admin@phapluatdansu.edu.vn

QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân

Data-breach-security-fotolia THS. HUỲNH THỊ NAM HẢI – Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

THS. HUỲNH THỊ MINH HẢI – Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM

Quyền được lãng quên trên không gian mạng đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội cũng như các nhà lập pháp ở nhiều quốc gia. Việc ban hành Dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các nhà lập pháp Việt Nam trong việc pháp điển hóa quyền được lãng quên của cá nhân.

Continue reading

ỨNG DỤNG TRUY VẾT ĐIỆN TỬ: Đánh đổi giữa quyền riêng tư và sức khỏe cộng đồng?

 NGUYỄN HỒNG HẢI ĐĂNG

Việc sử dụng ứng dụng truy vết điện tử (contact-tracing application) ở nhiều quốc gia vào năm 2020, khi đại dịch vừa bùng nổ đã gây ra nhiều tranh cãi về minh bạch quản lý dữ liệu, tính hiệu quả, cũng như hệ quả xã hội của các ứng dụng công nghệ này.

Sự bùng nổ của các ứng dụng truy vết điện tử

Continue reading

VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH: Công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án

TRẦN QUANG HIẾU – Tòa án quân sự Khu vực Quân khu 4

Với những quy định công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án hiện nay, có hai quan điểm và áp dụng khác nhau của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.

Ngày 16/3/2017, TANDTC ban hành Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP về việc công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nghị quyết 03), sau đó ngày 04/7/2017 TANDTC ban hành Công văn 144/TANDTC-PC để Hướng dẫn Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP. Tuy nhiên trong Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP và Công văn số 144/TANDTC-PC có một số nội dung quy định chưa rõ dẫn đến cách hiểu khác nhau nên khi triển khai thực hiện tại phiên tòa không có sự đồng nhất.

Tại Điều 5 Nghị quyết 03 quy định: “Khi phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng trong quá trình xét xử, giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, Chủ tọa phiên tòa, phiên họp phải giải thích cho những người tham gia tố tụng biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh”.

Tại mục 3 của Công văn 144 quy định về phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng như sau: “… Khi phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, Chủ tọa phiên tòa phải thông báo cho họ biết bản án, quyết định giải quyết vụ việc mà họ là người tham gia tố tụng thuộc diện được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ được yêu cầu giữ bí mật một số thông tin theo quy định của pháp luật”.

Continue reading

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CƯ TRÚ CỦA MỘT SỐ NƯỚC

BỘ CÔNG AN

Cư trú và quản lý cư trú là một nội dung cơ bản và trọng yếu trong quản lý nhà nước của mỗi quốc gia trên thế giới. Bất kỳ một thể chế nhà nước nào cũng đều coi đây là công cụ quan trọng và hữu hiệu để nhà nước thực hiện quản lý xã hội, nắm bắt và kiểm soát mọi vấn đề liên quan đến tình hình dân số, tình hình sinh sống, di chuyển của người dân, tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy, hiện nay các quốc gia đều có hệ thống quy định về quản lý cư trú tương đối đầy đủ, chặt chẽ và rõ ràng với những phương thức quản lý khác nhau. Có nhiều quốc gia không chỉ sử dụng một phương thức quản lý cư trú mà đồng thời kết hợp nhiều phương thức để thực hiện việc quản lý cư trú.

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý cư trú sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề về phương thức quản lý cư trú, cơ quan quản lý cư trú, trình tự, thủ tục đăng ký cư trú, quyền và trách nhiệm của công dân về cư trú, trách nhiệm về quản lý cư trú của các cơ quan nhà nước trên cơ sở tham khảo pháp luật và thực tiễn quản lý cư trú của một số quốc gia trên thế giới.

Hiện nay, các quốc gia khác nhau trên thế giới có những cách thức quản lý về cư trú của công dân khác nhau, nhưng nhìn chung có thể phân ra thành hai phương thức quản lý cư trú chính là quản lý cư trú theo nhân khẩu (thông qua Sổ Hộ khẩu), quản lý cư trú theo nơi ở (thông qua giấy tờ đăng ký tại địa phương sinh sống).

Continue reading

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DI CƯ CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

CỤC LÃNH SỰ, BỘ NGOẠI GIAO

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày nay, di cư quốc tế đã trở thành một trong số những vấn đề lớn của thời đại. Chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Theo ước tính của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) có gần 215 triệu người đang sống và làm việc ngoài đất nước của mình, chiếm khoảng 3,3% dân số toàn cầu. Di cư quốc tế đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Người di cư đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế thế giới nói chung, ngay cả trong điều kiện khủng khoảng tài chính toàn cầu. Nhận thức được vai trò của di cư, các nước ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền được làm việc và an sinh xã hội đối với bản thân người di cư và gia đình họ.

Quy luật cung – cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã hội … đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Sự phát triển của đất nước sau 25 năm đổi mới cùng với quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho công dân Việt Nam đi lao động, học tập, du lịch, làm việc và cư trú ở nước ngoài. Số lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến con số nhiều triệu người. Các hình thái di cư của công dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng gia tăng. Continue reading

QUY ĐỊNH CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ CHO VÀ SỬ DỤNG BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ SẢN PHẨM TỪ CƠ THỂ NGƯỜI

clip_image002QUYN 2 – B LUT Y T CNG ĐNG CỘNG HÒA PHÁP (Trích)

THIÊN 1. Nhng nguyên tc cơ bn

Điều 1211-1

Hoạt động chuyển giao, sử dụng bộ phận và sản phẩm từ cơ thể người thực hiện theo quy định của Chương II, Thiên I, Quyển I, Bộ luật Dân sự và quy định tại Quyển này.

Trong số các sản phẩm này, sinh phẩm có tác dụng điều trị bao gồm bộ phận cơ thể người, mô, tế bào đã qua xử lý nhằm mục đích chữa bệnh. Để đảm bảo an toàn y tế, việc sử dụng loại sản phẩm này phải tuân theo đúng quy trình chuyên môn kỹ thuật nhằm đánh giá được mức độ rủi ro và hậu quả của chúng, đồng thời xác định được các nguy cơ tiềm ẩn.

Liệu pháp tế bào là liệu pháp sử dụng sinh phẩm có tác dụng điều trị có nguồn gốc từ tế bào sống của người hay động vật.

Điều 1211-2

Không được phép tiến hành lấy bộ phận cơ thể người hay sản phẩm từ cơ thể người nếu không có sự đồng ý trước của người cho. Người cho có quyền rút lại quyết định cho vào bất cứ lúc nào.

Continue reading

KỶ YẾU TỌA ĐÀM VỀ HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

Nha phap luat viet PhápHà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2006

Jean-Francois Blarel – Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam

Những năm gần đây, nhu cầu được ghép gan, mô và tế bào của người bệnh ở Việt Nam là rất lớn do khả năng chuẩn đoán cũng như các kỹ thuật điều trị được nâng cao.

Hiện nay, vấn đề hạn chế các bác sỹ thực hiện kỹ thuật chữa bệnh này cũng như hạn chế khả năng được tiếp cận không phải là phương diện kỹ thuật mà là môi trường pháp lý, điều kiện tổ chức và điều kiện kinh tế của ngành y học mũi nhọn này.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mọi người bệnh có thể tiếp cận một cách công bằng và an toàn kỹ thuật cấy ghép và đảm bảo người bệnh ghép được được chăm sóc lâu dài, Việt Nam đã bắt đầu tiến hành sửa đổi pháp luật hiện hành.

Thông qua hai lĩnh vực hợp tác quan trọng với Việt Nam, hợp tác pháp luật với Nhà Pháp luật Việt Pháp và hợp tác y học, tôi rất vui mừng vì nước Pháp có thể góp phần vào việc xây dựng Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người của Việt Nam.

Tôi xin cảm ơn Cơ quan Y sinh quốc gia những năm qua đã có nhiều đóng góp quan trọng không chỉ đối với nước Pháp mà cả đối với Châu Âu trong lĩnh vực hiến, lấy, ghép hết sức phức tạp này. Lĩnh vực này không chỉ thu hút sự quan tâm của những người làm trong lĩnh vực y học mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội.

Pháp luật phải đưa ra một khuôn khổ trong đó xác định thế nào là hợp pháp và thế nào là bất hợp pháp. Tôi hy vọng các bạn sẽ xây dựng được một văn bản pháp luật hoàn thiện nhất có thể, tức là các quy định trong đó phải đảm bảo quyền lợi tối đa của bệnh nhân đồng thời phải tôn trọng người hiến và thân nhân của họ.

Dĩ nhiên, văn bản luật này chỉ là giai đoạn đầu tiên. Để làm cho hoạt động này trở thành một phương pháp chữa bệnh an toàn và có thể áp dụng đối với hàng nghìn bệnh nhân Việt Nam trong những năm tới, lĩnh vực hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người này còn rất nhiều việc phải làm.

Continue reading

PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN VÀ CÁC GỢI Ý CHO VIỆT NAM

TS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN – Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

1. Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của Singapore

1.1 Các văn bản pháp luật của Singapore về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ngày 15/10/2012, Nghị viện Singapore thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (DLCN)[1]. Luật công nhận quyền của các cá nhân trong việc bảo vệ các DLCN của chính họ, đồng thời thừa nhận sự cần thiết của việc các tổ chức tiến hành thu thập, sử dụng và tiết lộ thông tin cá nhân vì những mục đích phù hợp với những hoàn cảnh nhất định. Bên cạnh Luật Bảo vệ DLCN, một số văn bản pháp luật chuyên ngành của Singapore cũng quy định về vấn đề này như: Luật An ninh mạng và máy tính; Luật Bí mật công vụ, Luật Thống kê; Luật Giao dịch điện tử, Luật Ngân hàng, Luật Viễn thông[2]. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích quy định của Luật Bảo vệ DLCN năm 2012.

1.2 Nội dung cơ bản của Luật bảo vệ DLCN năm 2012

a. Định nghĩa DLCN

Theo quy định của Điều 2.1 Luật Bảo vệ DLCN, DLCN là các dữ liệu, dù đúng hay sai, về một cá nhân mà có thể xác định được danh tính của họ từ các dữ liệu đó; hoặc từ các dữ liệu đó và các thông tin khác mà các tổ chức có hoặc có thể có quyền truy cập. Một số loại thông tin được loại trừ khỏi định nghĩa DLCN: thông tin liên hệ kinh doanh; thông tin về một cá nhân được lưu lại trong các bản ghi đã tồn tại ít nhất 100 năm; thông tin cá nhân về một người đã mất hơn 10 năm; thông tin cá nhân đã được công khai.

Continue reading

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI CỘNG HÒA PHÁP

 CLÉMENTINE BLANCThẩm phán – Vụ Dân sự và Ấn tín, Bộ Tư pháp, Cộng hòa Pháp

Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp quy định chung về nội dung của các loại giấy tờ hộ tịch và quy định chi tiết về nội dung của một số giấy tờ hộ tịch như giấy khai sinh, giấy tờ công nhận quan hệ pháp luật, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai tử.

Việc quản lý và trình bày sổ hộ tịch được quy định ở cấp nghị định. Nghị định đầu tiên về hộ tịch ở Pháp được ban hành năm 1962 và đã qua nhiều lần sửa đổi, nhưng các nguyên tắc nền tảng trong lĩnh vực hộ tịch đã được hình thành trong giai đoạn này.

Ngoài ra, còn có một cơ quan chuyên trách về hộ tịch có yếu tố nước ngoài và một văn bản luật về lĩnh vực này.

Ở Pháp còn có một thông tư rất dài quy định về hộ tịch. Trường hợp này rất hiếm gặp vì Bộ Tư pháp thường chỉ ban hành thông tư hướng dẫn thi hành một văn bản luật khi tiến hành cải cách, những thông tư như vậy thường chỉ dài khoảng 20 trang và không phổ biến rộng rãi.

Hộ tịch là một lĩnh vực rất rộng vì nó liên quan đến toàn bộ đời sống của công dân và đòi hỏi phải xem xét toàn bộ các vấn đề chuyên môn kỹ thuật. Vì thế, năm 1955, Pháp đã quyết định soạn thảo một thông tư lớn dành cho các cơ quan tư pháp quản lý lĩnh vực hộ tịch, cụ thể là các Viện Công tố cũng như các cán bộ hộ tịch. Thông tư này được ban hành năm 1999 và chỉ được sửa đổi bổ sung rất ít, lần mới nhất là vào năm 2002. Đây có thể coi là cẩm nang giải đáp mọi thắc mắc cho những người làm trong lĩnh vực hộ tịch, đó là lý do vì sao thông tư này rất đồ sộ và quy định nhiều tình huống đa dạng và cụ thể. Continue reading

QUYỀN RIÊNG TƯ TRÊN MẠNG

GS. PHAN DƯƠNG HIỆU – Đại học Limoges, Pháp

Trong một thế giới nhiều biến động, thì “lòng tin” là một yếu tố vô cùng quan trọng, là cơ sở thiết yếu cho sự phát triển. Việc trợ giúp bảo vệ thông tin cá nhân, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải đạt chuẩn bảo mật cao, cho phép người dùng được quyền quyết định xử lý dữ liệu liên quan đến cá nhân (như truy vết những nơi lưu trữ, hay yêu cầu xóa vĩnh viễn dữ liệu cá nhân) là những biện pháp Chính phủ có thể làm để  gây lòng tin cho người dân, cho doanh nghiệp, cho các đối tác nước ngoài để tạo một môi trường phát triển lành mạnh.

An ninh quốc gia (public safety) và quyền riêng tư (privacy)

Việc đảm bảo đồng thời an ninh quốc gia và quyền riêng tư cho công dân và cho các tổ chức, doanh nghiệp luôn là một thách thức không nhỏ đối với các chính phủ.

Trong những hoàn cảnh đặc biệt nguy cấp, như sau một cuộc khủng bố, các chính phủ thường có xu hướng đưa ra các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh (public safety) bằng cách cho phép can thiệp phần nào quyền riêng tư (privacy) của công dân. Đó là khi dân chúng đang hoang mang nên một bộ phận không nhỏ có thể có xu hướng nhượng bộ giảm quyền riêng tư để đổi lấy sự an toàn. Tuy nhiên, ngay cả trong những tình huống đặc biệt nguy cấp như vậy, sự đối thoại vẫn rất cần thiết để có những dự luật hợp lý, mức độ can thiệp quyền riêng tư ở mức tối thiểu, chấp nhận được và với một quy trình tường minh, chặt chẽ.

Continue reading

HƯỚNG DẪN CỦA TANDTC TẠI VĂN BẢN SỐ 253/TANDTC-PC NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2018 VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN CÓ BỊ ĐƠN LÀ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI NHƯNG KHÔNG RÕ ĐỊA CHỈ

Kính gửi: – Các Tòa án nhân dân;

– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Qua thực tiễn công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về vướng mắc trong việc giải quyết một số vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là người Việt Nam ở trong nước với bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng nguyên đơn chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

Vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài là một trường hợp đặc thù; quyền ly hôn là một trong các quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Do vậy, trường hợp người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài và chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài, nếu thông qua thân nhân của bị đơn mà có căn cứ để xác định họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, Tòa án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

Continue reading

HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, TẾ BÀO, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI THEO PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP

 JACKY CLAQUIN – Trưởng phòng điều phối và hỗ trợ, Cơ quan Y sinh Quốc gia, Cộng hòa Pháp

Trong một lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao như lĩnh vực ghép mô, tế bào, bộ phận cơ thể người, các phương diện y học và chuyên môn có lẽ được quan tâm ở hàng thứ hai, ngay sau các phương diện pháp lý và đạo đức. Nếu các bạn muốn phát triển hoạt động hiến, lấy, ghép mô, tế bào, bộ phận cơ thể người như ở Pháp thì cần phải làm cho người dân và các bác sỹ, cán bộ y tế, những người trực tiếp thực hiện việc lấy, ghép tin tưởng vào hoạt động hiến, lấy, ghép mô, tế bào, bộ phận cơ thể người. Chính vì có được sự tin tưởng đó mà năm 2005, ở Pháp chúng tôi đã tiến hành được hơn 4200 ca cấy ghép bộ phận cơ thể người.

Quy định pháp luật của Pháp về lĩnh vực này đã được ban hành tương đối sớm. Ngay từ năm 1978, Pháp đã ban hành một đạo luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động này. Tuy nhiên phải đến năm 1994, các Luật về đạo đức sinh học mới được ban hành trong đó một văn bản luật quy định về việc tôn trọng cơ thể người và văn bản thứ hai, quy định về việc hiến và sử dụng bộ phận cơ thể người, sinh con theo phương pháp khoa học và khám thai. Lẽ ra, những quy định của hai luật này phải được sửa đổi, bổ sung vào năm 1999, tức là 5 năm sau khi ban hành, tuy nhiên do chương trình làm việc của Nghị viện quá bận rộn, cho tới tháng 8 năm 2004, tức là 10 năm sau hai luật này mới được sửa đổi, bổ sung.

Việc hiến và sử dụng mô, tế bào, bộ phận cơ thể người đã được quy định trong 3 Bộ luật của Pháp gồm : Bộ luật Dân sự, Bộ luật Y tế và Bộ luật Hình sự. Bộ luật Dân sự quy định về quyền được tôn trọng về thân thể. Bộ luật Y tế hiện nay điều chỉnh hoạt động sử dụng mô, tế bào, bộ phận cơ thể người cũng như các điều kiện sử dụng. Bộ luật Hình sự quy định các hình phạt trong trường hợp có tội phạm xảy ra trong lĩnh vực này. Continue reading

ỨNG XỬ VỚI KHÁC BIỆT/ NGƯỜI “KHÁC LẠ”: Quan điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số về người có xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số

ĐỖ QUỲNH ANH, TRẦN NGỌC LINH & HOÀNG NGỌC AN

Cách tiếp cận của nghiên cứu

Khái niệm về “căn tính” trong Nhân học

Các nhóm phân loại con người theo các đặc tính (traits) và căn tính (identities) không được tạo ra bởi tự nhiên mà được con người tạo ra để đơn giản hóa sự phức tạp trong sự đa căn tính (multiple identities) của con người và trong các hiện thực đa chiều (multiple realities)5. Trong một thảo luận về sự hạn chế của chủ nghĩa kiến tạo xã hội (social constructionism), Epstein (1987) cho rằng ‘căn tính’ được xác định trong mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể xã hội, là kết quả của quá trình liên tục tìm kiếm ‘căn tính’ nhằm tìm kiếm một sự liên hệ giữa cá nhân với đám đông và chính danh hóa (legitimate) vị thế của họ trong xã hội. Epstein đã tổng kết hai cách định nghĩa về căn tính: một cách giải thích nhìn nhận căn tính như là bản chất (essential) của con người, do đó thuộc về nội tâm (intrapsychic); cách còn lại theo luận điểm của chủ nghĩa kiến tạo xã hội cho rằng căn tính là các nhãn (labels) hoặc vai trò (roles) được ‘tập nhiễm’ (acquired) vào mỗi cá nhân. Cách hiểu căn tính thuộc về nội tâm coi căn tính như một đặc tính cố định và bền vững của một người, mô tả bản chất thật sự của con người. Trong khi đó, định nghĩa còn lại cho rằng căn tính là sự nhập tâm (internalization) hoặc tiếp nhận có ý thức các nhãn và vai trò đã được áp đặt hoặc xây dựng trong quá trình xã hội hóa.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: