admin@phapluatdansu.edu.vn

Khó khăn vướng mắc trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian qua, được sự quan tâm kịp thời của Tòa án nhân dân tối cao trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, giải đáp các khó khăn, vướng mắc tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thông qua hoạt động giải quyết án phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm các loại, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh còn một số các vướng mắc, chưa thống nhất về quan điểm áp dụng pháp luật trên nhiều lĩnh vực cần được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, giải đáp. Cụ thể như sau:

Continue reading

Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ tại TAND thành phố Đà Nẵng và CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đối với Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng trong năm 2021, mặc dù gặp phải những khó khăn rất lớn do trên địa bàn thành phố bùng phát nhiều đợt dịch Covid-19 làm gián đoạn thời gian công tác nhưng đã tập trung hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ trọng tâm công tác theo yêu cầu Quốc hội và Tòa án nhân dân tối cao giao.

Tuy nhiên, trong năm 2021 thực tiễn công tác còn gặp một số vướng mắc, khó khăn nhất định. Tại Hội nghị này, chúng tôi xin được nêu “một số khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các đề xuất, kiến nghị” để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác trong thời gian tới.

Continue reading

NGHỊ QUYẾT 01/2021/NQ-HĐTP NGÀY 20/12/2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

logoHỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất Điều 201 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây viết tắt là Bộ luật Hình sự) và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Continue reading

NGHỊ QUYẾT 02/2020/NQ-HĐTP NGÀY 24/09/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng dân sự).

Continue reading

HƯỚNG DẪN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO về một số nội dung trong kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Để xác định đất thuộc quyền sử dụng của ai, Kiểm sát viên cần phân biệt đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất và đất chưa được cấp GCNQSD đất, cụ thể:

– Trường hợp đất đã được cấp GCNQSD đất, cần kiểm tra các giấy tờ về đất đai kèm theo tài liệu trong hồ sơ quản lý đất; sự biến động diện tích giữa GCNQSD đất và diện tích đất thực tế; việc kê khai, đăng ký và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; ý kiến của chính quyền địa phương về nguồn gốc đất; quá trình quản lý, sử dụng, việc cấp GCNQSD đất có đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, xác định tính xác thực của các tài liệu cấp GCNQSD đất làm căn cứ kết luận đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ai, có chấp nhận yêu cầu hủy GCNQSD đất không.

Continue reading

KINH NGHIỆM về tạo lập và áp dụng án lệ ở Hà Lan

law_precedent TS. ĐỖ THANH TRUNG – Giảng viên, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

1. Sơ lược về lịch sử phát triển hệ thống pháp luật Hà Lan

Trước cuộc cách mạng 1780, Hà Lan là quốc gia tổ chức theo hình thức liên bang nhưng sau cuộc cách mạng này khoảng 2 năm từ năm 1809 đến 1810 Hà Lan đã chuyển đổi thành nhà nước đơn nhất có một hệ thống pháp luật thống nhất. Do đó, Tòa án ở Hà Lan không chịu ảnh hưởng bởi văn hóa tập trung quyền lực theo kiểu chế độ bảo hoàng của Pháp (Tòa án là công cụ của chính quyền trung ương). Ngược lại, ở Hà Lan tòa án mang tính địa phương, thể hiện quyền lực, quyền hạn và đặc quyền của địa phương. Đặc biệt các tòa án được lập ra ở các thị trấn hùng mạnh và sầm uất. Điểm này rất giống với tòa án của Anh trong lịch sử. Trong bối cảnh này, Tòa án ở Hà Lan không có lịch sử lạm quyền như các tòa án ở Pháp. Hà Lan có nền kinh tế thương mại rất phát triển. Do vậy, các chế định pháp luật tư như hợp đồng, tín dụng, phá sản, công ty…vv rất được coi trọng. Mặt khác, tính hiệu quả và thực dụng của hệ thống pháp luật cũng là mục tiêu quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế thương mại mậu dịch.

Continue reading

CHỨNG CỨ trong tố tụng dân sự

 Screen-Shot-2019-12-20-at-10.19.56-PMJean-Marie COULON Chánh án, Toà Phúc thẩm Paris, Cộng hòa Pháp

Alain GUILLOU – Phó Chánh án, Toà Sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris, Cộng hòa Pháp

Ở Pháp, hoạt động chính trong quá trình xét xử một vụ án dân sự là hoạt động đánh giá chứng cứ. Theo quy định pháp luật tố tụng của Pháp, hoạt động đó thuộc trách nhiệm của các bên thực hiện dưới sự giám sát của thẩm phán.

Câu hỏi mà phía Việt Nam đặt ra là như sau: Liệu những quy định trong dự thảo của Việt Nam hiện nay về vấn đề chứng cứ đã đầy đủ chưa? Có cần thiết phải ban hành một đạo luật riêng để điều chỉnh lĩnh vực chứng cứ như kinh nghiệm của các nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ không?

Continue reading

HỘI THẨM NHÂN DÂN: Có cần tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm dân sự?

istockphoto-958738012-170667a (1)Alain GUILLOU – Phó Chánh án, Toà Sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris, Cộng hòa Pháp

Đây thực sự là vấn đề phức tạp. Việc có sự tham gia trực tiếp của người dân, hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử vừa có những ưu điểm, vừa có những nhược điểm.

Trước tiên, tôi sẽ trình bày về những ưu điểm và nhược điểm của chế định hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử. Sau đó, tôi sẽ trình bày về quan điểm của Việt Nam thể hiện trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (Bộ luật TTDS) và về cơ cấu tổ chức liên quan đến chế định hội thẩm nhân dân ở Pháp.

Continue reading

YÊU CẦU LY HÔN VỚI NGƯỜI MẤT TÍCH có được thụ lý giải quyết trong một vụ việc không?

Thẩm phán. NGUYỄN HẢI PHONG – TAND Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là thật sự cần thiết nhằm cụ thể hóa, luật hóa những hướng dẫn dưới luật trước đây nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc Hôn nhân gia đình của Tòa án các cấp. Qua nghiên cứu dự thảo Nghị quyết và thực tiễn giải quyết vụ việc án hôn nhân gia đình , tôi có vài ý kiến đóng góp, đề nghị TANDTC hướng dẫn.

Continue reading

Lay Judges in Vietnam: HỘI THẨM Ở VIỆT NAM

PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA – Đại học Fulbright Việt Nam

Bài viết dưới đây gợi thảo luận về các vấn đề sau: (i) Vì sao người dân không có nghiệp vụ lại được tạo cơ hội tham gia các hội đồng xét xử tại tòa án cùng với các thẩm phán chuyên nghiệp? (ii) Việc tạo điều kiện cho người dân tham gia xét xử tại tòa án có thể đặt ra những rủi ro gì? (iii) Các gợi ý chính sách làm cho người dân tham gia có hiệu quả hơn vào hoạt động xét xử của tòa án.

Continue reading

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH ĐƯỢC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án

shutterstock_560031883 THS. NGUYỄN THỊ BÍCH – Thẩm tra viên, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao

Giá trị của bản sao “Giấy nhượng đất làm nhà” có chứng thực và thực tế giao dịch nhượng đất có nhiều người làm chứng đã được Tòa án các cấp thừa nhận có giá trị như bản gốc.

Quy định của pháp luật

Theo Luật Công chứng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, tính hợp pháp, không trái đạo đức của bản dịch.

Continue reading

BÀN VỀ QUY ĐỊNH “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” theo khoản 1 Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015 và kiến nghị

nuclear_law_1 THS. ĐỖ NGỌC BÌNH – Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội

Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định, để được xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù lần đầu thì người bị kết án phạt tù phải chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự. Vấn đề “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” hiện nay cần quan tâm, sửa đổi cho hợp lý.

Continue reading

VĂN BẢN SỐ 01/2021/GĐ-TANDTC ngày 01/7/2021 của TANDTC giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ về hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Depositphotos_75987423_xl-2015-e1617031552757Hòa giải viên có thể kiêm nhiệm công tác khác, như Hội thẩm nhân dân, Luật sư, Hòa giải viên thương mại của Trung tâm Hòa giải thương mại… được hay không?

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án không cấm Hòa giải viên kiêm nhiệm công tác khác. Hội thẩm nhân dân, Luật sư, Hòa giải viên thương mại của Trung tâm Hòa giải thương mại… đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có thể được lựa chọn, bổ nhiệm làm Hòa giải viên.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn