“Chúng tôi cũng có đi theo dõi trong thời gian sức mua tăng cao. Tới các cửa hàng xăng dầu, thấy chen vô bên trong rất khó. Nhưng có sự thật là rất nhiều xe, khi chúng tôi nhìn đồng hồ xăng, còn tới nửa bình hoặc 2/3 bình cũng chen vào đổ. Có khi điều chỉnh giá có 500 – 600 đồng, chen vô đổ đầy bình cùng lắm chỉ lời 1.000 – 2.000 đồng. Rất mong người tiêu dùng cân nhắc lợi ích và không dự trữ xăng dầu, gây nguy hiểm”.
Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công thương Tp.HCM, phát biểu tại Họp báo định kỳ, ngày 13/10/2022.
LƯU Ý:Nội dung các bài viết có thể liên quan đến quy phạm pháp luật còn hiệu lực, không còn hiệu lực hoặc mới chỉ là dự thảo.
KHUYẾN CÁO:Sử dụng thông tin trung thực, không ngoài mục đích hỗ trợ cho học tập, nghiên cứu khoa học, cuộc sống và công việc của chính bạn.
MONG RẰNG:Trích dẫn nguồn đầy đủ, để kiến thức là năng lực của chính bạn, để tôn trọng quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, cũng như công sức, trí tuệ của người đã xây dựng trang Thông tin này.
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 01 “THE MORAL SIDE OF MURDER”
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 02: “PUTTING A PRICE TAG ON LIFE”
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 03: “FREE TO CHOOSE”
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 04: “THIS LAND IS MY LAND”
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 05: “HIRED GUNS”
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 06: “MIND YOUR MOTIVE”
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 07: “A LESSON IN LYING”
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 08: “WHATS A FAIR START?”
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 09: “ARGUING AFFIRMATIVE ACTION”
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 10: “THE GOOD CITIZEN”
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 11: “THE CLAIMS OF COMMUNITY”
JUSTICE: What’s The Right Thing To Do? Episode 12: “DEBATING SAME-SEX MARRIAGE”
2. JACK MA (Alibaba Group, AliExpress) at Lomonosov Moscow State University
3. RICHARD POSNER | Senior Lecturer in Law at the University of Chicago Law School and Judge on the U.S. Court of Appeals for the Seventh Circuit | FAULT IN CONTRACT LAW “Let Us Never Blame a Contract Breaker”
4. University of Virginia School of Law | Prof. ANNE COUGHLIN|“HOW TO READ A CASE”
5. Stanford Graduate School of Business| Prof. MATT ABRAHAMS| “THINK FAST, TALK SMART: Communication Techniques”
“HOW TO MAKE YOUR COMMUNICATION MEMORABLE”
6. JORDAN PETERSON – The clinical psychologist | “12 RULES FOR LIFE”
7. Prof. A. BENJAMIN SPENCER – University of Virginia School of Law | “THE LIFE OF A CASE”
8. Prof.TOBY HEYTENS – University of Virginia School of Law | “OVERVIEW of the American Legal System and the Life of a Case”
9. Prof. SCOTT BRUECKNER | LBCC Study Skills – Long Beach City College | “How To Improve Your LISTENING SKILLS”
10. Prof. SCOTT BRUECKNER | LBCC Study Skills – Long Beach City College | “How to improve your MEMORY”
11. Prof. SCOTT BRUECKNER | LBCC Study Skills – Long Beach City College | “How To REMEMBER FOR TESTS”
12. University of Virginia School of Law | Financier – philanthropist David Rubenstein interviews recently retired U.S. Supreme Court Justice Anthony Kennedy
13. Pepperdine Caruso School of Law | Conversation with Supreme Court Justice Antonin Scalia
14. Harvard Law School | HLS in the World (Opening Ceremony): Conversation with Six Supreme Court Justices
15. Harvard Law School | Bill Gates Harvard Commencement Address 2007
16. Harvard Law School | Facebook Founder Mark Zuckerberg Commencement Address | Harvard Commencement 2017
17. University of Virginia School of Law |Prof. GEORGE GEIS | Inside the Classroom: Contracts
18. Cambridge Law Faculty |Prof. STEPHEN SMITH |’Rights, Wrongs, and Injustices: Taking Remedies Seriously’: 2018 Cambridge Freshfields Lecture
19. Cambridge Law Faculty |Prof. STEPHEN SMITH |’Constitutionalism and Private Law’: 2015 Cambridge Freshfields Lecture
20. University of Virginia School of Law|Prof. GEORGE COHEN |Inside the Classroom: Contracts
Chào thầy! Em theo dõi các bài viết của thầy từ ngày còn là sinh viên, đến khi đi làm Luật sư. Em học được rất nhiều kiến thức bổ ích từ các bài viết trên trang này của thầy.
Giờ em cũng bắt chước thầy mở trang https://i-law.vn có mục tư vấn miễn phí cho người dân và doanh nghiệp để họ có nguồn tư vấn miễn phí khi cần!
Thầy cho em hỏi về việc đăng ký quyền tác giải cho tác phẩm phái sinh (cụ thể: TP dịch từ TA sang TV) thì cần giấy tờ như trong Luật (tờ khai, bản sao TP, ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền nộ đơn, Văng bản đồng ý đống TG or Chủ sở hữu). Vậy tài liệu chứng minh quyền nộp đơn cụ thể là gì ạ. Em cảm ơn thầy.
Tháng 4 2016 ông nam đến văn phòng công chứng làm di chúc đẻ định đoạt số tiền la 200trieu . Mà ông được hưởng thừa kế từ cha mẹ ruột của ông. Theo di chúc ông nam để lại toàn bộ số tiên nay cho hoàng 20 tuổi là con ruột của ông với vợ là bag nguyệt . Phần căn nhà của vợ chồng ông nam không được làm di chúc ngoài ra ông nam và bà nguyệt còn một người con là hải (12 tuổi . Vào thời điểm ông nam chua chết ) nhưng do nghi ngờ hải không phải là con của mình nên trong di chúc ông nam không nhắc tới hải .
Hãy phân chia tài sản của ông nam. Giả sử thang 2 2017 ông nam chết
E co cau hoi nay mong duoc giup đỡ
Tháng 4 nam 2016 . Ông nam dến văn phòng công chứng làm di chúc để dịnh đoạt số tiền tiết kiệm la 200trieu dong. Ma ong được thừa kế từ cha mẹ ruột của ông. Theo di chúc ong nam để lại toàn bộ số tiền này cho hoàng 20 tuổi là con của ông với vợ là bà nguyệt. Phần căn nhà của vợ chồng ông nam không được làm di chúc . Ngoài ra ông nam và bà nguyệt còn một người con la hải (12 tuổi . Vào thời điểm ông nam chết) nhưng do nghi ngờ hải không phải là con của mình nên trong di chúc ông nam không nhắc tới hải .
Hãy phân chia tài sản của ông nam . Giả sử tháng 2 nam 2017 ông nam chết
Chào thầy, em có thắc mắc như sau: Thầy có thể giúp em phân biệt quyền tài sản không chuyển giao được, quyền tài sản chuyển giao được 1 cách hạn chế và quyền tài sản tự do chuyển giao Theo Bộ luật DS 2015. Ví dụ cụ thể được không ạ. Cám ơn thầy ạ
Điều 8. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cho em hỏi ạ, ở điều 8 không đề cập đến xử lý vi phạm dân sự, vậy luật ATTT mạng không có trường hợp chịu xử lý về dân sự phải không
Nhờ luật sư tư vấn giúp mình thủ tục làm sổ đỏ trường hợp sau:
Mình mua mảnh đất tại Hà Nội từ năm 2004, nhưng chưa tiến hành làm thủ tục cấp GCN quyền SD đất. Thời điểm đó mua bán chỉ có giấy viết tay. Thửa đất mua bán rộng 200m2, được chia tách làm 4 phần, mỗi phần 50m2. Các phần khác đã được làm sổ đỏ và xây nhà. Hiện tại còn lại mảnh đất của mình rộng 50m2, trong đó có 35m2 đất ở và 15m2 đất vườn. Vậy thủ tục xin cấp số đỏ và chuyển đổi toàn bộ thửa đất sang đất ở như thế nào, cần những giấy tờ gì ạ?
Tiền thuế đất hàng năm mình vẫn đóng đầy đủ.
thấy ơi cho em hỏi: những hạn chế khi Việt Nam gộp hai nhóm quyền sỡ hữu và quyền chiếm hữu là gì ạ?vì sao trên thế giới một số nước vẫn có thể gộp hai nhóm quyền này?
Thầy ơi giải thích giúp em tình huống này với ạk..mong được sự giải đáp của thầy.
A và B là 2 giám đốc công ty. Tại bữa tiệc A ngõ lời mượn B 2 ngàn đô. B đồng ý và tự viết 1 tờ giấy với nội dung như sau: Tôi, Nguyễn Văn B… đồng ý cho Lê Văn A vay số tiền 2 ngàn đô thời hạn 1năm, lãi suất 0%, bắt đầu từ ngày 10/05/2015 đến ngày 10/05/2016…kí tên Nguyễn Văn B… Hỏi
1. Tờ giấy trên có phải la hợp đồng hay không? Tại sao
2. Nếu không là hợp đồng thì làm thế nào tờ giấy trên trở thành hợp đồng?
3. Hợp đồng trên có giá trị pháp lý hay không? Tại sao
4. Nếu đến hạn mà A không trả thì B có thể khởi kiện yêu cầu toàn án buộc A trả tiền hay không? Tại sao.
Thưa thầy ,trong hợp đồng vận chuyển hành khách mà hành khách không phải thanh toán cước phí vận chuyển thì bản chất của nó là hợp đồng gì ạ ?
Em cảm ơn thầy nhiều ạ
E chào thầy ạ. Thưa thầy e có 1 câu hỏi rất mong nhận được sự giải đáp của thầy ạ!!
Nêu những điểm mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trong BLLĐ 2012 so với Luaaatj sửa đổi bổ sung năm 2006
E xin cảm ơn thầy ạ ^^
e chào thầy. e có một câu hỏi nhờ sự trợ giúp của thầy ạ.
So sánh hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 và hợp đồng liên quan đến quyền lợi ích của người thứ 3 ạ.
Em cảm ơn thầy nhiều ạ
em chào thầy ạ!! thầy cho e hỏi mấy điều ạ!
1.Trong vấn đề phân biệt giữa thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ 3 với bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất?
2. Việc một tài sản dùng thế chấp 2 ngân hàng để vay tiền có xảy ra trên thực tế là ngân hàng sau không biết việc tài sản đã được dùng để thế chấp ở ngân hàng thứ nhất ko ạ? và khi có trường hợp này xảy ra thì sẽ bị xử lý như thế nào ạ?
em cảm ơn thầy nhiều ạ!! ^^
Cho em hỏi vấn đề này ạ:
ông H viết di chúc để lại mảnh đất cho con gái là T, nhưng muốn người mẹ kế của T là bà K ( vợ hai của ông H ) có quyền hưởng dụng tài sản đó trong thời gian bà ta còn sống ). Vì vậy trong thời gian này bà K có quyền xây nhà, trồng cây trên mảnh đất đó, thực hiện việc canh tác và địa dịch trên mảnh đất.
Vậy T muốn bán quyền sử dụng đất cho A, A không muốn cho bà K hưởng quyền hưởng dụng có được không?
Đảm bảo quyền lợi của bà K như thế nào?
Một câu hỏi rất hay, có lẽ nhà làm luật Việt Nam muốn đưa cái đạo lý truyền thống “kính lão, đắc thọ”, nhưng nhà làm luật đã quên rằng, đạo lý Việt Nam cũng có câu “kính trên, nhường dưới”, nếu vì mùa xuân của đất nước, động lực của sự phát triển, thiết nghĩ đạo lý thứ hai cần được lựa chọn trong trường hợp này.
1. Công ti X được thành lập giữa A và B. trong điều lệ của công ti ghi rõ mỗi thành viên góp 50% vốn điều lệ. nhưng thực chất A cho B vay 20% trong số 50% vốn góp của B vào công ti với điều kiện: trong thời hạn 1 năm B phải trả cho A số tiền vay đó kể cả lãi, nếu không có tiền trả thì A sẽ lấy nợ bằng 20% phần vốn góp của B trong công ti và không lấy lãi.
A để B làm giám đốc công ti, mình là phó giám đốc. 2 bên thống nhất ghi trong điề lệ công ti: các vấn đề thay đổi hình thức công ti, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giair thể, mở rộng phạm vi kinh doanh, kết nạp thành viên mới, tăng, giảm, thay đổi cơ cấu vốn phải theo nguyên tắc nhất trí.
Hơn 1 năm kể từ ngày thành lập công ti, sau khi thúc nợ nhiều lần, A đề nghị B chuyển 20% vốn góp của B cho A. B thấy công ti làm ăn phát đạt nên không nhất trí và hẹn chỉ trả nợ bằng các khoản lãi mà B nhận được từ công ti. Gia đình B không có ai, B không có tài sản gì đáng kể, sống nhờ vào công ti. A đến gặp luật sư.
Cách thức lấy nợ như thỏa thuận của A và B có thể thực hiện không? Lập luận.
2. A và B muốn thành lập 1 công ti cổ phần chung chỉ có 2 người. vướng phải khó khăn lien quan tới các quy định của luật doanh nghiệp 2005, 2 người cam kết trả cho C mỗi tháng 1 số cổ tức nhất định để đổi lấy việc C đứng tên như cổ đông thứ 3 cùng thành lập công ti. công ti được thành lập. C nhận số cổ tức như cam kết được 2 năm thì A và B cương quyết không trả nữa. C khới kiện ra tòa án đòi được chia cổ tức và các quyền lợi khác theo luật doanh nghiệp 2005.
Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao? Nêu rõ căn cứ pháp lí.
3. Công ti X được thành lập có 3 thành viên hợp danh là A, B, C. ngoài ra có D là thành viên góp vốn. công ti hoạt động được 1 thời gian thì A chết để lại phần vốn góp trong công I cho 2 người thừa kế là E và F. E rút vốn khỏi công ti. F bán phần vốn góp được hưởng cho G. các thành viên của công ti nhất trí cho G trở thành thành viên hợp danh của công ti do mua phần vốn góp của F. Đồng thời nhất trí cho D trở thành thành viên hợp danh vào cùng thời điểm. hoạt động tiếp được hơn 1 năm sau. Công ti bị phá sản. các chủ nợ đòi hỏi E, F, G, D cũng phải chịu trách nhiệm lien đới vô hạn đối với các khoản nợ của công ti cùng với B và C.
Đòi hỏi của các chủ nợ có hợp lí không? Tại sao? Căn cứ pháp luật.
4. Doanh nghiệp tư nhân X của A làm ăn có hiệu quả nhưng bị phạt do vi phạm các quy định về môi trường gây bệnh cho 3 người nông dân quanh vùng đang được chữa bệnh tại bệnh viện. A bán doanh nghiệp X cho B. sau khi bán A và B tới bệnh viện thăm các bện nhân. B mang tiền tới bồi thường cho các bệnh nhan này và cam kết sẽ bồi thường cho những bệnh nhân do X vi phạm quy định môi trường gây ra. 3 bệnh nhân vui vẻ nhận tiền và chấp nhận lời cam kết của B. 2 tháng sau, hơn 10 nạn nhân nữa quanh vùng phát bệnh do X gây ra. Hỏi kinh nghiện của 3 bệnh nhân trước, tới B đòi B bồi thường. một số nạn nhân khác lại đòi A bồi thường. cũng trong thời gian này 2 trong 3 bệnh nhân trước chết do bện không thể chữa khỏi. gia đình họ đến đòi bồi thường cả A và B. trước hoàn cảnh đó, B yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán danh nghiệp X vô hiệu với lí do A không thông báo đầy đủ các khoản nợ cho cơ quan đăng kí kinh doanh, và không chấp nhận bồi thường theo yêu cầu của các nạn nhân. Biết rằng trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp X, các bên thỏa thuận bên mua chịu trách nhiệm về các khoản nợ phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp và đã cùng nhau kiểm tra tất cả các sổ sách chứng từ liên quan.
Hợp đồng mua bán có vô hiệu hay không? Việc bồi thường phải giải quyết như thế nào? Tại sao?
kính chào thầy cô!
em có một vướng mắt về vấn đề liên quan đến thừa kế muốn trao đổi như sau:
Theo quy định của bộ luật Dân sự. Trường hợp di sản không được chia thừa kế theo di chúc thì sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Thực tế phát sinh trường hợp bà A có 3 người con là B, C và D. B đã được bà A cho ra ở riêng và cho 3 000 m2 đất và đã thực hiện thủ tục cho tặng đất đai vào năm 1995, C đã về quê chồng và chưa được cho đất. Còn D ở lại với bà A, cũng chưa được bà A cho đất. tài sản hiện còn của bà A là 6.000 m2 đất.
Năm 2013 bà A mất không để lại di chúc, theo quy định tại khoản 1 Điều 675, phần tài sản trên được chia thừa kế theo pháp luật, theo đó, hàng thừa kế thứ nhất là B,C,D. B đã được chia tài sản trước kia 3.000 m2 đất. Vậy trong trường hợp này phần di sản trên B có được chia hay không? Di sản trên sẽ được chia làm 3 phần bằng nha mỗi người 2000 m2 đất hay chỉ chia cho C và D mỗi người 3.000 m2 đất vì B đã nhận 3.000 m2 đất trước kia.
Kính mong thầy cô và các bạn giúp đỡ.
Chào Mai Khanh,
Việc B được bà A cho đất trước khi mất không phải là căn cứ để tước quyền thừa kế của B, do đó B vẫn thuộc diện người thừa kế hàng thứ nhất của bà A.
Cho e hỏi các thầy một vài câu hỏi :
1. Nguyên tắc chính trong việc quản trị công ty hợp danh
2. Nguyên tắc chính trong việc quản trị công ty cổ phần
3. Nguyên tắc chính trong việc quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn
nhiều thành viên
4.Nguyên tắc chính trong việc quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Thời hiệu chính là thời hạn và đều là một khoảng thời gian có thời điểm phát sinh và thời điểm kết thúc. Tuy nhiên, thời hiệu hẹp hơn thời hạn nó chỉ là khoảng thời gian được quy định trong Luật mà khi kết thúc nó có thể làm cho một chủ thể quan hệ dân sự được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn thực hiện nghĩa vụ dân sự, Ngoài ra theo Luật của Việt Nam hiện hành thời hiệu còn có một loại thời hạn để chủ thể quan hệ dân sự thực hiện quyền yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự nếu hết thời hạn đó không thực hiện quyền yêu cầu thì tòa án sẽ không giải quyết theo yêu cầu của chủ thể (thời hiệu khởi kiện).
Thời hạn ngoài thời hiệu còn có khoảng thời gian do các bên trong quan hệ dân sự định ra theo ý chí của mình, theo đó quyền, nghĩa vụ dân sự phải thực hiện trong khoảng thời gian này, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận thay đổi về thời hạn do mình đã định ra.
Em chào thầy!
Em muốn hỏi là: Người chết có được di tặng di sản cho người thừa kế không ạ?
Thầy có thể cho em biết có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế không ạ?
Em xin cảm ơn ạ!
Vâng ak!e cảm ơn thầy vì đã trả lời câu hỏi của em. chúc thầy và gia đình luôn luôn mạnh khỏe,hạnh phúc, công tác tốt !ah.e còn một thắc mắc nữa muốn hỏi thầy , thầy có thể giải đáp , chỉ bảo giúp e được không ak!thầy giúp em đưa ra hai ví dụ về “người có thẩm quyền định đoạt tài sản theo pháp luật “bài kiểm tra vừa rội lớp e có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau .e đã lấy hai ví dụ như sau:
VÍ DỤ 1 :”năm 2002,gia đình anh A được ủy ban nhân dân xã giao cho 50m2 đất để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp . tuy nhiên sau khi được giao đất, vì thấy địa điểm mảnh đất đẹp lại gần mặt đường nên gđ anh A đã sử dụng 50m2 đất đó để xây nhà ở.năm 2005.UBND xã ra quyết định thu hồi mảnh đất đã giao cho gđ anh A vì gđ anh A không thực hiện đúng chính sách , pháp luật của nhà nước về mục đích sử dụng của từng loại đất”
VÍ DỤ 2;”trường đh luật hà nội là tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ tư pháp .ngoài việc các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương thực hiện quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu nhà nước ,các cơ quan nhà nước còn trực tiếp quyết định việc chuyển giao tài sản cho trường đh luật hà nội trong phạm vi thẩm quyền của mình ,hoặc nhà nước cho phép trường đh luật hà nội thực hiện một phần quyền định đoạt tài sản đó tức là được mua bán phương tiện, thiết bị như(bàn ghế, máy chiếu….)để phục vụ hoạt động giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước đã giao.”
Ngoài ra em còn nghĩ thêm được một vài ví dụ sau:vật do một người nào đó đánh rơi mà không xác định được chủ sở hữu thì tài sản đó thuộc về sở hữu nhà nước(nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt)
mong thầy xem xét các ví dụ em đưa ra có đúng không ak?thầy có thể giúp em đưa ra một vài ví dụ để enm hiểu rõ vấn đề này hơn được không a?
Dạ thưa thầy e đang nghiên cứu về đề tài “kiện đòi lại tài sản trong bộ luật dân sự “vậy theo thầy khung trình bày đề tài của em nên viết như thế nào cho đầy đủ và hợp lý ak!e cần tiếp cận đề tài này qua các vấn đề nào ak?
Về vấn đề này em nên trao đổi với giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên, em nên quan đến các vấn đề sau: điều kiện để kiện đòi tài sản; ai có quyền kiện đòi; kiện đòi trong trường hợp người đang nắm giữ tài sản ngay tình và không ngay tình; kiện đòi bất đông sản, kiện đòi động sản; kiện đòi tài sản khi tài sản ở tình trạng bị mất hoặc suy giảm giá trị, tính năng sử dung; kiện đòi tài sản khi tài sản đã được chuyển giao thong qua nhiều giao dịch cho nhiều chủ thể khác nhau…
e chào thầy !thầy lại cho e hỏi vấn đề này với ạ
nếu như bên thuê tài sản mà làm mất tài sản,tài sản đó là vật đặc định thì tính giá thế nào vậy thầy,vật này trên thị trương không có
e cám ơn thầy ạ!
e cám ơn thầy đã trả lời thắc mắc của e,e xin hoi thầy mấy vấn đề sau nữa ạ,
1,anh A thuê nhà của bà B với thời hạn là 5 năm,với mục đích là bán quần áo,thấy anh A làm ăn có lời lãi nên bà B đã đòi lại nhàmà anh A đã đưa cho bà B trước 2 năm tiền thuê nhàe muốn hỏi là theo qđ của pháp luật thì hợp đồng này vô hiệu do vp về hình thức,vậy hậu quả pháp lí này là anh A trả lại nhà,B trả lại số tiền đã nhân,hay chỉ trả số tiền sau khi trừ đi thời gian thuê ạ,
2,đối với hợp đồng dịch vụ,giá dịch vụ do 2 bên thoả thuận,nếu không có thoả thuận thì tính theo giá dịch vụ cùng loại trên thị trường tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng,e muốn hỏi nếu như trên thị trường không có dịch vụ cùng loại thì tính như thế nào ạ?
3,các trường hợp sau đây đâu là hợp đồng gia công,đâu là hợp đồng dịch vụ
a,hợp đồng sử nhà
b,cắt tóc,theo kiểu mà khách hàng yêu cầu
4,e muốn hỏi thầy tình huống đó là khi e gọi taxi vào chở e,chú lái taxi bảo e đợi 10 phút,nhưng phải đến nửa giờ sau họ mới đến đón em,em bị lỡ việc,liệu e có kiện đk trong trường hợp này không ạ?
mong thầy giúp em giải quyết thắc mắc trên với ạ
e cám ơn thầy ạ
thưa thầy ,thầy có thể cho e hỏi vs ạ!
1.đối tượng của biện pháp bđ cầm cố có là tài sản hình thành trong tưong lai khộng ạ
2.thầy cho e 1 ví dụ về thực hiện nghĩa vụ có điều kiện
3.điều kiện đối với tài sản cầm cố là gì ạ
e cám ơn thầy ạ!
Chào em,
1. ở câu hỏi thứ nhất và thứ ba em tìm đọc Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2012).
2. về nghĩa vụ có điều kiện, ví dụ: nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Cho em hỏi em có thể tìm mẫu Hợp đồng lưu trú du lịch ở đâu. Em đang làm đề tài này trên lớp. Thầy hay bạn nào có hay biết nơi download thì chỉ em với. Mail của em: tranthiminhhien91@yahoo.com Em cảm ơn ạ!
Chào Hien Tran
Mẫu hợp đồng không quan trọng đâu, vấn đề em cần xác định rõ đối với dịch lưu trú du lịch khi lập hợp đồng cần phải có điều khoản gì, vấn đề nào thường có rủi ro pháp lý hoặc có tranh chấp, cơ chế ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của các bên như thế nào…
1) Ông Đặng và bà Thất có 5 người con chung là Hải, Khoan, Đừng, Chấm, Dứt đều đã trưởng thành và có gia đình. Trong số 5 người con của ông Đặng, có Hải và Dứt là ở chung với ông – bà. Anh Hải có vợ là chị Sơn sinh hai người con là Dương và Lâm đều đã thành niên. Anh Hải đi hợp tác lao động rồi bị bệnh chết ở Nga năm 1996. Năm 2004, ông Đặng chết. Năm 2005, bà Thất chết. Tháng 02/2006, các con và dâu của ông và bà gồm Khoan, Đừng, Chấm và chị Sơn đã cùng họp mặt để thoả thuận nhường quyền thừa kế di sản của cha mẹ cho người em út là Dứt hưởng để lo việc thờ cúng cho ông Đặng và bà Thất. Theo đó, anh Dứt sẽ được hưởng toàn bộ di sản. Thoả thuận của những người này được lập thành văn bản và có ông Nhiều là trưởng tộc ký tên xác nhận. Không đồng ý với việc nhường quyền hưởng di sản cho chú, các con anh Hải là Dương và lâm cùng viết đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc chia thừa kế của ông, bà.
Qua điều tra được biết: trong quá trình chung sống, anh Hải và chị Sơn có dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm là 50 triệu đồng. Còn tài sản chung của ông Đặng và bà Thất trị giá 220 triệu đồng. Không ai trong số những người quá cố để lại di chúc.
a). Hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Vì sao?
b). Giả sử lúc sinh thời, anh Hải đã được ông Đặng – bà Thu cho một số tiền lớn để làm ăn, đồng thời anh Hải có làm một tờ giấy cam kết là sau này không tranh giành di sản thừa kế của cha, mẹ để lại cho các em. Nhưng sau khi anh Hải chết, các con của anh Hải vẫn kiện đòi hưởng thừa kế thế vị của cha đối với tài sản của ông, bà thì giải quyết như thế nào?
Một CT TNHH 100% Vốn Nhà nhà nước đầu tư 01 Dự án, đến nay, dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán. Dự kiến chủ đầu tư bán 51% dự án cho 1 Cty đại chúng. Các bên dự định không thành lập pháp nhân để quản lý nhà máy và sản xuất mà cùng ký kết hợp đồng để bên nhận chuyển nhưng (Cty đại chúng) quản lý nhà máy và điều hành sản xuất, phân phối sản phẩm. Vậy, hình thức hợp đồng trong trường hợp này là hình thức nào? Nên nghiên cứu thêm những nguồn luật/thông tin, tư liệu nào?
Đây là 1 tình huống thực tế liên quan đến 1 công trình trọng điểm quốc gia đang triển khai. Rất cảm ơn và sẽ hậu tạ với sự giúp đỡ của Thầy.
Chào bạn,
Vấn đề bạn nêu cần nhìn nhận ở nhiều góc độ lắm. Bạn cần nghiên cứu các quy định có liên quan trong luật đầu tư, luật doanh nghiệp… quy định về chuyển quyền yêu cầu, chuyển nghĩa vụ, thực hiện quyền yêu cầu, nghĩa vụ thông qua người thứ ba… trong Bộ luật dân sự…
Có lẽ bạn cần cung cấp thêm thông tin..
Thân
thưa thầy, em có một câu hỏi muốn hỏi ý kiến thầy. việc cho thuê lại đất có cần được sự đồng ý của người cho thuê không ạ? em đã tìm trong luật đất đai. luật kinh doanh bất động sản và blds nhưng đều không thấy quy định, mà chỉ quy định việc cần sự đồng ý bên cho thuê khi cho thuê nhà!
Em cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời từ thầy.
Các bạn ơi, cho mình hỏi về 2 vấn đề này với. Trường hợp ông A và bà B , có con là E, cùng thuê 1 căn nhà C. Sau khi bà B mất, ông A cưới bà D và tiếp tục chung sống với nhau tại ngôi nhà C đó cùng với E. Vậy :
1. Ai là chủ sở hữu của căn nhà C. Bà B có được coi là đồng sở hữu căn nhà C không?
2. Hình thức sở hữu căn nhà thuộc hình thức sở hữu gì, nếu mẹ ông A là bà F cũng góp tiền xây dựng căn nhà trên
Mình xin chân thành cảm ơn
àh, câu hỏi minh hỏi thầy mà sao vẫn không thấy trả lời. thật buồn quá đi àh! không biết tại thầy không biết hay tại câu hỏi của minh không được hay nữa! àh cũng cảm ơn bạn phượng và tomato-hlu đã comment nha!
có bạn nào có các câu nhận định môn dân sự về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế thì gửi cho minh vào mail : thucminh0312@gmail.com
minh cảm ơn nha! sắp thi môn này rùi mà tìm tài liệu không thấy cũng không biết trang web nào có nữa? giúp minh nha!
Thưa thầy,
Điều 181 về Quyền tài sản, thầy giáo em có nói việc qui định quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản là chưa hợp lí, cần sửa đổi.
Thầy có thể cho em biết ý kiến của thầy về vấn đề này ko ạ!
Chào duong92HLU,
Về vấn đề này nên trao đổi cùng thầy giáo em về cơ sở của quy định được cho là không hợp lý đó và em có quyền lựa chon riêng cho câu trả lời của mình.
Chào duong92hlu,
Thừa kế thế vị là trường hợp một hoặc nhiều người theo quy định của luật được thừa kế thay cho một người mà theo quy định của luật họ được thừa kế nhưng lại chết trước hoặc chết cùng với người để lại di sản. Về thứ bậc và diện được thế vị em đọc trong BLDS.
Thừa kế theo hàng chảlà việc thừa kế theo trật tự, thứ bậc hàng được quy định trong luật, khi không có những người thừa kế ở hàng trước thì người hàng thừa kế sau được hưởng.
Như vậy, nếu xét ở góc độ thừa kế theo hàng, có thể cháu chưa đến lượt được hưởng thừa kế di sản của ông bà, nhưng có thể cha hoặc mẹ của cháu là người thừa kế theo luật của ông bà (với tư cách là con) lạ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà thì cháu được quyền thế vị vào vị trí thừa kế của cha hoặc mẹ cháu đối với di sản của ông bà.
Thưa thầy, sắp tới đây em có bài thuyết trình về trách nhiệm dân sự và có 1 vấn đề em chưa nắm rõ. Đó là
Trong bộ luật dân sự, trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định trong các trường hợp cụ thể sau:
– Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật
– Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc
– Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
– Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
Thầy có thể cho e mỗi trường hợp 1 ví dụ để em có thể hiểu rõ hơn được không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Chào baotram,
Việc cho ví dụ hay không cho ví dụ phụ thuộc yêu cầu trong đề tài nhưng chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng thuyết trình của em. Thường vị dụ được sử dụng để làm rõ và dễ hiểu hơn các ván đề lý thuyết chung chung hoặc khó hiểu. Nếu cho ví dụ trong mọi trường hợp có thể dẫn tới sự tốn kém về thời gian… thậm chí có rủi ro về tính chuẩn xác của nó…
Hay hay lựa chọn phương pháp thuyết trình phù hợp nhất với em và giúp người nghe hiểu rõ em đã và đang nói gì.
Em chào Thầy ạ, em có một thắc mắc như sau, khi Tòa cấp sơ thẩm ra quyết định trái pháp luật sau đó Tòa cấp phúc thẩm xét xử giữ nguyên bản án. Tòa cấp giám đốc thẩm xét xử tiếp và hủy bản án. Gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại. Vậy trách nhiệm btth cho người bị thiệt hại ở đây là do Tòa cấp sơ thẩm hay Phúc thẩm hay cả hai ạ.??
Cảm ơn thầy.
chào thục minh
theo mình nghĩ (1 cách cảm tính) thì chiếm hữu trái pháp luật là chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu bắng 1 cách vi phạm pháp luật (trộm cắp tài sản chẳng hạn) còn chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là sự chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu và không dựa vào những căn cứ như: được chủ sh ủy quyền quản lý ts, được chủ sh chuyển giao quyền sh thông qua 1 gdds hợp pháp, do phát hiện, giữ ts vô chủ, ts bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm 1 cách hợp pháp.người chiếm hữu ts không có căn cứ pl có thể ngay tình hoặc không ngay tình. trong mỗi trường hợp, họ sẽ có quyền, nghĩa vụ ds riêng, bạn phải tìm hiểu những quy định về các phương thức bảo vệ quyền sh
hiểu được bản chất của 2 khái niệm trên, có thể thấy rằng cả 2 nhận định trên đều đúng.
em chào thầy. đây là lần đầu tiên em vô tình vào được trang web này và thấy rất bổ ích. và em rất khâm phục tinh thần quan tâm từng câu hỏi của sinh viên của thầy.
sau đây em xin có một câu hỏi mong được giải đáp sớm: em không biết giữa ” chiếm hữu trái pháp luật ” va” chiếm hữu không có căn cứ pháp luật” có là một không? vì có câu nhận định là:” chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản của mình nếu tài sản đó bị người khác chiếm hữu trái pl” và nhận định:” người chiếm hữu tài sản trái pháp luật sẽ không được pháp luật bảo vệ và sẽ không trở thành chủ sỡ hữu tài sản đó”.
hai câu nhận định trên là đúng hay sai vậy thầy?
em xin chân thành cảm ơn!
chào Thục Minh, mạn phép trả lời câu hỏi bạn nhé! 🙂 theo mình, chiếm hữu trái pháp luật sẽ căn cứ theo Điều 170 BLDS còn chiếm hữu không có căn cứ pháp luật sẽ dựa vào ĐIều 183 BLDS. => nó không phải là 1 oy 🙂 mình mới học luật dân sự thấy khó ra phết, phục mấy người học được môn này quá hic
ôi, thi vấn đáp hic hic
thưa thầy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra. A đưa chén nước cho B uống, cả 2 đều không biết trong đó có chất kích thích, B uống và đã gây ra thiết hại cho C. vậy trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra như thế nào ạ? e cảm ơn thầy!
chào bạn huongduongnho, theo mình cả A và B đều không phải chịu TNBTTH trong TH này vì B tự nguyện uống nhưng B không biết trong chén nước có chất kích thích vậy B không thuộc k1 Đ615, A cũng không biết và cũng không cố ý dùng chất kích thích để khiến B lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nên A không thuộc k2 Đ615
mình chưa học lds 2 nhưng mình nghĩ trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được đặt ra với A và B vì A và B không có lỗi trong việc gây thiệt hại trong tình trạng không nhận thức và điều khiển được hành vi (do dùng chất kích thích ). trách nhiệm btth có thể đặt ra với người đã cho thuốc kích thích vào nước của A và B.
tuy nhiên, đã có lần mình đọc 1 tài liệu thì trong pháp luật Pháp, trách nhiệm btth được đặt ra kể cả khi người gây thiệt hại không có lỗi.
Kính gửi thầy:
Thưa thầy em có một việc muốn hỏi ý kiến của thầy như sau ah:
Vụ Án: Trong 1 vụ án tranh chấp Toà án đã thụ lý vụ án (do nhầm tưởng nguyên đơn được miễn tiền tạm ứng án phí nhưng theo pháp lệnh án phí 2009 thì nguyên đơn lại không được miễn tiền tạm ứng án phí). Nay Vụ án đã vào sổ thụ lý vụ án từ tháng 3/2011 và đang giải quyết. Nếu bây giờ mới nộp tiền tạm ứng án phí thì như vậy sẽ tạo ra sự vênh giữa thời gian nộp tiền tạm ứng và thời gian thụ lý vụ án. Mà theo qđ của pháp luật thì phải nộp tiền tạm ứng án phí => thụ lý vụ án. Do vậy e muốn hỏi thầy cách giải quyết cho đúng qđ của pháp luật.
Theo cá nhân em: thì nên để Tòa án chiệu tập hợp lệ Nguyên đơn lần thứ 2 mà vẫn ko có mặt (điểm đ-k2-điều 192 BLTTDS 204). Để Tòa án ra qđ đình chỉ giải quyết vụ án. Sau đó khởi kiện lại vụ án để đảm bảo đúng tố tụng và không bị hủy án về sau?
Em xin chân thành cám ơn thầy! Mong nhận được sự phản hồi sớm từ phía thầy!
Mong thầy và các bạn trả lời giúp mình câu hỏi này:
Theo khoản 2 điều 563 BLDS:bên giữ tài sản có quyền yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lí để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công
như vậy có nghĩa là bên giữ tài sản phải chi trả toàn bộ chi phí để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi giữ có trả tiền công, bên gửi tài sản chỉ có nghĩa vụ trả tiền công mà 2 bên đã thoả thuận từ trước. Điều này có mâu thuẫn với qui định tại khoản 3 điều 562 BLDS hay không?
thưa thầy, em chuẩn bị thực tập và chọn đề tài báo cáo thực tập. em muốn làm đề tài về mối quan hệ giữa hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng tin dụng. nhưng hiện tại em cung chưa có nguồn tài liệu nào cả. thầy có thể chỉ cho em các trang web hay chổ nào có thể lấy tài liệu liên quan được không ạh
thưa thầy !
thầy có thể giúp e giải quyêt vấn đề cha mẹ muốn hiến xác sau khi chết nhưng các con không đồng ý. và thủ tục đăng kí hiến như thế nào không a?
e cảm ơn thầy
Em chào thầy,
Em vừa tốt nghiệp trường ĐH ngân hàng tháng 08 vừa qua. Được biết trường ĐH Luật TP.HCM đang tuyển sinh văn bằng 2 hệ chính quy ngành luật học. Em phân vân không biết có nên đi học không? Em biết, nắm vững luật pháp là vô cùng quan trọng, và với riêng em thì thiết nghĩ làm trong lĩnh vực ngân hàng lại càng quan trọng. Hiện tại em đang làm tại một ngân hàng thương mại nhà nước, vị trí tài trợ thương mại. Tuy nhiên, để đi học, thì phải cân nhắc về thời gian rất nhiều, vì chương trình là học vào buổi tối, và kéo dài trong 03 năm. Em cũng đã hỏi một anh là cựu sinh viên ĐH Luật, thì anh ấy khuyên nên theo học những khóa ngắn hạn, vì chủ đề nó tập trung và sát với thực tế hơn. Tuy nhiên, em lại nghĩ, học bài bản thì mới nắm được cái cốt lõi.
Nhưng hơn hết, là em chưa định hướng được, học luật ra em sẽ làm gì. Chỉ có điều em biết chắc là việc nắm vững nó là rất cần thiết, để tự bảo về mình.
Tuy không phải là một câu hỏi về pháp luật, nhưng em hi vọng là thầy có thể cho em những lời khuyên để có những định hướng rõ ràng hơn, có thể là định hướng cho cả sự nghiệp sau này.
Em vô cùng cảm ơn thầy.
Thưa thầy cô,
Em xin hỏi về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của hành khách trong hợp đồng vận chuyển:
Điều 534: Hành khách có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ theo khoản 1, 3, 4 của điều 529
Vậy còn nếu bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ theo khoản 2, 5 điều 529 thì sao? Hành khách tại sao lại ko được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp này?
VD theo khoản 2 điều 529, nếu vận chuyển đường bộ, bên vận chuyển ko mua bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, mà hành khách không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thì rủi ro cho hành khách nếu sảy ra tai nạn sẽ ko được bảo hiểm bồi thường, thiệt hại là hành khách trong khi có thể tránh được nếu được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
xin chào! cho tôi được hỏi một vấn đề: Dịch vụ đánh giá cấp chứng chỉ Halal sản phẩm cho các doanh nghiệp (sản phẩm phục vụ người Muslim-Hồi giáo) có thuộc phẩm quyền quản lý của Ban Tôn giáo chính phủ không. Theo luật Shari’ah (Luật Hồi giáo) thì dịch vụ này chỉ thuộc sự quản lý của các tổ chức Islam, tức tổ chức Islam được nhà nước công nhận (có pháp nhân), vì tiêu chuẩn đánh giá chứng nhận và cấp chứng chỉ đều dựa trên Qur’an và Luật Shari’ah. kính chào
em chào thầy ạ. thưa thầy, em có một câu hỏi liên quan đến hợp đồng dân sự muốn thầy giải đáp giúp ạ. “Khi phân tích về mối quan hệ phụ thuộc giữa nghĩa vụ chính và nghĩa vụ bổ sung của các chủ thể thì phải dựa trên các tiêu chí chủ yếu nào ?
Cho em hỏi:
1) Thế naò là mô hình hệ thống ngân hàng một cấp?
2) Thế nào là mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp?
3) Vì sao phải đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Theo quan điểm hiện nay có nên đổi tên NHNN Việt Nam thành một tên khác nữa hay không? Vì sao?
em chào thầy!
em đang tìm hiểu vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm nhưng rất khó tìm tài liệu tham khảo, mong thầy chỉ dẫn giúp.
Em chào thầy & các bạn.
em có câu hỏi như sau: Thầy và các bạn có đánh giá gì về phiên xử phúc thẩm và bản án dành cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ?
– Theo thầy và các bạn thì tình hình thực thi luật pháp tại nước ta hiện tình ra sao khi ngày càng có nhiều luật sư bị làm khó và bị kết án bởi những gì mà họ tin tưởng và bảo vệ?
chào bạn zuzin89: vì không có 1 văn bản nào liệt kê cụ thể các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nhưng bạn có thể tìm thông qua các văn bản quy định về lệ phí trước bạ. vì lệ phí trước bạ là một loại tiền mà người có tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu. do đó dựa vào văn bản quy định về lệ phí trước bạ bạn có thể tìm ra nhưng tài sản nào phải đăng ký quyền sh. cụ thể là ở Nghị định 45/2011 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ. Tại điều 2 của Nghị định này có quy định đối tượng chịu lệ phí trước bạ. bao gồm:
1. Nhà, đất.
2. Súng săn, súng thể thao.
3. Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy.
4. Thuyền, kể cả du thuyền.
5. Tàu bay.
6. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy).
7. Ô tô (kể cả ô tô điện), rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
8. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tài sản quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều này mà phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mình xin nói thêm là văn bản này ban hành ngày 17/6/2011 nhưng đến 1/9/2011 mới có hiệu lực. nhưng để tham khảo thì bạn có thể xem qua vb này.
@zuzin: bạn có thể xem thêm vài văn bản hiện đang còn hiệu lực quy định về lệ phí trước bạ như Nghị định 80/2008 và thông tư 68/2010 của bộ tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.
Chào thầy và các bạn
Em có câu hỏi như sau: Tội môi giới mại dâm Điều 255 xác định tư cách tham gia tố tụng là bị hại hay là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, căn cứ xác định bị hại
thực ra thì bạn Phuong đưa ra thông tin chưa được đầy đủ lắm về tình tiết vụ việc nên tôi giả định thế này: nếu người đàn ông kia chỉ vô tình và không may bị chém thì người chém sẽ chỉ vô ý với hành vi của mình thôi. Còn nếu cố ý thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tôi giết người như bạn Mot coi di ve đã trình bày.
Kính chào các thầy ( cô) và các bạn. Mình tên Phương, mình có câu chuyện pháp luật này muốn tham khảo ý kiến các thầy và các bạn.
Có một người thanh niên ( 19 tuổi) khi đang đi trên đường thì vô tình gặp trận ẩu đả và bị chém vào đầu phải khâu 10 mũi. và bị chém vào tay khiến bị đứt hai gân, làm ơn cho mình biết có điều luật nào liên quan đến việc chém người gây thương tích không? người chém nạn nhân cũng đã 19 tuổi.
người đàn ông bị thương phải đi giám định sức khỏe. nếu tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người chém sẽ phải chịu Trách nhiệm hình sự về tội Vô ý gây thương tích (điều 108 BLHS). còn nếu dưới 31% thì phải BTTH cho người bị chém
Chào bạn,
Về câu hỏi của bạn mình có ý kiến như sau:
Hậu quả biểu hiện ra bên ngoài (khách quan) chỉ là một trong các yếu tố để cấu thành tội phạm. Ngay cả tỷ lệ thương tất nó cũng chỉ có ý nghĩa định khung hình phạt dựa trên các mức độ tỷ lệ mà thôi.
Trước hết phải xác định hành vi đó có phạm tội hay không? Nếu phạm tội thì phạm tội gì? Xác định khung hình phạt? Mức phạt và các trách nhiệm hình sự khác.
Giả sử người này là tâm thần hoặc vì các lý do khác thì không thể coi là tội phạm được.
Coi thanh niên này đã phạm tội, thì phải định danh tội phạm trước. Có thể không phải là tội gây thương tích như bạn nói đâu. Vì căn cứ theo mô tả của bạn: các hành vi khách quan như “chém vào đầu”, “chém đứt gân”…thì có vẻ như ý chí của người này là cố ý tước đoạt tính mạng của người khác. Do đó, với thương tật như thế người này cũng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người.
Trường hợp các bạn đề cập sẽ bị xử lý theo hướng như Kuki và motcoidive đưa ra. Tuy nhiên, nếu hành vi trái pháp luật đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người có hành vị vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự vừa chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật dân sự.
Chào thầy và các bạn, mình có câu hỏi này mong thầy và các bạn giải đáp giúp:
Hai vợ chồng gì mình lấy nhau đã lâu. Cũng có một căn nhà, vì điều kiện hoàn cảnh cần tiền để kinh doanh,nên đã lấy bìa đỏ ra ngân hàng cầm cố. Lúc cầm bìa vay tiền thì cần chữ ký của hai vợ chồng nhưng mà lúc trả hết tiền nợ, rút bìa lại chỉ cần chữ ký của một trong hai người. Nhưng do chồng của gì mình đánh cờ bạc, vì lo lắng nên gì mình muốn làm một cái biên bản để xác nhận với ngân hàng về việc: lúc trả hết tiền nợ và rút bìa thì phải cần chữ ký của hai vợ chồng. Mình chưa biết trình bày biên bản này như thế nào.MOng thầy và các bạn giúp đỡ
Xin chao Moi nguoi. Minh dang viet du an ” Nha o cho nguoi thu nhap thap”. Neu ai co tai lieu lien quan. Xin cho minh duoc ko? Mail cu minh la : Mrhoc83@gmail.com
Nếu bạn lựa chọn đề tài này rất mong bạn tiếp cận đến các vấn đề đảm bảo tính khả thi của dự án, tính công bằng, nhân văn, không tạo thêm sự phân hóa giàu – nghèo, phân biệt đối xử và định kiến xã hội: khả năng tiếp cận quyền có nhà ở của người có thu nhập thấp đối với dự án trên? các phương thức xác lập quyền có nhà ở của người có thu nhập thấp, quyền của người có thu nhập thấp đối với nhà ở….
Chào Thầy và các bạn, mình có câu hỏi này mong được Thầy và các bạn giải đáp giúp:
1 người có thể uỷ quyền định đoạt tài sản vô thời hạn cho người khác để vay vốn ngân hàng không?
Kính chào các thầy, cô, BQT diễn đàn.
Em có một thắc mắc mà chưa tìm được lời giải đáp hợp lý. Rất mong các thầy, cô giúp em hiểu rõ nội dung này. “Theo qui định pháp luật Việt Nam hiện hành, những trường hợp nào văn bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh có giá trị (hiệu lực) pháp lý như hợp đồng?”. Nếu được, rất mong thầy, cô chỉ thêm cho em các văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung vấn đề này. Em xin trân thành cảm ơn.
Nếu được thầy, cô và các bạn có thể trả lời trên trang web hoặc gửi thư cho em tại địa chỉ duclamn@yahoo.com
Một lần nữa trân thành cảm ơn thầy, cô và các bạn.
chào bạn lehoa. Với c hỏi của bạn mình xin gợi ý một số điều như thế này: Trước hết, bạn phải hiểu nghĩa vụ dân sự là gì? Chỉ khi bạn hiểu được nghĩa vụ dân sự thực chất là gì thì bạn mới hiểu được các căn phát sinh nghĩa vụ. Nghĩa vụ phải đi liền với trách nhiệm. Và đây là 2 vấn đề quan trọng nhất mà quan hệ dân sự nào cũng có. Có nhiều căn cứ để phát sinh nghĩa vụ, tuy nhiên với nghĩa vụ dân sự thì theo mình chỉ có những sau: thỏa thuận, hành vi pháp lý đơn phương, pháp luật quy định (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng).
Có một điều mà nhiều khi người ta vẫn thường hay nhầm lẫn, đó là: hợp đồng là nghĩa vụ dân sự. Nhưng đúng ra thì hợp đồng chỉ là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ mà không phải là nghĩa vụ, chính sự thỏa thuận giữa các bên đặt họ vào tình trạng có nghĩa vụ với chủ thể khác.
Khi nghiên cứu về nghĩa vụ, bạn lưu ý thêm về trách nhiệm dân sự.
Theo kinh nghiệm của mình thì cuối cùng mọi thứ nó cũng chỉ đi trả lời cho 3 câu hỏi: Nó là cái gì? Tại sao phải đặt ra nó và có cách nào tốt hơn không?
Chúc bạn có những trãi nghiệm thú vị.
Thân,
Kính gửi thầy và các bạn!
Em có một tình huống đọc thấy rắc rối, thầy và các bạn gợi ý cách giải quyết giúp em thông suốt được không ạ? Em cảm ơn thầy nhiều.
Ngày 2/5/2007, A thế chấp laptop cho B để vay 10 triệu đồng. Ngày 1/6/2007 A đứng ra bảo lãnh cho D để C cho D mượn xe máy trong thời gian 3 ngày. Ngày 2/6/2007 D đến cửa hàng cầm đồ E cầm chiếc xe lấy 8 triệu đồng. E đã bán xe máy cho H với giá 16 triệu. Sau 3 ngày, C đòi D trả xe, D năn nỉ 1 tuần sau sẽ chuộc xe để trả lại nhưng C không đồng ý và yêu cầu A phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. A không còn tài sản nào khác liền lấy laptop đưa cho C để xử lý việc bảo lãnh. Ngày 12/7/2007 C bán laptop được 12 triệu đồng. Ngày 20/7/2007, B đến C đòi hoàn trả khoản tiền đã nhận từ việc xử lý tài sản với lý do tài sản đó đã được thế chấp cho B.
Như vậy, cuối cùng ai phải chịu trách nhiệm..
kinh chao thay!
chao cac ban!
m muon hoi mot cau mong cac ban phan hoi lai nhanh giup minh nhe! “thoi han la thoi hieu” Đung hay Sai?
minh thi nghi la sai. con cac ban? thanks nhieu!
Chào thầy ạ.
Thưa thầy, em muốn hỏi thầy một câu hỏi nhỏ ạ. Bình thường lúc học trên lớp em vẫn nghe các thầy cô nói rằng trong quan hệ pháp luật nếu có văn bản luật chung và luật chuyên ngành cùng điều chỉnh thì sẽ áp dụng luật chuyên ngành. Nhưng em đã tìm ở trong Bộ luật Dân sự 2005 không hề có quy định nào như trên. Em cũng đã thử tìm một số văn bản chuyên ngành như Luật Thương mại, Bộ luật Hàng hải nhưng cũng không tìm thấy. Thầy có thể cho em biết nội dung trên quy định ở văn bản nào không ạ? Em cám ơn thầy.
Hiện nay em đang làm bài tập nhóm môn Dân sự 1. Đề bài của nhóm em là “giao dịch dân sự có điều kiện”.
Thưa thầy, theo em hiểu và tự lấy ví dụ thì giao dịch dân sự có điều kiện có phải là hợp đồng bảo hiểm, bản thừa kế, hoạt động sổ xố không ạ?
Chúng em được yêu cầu là phải lấy 3 trường hợp có thật nhưng em tìm và tra cứu mãi mà không thấy trường hợp nào cả.
Mong thầy giúp em về các tình huống này được không ạ. Em cảm ơn thầy.
kính chào thầy!
em là cựu sinh viên trườngmình, có một vấn đề thực tế cảm thấy vô cùng bức xúc muốn sự tư vấn của thầy, cụ thể nội dung như sau:
Ông Nguyễn Văn A và bà Đinh Thị M có khối tài sản chung gồm 01 ngôi nhà tranh diện tích 54m2 trên diện tích đất sử dụng là 1.080m2 ở khu B, HP. Năm 1978 ông A chết, bà M vẫn ở và sử dụng toàn bộ nhà và diện tích đất trên. Năm 1984 bà M chia tách 540m2 cho con trai bà là anh H, còn 540 m2 bà quản lý sử dụng.
Năm 1990 bà M đi vắng đã giao cho con gái là chị C đến trông nom nhà đất cho bà. Chị C đã nhờ chị K (vợ anh H, con dâu bà M) giả mạo chữ ký bà M để ký vào tờ giấy viết tay với nội dung bà M đã chuyển nhượng toàn bộ nhà và đất cho chị C với giá 1 triệu đồng (việc này đã được vợ chồng chị C và chị K xác nhận). Sau đó do nợ nần chồng chất chị C nhượng lại toàn bộ tài sản nhà và đất trên cho vợ chồng anh Đỗ Văn N với giá 2 triệu đồng, anh N tin tưởng đất này là của vợ chồng chị C nên đã đồng ý mua và trả tiền đầy đủ. Việc mua bán chỉ có vợ chồng anh N và vợ chồng chị C viết giấy nhượng bán cho nhau chứ không ra chính quyền địa phương làm thủ tục chuyển nhượng (hiện toàn bộ giấy tờ chuyển nhượng trên đã bị thất lạc). Từ thời gian đó anh N đã làm thủ tục sang tên và hiện tại vợ chồng anh N đã làm nghĩa vụ quyền sử dụng đất từ năm 1993 và hàng năm vợ chồng anh vẫn làm nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước.
Bà M biết việc anh N sinh sống trên diện tích đất của mình từ đó nhưng không phản ứng gì, năm 2006 vì thấy giá cả đất tăng cao nên lợi dụng việc vợ chông anh N mất giấy tờ đã khởi kiện yêu cầu vợ chồng anh N phải trả lại đất đai cho mình.
1. Vậy việc anh H và bà M có quyền khởi kiện ra Toà án yêu cầu anh N phải trả lại toàn bộ diện tích đất trên không hay phải khởi kiện chị C là người đã giả mạo chữ ký để bán mất tài sản của mình? Trong trường hợp này giải quyết như thế nào?
2. Để bảo vệ quyền lợi của vợ chồng anh N cần phải làm gì?
E nghĩ Bà M phải khởi kiện yêu cầu chị C trả lại tài sản chứ sao lại khởi kiện anh N?
Anh N có thể khởi kiện thành một vụ án độc lập khác yêu cầu chị C phải bồi thường thiệt hại về việc đã lừa dối vợ chồng anh để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình không? Nếu khởi kiện được thì những chứng cứ gì xuất trình là cần thiết? Vì giấy chuyển nhượng đất đai giữa vợ chồng anh N và chị C đã bị thất lạc. Hiện chỉ có xác nhận của người dân xung quanh và chính quyền địa phương về việc vợ chồng anh N sinh sống trên mảnh đất này hơn 10 năm mà không có sự phản đối, tranh chấp của bà M và anh H???
kính mong thầy giáo và các bạn góp ý giúp e vụ việc trên, chân thành cảm ơn thầy và các bạn!
Em chào các thầy ạ! Trước hết em xin cảm ơn các thầy đã cho chúng em một trang web rất bổ ích như thế này.
Em không phải là SV trường Luật, em vừa tốt nghiệp một trường thuốc khối ngành kinh tế và đi làm kế toán được một thời gian, Cty em có trụ sở ở Lào Cai và vừa thuê một ngôi nhà tại quận Hoàng Mai – HN làm văn phòng, trong Hợp đồng thuê nhà ghi rõ bên em có trách nhiệm nộp mọi khoản thuế, em đã tim đọc trên các diễn đàn nhưng mỗi chỗ nói khác nhau, và ko có tính cập nhật, các thầy cho em hỏi thủ tục để nộp tiền thuế thuê nhà là như thế nào, mức thuế chính xác là bao nhiêu ạ! Cty em thuê trong vòng 1 năm, bắt đầu từ ngày 27/12/2010, tiền thuê nhà là 10 tr/tháng và đã thanh toán luôn từ đầu. Em cảm ơn các thầy nhiều ạ!
Em thấy trên trang thuvienphapluat.vn có tình huống pháp luật khá hay. Và cũng có khá nhiều quan điểm khác nhau:
Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.
C có vơ là M và có con là X và Y.
D có vơ là N và có con là K và H.
Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400Tr, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400Tr.
Moi người giúp mình chia bài này với.
Trích dẫn từ: http://danluat.thuvienphapluat.vn/Forums/ShowPosts.aspx?ThreadID=38988&PageIndex=1 .
mong thầy có thể giải đáp câu hỏi này giúp em. Có 2 quan điểm của vụ này như sau:
1 là:
Ta thấy quan hệ hôn nhân của A với B vẫn đang tồn tại nên 200 triệu mà A có với Q sẻ có 1 nữa là của B vì thế di sản của ông A sẻ là 300
Chia thừa kế
A chết để lại di chúc ta chia theo di chúc.
Xét di chúc ta thấy di chúc bị không có hiệu lực một phần (theo điểm a khoản 2 điều 667) phần của C (C chết cùng thời điểm với A)
Di sản của A sẻ được chia như sau, B=D=E=300/4=75 triệu
Phần còn lại chia theo pháp luật (phần của C)
Theo điểm a khoản 1 điều 676 thì những người sẻ được hưởng thừa kế gồm: B(vợ) D, E, P, C(X,Y) X và Y sẻ thế vị vào vị trí của C để nhận di sản của A(ông nội) theo điều 677
B=D=E=P=C(X+Y)= 75/5= 15 triệu
Ta thấy:
B, D,E mỗi người được hưởng 90 triệu
X+Y= 15 triệu
P=15 triệu
Dựa vào đề bài ta có thể suy ra P chưa thành niên nên sẻ được điều 669 bảo vệ. P sẻ được nhận cho đủ 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật.
1 suất thừa kế theo pháp luật ở đây là 300/5=60 triệu
2/3 của 1 suất =2/3*60=40 triệu
như vậy ta cần cho P hưởng thêm 40-15= 25 triệu
25 triệu này sẻ được trích từ các đông thừa kế theo tỉ lệ họ được hưởng
B,D,E,(X,Y) theo thứ tự là 6:6:6:1 để lấy ra 25 triệu vì vậy X và Y sẻ trích ra 1 khoản là 25/19=1.31 ta làm tròn là 1,5 cho dể tính nha
B=D=E= (24-1.5)/3 =7,5 triệu
như vậy :
Di sản mỗi người được hưởng cụ thể như sau
P 40 triệu
B =D=E= 82,5 triệu (B có thêm 300 triệu kia nữa)
X=Y=1/2 *13.5 triệu
2 là:
1. Đồng ý với phần di sản của Ông A là 300 triệu
2. Ko đồng ý về phần chia theo PL (Phần của C):
Tôi hiểu điều 677 như sau:
Thừa kế thế vị: theo tên gọi của điều này ta có thể hiểu rằng thế vị có nghĩa là thế vào cái vị trí mà anh C được hưởng! Nghĩa là nếu mà anh C sống thì anh được hưởng, anh ko còn sống thì người thừa kế của anh được hưởng! Thế vị là như thế.
– Theo tinh thần điều luật này thì cũng có cùng quan điểm với cách hiểu về thừa kế thế vị như trên. Tức là, Ông C là con của người để lại di sản chết cùng thời điểm với người để lại di sản (Ông A) “thì cháu được hưởng phần di sản mà cha (anh C) hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”. Ở đây, chỉ có X và Y được hưởng thừa kế thế vị phần của C.
Tôi sẽ chia bài này như sau:
– chia cho P trước tiên: 2/3 của 1 xuất theo PL = 300/5 * 2/3 = 40 triệu
– Di sản mà ông A để lại còn: 300 – 40 = 260 triệu
– Số này chia cho 4 người: B, C (X + Y), D, E = 260/4 = 65 triệu
– Khi này, X + Y = 65 triệu —> X = Y = 32,5 triệu.
Cho em hỏi trong trường hợp này thì chia theo cách 1 hay cách 2 là đúng ạ?
Bạn chịu khó đọc ở trên kìa! có 1 bài tương tự kìa.
mình trích xuống đây cho bạn đọc luôn nha.
ot_nhh, on 13/12/2010 at 23:34 said:
em chào thầy!
em có câu hỏi về thừa kế mong thầy gải đáp.
ông A có vợ là B, 2 con C và D.Ông A chết có để lại di chúc cho C hưởng 1/2 di sản. Em muốn hỏi là còn 1/2 di sản ko định đoạt trong di chúc được chia theo PL. Vậy bà B có được hưởng 2/3 suất thừa kế theo D669 hay ko?
Trả lời
*
ot_nhh, on 14/12/2010 at 12:53 said:
thầy ơi! em xin hỏi thêm là: trường hợp phần di sản chia theo PL cho bà B nhỏ hơn 2/3 suất thừa kế thì phần còn thiếu đó lấy từ đâu ạ? em thắc mắc là số thiếu đó có được lấy từ số di sản mà C được hưởng theo di chúc hay ko trong khi vẫn còn có tài sản ko được định đoạt đủ để bù đắp số thiếu?
giả sử di sản thừa kế của ông A là X. ông A còn bà vợ hợp pháp là E nhưng trong di chúc bị A truất quyền thừa kế. Theo PL thì bà E cũng được hưởng 2/3 suất thừa kế. Khi đó số di sản còn lại để chia theo PL được tính ntn: [X – (2/3*X/4) – X/2] hay là [X – (2/3*X/4)] : 2. Vậy số thiếu của bà B được lấy từ phần di sản di chúc cho C hay từ phần di sản chia theo PL cho C và D hay là lấy theo tỷ lệ di sản mà C, D được hưởng cả theo di chúc và theo PL.
Mong thầy giải đáp giúp em với.huuuu….
Trả lời
o
Civillawinfor, on 16/12/2010 at 06:19 said:
Chào ot_nhh,
Em vẫn phải chia 1/2 di sản ông A không định đoạt trong di chúc cho B, C, D theo qui định về thừa kế theo pháp luật. Sau đó em tính 2/3 suất của bà B được hương theo Đ 669 là bao nhiêu nếu mức 2/3 bằng hoặc nhỏ hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B không được hưởng 2/3 suất theo Đ 669. Nếu mức 2/3 lớn hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B được hưởng phàn còn thiếu.
Về vấn đề lấy phần còn thiếu để người thuộc diện hưởng theo Đ 669 nhận đủ 2/3 suất tk theo luật hiện còn hai quan điểm.
– Trừ vào phần di sản của những người hưởng theo di chúc không trừ vào phần di sản được hưởng thừa kế theo pháp luật;
– Trừ vào phần di sản của tất cả những người thừa kế theo di chúc và pháp luật.
Tôi theo quan điểm thứ hai
Trả lời
Kính chào các Thầy!
Em có một tình huống mong được sự tư vấn từ phía các Thầy. Tình huống của em như sau:
TÌNH HUỐNG
Năm 1999, Cty AB có thực hiện làm thủ tục Dự án nhà AB, và mỗi cán bộ làm tại Cty được mua 1 suất nhà liền kề. Bình là nhân viên của Cty và đã đóng tiền đợt 1 là 100 triệu rồi nhận lại Biên lai thu tiền của Cty. (Thời điểm này, pháp luật quy định về việc bán nhà dự án còn lỏng lẻo, chưa có quy định là Chung cư phải có móng, nhà liền kề phải có hạ tầng mới được bán).
Sau khi nộp tiền xong, Bình mang bán luôn cho Nam, lấy tiền chênh lệch 200 triệu và hai bên có viết giấy viết tay với nhau về việc chuyển nhượng trên. Nam nhận lại của Bình 1 biên lai thu tiền 100 triệu của Công ty và Bình giao kèo sẽ lấy hợp đồng góp vốn của Cty rồi đưa Nam sau. Nhưng thực tế về sau, Bình không lấy được hợp đồng góp vốn vì Giám đốc Hưng ốm bệnh chết, Giám đốc Phát lên thay, nhưng mọi người ở Cty vẫn biết là Bình có suất ghi tên ở Cty.
Năm 2000, Cty gọi đóng tiền đợt 2 là 80 triệu, Nam phải nhờ Bình đóng hộ và biên lai thu tiền vẫn phải mang tên Bình (trước khi nhận tiền đóng hộ, Bình có viết giấy viết tay nhận của Nam 80 triệu, rồi mới mang tiền vào Cty đóng)
Cho đến năm 2010, dự án mới chính thức hoàn tất thủ tục pháp lý, hoàn thiện hạ tầng, Cty AB gọi mọi người đến ký Hợp đồng mua bán chính thức nhà và đất tại Dự án nhà AB.
Lúc này, Nam đến Cty nhà để ký Hợp đồng, Về nguyên tắc, chủ cũ là Bình phải đến ký hủy Hợp đồng góp vốn rồi mới sang tên được cho Nam, nhưng do Bình đang đi tù, lại không có Hợp đồng góp vỗn lưu tại Cty (thực tế Cty đều biết Bình đã bán cho Nam và lý do Bình không ký được hợp đồng góp vốn từ năm 1999 là do Giám đốc Hưng chết, giám đốc Phát lên thay cơ cấu lại bộ máy nên không ký cho bất kỳ ai)
Để tạo điều kiện vào tên hợp đồng mua bán chính thức cho Nam, Cty đã tổ chức 1 buổi gặp giữa 3 bên là Công ty, Nam, và bên người nhà Bình thông báo về việc Cty sẽ ký Hợp đồng với Nam. Do đang đi tù, vợ Bình đến và ký biên bản cho rằng không biết việc mua bán trên do lấy Bình năm 2005, không biết việc Bình mua bán trước đó, sẽ về trao đổi lại với gia đình và hện 1 tuần nếu không có ý kiến gì thì Cty và Nam tự giải quyết với nhau.
Đúng lịch, phía vợ và gia đình Bình không có ý kiến gì, Cty đã vào tên Hợp đồng mua bán chính thức cho Nam với 1 điều khoản giao kèo là nếu Bình có khiêu kiện gì thì Nam phải trả lại nhà và đất cho Cty nhà Hà Nội. Hợp đồng mua bán nhà và đất sẽ tự động hết hiệu lực khi Nam được cấp sổ đỏ cho lô đất trên.
Sau khi ký Hợp đồng mua bán, Nam chuyển tiền mua đất, làm nhà xây thô cho Cty và hiện đang chờ Bàn giao nhà xây thô, sau đó sẽ tiến hành làm sổ đỏ và mọi chuyện đến giờ vẫn suôn sẻ.
Điều Nam lo lắng là: Nếu một ngày Bình ra tù, Bình khiếu kiện sự việc trên trong khi Nam chưa làm xong sổ đỏ cho lô đất thì theo đúng Hợp đồng cam kết, Cty sẽ thu nhà và đất của Nam. Lúc đó giữa Nam và Bình sẽ phải đưa nhau ra Tòa giải quyết, rất lằng nhằng, phức tạp.
Vậy, qua toàn bộ nội dung nêu trên, nếu Bình khiếu kiện thì việc khiếu kiện ấy có cơ sở không (Hiện Bình không có giấy tờ gì liên quan đến lô đất trên)? Làm thế nào để hạn chế rủi ro nếu có tình huống khiếu kiện xảy ra, Cty thu hồi lại đất? (Lưu ý: Nam không muốn bán nhà trên mà muốn giữ lại để ở).
Em xin chân thànhcám ơn các Thầy!
em chào thầy ạ. em rất yêu thích bộ môn luật dân sự, đặc biệt là phần về hợp đồng dân sự.
Trong quy định của BLDS 2005 về hợp đồng dân sự, có 1 chỗ em chưa hiểu rõ ở trong phần đề nghị giao kết. Đó là vấn đề rút lại đề nghị giao kết hợp đồng và hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng. Thầy có thể vui lòng so sánh giúp em để em hiểu rõ hơn những điểm giống và khác nhau của 2 vấn đề này được không ạ?
em chào Thầy ạ! Thầy ơi có thể cho em hỏi về vấn đề trong phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không ạ?
Trong bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại hay chỉ phải bồi thường phần vượt quá? Vì theo em được biết thì hiện tại có 2 quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất là toàn bộ, giải thích dựa trên quan hệ lượng chất (trong triết học ấy ạ! hi). Quan điểm thứ 2 thì em chưa được biết luận điểm để đưa ra kết luận. Vậy quan điểm của Thầy như thế nào ạ?Và cơ sở cho quan điểm của Thầy?
trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thì có tính đến thiệt hại về tinh thần hay không? em đang làm về vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.hic. Thầy có thể cho em biết một số vấn đề cần phải chú ý khi làm đề tài này như thế nào không ạ?
em xin cảm ơn
cảm ơn! thầy cô trong ban biên tập vì thông qua trang web đã cho e nhiều bài học bổ ích. e có câu hỏi mong thầy cô giải đáp:
1) tình huống: ông A bán xe máy cho ông B, nhưng B không đi sang tên. ông B điều khiển xe gây tai nạn(không thuộc trường hợp truy cứu TNHS), vậy A có phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ko?(mặc nhiên xem trường hợp này đủ điều kiện để bồi thường theo qui định của plds), căn cứ pháp lý?
Dear Mr(Msr),
Chúng tôi KOM ASIA trân trọng kính mời:
1. Hợp tác cùng phối hợp Quảng Bá Doanh nghiệp trên website của hai bên bằng cách đặt link liên kết đến website
2. Giới thiệu và chia sẻ khách hàng dựa trên lĩnh vực hoạt động giữa hai bên.
3. Chi tiết sẽ được hai bên thống nhất bằng văn bản hợp tác.
Trân trọng!
chào Thầy ! đây là lần đầu tiên e biết đến trang web này và thực sự ấn tượng về nó.Cám ơn Thầy đã giúp đỡ sv tụi e rất nhiều,
E đang có 1 bài tập ,thực sự e đã suy nghĩ rất nhiều mà vẫn ko tự tin lắm về suy luận của mình mong thầy và các bạn giúp đỡ:
Anh A và B là bạn bè của nhau.Ngày 5/11/2009 anh A nói với anh B rằng có chiếc xe Toyota cũ muốn bán với giá 150 triệu.Nếu trong vòng 1 tuần kể từ ngày 5/11/2009 anh B đem tiền tới thì anh sẽ bán xe đó cho B.Tiền trước bạ,làm thủ tục chuyển quyền ,thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế do anh B chịu.Anh B nói với anh A “anh cho tôi 1 tuần để chuẩn bị tiền.anh có đu tiền tôi sẽ trả lời và đem tiền qua gặp anh ngay”Anh A nói”quá 1 tuần mà ko trả lời thì tôi sẽ bán xe cho người khác”.Ngày 12/11/2009 anh đã bán đất,2 con trâu và đi vay nóng người khác 20 triệu đồng để đủ tiền mang sang giao cho A và lấy xe thì được biết A đã bán xe cho người khác trước đó 1 ngày .Anh B hỏi anh A tại sao lại bán cho H,thì anh A trả lời rằng vì cấn tiền gấp,hơn nữa vì H ra giá cao hơn 1 chút.Anh B đã kiên anh A ra Tòa:
a) Lời đề nghị của anh A có phải là 1 lời đề nghị giao kết hợp pháp? Vì sao?—> theo e là đúng vì theo điều 390 thì A đã nêu rõ thời hạn trả lời và các đk cần thiết khác trong hợp đông
b) Việc B đem tiền qua để đòi mua xe có phải là 1 sự trả lời hợp lệ?—->đúng vì theo điều 397 B đã đem tiền đến trong thời hạn trả lời việc thực iện ở đây bằng “hành vi”
c) Trong tình huống trên A và B đã hoàn tất việc giao kết hợp đồng hay chưa? Vì sao? A có uyền ko bán xe cho B đc ko?—>Theo dd404 thời điểm B đem tiền tới là thời điểm giao kết hđ,nhưng trong t/h hợp đồng đã ko đc giao kết do đối tượng của hđ ko còn,e ko biết là A có quyền ko bán xe cho B hay ko???
d) B có quyền đòi A phải giao xe và nhận tiền 150 triệu nhu đã xam kết ko??
e) B ko đòi mua xe nhưng có quyền đòi A phải BT toàn bộ thiệt hại,bao gồm tiền lãi vay nóng,tiền thiệt hịa do bán đất giá rẻ hơn hay ko??—->theo k2/390 là có
Cách xử lý của e như vậy liệu có ổn chưa và những ddieuf mà e chưa làm đc ,mong Thầy sữa giúp e ạ.
Em cám ơn Thầy nhiều a.Mong thầy trả lời sớm giúp e,vì e sắp thi rồi ạ..!!
em chào thầy!
thầy cho em hỏi ạ, em muốn phân tích quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người (trong điều 34 BLDS ) thì phải phân tích như thế nào ạ?
Em cảm ơn thầy!
thua thay, trong 1 hop dong dan su neu nguoi ki khong co tu cach chu the thi hop dong vo hieu, vay nguoi ki nay phai thuc hien nghia vu gi. TAi sao hop dong vo hieu ma van phat sinh trach nhiem voi nguoi ki nay,ben chu the se co quyen gi a. Em rat thac mac, vi can cu phat sinh nghia vu la tu hop dong, nhung hop dong nay vo hieu, vay phai dua vao quy dinh nao. Mong thay giai dap cho em
Em biết kiến thức pháp luật của em rất ít nên nếu câu hỏi của em … tệ quá. mong các thầy thông cảm và cố gắng giải đáp dùm em nha. Em cám ơn các thầy rất nhiều.
Theo như em biết, trong Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, điều 4 – có quy định Đối tượng được miễn học phí bao gồm “Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo. ”
– Em là ngừơi Hoa, năm 2008, lúc thi Đại học, em được các thầy cô cũng như tổng đài 1080 cho biết người Hoa (theo luật) là dân tộc thiểu số. Em muốn hỏi là bây giờ, ng Hoa có còn được xét là dân tộc thiểu số nữa không ?
– Và 1 điều này nữa, ba mẹ em mất việc làm đã gần 1 năm. gần 1 năm nay gia đình em ko có thu nhập, vậy, em có thể áp dụng điều 4 trong Nghị định này để xin được miễn giảm học phí không ?
Rất mong các thầy sẽ giải đáp giúp em … vì thật sự gia đình em đang rất khó khăn. nếu như giảm hay miễn được phần học phí sẽ đỡ được 1 gánh nặng rất lớn với gia đình. Mong các thầy giúp em giải đáp
em chào thầy!
em có câu hỏi về thừa kế mong thầy gải đáp.
ông A có vợ là B, 2 con C và D.Ông A chết có để lại di chúc cho C hưởng 1/2 di sản. Em muốn hỏi là còn 1/2 di sản ko định đoạt trong di chúc được chia theo PL. Vậy bà B có được hưởng 2/3 suất thừa kế theo D669 hay ko?
thầy ơi! em xin hỏi thêm là: trường hợp phần di sản chia theo PL cho bà B nhỏ hơn 2/3 suất thừa kế thì phần còn thiếu đó lấy từ đâu ạ? em thắc mắc là số thiếu đó có được lấy từ số di sản mà C được hưởng theo di chúc hay ko trong khi vẫn còn có tài sản ko được định đoạt đủ để bù đắp số thiếu?
giả sử di sản thừa kế của ông A là X. ông A còn bà vợ hợp pháp là E nhưng trong di chúc bị A truất quyền thừa kế. Theo PL thì bà E cũng được hưởng 2/3 suất thừa kế. Khi đó số di sản còn lại để chia theo PL được tính ntn: [X – (2/3*X/4) – X/2] hay là [X – (2/3*X/4)] : 2. Vậy số thiếu của bà B được lấy từ phần di sản di chúc cho C hay từ phần di sản chia theo PL cho C và D hay là lấy theo tỷ lệ di sản mà C, D được hưởng cả theo di chúc và theo PL.
Mong thầy giải đáp giúp em với.huuuu….
Chào ot_nhh,
Em vẫn phải chia 1/2 di sản ông A không định đoạt trong di chúc cho B, C, D theo qui định về thừa kế theo pháp luật. Sau đó em tính 2/3 suất của bà B được hương theo Đ 669 là bao nhiêu nếu mức 2/3 bằng hoặc nhỏ hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B không được hưởng 2/3 suất theo Đ 669. Nếu mức 2/3 lớn hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B được hưởng phàn còn thiếu.
Về vấn đề lấy phần còn thiếu để người thuộc diện hưởng theo Đ 669 nhận đủ 2/3 suất tk theo luật hiện còn hai quan điểm.
– Trừ vào phần di sản của những người hưởng theo di chúc không trừ vào phần di sản được hưởng thừa kế theo pháp luật;
– Trừ vào phần di sản của tất cả những người thừa kế theo di chúc và pháp luật.
Tôi theo quan điểm thứ hai
chào các thầy ạ!
Có một câu hỏi xin các thầy các độc giả biết hay có trang web nào tham khảo đáng tin cậy thì trả lời chia sẻ giúp em.
công ty chứng khoán có những đặc trưng nào?
trang web nào thống kê về số lượng tài khoản chứng khoán, lợi nhận, thị phần của từng nghiệp vụ của từng công ty chứng khoán.
Chào thầy ah! em có thể hỏi thầy một tình huống k ah?
Bà A và ông B cưới nhau và có 4 đứa con( có đki kêt hôn), sau khi bà A chết đi, ông B cưới bà C( có đki) và có 1 đứa con gái. Hiện ông có 2 căn nhà, và tìh trạng của ông đang lú lẫn ( 80 tuổi), dù chưa có di chúc, nhưng trc đó ông có nói là mua căn nhà thứ hai cho bà C và cô con gái. tuy nhiên, khi mua căn nhà này lại do một trong những ng con của bà A mua, dù vẫn đứng tên ông B. Nay những ng con của bà A muốn chiếm đoạt hai căn nhà và đuổi mẹ con bà C đi. Ng con gái bà C muốn biết thủ tục để đòi quyền lợi của mình như khi ông B chưa lú lẫn ( căn nhà thứ hai) thì cần làm những gì?để bảo vệ quyền lợi của mẹ mình và mình? cảm ơn thầy nhìu nhìu ah!
em chao thay! sap den ngay 20 – 11 thay cho em gui loi chuc tot dep nhat den thay nhe. chuc thay cong tac that tot va co nhieu thoi gian giai dap cac thac mac cua chung em hon nua!
nhan day thay co the cung cap cho em cac tai lieu lien quan den dai dien trong quan he phap luat dan su duoc k a. Em xin chan thanh cam on!
Kính gửi các thầy cô trong Ban biên tập!
Em đang muốn tìm hiểu tài liệu, các bài viết liên quan đến Hợp đồng dân sự có điều kiện nhưng em thấy trên trang web hầu như không có. Nếu có chỉ có vấn đề chung về hợp đồng. Em rất mong các thầy cô giúp đỡ em.
Em rất cám ơn các thầy cô!
em có một vấn đề,xin nhờ mọi người giúp em. Em cần tìm hiểu chi tiết về vai trò của luật kinh tế trong nền kinh tế quốc dân,em cần cái này rất gấp để thứ 4 nộp bài tiểu luận. Xin mọi người hãy giúp em. Em xin cám ơn
xin chào thầy! mình có một tình huống mong được mọi người góp ý.
Bà A là chủ sở hữu xe wave. ngày 1/1/NN xe của bà A bị người khác lấy mất . Bà đã trình báo cong an việc xe mình bị mất cắp . Một thời gian sau , bỗng dưng có nhiều người hỏi thăm muốn mua lại giấy tờ xe của bà A đã bị mất . Bà A nghĩ đã mất xe rùi nên không hy vọng tìm lại được xe nên bán giấy tờ xe trên cho anh B với giá 3 triệu vào ngày 3/3/NN . Xin hỏi giao dịch giữa bà A và anh C có hợp pháp không và căn cứ pháp lý.Ngày 5/5/NN anh B đem giấy tờ xe mua được của bà A đi làm giấy tờ xe thì bị công an bắt giữ với lý do chiếc xe đăng kí trong giấy tờ xe trên đã được chủ sở hữu là bà A báo mất.Vậy cho hỏi bà A có phải trả lại số tiền trên cho anh B không. 2 nguoioif trong tình huông trên có vi phạm pháp luật không. có thể bị truy cứi trách nhiệm hinh sự không
Kính gởi luật sư
Tôi tên Nguyễn Hoàng Thuận, SN: 1975. Cư ngụ: Q.7, TP.HCM
Tôi có vụ việc như sau:
Kết hôn với vợ năm 2002, có 2 người con: Gái 8 tuổi, Trai 4 tuổi.
Vợ tôi sống với tôi tại HCM 5 năm, 3 năm gần đây vợ tôi sinh sống ở quê Ninh Thuận. Và tôi đã về làm ở quê Ninh Thuận 1 năm để gần gủi vợ con.
Làm ăn không suôn sẻ tôi về lại HCM. Gần đây vợ tôi lại quan hệ quan lại với người khác. Tôi về và nhận ra điều đó nên đề nghị ly dị và tôi và vợ đã làm đơn xin công nhận thuận tình ly hôn, nộp tại Tòa Án Ninh Thuận. Đã đóng án phí và đang chờ quyết định.
Tuy nhiên, năm 2007, tôi và vợ cùng 2 con đã có giấy tờ chờ đi định cư tại Mỹ theo diện bảo lãnh.
Trong đơn thuận tình lần đầu tôi và vợ tôi thỏa thuận việc nuôi con và cấp dưỡng: Vợ trực tiếp nuôi con, tôi cấp dưỡng đến khi có giấy tờ tôi và 2 con làm thủ tục nhập cư tại Mỹ thì tôi được dẫn hai con theo tôi định cư.
Nhưng khi nộp đơn Tòa án hướng dẫn tôi và vợ thỏa thuận rõ ràng việc nuôi và cấp dưỡng, không đề cập đến việc 2 con được phép theo tôi qua Mỹ sau này trong đơn công nhận thuận tình ly hôn.
Vì đang bức xúc việc vợ tôi ngoại tình, tôi đồng ý và làm lại đơn công nhận việc thuận tình ly hôn theo ý hướng dẫn của Tòa là: Vợ nuôi dưỡng và tôi cấp dưỡng. Không đề cập đến việc định cư tại Mỹ sau này của 2 đứa con. (Tuy nhiên thỏa thuận này vợ tôi cũng thuận tình đồng ý nhưng Tòa không đồng ý)
Và Tòa đã thụ lý đơn.
Nay tôi rất mong sự hướng dẫn của Luật sư về vấn đề hậu quả sau này khi Tòa quyết định công nhận thuận tình ly hôn, thì để bảo vệ quyền lợi 2 con theo tôi qua Mỹ tôi cần phải làm gì trong khi Tòa chưa có quyết định hoặc làm gì để sau này tôi có thể dẫn 2 đứa định cư cùng tôi. (vợ tôi bây giờ hoàn toàn đồng ý bằng miệng là để tôi dẫn 2 đứa khi có giấy gọi định cư nhưng tôi sợ sau này vợ tôi thay đổi ý định).
Rất mong luật sư hồi âm và chân thành cảm ơn
ông x biệt tăm 6 năm.sau khi tiến hành các biện pháp thông bóa tìm kiếm ko kết qua.chi y vợ x đã gửi đơn đến tòa án yêu cầu tòa án tuyên bố x chết.trong lúc chờ đợi tòa án xem xét giải quyết ,1 hôm ông m tình cờ gặp ông x và có kể cho ông x biết về sự việc này.sau khi nghe xong ,ông x dặn ông m là ko được kể cho chị y hoặc bất kỳ ai biết về việc ông còn sống.bởi lẽ ông đang phải đi cai nghiện na túy.TAND đã chấp nhận yêu cầu của y và ra quyết định tuyen bố ông x chết .sau khi có quyết định có hiệulực pháp luật ,với tư cách là người thừa kế duy nhất của ông x,chị y đã bán căn nhà là di sản thừa kế của ông x chi m với số tiền là 1 tỉ đồng.2 năm sau ông x trở về yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố ông chết,tòa án chấp nhận.sau đó ông x yêu cầu ong m trả lại nhà.m ko đồng ý và đặt điều kiện :”nếu mún lấy lại nhà yhì phải trả tiền theo giá thị trường lả 3 tỷ đồng “.các thầy cô giải quyết tranh chấp này cho e với .e cam on nhiu
Học để hiểu cuộc sống có thể không công bằng, nhưng kẻ vô lại nhất cũng phải được tiếp cận công lý;
Học để có niềm tin, để hoàn thiện không ngừng những gì với mình là đúng;
Học để biết cách chấp nhận thất bại và hiểu chiến thẳng phải đến từ đẳng cấp.
Civillawinfor
VỀ NGƯỜI VIỆT, ĐẤT VIỆT
Paul Giran– Tham biện, Phụ trách công việc Hành chính dân sự của Phủ Toàn quyền Đông Dương năm 1901
Tổng kết, không có khả năng quan niệm những ý tưởng quá trừu tượng, tinh thần của họ chỉ có thể vận dụng được khi có sự hiện diện của những chủ thể có thực, người An Nam không có năng lực để cảm nhận những cảm nghĩ quá phức tạp.
Nguồn: Paul Giran “Tâm lý người An Nam”, NXB: Nhã Nam – Hội Nhà văn Việt Nam.
Tôi có thể hiểu được những khó khăn hiện nay của Việt Nam.
Nhận xét thứ nhất là, phải xem xét lại hệ thống lý luận về các ngành luật.
Nhận xét thứ hai là, tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng, ở Việt Nam, tồn tại một Luật Hôn nhân và Gia đình riêng biệt với Bộ luật Dân sự, quy định về hôn nhân, gia đình là các quy định cơ bản đến mức phải nằm trong Bộ luật dân sự. Có thể các bạn có lý do để làm như vậy, nhưng dù sao là một luật gia Pháp, tôi vẫn rất ngạc nhiên khi thấy các bạn có luật riêng về lĩnh vực này.
Nhận xét cuối cùng là, thẩm phán (ở Việt Nam) không có quyền giải thích pháp luật. Tôi nghĩ rằng, thẩm phán không thể áp dụng pháp luật mà không giải thích nó, vì khi đọc bất cứ một văn bản pháp luật nào, chúng ta cũng đều nhận thấy rằng, không thể áp dụng văn bản đó một cách cơ học mà không có giải thích đó chính là trách nhiệm của thẩm phán. Tất nhiên, việc giải thích pháp luật cũng phải có giới hạn vì không thể lấy cớ là giải thích pháp luật để bóp méo một văn bản pháp luật nào đó. Tóm lại, tôi cho rằng, không thể áp đặt thẩm phán áp dụng pháp luật một cách thuần túy mà không có quyền giải thích pháp luật”.
Nguồn: Hội thảo “Bộ luật Dân sự sửa đổi”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, 28-30/10/2002.
Chào thầy! Em theo dõi các bài viết của thầy từ ngày còn là sinh viên, đến khi đi làm Luật sư. Em học được rất nhiều kiến thức bổ ích từ các bài viết trên trang này của thầy.
Giờ em cũng bắt chước thầy mở trang https://i-law.vn có mục tư vấn miễn phí cho người dân và doanh nghiệp để họ có nguồn tư vấn miễn phí khi cần!
Cảm ơn thầy.
Trân trọng,
Thái Bình
Quy định mua bán nhà chưa có sổ đỏ như thế nào
e muốn hỏi là DSB có phải là 1 cơ quan tư pháp hay không ?
Thầy cho em hỏi về việc đăng ký quyền tác giải cho tác phẩm phái sinh (cụ thể: TP dịch từ TA sang TV) thì cần giấy tờ như trong Luật (tờ khai, bản sao TP, ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền nộ đơn, Văng bản đồng ý đống TG or Chủ sở hữu). Vậy tài liệu chứng minh quyền nộp đơn cụ thể là gì ạ. Em cảm ơn thầy.
Tháng 4 2016 ông nam đến văn phòng công chứng làm di chúc đẻ định đoạt số tiền la 200trieu . Mà ông được hưởng thừa kế từ cha mẹ ruột của ông. Theo di chúc ông nam để lại toàn bộ số tiên nay cho hoàng 20 tuổi là con ruột của ông với vợ là bag nguyệt . Phần căn nhà của vợ chồng ông nam không được làm di chúc ngoài ra ông nam và bà nguyệt còn một người con là hải (12 tuổi . Vào thời điểm ông nam chua chết ) nhưng do nghi ngờ hải không phải là con của mình nên trong di chúc ông nam không nhắc tới hải .
Hãy phân chia tài sản của ông nam. Giả sử thang 2 2017 ông nam chết
E co cau hoi nay mong duoc giup đỡ
Tháng 4 nam 2016 . Ông nam dến văn phòng công chứng làm di chúc để dịnh đoạt số tiền tiết kiệm la 200trieu dong. Ma ong được thừa kế từ cha mẹ ruột của ông. Theo di chúc ong nam để lại toàn bộ số tiền này cho hoàng 20 tuổi là con của ông với vợ là bà nguyệt. Phần căn nhà của vợ chồng ông nam không được làm di chúc . Ngoài ra ông nam và bà nguyệt còn một người con la hải (12 tuổi . Vào thời điểm ông nam chết) nhưng do nghi ngờ hải không phải là con của mình nên trong di chúc ông nam không nhắc tới hải .
Hãy phân chia tài sản của ông nam . Giả sử tháng 2 nam 2017 ông nam chết
Chào thầy, em có thắc mắc như sau: Thầy có thể giúp em phân biệt quyền tài sản không chuyển giao được, quyền tài sản chuyển giao được 1 cách hạn chế và quyền tài sản tự do chuyển giao Theo Bộ luật DS 2015. Ví dụ cụ thể được không ạ. Cám ơn thầy ạ
Điều 8. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cho em hỏi ạ, ở điều 8 không đề cập đến xử lý vi phạm dân sự, vậy luật ATTT mạng không có trường hợp chịu xử lý về dân sự phải không
Nhờ luật sư tư vấn giúp mình thủ tục làm sổ đỏ trường hợp sau:
Mình mua mảnh đất tại Hà Nội từ năm 2004, nhưng chưa tiến hành làm thủ tục cấp GCN quyền SD đất. Thời điểm đó mua bán chỉ có giấy viết tay. Thửa đất mua bán rộng 200m2, được chia tách làm 4 phần, mỗi phần 50m2. Các phần khác đã được làm sổ đỏ và xây nhà. Hiện tại còn lại mảnh đất của mình rộng 50m2, trong đó có 35m2 đất ở và 15m2 đất vườn. Vậy thủ tục xin cấp số đỏ và chuyển đổi toàn bộ thửa đất sang đất ở như thế nào, cần những giấy tờ gì ạ?
Tiền thuế đất hàng năm mình vẫn đóng đầy đủ.
thấy ơi cho em hỏi: những hạn chế khi Việt Nam gộp hai nhóm quyền sỡ hữu và quyền chiếm hữu là gì ạ?vì sao trên thế giới một số nước vẫn có thể gộp hai nhóm quyền này?
Thầy ơi giải thích giúp em tình huống này với ạk..mong được sự giải đáp của thầy.
A và B là 2 giám đốc công ty. Tại bữa tiệc A ngõ lời mượn B 2 ngàn đô. B đồng ý và tự viết 1 tờ giấy với nội dung như sau: Tôi, Nguyễn Văn B… đồng ý cho Lê Văn A vay số tiền 2 ngàn đô thời hạn 1năm, lãi suất 0%, bắt đầu từ ngày 10/05/2015 đến ngày 10/05/2016…kí tên Nguyễn Văn B… Hỏi
1. Tờ giấy trên có phải la hợp đồng hay không? Tại sao
2. Nếu không là hợp đồng thì làm thế nào tờ giấy trên trở thành hợp đồng?
3. Hợp đồng trên có giá trị pháp lý hay không? Tại sao
4. Nếu đến hạn mà A không trả thì B có thể khởi kiện yêu cầu toàn án buộc A trả tiền hay không? Tại sao.
Thưa thầy ,trong hợp đồng vận chuyển hành khách mà hành khách không phải thanh toán cước phí vận chuyển thì bản chất của nó là hợp đồng gì ạ ?
Em cảm ơn thầy nhiều ạ
E chào thầy ạ. Thưa thầy e có 1 câu hỏi rất mong nhận được sự giải đáp của thầy ạ!!
Nêu những điểm mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trong BLLĐ 2012 so với Luaaatj sửa đổi bổ sung năm 2006
E xin cảm ơn thầy ạ ^^
e chào thầy. e có một câu hỏi nhờ sự trợ giúp của thầy ạ.
So sánh hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 và hợp đồng liên quan đến quyền lợi ích của người thứ 3 ạ.
Em cảm ơn thầy nhiều ạ
Thưa thầy! em có một vấn đề về trách nhiệm dân sự mong thầy giải đáp ạ: “các trường hợp chấm dứt trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng hợp đồng”.
em chào thầy ạ!! thầy cho e hỏi mấy điều ạ!
1.Trong vấn đề phân biệt giữa thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ 3 với bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất?
2. Việc một tài sản dùng thế chấp 2 ngân hàng để vay tiền có xảy ra trên thực tế là ngân hàng sau không biết việc tài sản đã được dùng để thế chấp ở ngân hàng thứ nhất ko ạ? và khi có trường hợp này xảy ra thì sẽ bị xử lý như thế nào ạ?
em cảm ơn thầy nhiều ạ!! ^^
Cho em hỏi vấn đề này ạ:
ông H viết di chúc để lại mảnh đất cho con gái là T, nhưng muốn người mẹ kế của T là bà K ( vợ hai của ông H ) có quyền hưởng dụng tài sản đó trong thời gian bà ta còn sống ). Vì vậy trong thời gian này bà K có quyền xây nhà, trồng cây trên mảnh đất đó, thực hiện việc canh tác và địa dịch trên mảnh đất.
Vậy T muốn bán quyền sử dụng đất cho A, A không muốn cho bà K hưởng quyền hưởng dụng có được không?
Đảm bảo quyền lợi của bà K như thế nào?
cho em hỏi 1 điều rằng tại sao trong luật bầu cử tại sao lại qui định trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì người lớn tuổi hơn đắc cử vậy ạ?
Một câu hỏi rất hay, có lẽ nhà làm luật Việt Nam muốn đưa cái đạo lý truyền thống “kính lão, đắc thọ”, nhưng nhà làm luật đã quên rằng, đạo lý Việt Nam cũng có câu “kính trên, nhường dưới”, nếu vì mùa xuân của đất nước, động lực của sự phát triển, thiết nghĩ đạo lý thứ hai cần được lựa chọn trong trường hợp này.
1. Công ti X được thành lập giữa A và B. trong điều lệ của công ti ghi rõ mỗi thành viên góp 50% vốn điều lệ. nhưng thực chất A cho B vay 20% trong số 50% vốn góp của B vào công ti với điều kiện: trong thời hạn 1 năm B phải trả cho A số tiền vay đó kể cả lãi, nếu không có tiền trả thì A sẽ lấy nợ bằng 20% phần vốn góp của B trong công ti và không lấy lãi.
A để B làm giám đốc công ti, mình là phó giám đốc. 2 bên thống nhất ghi trong điề lệ công ti: các vấn đề thay đổi hình thức công ti, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giair thể, mở rộng phạm vi kinh doanh, kết nạp thành viên mới, tăng, giảm, thay đổi cơ cấu vốn phải theo nguyên tắc nhất trí.
Hơn 1 năm kể từ ngày thành lập công ti, sau khi thúc nợ nhiều lần, A đề nghị B chuyển 20% vốn góp của B cho A. B thấy công ti làm ăn phát đạt nên không nhất trí và hẹn chỉ trả nợ bằng các khoản lãi mà B nhận được từ công ti. Gia đình B không có ai, B không có tài sản gì đáng kể, sống nhờ vào công ti. A đến gặp luật sư.
Cách thức lấy nợ như thỏa thuận của A và B có thể thực hiện không? Lập luận.
2. A và B muốn thành lập 1 công ti cổ phần chung chỉ có 2 người. vướng phải khó khăn lien quan tới các quy định của luật doanh nghiệp 2005, 2 người cam kết trả cho C mỗi tháng 1 số cổ tức nhất định để đổi lấy việc C đứng tên như cổ đông thứ 3 cùng thành lập công ti. công ti được thành lập. C nhận số cổ tức như cam kết được 2 năm thì A và B cương quyết không trả nữa. C khới kiện ra tòa án đòi được chia cổ tức và các quyền lợi khác theo luật doanh nghiệp 2005.
Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao? Nêu rõ căn cứ pháp lí.
3. Công ti X được thành lập có 3 thành viên hợp danh là A, B, C. ngoài ra có D là thành viên góp vốn. công ti hoạt động được 1 thời gian thì A chết để lại phần vốn góp trong công I cho 2 người thừa kế là E và F. E rút vốn khỏi công ti. F bán phần vốn góp được hưởng cho G. các thành viên của công ti nhất trí cho G trở thành thành viên hợp danh của công ti do mua phần vốn góp của F. Đồng thời nhất trí cho D trở thành thành viên hợp danh vào cùng thời điểm. hoạt động tiếp được hơn 1 năm sau. Công ti bị phá sản. các chủ nợ đòi hỏi E, F, G, D cũng phải chịu trách nhiệm lien đới vô hạn đối với các khoản nợ của công ti cùng với B và C.
Đòi hỏi của các chủ nợ có hợp lí không? Tại sao? Căn cứ pháp luật.
4. Doanh nghiệp tư nhân X của A làm ăn có hiệu quả nhưng bị phạt do vi phạm các quy định về môi trường gây bệnh cho 3 người nông dân quanh vùng đang được chữa bệnh tại bệnh viện. A bán doanh nghiệp X cho B. sau khi bán A và B tới bệnh viện thăm các bện nhân. B mang tiền tới bồi thường cho các bệnh nhan này và cam kết sẽ bồi thường cho những bệnh nhân do X vi phạm quy định môi trường gây ra. 3 bệnh nhân vui vẻ nhận tiền và chấp nhận lời cam kết của B. 2 tháng sau, hơn 10 nạn nhân nữa quanh vùng phát bệnh do X gây ra. Hỏi kinh nghiện của 3 bệnh nhân trước, tới B đòi B bồi thường. một số nạn nhân khác lại đòi A bồi thường. cũng trong thời gian này 2 trong 3 bệnh nhân trước chết do bện không thể chữa khỏi. gia đình họ đến đòi bồi thường cả A và B. trước hoàn cảnh đó, B yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán danh nghiệp X vô hiệu với lí do A không thông báo đầy đủ các khoản nợ cho cơ quan đăng kí kinh doanh, và không chấp nhận bồi thường theo yêu cầu của các nạn nhân. Biết rằng trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp X, các bên thỏa thuận bên mua chịu trách nhiệm về các khoản nợ phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp và đã cùng nhau kiểm tra tất cả các sổ sách chứng từ liên quan.
Hợp đồng mua bán có vô hiệu hay không? Việc bồi thường phải giải quyết như thế nào? Tại sao?
kính chào thầy cô!
em có một vướng mắt về vấn đề liên quan đến thừa kế muốn trao đổi như sau:
Theo quy định của bộ luật Dân sự. Trường hợp di sản không được chia thừa kế theo di chúc thì sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Thực tế phát sinh trường hợp bà A có 3 người con là B, C và D. B đã được bà A cho ra ở riêng và cho 3 000 m2 đất và đã thực hiện thủ tục cho tặng đất đai vào năm 1995, C đã về quê chồng và chưa được cho đất. Còn D ở lại với bà A, cũng chưa được bà A cho đất. tài sản hiện còn của bà A là 6.000 m2 đất.
Năm 2013 bà A mất không để lại di chúc, theo quy định tại khoản 1 Điều 675, phần tài sản trên được chia thừa kế theo pháp luật, theo đó, hàng thừa kế thứ nhất là B,C,D. B đã được chia tài sản trước kia 3.000 m2 đất. Vậy trong trường hợp này phần di sản trên B có được chia hay không? Di sản trên sẽ được chia làm 3 phần bằng nha mỗi người 2000 m2 đất hay chỉ chia cho C và D mỗi người 3.000 m2 đất vì B đã nhận 3.000 m2 đất trước kia.
Kính mong thầy cô và các bạn giúp đỡ.
Chào Mai Khanh,
Việc B được bà A cho đất trước khi mất không phải là căn cứ để tước quyền thừa kế của B, do đó B vẫn thuộc diện người thừa kế hàng thứ nhất của bà A.
Cho e hỏi các thầy một vài câu hỏi :
1. Nguyên tắc chính trong việc quản trị công ty hợp danh
2. Nguyên tắc chính trong việc quản trị công ty cổ phần
3. Nguyên tắc chính trong việc quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn
nhiều thành viên
4.Nguyên tắc chính trong việc quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
em chào thầy, thầy ơi, thầy phân biệt giúp em thời hiệu và thời hạn được ko ạ, em vẫn mơ hồ về 2 khái niệm này lắm!
Thời hiệu chính là thời hạn và đều là một khoảng thời gian có thời điểm phát sinh và thời điểm kết thúc. Tuy nhiên, thời hiệu hẹp hơn thời hạn nó chỉ là khoảng thời gian được quy định trong Luật mà khi kết thúc nó có thể làm cho một chủ thể quan hệ dân sự được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn thực hiện nghĩa vụ dân sự, Ngoài ra theo Luật của Việt Nam hiện hành thời hiệu còn có một loại thời hạn để chủ thể quan hệ dân sự thực hiện quyền yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự nếu hết thời hạn đó không thực hiện quyền yêu cầu thì tòa án sẽ không giải quyết theo yêu cầu của chủ thể (thời hiệu khởi kiện).
Thời hạn ngoài thời hiệu còn có khoảng thời gian do các bên trong quan hệ dân sự định ra theo ý chí của mình, theo đó quyền, nghĩa vụ dân sự phải thực hiện trong khoảng thời gian này, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận thay đổi về thời hạn do mình đã định ra.
Em chào thầy!
Em muốn hỏi là: Người chết có được di tặng di sản cho người thừa kế không ạ?
Thầy có thể cho em biết có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế không ạ?
Em xin cảm ơn ạ!
Vâng ak!e cảm ơn thầy vì đã trả lời câu hỏi của em. chúc thầy và gia đình luôn luôn mạnh khỏe,hạnh phúc, công tác tốt !ah.e còn một thắc mắc nữa muốn hỏi thầy , thầy có thể giải đáp , chỉ bảo giúp e được không ak!thầy giúp em đưa ra hai ví dụ về “người có thẩm quyền định đoạt tài sản theo pháp luật “bài kiểm tra vừa rội lớp e có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau .e đã lấy hai ví dụ như sau:
VÍ DỤ 1 :”năm 2002,gia đình anh A được ủy ban nhân dân xã giao cho 50m2 đất để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp . tuy nhiên sau khi được giao đất, vì thấy địa điểm mảnh đất đẹp lại gần mặt đường nên gđ anh A đã sử dụng 50m2 đất đó để xây nhà ở.năm 2005.UBND xã ra quyết định thu hồi mảnh đất đã giao cho gđ anh A vì gđ anh A không thực hiện đúng chính sách , pháp luật của nhà nước về mục đích sử dụng của từng loại đất”
VÍ DỤ 2;”trường đh luật hà nội là tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ tư pháp .ngoài việc các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương thực hiện quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu nhà nước ,các cơ quan nhà nước còn trực tiếp quyết định việc chuyển giao tài sản cho trường đh luật hà nội trong phạm vi thẩm quyền của mình ,hoặc nhà nước cho phép trường đh luật hà nội thực hiện một phần quyền định đoạt tài sản đó tức là được mua bán phương tiện, thiết bị như(bàn ghế, máy chiếu….)để phục vụ hoạt động giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước đã giao.”
Ngoài ra em còn nghĩ thêm được một vài ví dụ sau:vật do một người nào đó đánh rơi mà không xác định được chủ sở hữu thì tài sản đó thuộc về sở hữu nhà nước(nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt)
mong thầy xem xét các ví dụ em đưa ra có đúng không ak?thầy có thể giúp em đưa ra một vài ví dụ để enm hiểu rõ vấn đề này hơn được không a?
Dạ thưa thầy e đang nghiên cứu về đề tài “kiện đòi lại tài sản trong bộ luật dân sự “vậy theo thầy khung trình bày đề tài của em nên viết như thế nào cho đầy đủ và hợp lý ak!e cần tiếp cận đề tài này qua các vấn đề nào ak?
Về vấn đề này em nên trao đổi với giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên, em nên quan đến các vấn đề sau: điều kiện để kiện đòi tài sản; ai có quyền kiện đòi; kiện đòi trong trường hợp người đang nắm giữ tài sản ngay tình và không ngay tình; kiện đòi bất đông sản, kiện đòi động sản; kiện đòi tài sản khi tài sản ở tình trạng bị mất hoặc suy giảm giá trị, tính năng sử dung; kiện đòi tài sản khi tài sản đã được chuyển giao thong qua nhiều giao dịch cho nhiều chủ thể khác nhau…
e chào thầy !thầy lại cho e hỏi vấn đề này với ạ
nếu như bên thuê tài sản mà làm mất tài sản,tài sản đó là vật đặc định thì tính giá thế nào vậy thầy,vật này trên thị trương không có
e cám ơn thầy ạ!
e cám ơn thầy đã trả lời thắc mắc của e,e xin hoi thầy mấy vấn đề sau nữa ạ,
1,anh A thuê nhà của bà B với thời hạn là 5 năm,với mục đích là bán quần áo,thấy anh A làm ăn có lời lãi nên bà B đã đòi lại nhàmà anh A đã đưa cho bà B trước 2 năm tiền thuê nhàe muốn hỏi là theo qđ của pháp luật thì hợp đồng này vô hiệu do vp về hình thức,vậy hậu quả pháp lí này là anh A trả lại nhà,B trả lại số tiền đã nhân,hay chỉ trả số tiền sau khi trừ đi thời gian thuê ạ,
2,đối với hợp đồng dịch vụ,giá dịch vụ do 2 bên thoả thuận,nếu không có thoả thuận thì tính theo giá dịch vụ cùng loại trên thị trường tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng,e muốn hỏi nếu như trên thị trường không có dịch vụ cùng loại thì tính như thế nào ạ?
3,các trường hợp sau đây đâu là hợp đồng gia công,đâu là hợp đồng dịch vụ
a,hợp đồng sử nhà
b,cắt tóc,theo kiểu mà khách hàng yêu cầu
4,e muốn hỏi thầy tình huống đó là khi e gọi taxi vào chở e,chú lái taxi bảo e đợi 10 phút,nhưng phải đến nửa giờ sau họ mới đến đón em,em bị lỡ việc,liệu e có kiện đk trong trường hợp này không ạ?
mong thầy giúp em giải quyết thắc mắc trên với ạ
e cám ơn thầy ạ
thưa thầy ,thầy có thể cho e hỏi vs ạ!
1.đối tượng của biện pháp bđ cầm cố có là tài sản hình thành trong tưong lai khộng ạ
2.thầy cho e 1 ví dụ về thực hiện nghĩa vụ có điều kiện
3.điều kiện đối với tài sản cầm cố là gì ạ
e cám ơn thầy ạ!
Chào em,
1. ở câu hỏi thứ nhất và thứ ba em tìm đọc Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2012).
2. về nghĩa vụ có điều kiện, ví dụ: nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Cho em hỏi em có thể tìm mẫu Hợp đồng lưu trú du lịch ở đâu. Em đang làm đề tài này trên lớp. Thầy hay bạn nào có hay biết nơi download thì chỉ em với. Mail của em: tranthiminhhien91@yahoo.com Em cảm ơn ạ!
Chào Hien Tran
Mẫu hợp đồng không quan trọng đâu, vấn đề em cần xác định rõ đối với dịch lưu trú du lịch khi lập hợp đồng cần phải có điều khoản gì, vấn đề nào thường có rủi ro pháp lý hoặc có tranh chấp, cơ chế ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của các bên như thế nào…
mong thầy và mọi người giải giúp mình bài tập thừa kế trên
1) Ông Đặng và bà Thất có 5 người con chung là Hải, Khoan, Đừng, Chấm, Dứt đều đã trưởng thành và có gia đình. Trong số 5 người con của ông Đặng, có Hải và Dứt là ở chung với ông – bà. Anh Hải có vợ là chị Sơn sinh hai người con là Dương và Lâm đều đã thành niên. Anh Hải đi hợp tác lao động rồi bị bệnh chết ở Nga năm 1996. Năm 2004, ông Đặng chết. Năm 2005, bà Thất chết. Tháng 02/2006, các con và dâu của ông và bà gồm Khoan, Đừng, Chấm và chị Sơn đã cùng họp mặt để thoả thuận nhường quyền thừa kế di sản của cha mẹ cho người em út là Dứt hưởng để lo việc thờ cúng cho ông Đặng và bà Thất. Theo đó, anh Dứt sẽ được hưởng toàn bộ di sản. Thoả thuận của những người này được lập thành văn bản và có ông Nhiều là trưởng tộc ký tên xác nhận. Không đồng ý với việc nhường quyền hưởng di sản cho chú, các con anh Hải là Dương và lâm cùng viết đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc chia thừa kế của ông, bà.
Qua điều tra được biết: trong quá trình chung sống, anh Hải và chị Sơn có dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm là 50 triệu đồng. Còn tài sản chung của ông Đặng và bà Thất trị giá 220 triệu đồng. Không ai trong số những người quá cố để lại di chúc.
a). Hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Vì sao?
b). Giả sử lúc sinh thời, anh Hải đã được ông Đặng – bà Thu cho một số tiền lớn để làm ăn, đồng thời anh Hải có làm một tờ giấy cam kết là sau này không tranh giành di sản thừa kế của cha, mẹ để lại cho các em. Nhưng sau khi anh Hải chết, các con của anh Hải vẫn kiện đòi hưởng thừa kế thế vị của cha đối với tài sản của ông, bà thì giải quyết như thế nào?
Chào Thầy Hải
Xin thầy giúp 1 tình huống như sau:
Một CT TNHH 100% Vốn Nhà nhà nước đầu tư 01 Dự án, đến nay, dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán. Dự kiến chủ đầu tư bán 51% dự án cho 1 Cty đại chúng. Các bên dự định không thành lập pháp nhân để quản lý nhà máy và sản xuất mà cùng ký kết hợp đồng để bên nhận chuyển nhưng (Cty đại chúng) quản lý nhà máy và điều hành sản xuất, phân phối sản phẩm. Vậy, hình thức hợp đồng trong trường hợp này là hình thức nào? Nên nghiên cứu thêm những nguồn luật/thông tin, tư liệu nào?
Đây là 1 tình huống thực tế liên quan đến 1 công trình trọng điểm quốc gia đang triển khai. Rất cảm ơn và sẽ hậu tạ với sự giúp đỡ của Thầy.
Bạn cũ.
Chào bạn,
Vấn đề bạn nêu cần nhìn nhận ở nhiều góc độ lắm. Bạn cần nghiên cứu các quy định có liên quan trong luật đầu tư, luật doanh nghiệp… quy định về chuyển quyền yêu cầu, chuyển nghĩa vụ, thực hiện quyền yêu cầu, nghĩa vụ thông qua người thứ ba… trong Bộ luật dân sự…
Có lẽ bạn cần cung cấp thêm thông tin..
Thân
thưa thầy, em có một câu hỏi muốn hỏi ý kiến thầy. việc cho thuê lại đất có cần được sự đồng ý của người cho thuê không ạ? em đã tìm trong luật đất đai. luật kinh doanh bất động sản và blds nhưng đều không thấy quy định, mà chỉ quy định việc cần sự đồng ý bên cho thuê khi cho thuê nhà!
Em cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời từ thầy.
Chào ktb186, Điều 483 BLDS đã quy định về vấn đề này
Các bạn ơi, cho mình hỏi về 2 vấn đề này với. Trường hợp ông A và bà B , có con là E, cùng thuê 1 căn nhà C. Sau khi bà B mất, ông A cưới bà D và tiếp tục chung sống với nhau tại ngôi nhà C đó cùng với E. Vậy :
1. Ai là chủ sở hữu của căn nhà C. Bà B có được coi là đồng sở hữu căn nhà C không?
2. Hình thức sở hữu căn nhà thuộc hình thức sở hữu gì, nếu mẹ ông A là bà F cũng góp tiền xây dựng căn nhà trên
Mình xin chân thành cảm ơn
Ah, mình xin bổ sung thêm là sau thời gian ông A chung sống với bà D tại căn nhà C thì 2 ông bà đã mua lại căn nhà C đó/
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.koolsoft.littlezeros
àh, câu hỏi minh hỏi thầy mà sao vẫn không thấy trả lời. thật buồn quá đi àh! không biết tại thầy không biết hay tại câu hỏi của minh không được hay nữa! àh cũng cảm ơn bạn phượng và tomato-hlu đã comment nha!
có bạn nào có các câu nhận định môn dân sự về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế thì gửi cho minh vào mail : thucminh0312@gmail.com
minh cảm ơn nha! sắp thi môn này rùi mà tìm tài liệu không thấy cũng không biết trang web nào có nữa? giúp minh nha!
Thưa thầy,
Điều 181 về Quyền tài sản, thầy giáo em có nói việc qui định quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản là chưa hợp lí, cần sửa đổi.
Thầy có thể cho em biết ý kiến của thầy về vấn đề này ko ạ!
Chào duong92HLU,
Về vấn đề này nên trao đổi cùng thầy giáo em về cơ sở của quy định được cho là không hợp lý đó và em có quyền lựa chon riêng cho câu trả lời của mình.
Thưa thầy, em có một câu hỏi muốn hỏi thầy là:
Sự khác nhau giữa thừa kế kế vị và thừa kế theo hàng của cháu đối với ông bà.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chào duong92hlu,
Thừa kế thế vị là trường hợp một hoặc nhiều người theo quy định của luật được thừa kế thay cho một người mà theo quy định của luật họ được thừa kế nhưng lại chết trước hoặc chết cùng với người để lại di sản. Về thứ bậc và diện được thế vị em đọc trong BLDS.
Thừa kế theo hàng chảlà việc thừa kế theo trật tự, thứ bậc hàng được quy định trong luật, khi không có những người thừa kế ở hàng trước thì người hàng thừa kế sau được hưởng.
Như vậy, nếu xét ở góc độ thừa kế theo hàng, có thể cháu chưa đến lượt được hưởng thừa kế di sản của ông bà, nhưng có thể cha hoặc mẹ của cháu là người thừa kế theo luật của ông bà (với tư cách là con) lạ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà thì cháu được quyền thế vị vào vị trí thừa kế của cha hoặc mẹ cháu đối với di sản của ông bà.
Thưa thầy, sắp tới đây em có bài thuyết trình về trách nhiệm dân sự và có 1 vấn đề em chưa nắm rõ. Đó là
Trong bộ luật dân sự, trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định trong các trường hợp cụ thể sau:
– Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật
– Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc
– Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
– Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
Thầy có thể cho e mỗi trường hợp 1 ví dụ để em có thể hiểu rõ hơn được không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Chào baotram,
Việc cho ví dụ hay không cho ví dụ phụ thuộc yêu cầu trong đề tài nhưng chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng thuyết trình của em. Thường vị dụ được sử dụng để làm rõ và dễ hiểu hơn các ván đề lý thuyết chung chung hoặc khó hiểu. Nếu cho ví dụ trong mọi trường hợp có thể dẫn tới sự tốn kém về thời gian… thậm chí có rủi ro về tính chuẩn xác của nó…
Hay hay lựa chọn phương pháp thuyết trình phù hợp nhất với em và giúp người nghe hiểu rõ em đã và đang nói gì.
có thể cho em 1 bản án cụ thể liên quan điến điều 404 được không ạ ?
Em chào Thầy ạ, em có một thắc mắc như sau, khi Tòa cấp sơ thẩm ra quyết định trái pháp luật sau đó Tòa cấp phúc thẩm xét xử giữ nguyên bản án. Tòa cấp giám đốc thẩm xét xử tiếp và hủy bản án. Gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại. Vậy trách nhiệm btth cho người bị thiệt hại ở đây là do Tòa cấp sơ thẩm hay Phúc thẩm hay cả hai ạ.??
Cảm ơn thầy.
chào thục minh
theo mình nghĩ (1 cách cảm tính) thì chiếm hữu trái pháp luật là chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu bắng 1 cách vi phạm pháp luật (trộm cắp tài sản chẳng hạn) còn chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là sự chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu và không dựa vào những căn cứ như: được chủ sh ủy quyền quản lý ts, được chủ sh chuyển giao quyền sh thông qua 1 gdds hợp pháp, do phát hiện, giữ ts vô chủ, ts bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm 1 cách hợp pháp.người chiếm hữu ts không có căn cứ pl có thể ngay tình hoặc không ngay tình. trong mỗi trường hợp, họ sẽ có quyền, nghĩa vụ ds riêng, bạn phải tìm hiểu những quy định về các phương thức bảo vệ quyền sh
hiểu được bản chất của 2 khái niệm trên, có thể thấy rằng cả 2 nhận định trên đều đúng.
em chào các thầy ạ! hix hiện tại em có 1 câu hỏi về khái niệm tiếp cận quỹ đất thế chấp la gì được không ạ?
em chào thầy. đây là lần đầu tiên em vô tình vào được trang web này và thấy rất bổ ích. và em rất khâm phục tinh thần quan tâm từng câu hỏi của sinh viên của thầy.
sau đây em xin có một câu hỏi mong được giải đáp sớm: em không biết giữa ” chiếm hữu trái pháp luật ” va” chiếm hữu không có căn cứ pháp luật” có là một không? vì có câu nhận định là:” chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản của mình nếu tài sản đó bị người khác chiếm hữu trái pl” và nhận định:” người chiếm hữu tài sản trái pháp luật sẽ không được pháp luật bảo vệ và sẽ không trở thành chủ sỡ hữu tài sản đó”.
hai câu nhận định trên là đúng hay sai vậy thầy?
em xin chân thành cảm ơn!
chào Thục Minh, mạn phép trả lời câu hỏi bạn nhé! 🙂 theo mình, chiếm hữu trái pháp luật sẽ căn cứ theo Điều 170 BLDS còn chiếm hữu không có căn cứ pháp luật sẽ dựa vào ĐIều 183 BLDS. => nó không phải là 1 oy 🙂 mình mới học luật dân sự thấy khó ra phết, phục mấy người học được môn này quá hic
ôi, thi vấn đáp hic hic
thưa thầy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra. A đưa chén nước cho B uống, cả 2 đều không biết trong đó có chất kích thích, B uống và đã gây ra thiết hại cho C. vậy trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra như thế nào ạ? e cảm ơn thầy!
chào bạn huongduongnho, theo mình cả A và B đều không phải chịu TNBTTH trong TH này vì B tự nguyện uống nhưng B không biết trong chén nước có chất kích thích vậy B không thuộc k1 Đ615, A cũng không biết và cũng không cố ý dùng chất kích thích để khiến B lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nên A không thuộc k2 Đ615
mình chưa học lds 2 nhưng mình nghĩ trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được đặt ra với A và B vì A và B không có lỗi trong việc gây thiệt hại trong tình trạng không nhận thức và điều khiển được hành vi (do dùng chất kích thích ). trách nhiệm btth có thể đặt ra với người đã cho thuốc kích thích vào nước của A và B.
tuy nhiên, đã có lần mình đọc 1 tài liệu thì trong pháp luật Pháp, trách nhiệm btth được đặt ra kể cả khi người gây thiệt hại không có lỗi.
Em có 1 câu hỏi, rất mong các thầy và các bạn có thể giải đáp cho mình:
Phân biệt chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu
Kính gửi thầy:
Thưa thầy em có một việc muốn hỏi ý kiến của thầy như sau ah:
Vụ Án: Trong 1 vụ án tranh chấp Toà án đã thụ lý vụ án (do nhầm tưởng nguyên đơn được miễn tiền tạm ứng án phí nhưng theo pháp lệnh án phí 2009 thì nguyên đơn lại không được miễn tiền tạm ứng án phí). Nay Vụ án đã vào sổ thụ lý vụ án từ tháng 3/2011 và đang giải quyết. Nếu bây giờ mới nộp tiền tạm ứng án phí thì như vậy sẽ tạo ra sự vênh giữa thời gian nộp tiền tạm ứng và thời gian thụ lý vụ án. Mà theo qđ của pháp luật thì phải nộp tiền tạm ứng án phí => thụ lý vụ án. Do vậy e muốn hỏi thầy cách giải quyết cho đúng qđ của pháp luật.
Theo cá nhân em: thì nên để Tòa án chiệu tập hợp lệ Nguyên đơn lần thứ 2 mà vẫn ko có mặt (điểm đ-k2-điều 192 BLTTDS 204). Để Tòa án ra qđ đình chỉ giải quyết vụ án. Sau đó khởi kiện lại vụ án để đảm bảo đúng tố tụng và không bị hủy án về sau?
Em xin chân thành cám ơn thầy! Mong nhận được sự phản hồi sớm từ phía thầy!
Mong thầy và các bạn trả lời giúp mình câu hỏi này:
Theo khoản 2 điều 563 BLDS:bên giữ tài sản có quyền yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lí để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công
như vậy có nghĩa là bên giữ tài sản phải chi trả toàn bộ chi phí để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi giữ có trả tiền công, bên gửi tài sản chỉ có nghĩa vụ trả tiền công mà 2 bên đã thoả thuận từ trước. Điều này có mâu thuẫn với qui định tại khoản 3 điều 562 BLDS hay không?
thưa thầy, em chuẩn bị thực tập và chọn đề tài báo cáo thực tập. em muốn làm đề tài về mối quan hệ giữa hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng tin dụng. nhưng hiện tại em cung chưa có nguồn tài liệu nào cả. thầy có thể chỉ cho em các trang web hay chổ nào có thể lấy tài liệu liên quan được không ạh
thưa thầy !
thầy có thể giúp e giải quyêt vấn đề cha mẹ muốn hiến xác sau khi chết nhưng các con không đồng ý. và thủ tục đăng kí hiến như thế nào không a?
e cảm ơn thầy
Em chào thầy,
Em vừa tốt nghiệp trường ĐH ngân hàng tháng 08 vừa qua. Được biết trường ĐH Luật TP.HCM đang tuyển sinh văn bằng 2 hệ chính quy ngành luật học. Em phân vân không biết có nên đi học không? Em biết, nắm vững luật pháp là vô cùng quan trọng, và với riêng em thì thiết nghĩ làm trong lĩnh vực ngân hàng lại càng quan trọng. Hiện tại em đang làm tại một ngân hàng thương mại nhà nước, vị trí tài trợ thương mại. Tuy nhiên, để đi học, thì phải cân nhắc về thời gian rất nhiều, vì chương trình là học vào buổi tối, và kéo dài trong 03 năm. Em cũng đã hỏi một anh là cựu sinh viên ĐH Luật, thì anh ấy khuyên nên theo học những khóa ngắn hạn, vì chủ đề nó tập trung và sát với thực tế hơn. Tuy nhiên, em lại nghĩ, học bài bản thì mới nắm được cái cốt lõi.
Nhưng hơn hết, là em chưa định hướng được, học luật ra em sẽ làm gì. Chỉ có điều em biết chắc là việc nắm vững nó là rất cần thiết, để tự bảo về mình.
Tuy không phải là một câu hỏi về pháp luật, nhưng em hi vọng là thầy có thể cho em những lời khuyên để có những định hướng rõ ràng hơn, có thể là định hướng cho cả sự nghiệp sau này.
Em vô cùng cảm ơn thầy.
Thưa thầy cô,
Em xin hỏi về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của hành khách trong hợp đồng vận chuyển:
Điều 534: Hành khách có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ theo khoản 1, 3, 4 của điều 529
Vậy còn nếu bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ theo khoản 2, 5 điều 529 thì sao? Hành khách tại sao lại ko được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp này?
VD theo khoản 2 điều 529, nếu vận chuyển đường bộ, bên vận chuyển ko mua bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, mà hành khách không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thì rủi ro cho hành khách nếu sảy ra tai nạn sẽ ko được bảo hiểm bồi thường, thiệt hại là hành khách trong khi có thể tránh được nếu được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Em cám ơn.
xin chào! cho tôi được hỏi một vấn đề: Dịch vụ đánh giá cấp chứng chỉ Halal sản phẩm cho các doanh nghiệp (sản phẩm phục vụ người Muslim-Hồi giáo) có thuộc phẩm quyền quản lý của Ban Tôn giáo chính phủ không. Theo luật Shari’ah (Luật Hồi giáo) thì dịch vụ này chỉ thuộc sự quản lý của các tổ chức Islam, tức tổ chức Islam được nhà nước công nhận (có pháp nhân), vì tiêu chuẩn đánh giá chứng nhận và cấp chứng chỉ đều dựa trên Qur’an và Luật Shari’ah. kính chào
em chào thầy ạ. thưa thầy, em có một câu hỏi liên quan đến hợp đồng dân sự muốn thầy giải đáp giúp ạ. “Khi phân tích về mối quan hệ phụ thuộc giữa nghĩa vụ chính và nghĩa vụ bổ sung của các chủ thể thì phải dựa trên các tiêu chí chủ yếu nào ?
chào bạn trân trân: theo mình thì phải dựa vào nội dung hợp đồng như loại hợp đồng, đối tượng của hợp đồng…
Cho em hỏi:
1) Thế naò là mô hình hệ thống ngân hàng một cấp?
2) Thế nào là mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp?
3) Vì sao phải đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Theo quan điểm hiện nay có nên đổi tên NHNN Việt Nam thành một tên khác nữa hay không? Vì sao?
em chào thầy!
em đang tìm hiểu vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm nhưng rất khó tìm tài liệu tham khảo, mong thầy chỉ dẫn giúp.
thay oi. em co cau hoi ve dan su muon thay giup ah. thay phan biet ho em su tham gia cua Vien kiem sat va kiem sat vien trong phien toa, phien hop .
Em chào thầy & các bạn.
em có câu hỏi như sau: Thầy và các bạn có đánh giá gì về phiên xử phúc thẩm và bản án dành cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ?
– Theo thầy và các bạn thì tình hình thực thi luật pháp tại nước ta hiện tình ra sao khi ngày càng có nhiều luật sư bị làm khó và bị kết án bởi những gì mà họ tin tưởng và bảo vệ?
Nguồn tham khảo: http://chhv.wordpress.com/
Chúc thày & các bạn khỏe và thành công.
chào thầy!
Cho em hỏi, những loại tài sản nào phải đăng ký quyền sở hữu vậy thầy.
em cảm ơn thầy nhiều ạ.
chào bạn zuzin89: vì không có 1 văn bản nào liệt kê cụ thể các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nhưng bạn có thể tìm thông qua các văn bản quy định về lệ phí trước bạ. vì lệ phí trước bạ là một loại tiền mà người có tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu. do đó dựa vào văn bản quy định về lệ phí trước bạ bạn có thể tìm ra nhưng tài sản nào phải đăng ký quyền sh. cụ thể là ở Nghị định 45/2011 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ. Tại điều 2 của Nghị định này có quy định đối tượng chịu lệ phí trước bạ. bao gồm:
1. Nhà, đất.
2. Súng săn, súng thể thao.
3. Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy.
4. Thuyền, kể cả du thuyền.
5. Tàu bay.
6. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy).
7. Ô tô (kể cả ô tô điện), rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
8. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tài sản quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều này mà phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mình xin nói thêm là văn bản này ban hành ngày 17/6/2011 nhưng đến 1/9/2011 mới có hiệu lực. nhưng để tham khảo thì bạn có thể xem qua vb này.
@zuzin: bạn có thể xem thêm vài văn bản hiện đang còn hiệu lực quy định về lệ phí trước bạ như Nghị định 80/2008 và thông tư 68/2010 của bộ tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.
Chào thầy và các bạn
Em có câu hỏi như sau: Tội môi giới mại dâm Điều 255 xác định tư cách tham gia tố tụng là bị hại hay là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, căn cứ xác định bị hại
thực ra thì bạn Phuong đưa ra thông tin chưa được đầy đủ lắm về tình tiết vụ việc nên tôi giả định thế này: nếu người đàn ông kia chỉ vô tình và không may bị chém thì người chém sẽ chỉ vô ý với hành vi của mình thôi. Còn nếu cố ý thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tôi giết người như bạn Mot coi di ve đã trình bày.
Kính chào các thầy ( cô) và các bạn. Mình tên Phương, mình có câu chuyện pháp luật này muốn tham khảo ý kiến các thầy và các bạn.
Có một người thanh niên ( 19 tuổi) khi đang đi trên đường thì vô tình gặp trận ẩu đả và bị chém vào đầu phải khâu 10 mũi. và bị chém vào tay khiến bị đứt hai gân, làm ơn cho mình biết có điều luật nào liên quan đến việc chém người gây thương tích không? người chém nạn nhân cũng đã 19 tuổi.
người đàn ông bị thương phải đi giám định sức khỏe. nếu tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người chém sẽ phải chịu Trách nhiệm hình sự về tội Vô ý gây thương tích (điều 108 BLHS). còn nếu dưới 31% thì phải BTTH cho người bị chém
Chào bạn,
Về câu hỏi của bạn mình có ý kiến như sau:
Hậu quả biểu hiện ra bên ngoài (khách quan) chỉ là một trong các yếu tố để cấu thành tội phạm. Ngay cả tỷ lệ thương tất nó cũng chỉ có ý nghĩa định khung hình phạt dựa trên các mức độ tỷ lệ mà thôi.
Trước hết phải xác định hành vi đó có phạm tội hay không? Nếu phạm tội thì phạm tội gì? Xác định khung hình phạt? Mức phạt và các trách nhiệm hình sự khác.
Giả sử người này là tâm thần hoặc vì các lý do khác thì không thể coi là tội phạm được.
Coi thanh niên này đã phạm tội, thì phải định danh tội phạm trước. Có thể không phải là tội gây thương tích như bạn nói đâu. Vì căn cứ theo mô tả của bạn: các hành vi khách quan như “chém vào đầu”, “chém đứt gân”…thì có vẻ như ý chí của người này là cố ý tước đoạt tính mạng của người khác. Do đó, với thương tật như thế người này cũng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người.
Trường hợp các bạn đề cập sẽ bị xử lý theo hướng như Kuki và motcoidive đưa ra. Tuy nhiên, nếu hành vi trái pháp luật đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người có hành vị vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự vừa chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật dân sự.
Chào thầy và các bạn, mình có câu hỏi này mong thầy và các bạn giải đáp giúp:
Hai vợ chồng gì mình lấy nhau đã lâu. Cũng có một căn nhà, vì điều kiện hoàn cảnh cần tiền để kinh doanh,nên đã lấy bìa đỏ ra ngân hàng cầm cố. Lúc cầm bìa vay tiền thì cần chữ ký của hai vợ chồng nhưng mà lúc trả hết tiền nợ, rút bìa lại chỉ cần chữ ký của một trong hai người. Nhưng do chồng của gì mình đánh cờ bạc, vì lo lắng nên gì mình muốn làm một cái biên bản để xác nhận với ngân hàng về việc: lúc trả hết tiền nợ và rút bìa thì phải cần chữ ký của hai vợ chồng. Mình chưa biết trình bày biên bản này như thế nào.MOng thầy và các bạn giúp đỡ
Xin chao Moi nguoi. Minh dang viet du an ” Nha o cho nguoi thu nhap thap”. Neu ai co tai lieu lien quan. Xin cho minh duoc ko? Mail cu minh la : Mrhoc83@gmail.com
Nếu bạn lựa chọn đề tài này rất mong bạn tiếp cận đến các vấn đề đảm bảo tính khả thi của dự án, tính công bằng, nhân văn, không tạo thêm sự phân hóa giàu – nghèo, phân biệt đối xử và định kiến xã hội: khả năng tiếp cận quyền có nhà ở của người có thu nhập thấp đối với dự án trên? các phương thức xác lập quyền có nhà ở của người có thu nhập thấp, quyền của người có thu nhập thấp đối với nhà ở….
Chào Thầy và các bạn, mình có câu hỏi này mong được Thầy và các bạn giải đáp giúp:
1 người có thể uỷ quyền định đoạt tài sản vô thời hạn cho người khác để vay vốn ngân hàng không?
Kính chào các thầy, cô, BQT diễn đàn.
Em có một thắc mắc mà chưa tìm được lời giải đáp hợp lý. Rất mong các thầy, cô giúp em hiểu rõ nội dung này. “Theo qui định pháp luật Việt Nam hiện hành, những trường hợp nào văn bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh có giá trị (hiệu lực) pháp lý như hợp đồng?”. Nếu được, rất mong thầy, cô chỉ thêm cho em các văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung vấn đề này. Em xin trân thành cảm ơn.
Nếu được thầy, cô và các bạn có thể trả lời trên trang web hoặc gửi thư cho em tại địa chỉ duclamn@yahoo.com
Một lần nữa trân thành cảm ơn thầy, cô và các bạn.
Cho em hoi: em muon xin giay phep nhap khau catalogue va dia CD thi tim hieu thong tu nao cua So truyen thong de biet cac thu tuc a? Em cam on
Thua thay! thay co the cho em mot so vi du cu the de em hieu hon ve can cu lam phat sinh va cham dut nghia vu dan su duoc ko a? em cam on thay!
chào bạn lehoa. Với c hỏi của bạn mình xin gợi ý một số điều như thế này: Trước hết, bạn phải hiểu nghĩa vụ dân sự là gì? Chỉ khi bạn hiểu được nghĩa vụ dân sự thực chất là gì thì bạn mới hiểu được các căn phát sinh nghĩa vụ. Nghĩa vụ phải đi liền với trách nhiệm. Và đây là 2 vấn đề quan trọng nhất mà quan hệ dân sự nào cũng có. Có nhiều căn cứ để phát sinh nghĩa vụ, tuy nhiên với nghĩa vụ dân sự thì theo mình chỉ có những sau: thỏa thuận, hành vi pháp lý đơn phương, pháp luật quy định (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng).
Có một điều mà nhiều khi người ta vẫn thường hay nhầm lẫn, đó là: hợp đồng là nghĩa vụ dân sự. Nhưng đúng ra thì hợp đồng chỉ là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ mà không phải là nghĩa vụ, chính sự thỏa thuận giữa các bên đặt họ vào tình trạng có nghĩa vụ với chủ thể khác.
Khi nghiên cứu về nghĩa vụ, bạn lưu ý thêm về trách nhiệm dân sự.
Theo kinh nghiệm của mình thì cuối cùng mọi thứ nó cũng chỉ đi trả lời cho 3 câu hỏi: Nó là cái gì? Tại sao phải đặt ra nó và có cách nào tốt hơn không?
Chúc bạn có những trãi nghiệm thú vị.
Thân,
thầy ơi.năm nay bọn em thi dân sự modul 1 là thi bán trắc nghiệm… vậy hình thức thi, bố cục của đề như thế nào ạ
thầy ơi cho em hỏi là ý nghĩa của việc phân loại vật trong các loại tài sản là gì ạ?
Kính gửi thầy và các bạn!
Em có một tình huống đọc thấy rắc rối, thầy và các bạn gợi ý cách giải quyết giúp em thông suốt được không ạ? Em cảm ơn thầy nhiều.
Ngày 2/5/2007, A thế chấp laptop cho B để vay 10 triệu đồng. Ngày 1/6/2007 A đứng ra bảo lãnh cho D để C cho D mượn xe máy trong thời gian 3 ngày. Ngày 2/6/2007 D đến cửa hàng cầm đồ E cầm chiếc xe lấy 8 triệu đồng. E đã bán xe máy cho H với giá 16 triệu. Sau 3 ngày, C đòi D trả xe, D năn nỉ 1 tuần sau sẽ chuộc xe để trả lại nhưng C không đồng ý và yêu cầu A phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. A không còn tài sản nào khác liền lấy laptop đưa cho C để xử lý việc bảo lãnh. Ngày 12/7/2007 C bán laptop được 12 triệu đồng. Ngày 20/7/2007, B đến C đòi hoàn trả khoản tiền đã nhận từ việc xử lý tài sản với lý do tài sản đó đã được thế chấp cho B.
Như vậy, cuối cùng ai phải chịu trách nhiệm..
vi minh sap thi roi ma!
kinh chao thay!
chao cac ban!
m muon hoi mot cau mong cac ban phan hoi lai nhanh giup minh nhe! “thoi han la thoi hieu” Đung hay Sai?
minh thi nghi la sai. con cac ban? thanks nhieu!
Chào thầy ạ.
Thưa thầy, em muốn hỏi thầy một câu hỏi nhỏ ạ. Bình thường lúc học trên lớp em vẫn nghe các thầy cô nói rằng trong quan hệ pháp luật nếu có văn bản luật chung và luật chuyên ngành cùng điều chỉnh thì sẽ áp dụng luật chuyên ngành. Nhưng em đã tìm ở trong Bộ luật Dân sự 2005 không hề có quy định nào như trên. Em cũng đã thử tìm một số văn bản chuyên ngành như Luật Thương mại, Bộ luật Hàng hải nhưng cũng không tìm thấy. Thầy có thể cho em biết nội dung trên quy định ở văn bản nào không ạ? Em cám ơn thầy.
Thưa thầy, hôm trước em có hỏi thầy một số vấn đề về giao dịch dân sự có điều kiện ạ. Mong thầy bớt chút thời gian giúp em được không ạ?
Chào thầy, em là sinh viên K35.
Hiện nay em đang làm bài tập nhóm môn Dân sự 1. Đề bài của nhóm em là “giao dịch dân sự có điều kiện”.
Thưa thầy, theo em hiểu và tự lấy ví dụ thì giao dịch dân sự có điều kiện có phải là hợp đồng bảo hiểm, bản thừa kế, hoạt động sổ xố không ạ?
Chúng em được yêu cầu là phải lấy 3 trường hợp có thật nhưng em tìm và tra cứu mãi mà không thấy trường hợp nào cả.
Mong thầy giúp em về các tình huống này được không ạ. Em cảm ơn thầy.
em chào các thầy cô,thầy cô cho e hỏi tính chất ước hẹn trong hợp đồng dân sự là gì vậy?e xin cám ơn
kính chào thầy!
em là cựu sinh viên trườngmình, có một vấn đề thực tế cảm thấy vô cùng bức xúc muốn sự tư vấn của thầy, cụ thể nội dung như sau:
Ông Nguyễn Văn A và bà Đinh Thị M có khối tài sản chung gồm 01 ngôi nhà tranh diện tích 54m2 trên diện tích đất sử dụng là 1.080m2 ở khu B, HP. Năm 1978 ông A chết, bà M vẫn ở và sử dụng toàn bộ nhà và diện tích đất trên. Năm 1984 bà M chia tách 540m2 cho con trai bà là anh H, còn 540 m2 bà quản lý sử dụng.
Năm 1990 bà M đi vắng đã giao cho con gái là chị C đến trông nom nhà đất cho bà. Chị C đã nhờ chị K (vợ anh H, con dâu bà M) giả mạo chữ ký bà M để ký vào tờ giấy viết tay với nội dung bà M đã chuyển nhượng toàn bộ nhà và đất cho chị C với giá 1 triệu đồng (việc này đã được vợ chồng chị C và chị K xác nhận). Sau đó do nợ nần chồng chất chị C nhượng lại toàn bộ tài sản nhà và đất trên cho vợ chồng anh Đỗ Văn N với giá 2 triệu đồng, anh N tin tưởng đất này là của vợ chồng chị C nên đã đồng ý mua và trả tiền đầy đủ. Việc mua bán chỉ có vợ chồng anh N và vợ chồng chị C viết giấy nhượng bán cho nhau chứ không ra chính quyền địa phương làm thủ tục chuyển nhượng (hiện toàn bộ giấy tờ chuyển nhượng trên đã bị thất lạc). Từ thời gian đó anh N đã làm thủ tục sang tên và hiện tại vợ chồng anh N đã làm nghĩa vụ quyền sử dụng đất từ năm 1993 và hàng năm vợ chồng anh vẫn làm nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước.
Bà M biết việc anh N sinh sống trên diện tích đất của mình từ đó nhưng không phản ứng gì, năm 2006 vì thấy giá cả đất tăng cao nên lợi dụng việc vợ chông anh N mất giấy tờ đã khởi kiện yêu cầu vợ chồng anh N phải trả lại đất đai cho mình.
1. Vậy việc anh H và bà M có quyền khởi kiện ra Toà án yêu cầu anh N phải trả lại toàn bộ diện tích đất trên không hay phải khởi kiện chị C là người đã giả mạo chữ ký để bán mất tài sản của mình? Trong trường hợp này giải quyết như thế nào?
2. Để bảo vệ quyền lợi của vợ chồng anh N cần phải làm gì?
E nghĩ Bà M phải khởi kiện yêu cầu chị C trả lại tài sản chứ sao lại khởi kiện anh N?
Anh N có thể khởi kiện thành một vụ án độc lập khác yêu cầu chị C phải bồi thường thiệt hại về việc đã lừa dối vợ chồng anh để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình không? Nếu khởi kiện được thì những chứng cứ gì xuất trình là cần thiết? Vì giấy chuyển nhượng đất đai giữa vợ chồng anh N và chị C đã bị thất lạc. Hiện chỉ có xác nhận của người dân xung quanh và chính quyền địa phương về việc vợ chồng anh N sinh sống trên mảnh đất này hơn 10 năm mà không có sự phản đối, tranh chấp của bà M và anh H???
kính mong thầy giáo và các bạn góp ý giúp e vụ việc trên, chân thành cảm ơn thầy và các bạn!
Em chào các thầy ạ! Trước hết em xin cảm ơn các thầy đã cho chúng em một trang web rất bổ ích như thế này.
Em không phải là SV trường Luật, em vừa tốt nghiệp một trường thuốc khối ngành kinh tế và đi làm kế toán được một thời gian, Cty em có trụ sở ở Lào Cai và vừa thuê một ngôi nhà tại quận Hoàng Mai – HN làm văn phòng, trong Hợp đồng thuê nhà ghi rõ bên em có trách nhiệm nộp mọi khoản thuế, em đã tim đọc trên các diễn đàn nhưng mỗi chỗ nói khác nhau, và ko có tính cập nhật, các thầy cho em hỏi thủ tục để nộp tiền thuế thuê nhà là như thế nào, mức thuế chính xác là bao nhiêu ạ! Cty em thuê trong vòng 1 năm, bắt đầu từ ngày 27/12/2010, tiền thuê nhà là 10 tr/tháng và đã thanh toán luôn từ đầu. Em cảm ơn các thầy nhiều ạ!
K/g thầy!
Em thấy trên trang thuvienphapluat.vn có tình huống pháp luật khá hay. Và cũng có khá nhiều quan điểm khác nhau:
Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.
C có vơ là M và có con là X và Y.
D có vơ là N và có con là K và H.
Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400Tr, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400Tr.
Moi người giúp mình chia bài này với.
Trích dẫn từ: http://danluat.thuvienphapluat.vn/Forums/ShowPosts.aspx?ThreadID=38988&PageIndex=1 .
mong thầy có thể giải đáp câu hỏi này giúp em. Có 2 quan điểm của vụ này như sau:
1 là:
Ta thấy quan hệ hôn nhân của A với B vẫn đang tồn tại nên 200 triệu mà A có với Q sẻ có 1 nữa là của B vì thế di sản của ông A sẻ là 300
Chia thừa kế
A chết để lại di chúc ta chia theo di chúc.
Xét di chúc ta thấy di chúc bị không có hiệu lực một phần (theo điểm a khoản 2 điều 667) phần của C (C chết cùng thời điểm với A)
Di sản của A sẻ được chia như sau, B=D=E=300/4=75 triệu
Phần còn lại chia theo pháp luật (phần của C)
Theo điểm a khoản 1 điều 676 thì những người sẻ được hưởng thừa kế gồm: B(vợ) D, E, P, C(X,Y) X và Y sẻ thế vị vào vị trí của C để nhận di sản của A(ông nội) theo điều 677
B=D=E=P=C(X+Y)= 75/5= 15 triệu
Ta thấy:
B, D,E mỗi người được hưởng 90 triệu
X+Y= 15 triệu
P=15 triệu
Dựa vào đề bài ta có thể suy ra P chưa thành niên nên sẻ được điều 669 bảo vệ. P sẻ được nhận cho đủ 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật.
1 suất thừa kế theo pháp luật ở đây là 300/5=60 triệu
2/3 của 1 suất =2/3*60=40 triệu
như vậy ta cần cho P hưởng thêm 40-15= 25 triệu
25 triệu này sẻ được trích từ các đông thừa kế theo tỉ lệ họ được hưởng
B,D,E,(X,Y) theo thứ tự là 6:6:6:1 để lấy ra 25 triệu vì vậy X và Y sẻ trích ra 1 khoản là 25/19=1.31 ta làm tròn là 1,5 cho dể tính nha
B=D=E= (24-1.5)/3 =7,5 triệu
như vậy :
Di sản mỗi người được hưởng cụ thể như sau
P 40 triệu
B =D=E= 82,5 triệu (B có thêm 300 triệu kia nữa)
X=Y=1/2 *13.5 triệu
2 là:
1. Đồng ý với phần di sản của Ông A là 300 triệu
2. Ko đồng ý về phần chia theo PL (Phần của C):
Tôi hiểu điều 677 như sau:
Thừa kế thế vị: theo tên gọi của điều này ta có thể hiểu rằng thế vị có nghĩa là thế vào cái vị trí mà anh C được hưởng! Nghĩa là nếu mà anh C sống thì anh được hưởng, anh ko còn sống thì người thừa kế của anh được hưởng! Thế vị là như thế.
– Theo tinh thần điều luật này thì cũng có cùng quan điểm với cách hiểu về thừa kế thế vị như trên. Tức là, Ông C là con của người để lại di sản chết cùng thời điểm với người để lại di sản (Ông A) “thì cháu được hưởng phần di sản mà cha (anh C) hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”. Ở đây, chỉ có X và Y được hưởng thừa kế thế vị phần của C.
Tôi sẽ chia bài này như sau:
– chia cho P trước tiên: 2/3 của 1 xuất theo PL = 300/5 * 2/3 = 40 triệu
– Di sản mà ông A để lại còn: 300 – 40 = 260 triệu
– Số này chia cho 4 người: B, C (X + Y), D, E = 260/4 = 65 triệu
– Khi này, X + Y = 65 triệu —> X = Y = 32,5 triệu.
Cho em hỏi trong trường hợp này thì chia theo cách 1 hay cách 2 là đúng ạ?
Cảm ơn thầy!
chào bạn!
Bạn chịu khó đọc ở trên kìa! có 1 bài tương tự kìa.
mình trích xuống đây cho bạn đọc luôn nha.
ot_nhh, on 13/12/2010 at 23:34 said:
em chào thầy!
em có câu hỏi về thừa kế mong thầy gải đáp.
ông A có vợ là B, 2 con C và D.Ông A chết có để lại di chúc cho C hưởng 1/2 di sản. Em muốn hỏi là còn 1/2 di sản ko định đoạt trong di chúc được chia theo PL. Vậy bà B có được hưởng 2/3 suất thừa kế theo D669 hay ko?
Trả lời
*
ot_nhh, on 14/12/2010 at 12:53 said:
thầy ơi! em xin hỏi thêm là: trường hợp phần di sản chia theo PL cho bà B nhỏ hơn 2/3 suất thừa kế thì phần còn thiếu đó lấy từ đâu ạ? em thắc mắc là số thiếu đó có được lấy từ số di sản mà C được hưởng theo di chúc hay ko trong khi vẫn còn có tài sản ko được định đoạt đủ để bù đắp số thiếu?
giả sử di sản thừa kế của ông A là X. ông A còn bà vợ hợp pháp là E nhưng trong di chúc bị A truất quyền thừa kế. Theo PL thì bà E cũng được hưởng 2/3 suất thừa kế. Khi đó số di sản còn lại để chia theo PL được tính ntn: [X – (2/3*X/4) – X/2] hay là [X – (2/3*X/4)] : 2. Vậy số thiếu của bà B được lấy từ phần di sản di chúc cho C hay từ phần di sản chia theo PL cho C và D hay là lấy theo tỷ lệ di sản mà C, D được hưởng cả theo di chúc và theo PL.
Mong thầy giải đáp giúp em với.huuuu….
Trả lời
o
Civillawinfor, on 16/12/2010 at 06:19 said:
Chào ot_nhh,
Em vẫn phải chia 1/2 di sản ông A không định đoạt trong di chúc cho B, C, D theo qui định về thừa kế theo pháp luật. Sau đó em tính 2/3 suất của bà B được hương theo Đ 669 là bao nhiêu nếu mức 2/3 bằng hoặc nhỏ hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B không được hưởng 2/3 suất theo Đ 669. Nếu mức 2/3 lớn hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B được hưởng phàn còn thiếu.
Về vấn đề lấy phần còn thiếu để người thuộc diện hưởng theo Đ 669 nhận đủ 2/3 suất tk theo luật hiện còn hai quan điểm.
– Trừ vào phần di sản của những người hưởng theo di chúc không trừ vào phần di sản được hưởng thừa kế theo pháp luật;
– Trừ vào phần di sản của tất cả những người thừa kế theo di chúc và pháp luật.
Tôi theo quan điểm thứ hai
Trả lời
Kính chào các Thầy!
Em có một tình huống mong được sự tư vấn từ phía các Thầy. Tình huống của em như sau:
TÌNH HUỐNG
Năm 1999, Cty AB có thực hiện làm thủ tục Dự án nhà AB, và mỗi cán bộ làm tại Cty được mua 1 suất nhà liền kề. Bình là nhân viên của Cty và đã đóng tiền đợt 1 là 100 triệu rồi nhận lại Biên lai thu tiền của Cty. (Thời điểm này, pháp luật quy định về việc bán nhà dự án còn lỏng lẻo, chưa có quy định là Chung cư phải có móng, nhà liền kề phải có hạ tầng mới được bán).
Sau khi nộp tiền xong, Bình mang bán luôn cho Nam, lấy tiền chênh lệch 200 triệu và hai bên có viết giấy viết tay với nhau về việc chuyển nhượng trên. Nam nhận lại của Bình 1 biên lai thu tiền 100 triệu của Công ty và Bình giao kèo sẽ lấy hợp đồng góp vốn của Cty rồi đưa Nam sau. Nhưng thực tế về sau, Bình không lấy được hợp đồng góp vốn vì Giám đốc Hưng ốm bệnh chết, Giám đốc Phát lên thay, nhưng mọi người ở Cty vẫn biết là Bình có suất ghi tên ở Cty.
Năm 2000, Cty gọi đóng tiền đợt 2 là 80 triệu, Nam phải nhờ Bình đóng hộ và biên lai thu tiền vẫn phải mang tên Bình (trước khi nhận tiền đóng hộ, Bình có viết giấy viết tay nhận của Nam 80 triệu, rồi mới mang tiền vào Cty đóng)
Cho đến năm 2010, dự án mới chính thức hoàn tất thủ tục pháp lý, hoàn thiện hạ tầng, Cty AB gọi mọi người đến ký Hợp đồng mua bán chính thức nhà và đất tại Dự án nhà AB.
Lúc này, Nam đến Cty nhà để ký Hợp đồng, Về nguyên tắc, chủ cũ là Bình phải đến ký hủy Hợp đồng góp vốn rồi mới sang tên được cho Nam, nhưng do Bình đang đi tù, lại không có Hợp đồng góp vỗn lưu tại Cty (thực tế Cty đều biết Bình đã bán cho Nam và lý do Bình không ký được hợp đồng góp vốn từ năm 1999 là do Giám đốc Hưng chết, giám đốc Phát lên thay cơ cấu lại bộ máy nên không ký cho bất kỳ ai)
Để tạo điều kiện vào tên hợp đồng mua bán chính thức cho Nam, Cty đã tổ chức 1 buổi gặp giữa 3 bên là Công ty, Nam, và bên người nhà Bình thông báo về việc Cty sẽ ký Hợp đồng với Nam. Do đang đi tù, vợ Bình đến và ký biên bản cho rằng không biết việc mua bán trên do lấy Bình năm 2005, không biết việc Bình mua bán trước đó, sẽ về trao đổi lại với gia đình và hện 1 tuần nếu không có ý kiến gì thì Cty và Nam tự giải quyết với nhau.
Đúng lịch, phía vợ và gia đình Bình không có ý kiến gì, Cty đã vào tên Hợp đồng mua bán chính thức cho Nam với 1 điều khoản giao kèo là nếu Bình có khiêu kiện gì thì Nam phải trả lại nhà và đất cho Cty nhà Hà Nội. Hợp đồng mua bán nhà và đất sẽ tự động hết hiệu lực khi Nam được cấp sổ đỏ cho lô đất trên.
Sau khi ký Hợp đồng mua bán, Nam chuyển tiền mua đất, làm nhà xây thô cho Cty và hiện đang chờ Bàn giao nhà xây thô, sau đó sẽ tiến hành làm sổ đỏ và mọi chuyện đến giờ vẫn suôn sẻ.
Điều Nam lo lắng là: Nếu một ngày Bình ra tù, Bình khiếu kiện sự việc trên trong khi Nam chưa làm xong sổ đỏ cho lô đất thì theo đúng Hợp đồng cam kết, Cty sẽ thu nhà và đất của Nam. Lúc đó giữa Nam và Bình sẽ phải đưa nhau ra Tòa giải quyết, rất lằng nhằng, phức tạp.
Vậy, qua toàn bộ nội dung nêu trên, nếu Bình khiếu kiện thì việc khiếu kiện ấy có cơ sở không (Hiện Bình không có giấy tờ gì liên quan đến lô đất trên)? Làm thế nào để hạn chế rủi ro nếu có tình huống khiếu kiện xảy ra, Cty thu hồi lại đất? (Lưu ý: Nam không muốn bán nhà trên mà muốn giữ lại để ở).
Em xin chân thànhcám ơn các Thầy!
em chào thầy ạ. em rất yêu thích bộ môn luật dân sự, đặc biệt là phần về hợp đồng dân sự.
Trong quy định của BLDS 2005 về hợp đồng dân sự, có 1 chỗ em chưa hiểu rõ ở trong phần đề nghị giao kết. Đó là vấn đề rút lại đề nghị giao kết hợp đồng và hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng. Thầy có thể vui lòng so sánh giúp em để em hiểu rõ hơn những điểm giống và khác nhau của 2 vấn đề này được không ạ?
em xin cám ơn thầy rất nhiều
em chào Thầy ạ! Thầy ơi có thể cho em hỏi về vấn đề trong phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không ạ?
Trong bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại hay chỉ phải bồi thường phần vượt quá? Vì theo em được biết thì hiện tại có 2 quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất là toàn bộ, giải thích dựa trên quan hệ lượng chất (trong triết học ấy ạ! hi). Quan điểm thứ 2 thì em chưa được biết luận điểm để đưa ra kết luận. Vậy quan điểm của Thầy như thế nào ạ?Và cơ sở cho quan điểm của Thầy?
trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thì có tính đến thiệt hại về tinh thần hay không? em đang làm về vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.hic. Thầy có thể cho em biết một số vấn đề cần phải chú ý khi làm đề tài này như thế nào không ạ?
em xin cảm ơn
thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù, sự khác nhau giữa chúng. cảm ơn thầy cô
cảm ơn! thầy cô trong ban biên tập vì thông qua trang web đã cho e nhiều bài học bổ ích. e có câu hỏi mong thầy cô giải đáp:
1) tình huống: ông A bán xe máy cho ông B, nhưng B không đi sang tên. ông B điều khiển xe gây tai nạn(không thuộc trường hợp truy cứu TNHS), vậy A có phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ko?(mặc nhiên xem trường hợp này đủ điều kiện để bồi thường theo qui định của plds), căn cứ pháp lý?
Dear Mr(Msr),
Chúng tôi KOM ASIA trân trọng kính mời:
1. Hợp tác cùng phối hợp Quảng Bá Doanh nghiệp trên website của hai bên bằng cách đặt link liên kết đến website
2. Giới thiệu và chia sẻ khách hàng dựa trên lĩnh vực hoạt động giữa hai bên.
3. Chi tiết sẽ được hai bên thống nhất bằng văn bản hợp tác.
Trân trọng!
chào Thầy ! đây là lần đầu tiên e biết đến trang web này và thực sự ấn tượng về nó.Cám ơn Thầy đã giúp đỡ sv tụi e rất nhiều,
E đang có 1 bài tập ,thực sự e đã suy nghĩ rất nhiều mà vẫn ko tự tin lắm về suy luận của mình mong thầy và các bạn giúp đỡ:
Anh A và B là bạn bè của nhau.Ngày 5/11/2009 anh A nói với anh B rằng có chiếc xe Toyota cũ muốn bán với giá 150 triệu.Nếu trong vòng 1 tuần kể từ ngày 5/11/2009 anh B đem tiền tới thì anh sẽ bán xe đó cho B.Tiền trước bạ,làm thủ tục chuyển quyền ,thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế do anh B chịu.Anh B nói với anh A “anh cho tôi 1 tuần để chuẩn bị tiền.anh có đu tiền tôi sẽ trả lời và đem tiền qua gặp anh ngay”Anh A nói”quá 1 tuần mà ko trả lời thì tôi sẽ bán xe cho người khác”.Ngày 12/11/2009 anh đã bán đất,2 con trâu và đi vay nóng người khác 20 triệu đồng để đủ tiền mang sang giao cho A và lấy xe thì được biết A đã bán xe cho người khác trước đó 1 ngày .Anh B hỏi anh A tại sao lại bán cho H,thì anh A trả lời rằng vì cấn tiền gấp,hơn nữa vì H ra giá cao hơn 1 chút.Anh B đã kiên anh A ra Tòa:
a) Lời đề nghị của anh A có phải là 1 lời đề nghị giao kết hợp pháp? Vì sao?—> theo e là đúng vì theo điều 390 thì A đã nêu rõ thời hạn trả lời và các đk cần thiết khác trong hợp đông
b) Việc B đem tiền qua để đòi mua xe có phải là 1 sự trả lời hợp lệ?—->đúng vì theo điều 397 B đã đem tiền đến trong thời hạn trả lời việc thực iện ở đây bằng “hành vi”
c) Trong tình huống trên A và B đã hoàn tất việc giao kết hợp đồng hay chưa? Vì sao? A có uyền ko bán xe cho B đc ko?—>Theo dd404 thời điểm B đem tiền tới là thời điểm giao kết hđ,nhưng trong t/h hợp đồng đã ko đc giao kết do đối tượng của hđ ko còn,e ko biết là A có quyền ko bán xe cho B hay ko???
d) B có quyền đòi A phải giao xe và nhận tiền 150 triệu nhu đã xam kết ko??
e) B ko đòi mua xe nhưng có quyền đòi A phải BT toàn bộ thiệt hại,bao gồm tiền lãi vay nóng,tiền thiệt hịa do bán đất giá rẻ hơn hay ko??—->theo k2/390 là có
Cách xử lý của e như vậy liệu có ổn chưa và những ddieuf mà e chưa làm đc ,mong Thầy sữa giúp e ạ.
Em cám ơn Thầy nhiều a.Mong thầy trả lời sớm giúp e,vì e sắp thi rồi ạ..!!
em chào thầy!
thầy cho em hỏi ạ, em muốn phân tích quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người (trong điều 34 BLDS ) thì phải phân tích như thế nào ạ?
Em cảm ơn thầy!
thua thay, trong 1 hop dong dan su neu nguoi ki khong co tu cach chu the thi hop dong vo hieu, vay nguoi ki nay phai thuc hien nghia vu gi. TAi sao hop dong vo hieu ma van phat sinh trach nhiem voi nguoi ki nay,ben chu the se co quyen gi a. Em rat thac mac, vi can cu phat sinh nghia vu la tu hop dong, nhung hop dong nay vo hieu, vay phai dua vao quy dinh nao. Mong thay giai dap cho em
Xin chào các thầy !
Em biết kiến thức pháp luật của em rất ít nên nếu câu hỏi của em … tệ quá. mong các thầy thông cảm và cố gắng giải đáp dùm em nha. Em cám ơn các thầy rất nhiều.
Theo như em biết, trong Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, điều 4 – có quy định Đối tượng được miễn học phí bao gồm “Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo. ”
– Em là ngừơi Hoa, năm 2008, lúc thi Đại học, em được các thầy cô cũng như tổng đài 1080 cho biết người Hoa (theo luật) là dân tộc thiểu số. Em muốn hỏi là bây giờ, ng Hoa có còn được xét là dân tộc thiểu số nữa không ?
– Và 1 điều này nữa, ba mẹ em mất việc làm đã gần 1 năm. gần 1 năm nay gia đình em ko có thu nhập, vậy, em có thể áp dụng điều 4 trong Nghị định này để xin được miễn giảm học phí không ?
Rất mong các thầy sẽ giải đáp giúp em … vì thật sự gia đình em đang rất khó khăn. nếu như giảm hay miễn được phần học phí sẽ đỡ được 1 gánh nặng rất lớn với gia đình. Mong các thầy giúp em giải đáp
Em xin cám ơn
em chào thầy!
em có câu hỏi về thừa kế mong thầy gải đáp.
ông A có vợ là B, 2 con C và D.Ông A chết có để lại di chúc cho C hưởng 1/2 di sản. Em muốn hỏi là còn 1/2 di sản ko định đoạt trong di chúc được chia theo PL. Vậy bà B có được hưởng 2/3 suất thừa kế theo D669 hay ko?
thầy ơi! em xin hỏi thêm là: trường hợp phần di sản chia theo PL cho bà B nhỏ hơn 2/3 suất thừa kế thì phần còn thiếu đó lấy từ đâu ạ? em thắc mắc là số thiếu đó có được lấy từ số di sản mà C được hưởng theo di chúc hay ko trong khi vẫn còn có tài sản ko được định đoạt đủ để bù đắp số thiếu?
giả sử di sản thừa kế của ông A là X. ông A còn bà vợ hợp pháp là E nhưng trong di chúc bị A truất quyền thừa kế. Theo PL thì bà E cũng được hưởng 2/3 suất thừa kế. Khi đó số di sản còn lại để chia theo PL được tính ntn: [X – (2/3*X/4) – X/2] hay là [X – (2/3*X/4)] : 2. Vậy số thiếu của bà B được lấy từ phần di sản di chúc cho C hay từ phần di sản chia theo PL cho C và D hay là lấy theo tỷ lệ di sản mà C, D được hưởng cả theo di chúc và theo PL.
Mong thầy giải đáp giúp em với.huuuu….
Chào ot_nhh,
Em vẫn phải chia 1/2 di sản ông A không định đoạt trong di chúc cho B, C, D theo qui định về thừa kế theo pháp luật. Sau đó em tính 2/3 suất của bà B được hương theo Đ 669 là bao nhiêu nếu mức 2/3 bằng hoặc nhỏ hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B không được hưởng 2/3 suất theo Đ 669. Nếu mức 2/3 lớn hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B được hưởng phàn còn thiếu.
Về vấn đề lấy phần còn thiếu để người thuộc diện hưởng theo Đ 669 nhận đủ 2/3 suất tk theo luật hiện còn hai quan điểm.
– Trừ vào phần di sản của những người hưởng theo di chúc không trừ vào phần di sản được hưởng thừa kế theo pháp luật;
– Trừ vào phần di sản của tất cả những người thừa kế theo di chúc và pháp luật.
Tôi theo quan điểm thứ hai
em cảm ơn thầy!!!
chào các thầy ạ!
Có một câu hỏi xin các thầy các độc giả biết hay có trang web nào tham khảo đáng tin cậy thì trả lời chia sẻ giúp em.
công ty chứng khoán có những đặc trưng nào?
trang web nào thống kê về số lượng tài khoản chứng khoán, lợi nhận, thị phần của từng nghiệp vụ của từng công ty chứng khoán.
Em chào thầy ạ. Vừa rồi e mới nghe nói thầy đã chuyển công tác. e thấy rất tiếc vì các bạn SV sẽ không được nghe thầy giảng nữa. E may mắn vì đã được học thầy. E rất ngưỡng mộ thầy. Cám ơn thầy vì trang wed hữu ích này.
Chào thầy ah! em có thể hỏi thầy một tình huống k ah?
Bà A và ông B cưới nhau và có 4 đứa con( có đki kêt hôn), sau khi bà A chết đi, ông B cưới bà C( có đki) và có 1 đứa con gái. Hiện ông có 2 căn nhà, và tìh trạng của ông đang lú lẫn ( 80 tuổi), dù chưa có di chúc, nhưng trc đó ông có nói là mua căn nhà thứ hai cho bà C và cô con gái. tuy nhiên, khi mua căn nhà này lại do một trong những ng con của bà A mua, dù vẫn đứng tên ông B. Nay những ng con của bà A muốn chiếm đoạt hai căn nhà và đuổi mẹ con bà C đi. Ng con gái bà C muốn biết thủ tục để đòi quyền lợi của mình như khi ông B chưa lú lẫn ( căn nhà thứ hai) thì cần làm những gì?để bảo vệ quyền lợi của mẹ mình và mình? cảm ơn thầy nhìu nhìu ah!
em chao thay! sap den ngay 20 – 11 thay cho em gui loi chuc tot dep nhat den thay nhe. chuc thay cong tac that tot va co nhieu thoi gian giai dap cac thac mac cua chung em hon nua!
nhan day thay co the cung cap cho em cac tai lieu lien quan den dai dien trong quan he phap luat dan su duoc k a. Em xin chan thanh cam on!
Kính gửi các thầy cô trong Ban biên tập!
Em đang muốn tìm hiểu tài liệu, các bài viết liên quan đến Hợp đồng dân sự có điều kiện nhưng em thấy trên trang web hầu như không có. Nếu có chỉ có vấn đề chung về hợp đồng. Em rất mong các thầy cô giúp đỡ em.
Em rất cám ơn các thầy cô!
em có một vấn đề,xin nhờ mọi người giúp em. Em cần tìm hiểu chi tiết về vai trò của luật kinh tế trong nền kinh tế quốc dân,em cần cái này rất gấp để thứ 4 nộp bài tiểu luận. Xin mọi người hãy giúp em. Em xin cám ơn
xin chào thầy! mình có một tình huống mong được mọi người góp ý.
Bà A là chủ sở hữu xe wave. ngày 1/1/NN xe của bà A bị người khác lấy mất . Bà đã trình báo cong an việc xe mình bị mất cắp . Một thời gian sau , bỗng dưng có nhiều người hỏi thăm muốn mua lại giấy tờ xe của bà A đã bị mất . Bà A nghĩ đã mất xe rùi nên không hy vọng tìm lại được xe nên bán giấy tờ xe trên cho anh B với giá 3 triệu vào ngày 3/3/NN . Xin hỏi giao dịch giữa bà A và anh C có hợp pháp không và căn cứ pháp lý.Ngày 5/5/NN anh B đem giấy tờ xe mua được của bà A đi làm giấy tờ xe thì bị công an bắt giữ với lý do chiếc xe đăng kí trong giấy tờ xe trên đã được chủ sở hữu là bà A báo mất.Vậy cho hỏi bà A có phải trả lại số tiền trên cho anh B không. 2 nguoioif trong tình huông trên có vi phạm pháp luật không. có thể bị truy cứi trách nhiệm hinh sự không
Kính gởi luật sư
Tôi tên Nguyễn Hoàng Thuận, SN: 1975. Cư ngụ: Q.7, TP.HCM
Tôi có vụ việc như sau:
Kết hôn với vợ năm 2002, có 2 người con: Gái 8 tuổi, Trai 4 tuổi.
Vợ tôi sống với tôi tại HCM 5 năm, 3 năm gần đây vợ tôi sinh sống ở quê Ninh Thuận. Và tôi đã về làm ở quê Ninh Thuận 1 năm để gần gủi vợ con.
Làm ăn không suôn sẻ tôi về lại HCM. Gần đây vợ tôi lại quan hệ quan lại với người khác. Tôi về và nhận ra điều đó nên đề nghị ly dị và tôi và vợ đã làm đơn xin công nhận thuận tình ly hôn, nộp tại Tòa Án Ninh Thuận. Đã đóng án phí và đang chờ quyết định.
Tuy nhiên, năm 2007, tôi và vợ cùng 2 con đã có giấy tờ chờ đi định cư tại Mỹ theo diện bảo lãnh.
Trong đơn thuận tình lần đầu tôi và vợ tôi thỏa thuận việc nuôi con và cấp dưỡng: Vợ trực tiếp nuôi con, tôi cấp dưỡng đến khi có giấy tờ tôi và 2 con làm thủ tục nhập cư tại Mỹ thì tôi được dẫn hai con theo tôi định cư.
Nhưng khi nộp đơn Tòa án hướng dẫn tôi và vợ thỏa thuận rõ ràng việc nuôi và cấp dưỡng, không đề cập đến việc 2 con được phép theo tôi qua Mỹ sau này trong đơn công nhận thuận tình ly hôn.
Vì đang bức xúc việc vợ tôi ngoại tình, tôi đồng ý và làm lại đơn công nhận việc thuận tình ly hôn theo ý hướng dẫn của Tòa là: Vợ nuôi dưỡng và tôi cấp dưỡng. Không đề cập đến việc định cư tại Mỹ sau này của 2 đứa con. (Tuy nhiên thỏa thuận này vợ tôi cũng thuận tình đồng ý nhưng Tòa không đồng ý)
Và Tòa đã thụ lý đơn.
Nay tôi rất mong sự hướng dẫn của Luật sư về vấn đề hậu quả sau này khi Tòa quyết định công nhận thuận tình ly hôn, thì để bảo vệ quyền lợi 2 con theo tôi qua Mỹ tôi cần phải làm gì trong khi Tòa chưa có quyết định hoặc làm gì để sau này tôi có thể dẫn 2 đứa định cư cùng tôi. (vợ tôi bây giờ hoàn toàn đồng ý bằng miệng là để tôi dẫn 2 đứa khi có giấy gọi định cư nhưng tôi sợ sau này vợ tôi thay đổi ý định).
Rất mong luật sư hồi âm và chân thành cảm ơn
ông x biệt tăm 6 năm.sau khi tiến hành các biện pháp thông bóa tìm kiếm ko kết qua.chi y vợ x đã gửi đơn đến tòa án yêu cầu tòa án tuyên bố x chết.trong lúc chờ đợi tòa án xem xét giải quyết ,1 hôm ông m tình cờ gặp ông x và có kể cho ông x biết về sự việc này.sau khi nghe xong ,ông x dặn ông m là ko được kể cho chị y hoặc bất kỳ ai biết về việc ông còn sống.bởi lẽ ông đang phải đi cai nghiện na túy.TAND đã chấp nhận yêu cầu của y và ra quyết định tuyen bố ông x chết .sau khi có quyết định có hiệulực pháp luật ,với tư cách là người thừa kế duy nhất của ông x,chị y đã bán căn nhà là di sản thừa kế của ông x chi m với số tiền là 1 tỉ đồng.2 năm sau ông x trở về yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố ông chết,tòa án chấp nhận.sau đó ông x yêu cầu ong m trả lại nhà.m ko đồng ý và đặt điều kiện :”nếu mún lấy lại nhà yhì phải trả tiền theo giá thị trường lả 3 tỷ đồng “.các thầy cô giải quyết tranh chấp này cho e với .e cam on nhiu