admin@phapluatdansu.edu.vn

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM: Một vài nhận định từ quan điểm chính sách kinh tế

education TRẦN NAM BÌNH  Đại học New South Wales (Úc)

1.  Dẫn Nhập

Trong vài năm trở lại đây, cải tổ giáo dục tại Việt Nam là một đề tài thảo luận rất sôi động trên các diễn đàn công và tư, trong nước cũng như ngoài nước.[1]  Nhiều giới chuyên môn, nhất là các nhà giáo, đã và đang cống hiến rất nhiều cho vấn đề này, tiêu biếu nhất có lẽ là Xêmina Cải Cách Giáo Dục do GS Hoàng Tụy chủ xướng.[2]  Nói chung, các ý kiến đóng góp rất đa dạng và phong phú.  Tất cả đều đồng ý về thực trạng yếu kém và sự tụt hậu của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.  Tuy các đề xuất và kiến nghị khá tương tự trong tổng thể, các giải pháp thực tiễn vẫn chưa hoàn toàn đồng nhất với nhau trong chi tiết.

Continue reading

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM bước vào những năm 2020

Where-there-is-a-way-withMartijn HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

“Tự chủ đại học” không phải là cụm từ mới xuất hiện gần đây, nhưng nội hàm của nó đang được thảo luận để xác định cụ thể. Mặc dù rất khác với quan niệm về “tự trị đại học” trong nền giáo dục miền Nam trước 1975 mà ưu điểm và thế mạnh hầu như không được thừa nhận và tiếp thu, một nền đại học tự chủ ít nhất cũng bao hàm ba phương diện: tự chủ về học thuật, tự chủ về nhân sự, tự chủ về tài chính. Nhưng căn cứ trên những ý kiến phát biểu công khai, thì có vẻ như tự chủ về tài chính lại là điều được quan tâm nhất, đặc biệt đối với những nhà quản lý. Trên thực tế, những người đứng đầu các trường đại học hiện nay hầu như có toàn quyền tuyển dụng nhân sự, chỉ có học phí và các khoản thu là còn bị khống chế bởi mức trần do cấp trên quy định.

Continue reading

Đi tìm những cử nhân đầu tiên của ĐẠI HỌC LUẬT ĐÔNG DƯƠNG

LÊ XUÂN PHÁN

Trường Luật Đông Dương là mô hình đào tạo cử nhân đầu tiên của giáo dục thời Pháp thuộc. Quá trình đi tìm những cái tên tốt nghiệp khóa đầu của trường sẽ hé lộ cho ta thấy mối quan tâm của Pháp tới đào tạo con người ở thuộc địa, sự đón nhận của người Việt với bậc giáo dục mới và quan trọng hơn là vai trò của nó trong việc tạo ra những con người góp phần xây dựng chính phủ mới sau này.

Continue reading

KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN trong hoạt động luật sư

attorney_lawyer_about_me-1 Bài giảng của Chuyên gia Cộng hòa Pháp tại Lớp Đào tạo Luật sư tư vấn (Nhà Pháp luật Việt – Pháp)

Đàm phán là một nghệ thuật, đồng thời là một công việc đòi hỏi luật sư phải có sự chuẩn bị chu đáo. Là một nghệ thuật, đàm phán có những nguyên tắc và phương pháp riêng của nó. Luật sư tư vấn nhất thiết phải nắm vững những nguyên tắc và phương pháp này, để có thể thành công trong vai trò là người bảo vệ, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Continue reading

Mô hình nhà nước và CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

Where-there-is-a-way-withMartijn HUỲNH THẾ DU

Kể từ khi nhà nước ra đời, loài người vẫn đang mò mẫm về mô hình quản trị xã hội tối ưu. Thực tiễn cho thấy thu hút và tập hợp được những người tài năng quản trị quốc gia mới là chìa khóa chứ không phải là mô hình số đông (dân chủ) hay thiểu số cai trị (quả đầu). Làm thế nào để có được điều này vẫn là câu hỏi chưa có lời giải. Thế giới đang ở giai đoạn khủng hoảng về các học thuyết phát triển. Giờ đây rất ít ai có thể mạnh miệng nói về một mô hình nào đó là vượt trội. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là tham gia vào các vấn đề xã hội là một quyền con người cơ bản.

Continue reading

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐÔNG DƯƠNG

LÊ XUÂN PHÁN Cựu nghiên cứu sinh tại Đại học Lyon, Cộng hòa Pháp

Kỳ 1:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐÔNG DƯƠNG: 15 năm tỏa sáng ngắn ngủi


“Ta hãy tưởng tượng một diễn đài với những hàng nghế bọc nỉ xanh từ trên cao xuống thấp dần, trước mắt là một sân khấu rộng rãi với một cái bàn rộng lớn phủ nỉ xanh và một chiếc ghế bành đồ sộ, vị giáo sư mặc áo thụng đen, phía trước ngực đeo ngù đỏ và ba hàng băng lông thỏ trắng toát trịnh trọng diễn giảng. Sau lưng ông ta là bức tường hình vòng cung trên vẽ phong cảnh với hàng chữ lớn thiếp vàng tiếng La tinh có nghĩa là: “Đại học ban cho ta kiến thức, phẩm giá, hạnh phúc”. Riêng quang cảnh này cũng đã khiến cho các người nghe trở nên nghiêm nghị, cảm thấy mình đang dự một buổi lễ, không còn ý tưởng phá rối trật tự nữa. Khỏi cần nói là trong bầu không khí trang nghiêm ấy, kẻ diễn giảng dễ có cảm tưởng là mình đang thi hành một sứ mạng cao cả, còn sinh viên ngồi nghe có ảo tưởng là mình thuộc thành phần ưu tú của xã hội. Đây không phải là một xảo thuật của nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương nhằm nêu cao uy tín của nền đại học Pháp mà chỉ là một truyền thống của nền đại học ấy trước khi xảy ra phong trào cách mạng năm 1968”.1

Continue reading

Đại học tư thục không vì lợi nhuận tại Việt Nam: VẪN CÒN HÌNH THỨC

iStock-1134955486 CHÂU DƯƠNG QUANG – Nghiên cứu sinh, Đại học SUNY Albany, Hoa Kỳ

Gần đây, giáo dục Việt Nam liên tục ghi nhận những trường được cấp phép và hoạt động phi lợi nhuận, mô hình đã chứng minh hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại một số nước tiên tiến. Tuy nhiên, dường như sự khác biệt giữa mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận và vì lợi nhuận ngày càng mang tính hình thức hơn là thực chất, và điều này tạo ra các kẽ hở pháp lý mà một số bên có thể lợi dụng.

Continue reading

NGHIÊN CỨU VỀ CHIM HÓT: Suy nghĩ về sự đa dạng của khoa học

KEVIN OMLAND, EVANGELINE ROSE & KARAN ODEM* (Nguyễn Trịnh Đôn dịch)

Tình hình nghiên cứu chim biết hót đưa ra chứng cứ mạnh mẽ cho việc người làm nghiên cứu là ai, từ đâu đến, và những trải nghiệm của họ có ảnh hưởng như thế nào đến công việc khoa học mà họ làm. Các nhóm nghiên cứu đa dạng hơn sẽ có thể đặt ra những câu hỏi cũng đa dạng hơn, tận dụng những phương pháp khác lạ hơn, và tìm cách xử lý vấn đề từ những góc độ rộng lớn hơn.

Continue reading

THI TRẮC NGHIỆM: Nhiều tranh cãi ở Mỹ

 NEAL KOBLITZ – GS Toán học tại Đại học Washington, Hoa Kỳ  (Hảo Linh dịch)

Một hạn chế của các đề thi trắc nghiệm là nó thất bại trong việc chuẩn bị cho học sinh đối diện với phương thức giải quyết vấn đề mà họ sẽ bắt gặp trong các lớp toán, khoa học và trong những nghề nghiệp tương lai.

Gần đây có nhiều cuộc thảo luận ở Việt Nam về việc làm thế nào để đánh giá năng lực toán học của học sinh và có rất nhiều tranh cãi về ý tưởng sử dụng các đề thi trắc nghiệm. Hội Toán học Việt Nam đã cảnh báo việc sử dụng những đề thi như thế này sẽ khiến học sinh nhớ các tiểu xảo hơn là phát triển một hiểu biết logic về môn học này. Tôi muốn bình luận về vấn đề trên dựa vào kinh nghiệm của chúng tôi ở Mỹ. Continue reading

VĂN HÓA TRONG DÒNG CHẢY CỦA CẢM HỨNG VỀ LỢI NHUẬN

ĐỖ MINH TUẤN

Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đổi mới và hội nhập ở nước ta, đời sống văn hoá Việt Nam có nhiều biểu hiện mang tính suy đồi, nhất là thị trường văn hoá với bao nhiêu biểu hiện lố lăng, đồi truỵ, lai căng, phản nghệ thuật, phản đạo đức, phản dân tộc, phản nhân văn. Người ta dễ bằng lòng với việc đổ lỗi cho các phương tiện công nghệ, các mạng xã hội, các cơ hội tiếp xúc rộng rãi với thông tin và văn hoá có nguồn gốc phương Tây. Continue reading

HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI TỰ DO

 GIÁP VĂN DƯƠNG

Tôi cho rằng, mục tiêu của giáo dục là giúp cho người học vượt thoát khỏi những giới hạn do chính giáo dục mang lại. Học lại là hoạt động trọng tâm của giáo dục. Vì thế, câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “Học để làm gì?” sẽ là: Học để trở thành con người tự do, trong đó quan trọng nhất là tự do tư tưởng, tự do lựa chọn, tự do trở thành, tự do kiến tạo.

 Học để làm gì? Continue reading

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: Nguồn gốc và khái niệm

 JEAN-GUY VAILLANCOURT – Đại học Montreal, Canada

Trong bài viết này tôi sẽ cố gắng làm ba việc. Thứ nhất, tôi sẽ trình bày một cách ngắn gọn khái niệm phát triển bền vững, như đã được nêu ra ban đầu trong báo cáo Brundtland1. Sau đó tôi sẽ xem xét lịch sử và nguồn gốc của khái niệm phong phú và mơ hồ này. Trong phần thứ ba, tôi sẽ cố gắng chỉ ra rằng khái niệm phát triển bền vững này không chỉ hàm chứa một sự hòa giải đơn giản giữa kinh tế và sinh thái, giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Continue reading

NHÂN ĐỌC BÀI: “TRƯỜNG VIỆT – ÚC GỬI THÔNG BÁO TỪ CHỐI 40 HỌC SINH”

LS. VÕ ĐỨC DUY – Trưởng điều hành chi nhánh Việt Nam, Công ty Luật Santa Lawyers (Hoa Kỳ)

Vấn đề Trường Việt Úc gửi thư đến 40 phụ huynh thông báo ngừng nhận con em của họ, dư luận có 2 luồng ý kiến, có bên cho rằng nhà trường không có quyền cấm học sinh đi học tại trường này, có bên cho là phụ huynh đã sai khi không chịu mức học phí của trường này đưa ra …

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả có những phân tích và ánh nhìn theo góc độ pháp lý như sau :

Việt Úc theo mô hình quốc tế, nên nếu tham chiếu theo common laws ( hệ thống thông luật ), comparaive laws ( luật so sánh) và những common senses ( những lẽ thường và đạo lý ở đời ) theo văn hóa của người phương Đông.

Thứ nhất: Trong đạo luật về dân sự của các quốc gia có chính thể liên bang ( như Mỹ, ÚC, Canada , etc…) có qui định “ We reserve the right to refuse services to anyone” ( hiểu trong ngữ cảnh này là: điều khoản qui định họ ( bên cung ứng ) có quyền từ chối phục vụ khách hàng, dù có thể là Khách hàng mới và/hoặc trước đó đã ký hợp đồng với Khách hàng, nhưng trong quá trình thực hiện công việc, Khách hàng đã không hợp tác, không trung thực, gây khó dễ cho bên cung cấp, v.v…, đành buộc họ dựa vào điều khoản này mà ngưng và từ chối phục vụ Khách hàng ( dù trên thế gian này bất kỳ một business nào cũng đều cần Khách hàng)1.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn