admin@phapluatdansu.edu.vn

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

BTaKKg6ycÝ KIẾN CHUYÊN GIA BTaKKg6yc

 

ALAIN LACABARATS – Chánh tòa, Tòa Phúc thẩm Paris, CH Pháp

Liên quan đến các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, đúng là trong hệ thống pháp luật của Pháp, chỉ có hai loại chủ thể: Chủ thể thứ nhất là pháp nhân, bao hàm cả Nhà nước trung ương và các chính quyền địa phương, và Chủ thể thứ hai là cá nhân. Chúng tôi không có loại chủ thể là hộ gia đình. Tôi hiểu rằng, do đặc thù của Việt Nam nên đòi hỏi phải tiếp tục quy định hộ gia đình như một chủ thể quan hệ pháp luật dân sự. Khi nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự của Việt Nam, tôi có cảm giác là trong một hộ gia đình, các thành viên luôn hòa thuận với nhau. Nhưng những thẩm phán chúng tôi luôn có một cách nhìn nhận khác, nghĩa là nhìn vào mặt tiêu cực của vấn đề để tiên lượng trước những trường hợp xảy ra tranh chấp.

Nguồn: Hội thảo quốc tế “Bộ luật dân sự (sửa đổi)”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, 28-30/10/2002

 

BTaKKg6yc

Ý KIẾN CHUYÊN GIA BTaKKg6yc

 

FRÉDÉRIC PARRENIN – Chánh thanh tra, Trưởng phòng Đăng ký bất động sản, Tổng cục Thuế, Bộ Kinh tế, Tài Chính và Công nghiệp, Cộng hòa Pháp

 

Một hợp đồng nếu đã không có hiệu lực giữa các bên thì đương nhiên sẽ không có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba. Chính vì thế, tôi muốn các bạn nhận thức rõ hơn về phương án coi đăng ký là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, bởi vì việc coi đăng ký là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực có thể dẫn đến vô hiệu hóa thỏa thuận giữa các bên. Mà mục đích của đăng ký không phải là như vậy. Mục đích của đăng ký là nhằm làm cho hợp đồng có hiệu quả. Do vậy, các bạn cũng nên nhìn nhận vấn đề đăng ký một cách tương đối thôi.

Nguồn: Tọa đàm “Đăng ký Bất động sản và Giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, 22-23/6/2006

 

BTaKKg6ycÝ KIẾN CHUYÊN GIA BTaKKg6yc

MICHEL GRIMALDI – Đại học Paris II, Panthéon-Assas, Cộng hòa Pháp

Theo Điều 4 BLDS Pháp, thẩm phán không thể từ chối xét xử, với lí do luật không quy định, quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ. Tùy thuộc vào truyền thống pháp luật của từng nước, đặc biệt là điều kiện bổ nhiệm và hành nghề mà thẩm phán có thẩm quyền rộng hay hẹp. Theo Portalis, “Thẩm phán là người phát ngôn của pháp luật”, tức chỉ có vai trò giải thích pháp luật chứ không có vai trò làm luật. Tuy nhiên, từ hơn một thế kỷ nay, nhờ sự tích cực của giới thẩm phán mà pháp luật của Pháp đã biến đổi không ngừng.

Nguồn: Hội thảo “Sửa đổi Bộ luật Dân sự”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, 12-13/5/2011

BTaKKg6yc

Ý KIẾN CHUYÊN GIA BTaKKg6yc

MICHELINE PASTUREL – Phó Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh (nay là Cơ quan cạnh tranh), Cộng hòa Pháp.

Trong khái niệm “môi trường cạnh tranh bình đẳng” từ “bình đẳng” sử dụng ở đây không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn. Thực tế trên thị trường, khi cạnh tranh với nhau, mỗi doanh nghiệp có một thế mạnh riêng và thường không cân sức, không “bình đẳng” với nhau. Do vậy, doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả nhất, có cơ chế quản lý tốt nhất sẽ thắng cuộc, đương nhiên trừ khi họ bị phân biệt đối xử. Do đó, nên thay từ “bình đẳng” bằng từ “không phân biệt đối xử”.

Nguồn: Hội thảo “Pháp luật về cạnh tranh”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, 21-13/5/2002.

 

BTaKKg6yc

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: