợ chồng được quy định tại Phần III Quyển 5 của Bộ luật này.

Nhìn chung, các quy định về hôn nhân và gia đình ở Thái Lan được quy định trên nền tảng pháp luật châu Âu lục địa, mà cụ thể là chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Pháp [2]. Tuy nhiên, cũng giống như hệ thống pháp luật Việt Nam, trong một thời gian dài, Thái Lan không công nhận án lệ hay vai trò “làm luật” của thẩm phán.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC LA HỦ Ở LAI CHÂU

TS. NGUYỄN VĂN TRỌNG – Ủy ban Dân tộc

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc La Hủ ở nước ta có dân số 9.651 người (thuộc nhóm những dân tộc rất ít người ở nước ta), cư trú tại 16/63 tỉnh, thành phố. Đại đa số người La Hủ cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (9.600 người, chiếm 99,47 % tổng số người La Hủ tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Thái Nguyên (20 người), các tỉnh còn lại có không nhiều hơn 10 người. 

Do địa bàn cư trú chủ yếu ở những khu vực núi non hiểm trở, cuộc sống dựa vào thiên nhiên, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, hạn chế giao lưu hàng hóa với bên ngoài… nên đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tỷ lệ đói nghèo lên tới 85 – 90% (theo tiêu chí cũ).

Kết quả khảo sát tại 20 hộ gia đình ở xã Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho thấy phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc La Hủ nói riêng hiện nay tuy ít nhiều có sự thay đổi nhưng do được thụ hưởng những chính sách bảo tồn và phát triển nên đã có tác động nhất định đến kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc thiểu số nói riêng và của cả nước nói chung. Cụ thể:

Về kinh tế, trước kia, người La Hủ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và săn bắn, hái lượm với công cụ lao động là con dao, chiếc cuốc. Vài chục năm trở lại đây, người La Hủ đã dùng trâu cày kéo và phát triển cây lúa nước, lúa nương làm nguồn lương thực chính. Đàn ông La Hủ đan ghế, mâm, chiếu, nong nia,… bằng mây rất giỏi và đa số biết nghề rèn.

Continue reading

ĐẶC TÍNH CỦA HÔN NHÂN DƯỚI GÓC NHÌN NHÂN HỌC

TS. ĐẶNG THỊ KIM OANH – Khoa Nhân học, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp HCM.

TÓM TẮT

Hôn nhân là việc kết hợp tính giao giữa nam và nữ, nhưng không ở đâu, bất kỳ quốc gia nào, dù là khác nhau về chế độ chính trị xã hội, lại đng nhất hôn nhân với quan hệ tính giao. Hôn nhân mang ý nghĩa văn hóa, là tiếng nói văn hóa của con người can thiệp vào tự nhiên và mang những đặc tính xã hội kinh tế sâu sắc. Tùy thuộc vào điều kiện xã hội và những yếu tố văn hóa tộc người mà hôn nhân diễn ra theo nhiều hình thái khác nhau, vừa phản ánh qui luật chung nhất sự phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử, vừa mang những đặc thù văn hóa tộc người.

Vì vậy, hôn nhân luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học thuộc lĩnh vực xã hội nhân văn. Bài nghiên cứu này, dưới góc độ lý thuyết và các dẫn liệu Nhân học nhằm bàn thêm về những đặc tính văn hóa xã hội kinh tế của hôn nhân.

Trong tiếng Việt, hôn nhân được ghép bởi hai từ gốc Hán là hôn nhân: Hôn ((婚) là bố mẹ cô dâu (khác với hôn “昏” là buổi chiều, không có bộ nữ “女?”), nhân ((姻) là bố mẹ chú rể. Hôn nhân là việc cha mẹ đôi bên lấy vợ gả chồng cho con. (Đòan Văn Chúc, 2004, tr 185-186).

Hôn nhân là phương thức để xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển gia đình, nó vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến cuộc sống của mỗi cá nhân, vừa là biểu hiện sinh động sắc thái của văn hóa tộc người. Vì vậy, hôn nhân không chỉ là sự thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa-xã hội khác.

1. HÔN NHÂN LÀ TIẾNG NÓI VĂN HÓA CỦA CON NGƯỜI CAN THIỆP VÀO TỰ NHIÊN

Hôn nhân đáp ứng một trong những yêu cầu cơ bản của nhân lọai là tái sản xuất con người. Khi cơ thể trưởng thành, bản năng tình dục của con người sẽ thúc dục hai giống tính khác nhau xích lại gần nhau để sinh sản, bảo tồn nòi giống và, do đó, hình thành mối giây tử hệ (filiation) mà trong đó con cháu được thừa hưởng (di truyền) di sản sinh lý của cả cha và mẹ. Không ai thay đổi được điều tự nhiên ấy. Đứng trước tử hệ những yếu tố nhân văn-xã hội của con người phải nhường ưu thế định đọat cho sinh lý tự nhiên.

Nhưng quan hệ giới tính (mating) để sinh sản ra con người theo nghĩa sinh vật thì không cần có hôn nhân cũng vẫn thực hiện được. Hôn nhân không đồng nghĩa với quan hệ giới tính ở chỗ hôn nhân đem lại ý nghĩa xã hội – văn hóa cho quan hệ giới tính. Trong hôn nhân, không phải với bất kỳ ai cũng có thể xích lại gần. Hôn nhân giới hạn và xác định những người đàn ông, đàn bà nào được phép hay không được phép lấy nhau làm vợ hay chồng. Sự giới hạn ấy hoàn toàn do yếu tố văn hóa chi phối, không phụ thuộc vào yếu tố sinh lý tự nhiên. Như vậy, hôn nhân là tiếng nói văn hóa của con người can thiệp vào tự nhiên.

Continue reading

BÌNH LUẬN CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG DỰ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (sửa đổi)

LS. TRƯƠNG THANH ĐỨC – Chủ tịch Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên VIAC

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HNGĐ năm 2000 (Bản tác giả góp ý).

Dự thảo Luật HNGĐ (sửa đổi) – Bản trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2013.

1. Các điều quy định về chế độ tài sản của vợ chồng

1.1. Vấn đề tài sản đóng vai trò ít nhất 30% vào sự ổn định và phát triển của “tế bào” gia đình trong xã hội. Quan hệ gia đình có tốt đẹp hay không, pháp luật chỉ tác động được vào tài sản, còn tình cảm thì không dựa nhiều vào luật được. Vì vậy, các điều quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, nhất là những quy định mới được bổ sung là vô cùng cần thiết, đã giải quyết được hầu hết các vướng mắc, bất cập vô lý và nhức nhối từ ngày có Luật Hôn nhân gia đình năm 1959. Tuy nhiên, Dự thảo Luật có trên 30 điều (tăng khá nhiều so với Luật hiện hành) quy định về chế độ tài sản của vợ chồng đang được đưa chung vào một số chương (chủ yếu các điều ở Chương III về “Quan hệ giữa vợ và chồng”, một số điều ở Chương X về “Ly hôn” và một số điều ở một vài chương khác) là không hợp lý, lẫn lộn quan hệ tình cảm, nhân thân với quan hệ tài sản.

1.2. Vì vậy, đề nghị xem xét tách tất cả các điều khoản quy định liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng, của gia đình nói chung để đưa vào một chương riêng về “Quan hệ tài sản trong gia đình”.

2. Về “Giao dịch liên quan đến chỗ ở của vợ chồng” (Điều 26đ):

2.1. Tên Điều này đề cập đến “chỗ ở”, tuy nhiên nội dung thì lại chỉ đề cập đến “nhà ở” khi quy định “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà ở là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của một bên nhưng là nơi sinh sống duy nhất của vợ chồng thì phải có sự thỏa thuận của vợ chồng.”. Như vậy là có sự không thống nhất giữa tên Điều Luật và nội dung (“chỗ ở” rộng hơn “nhà ở”).

2.2. Vì vậy đề nghị sửa tên Điều luật thành “Giao dịch liên quan đến nhà ở của vợ chồng”.

Continue reading

ỨNG DỤNG QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG TRONG LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH

DOÃN THỊ NGỌC

Ngày 30 và 31 tháng 6, năm 2013, Trường Đại học An Giang tổ chức Hội thảo Quốc tế về Công Tác Xã Hội và Sức Khỏe Cộng Đồng. GS Susan Newfield (trường Đại học Y) và GS Neal Newfield (trường Công Tác Xã Hội) thuộc Viện Đại học West Virginia đã trình bày về các quan điểm hệ thống trong liệu pháp gia đình, cụ thể là, những nguyên tắc cốt lõi trong liệu pháp gia đình và làm thế nào giúp các cặp vợ chồng và gia đình tăng khả năng giải quyết vấn đề.

Theo GS Susan and Neal Newfields, giga đình như những hệ thống, gồm nhiều  mối liên hệ qua lại chằng chịt về mặt huyết thống hoặc luật định, cùng chia sẻ những lợi ích, nhiệm vụ và lịch sử gia đình. Vì vậy, để áp dụng hệ thống các quan điểm vào việc giải quyết vấn đề trong gia đình đòi hỏi nhà tham vấn (NTV) phải hiểu hệ thống gia đình là một hệ thống vừa đóng vừa mở và được phân chia thành các tiểu hệ thống có những ranh giới, vai trò, thứ bậc, tầm ảnh hưởng bên trong gia đình, sự liên kết, và bị chi phối bới các luật lệ.

Để làm được điều này đòi hỏi nhà tham vấn phải nắm vững quan điểm về lý thuyết hệ thống, giao tiếp, thay đổi, truyền thông Cybernetics, vai trò, và lý thuyết phát triển để đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp. Các quan điểm của những trường phái trên có tính đa ngành và có thể vận dụng trong nghiên cứu, trong việc giải quyết những trường hợp cụ thể, cũng như những vấn đề xã hội khác ở lĩnh vực sinh học, tâm lý, giới và phát triển, xã hội, vật lý, hóa học v.v…

Bài viết này chỉ tập trung trình bày các quan điểm lý thuyết hệ thống (systems concepts), lý thuyết thay đổi, cụ thể là mô hình trị liệu mối quan hệ nhân quả một chiều (A > B) và mô hình mối quan hệ nhân quả vòng xoay (tác động qua lại -circular causality), lý thuyết giao tiếp, phương pháp phân tích và đánh giá gia đình bằng biểu đồ gia tộc và sinh thái, và một số qui tắc cơ bản cần ghi nhớ khi làm việc với gia đình.

Thứ nhất, các quan điểm về lý thuyết hệ thống

Hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều thành tố tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Quan điểm về hệ thống cung cấp cho chúng ta một khung tổ chức gồm nhiều yếu tố, bộ phận liên quan và tác động qua lại với nhau trong môi trường xã hội. Ví dụ, xét về mặt sinh học của cơ thể, khi một cơ quan nào đó bị bệnh (viêm phổi, đau tim, tiểu đường, đau răng, hay đứt tay chẳng hạn) thì bác sĩ y khoa sẽ phải xem xét tiến trình bệnh tại cơ quan đó trong mối liên hệ với cơ quan và bộ phận khác và với toàn bộ cơ thể. Như vậy, nếu có biến động từ một bộ phận thì đều tác động lên các bộ phận khác, tác động lên toàn hệ thống, và tác động theo kiểu quan hệ nhân quả xoay vòng (circular causality). Vì thế, trong liệu pháp gia đình “tổng thể quan trọng hơn bộ phận” (Whole is greater than part).

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d