admin@phapluatdansu.edu.vn

ẨN SỐ CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM MADE IN VIETNAM

 ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC – Sau một thời gian tìm hiểu về cách thức vận hành, cơ chế giao dịch, ưu khuyết điểm của chứng quyền có bảo đảm, đặc biệt là những vấn đề cần chuẩn bị đối với các công ty chứng khoán muốn trở thành tổ chức phát hành chứng quyền, sẽ có nhiều câu hỏi được Quý độc giả đặt ra như: Tại sao phải triển khai sản phẩm này tại Việt Nam? Sản phẩm này có thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư không? Khi nào sẽ triển khai và loại chứng quyền nào được triển khai đầu tiên trên thị trường?, và trong bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ có thêm những thông tin nhằm giúp cho Quý độc giả giải đáp được những thắc mắc của riêng mình.

1. Tổng quan thị trường chứng quyền có bảo đảm trên thế giới và những nét tương đồng tại Việt Nam

Chứng quyền có bảo đảm đầu tiên xuất hiện vào những năm cuối thập niên 80 tại Hồng Kông, sau đó lan rộng và phát triển mạnh ở cả thị trường Châu Á và Châu Âu, đặc biệt từ năm 2003 đến nay, số lượng chứng quyền niêm yết và giá trị giao dịch đã tăng lên một cách nhanh chóng. Theo thống kê của Liên đoàn các Sở Giao dịch Chứng khoán thế giới, tính đến cuối năm 2015 đã có hơn 1,7 triệu loại chứng quyền được niêm yết trên toàn cầu và giá trị chứng quyền giao dịch đã đạt hơn 1.000 tỷ USD, và đặc biệt trong số Top 10 thị trường chứng quyền hàng đầu thế giới có 5 thị trường tại Châu Á bao gồm: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Trong suốt thời gian xuất hiện trên thị trường chứng khoán, chứng quyền có bảo đảm luôn được đánh giá là một trong những sản phẩm tài chính phái sinh năng động nhất dành cho các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là những nhà đầu tư thích rủi ro bởi các đặc tính như tỷ lệ đòn bẩy cao, chi phí đầu tư thấp và vòng đời sản phẩm ngắn hạn. Nhìn tổng quan các thị trường có giao dịch chứng quyền sôi động và thành công như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,… có thể thấy rằng phần lớn các nhà đầu tư cá nhân chính là thành phần tham gia tích cực vào thị trường.

Continue reading

ĐẶC TRƯNG CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ

 PHÙNG ĐẮC LỘC Giám đốc Quỹ “Vì cuộc sống tươi đẹp” Dai-ichi Life Việt Nam

Bảo hiểm nhân thọ là cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng nhu cầu một khoản tài chính (số tiền chi trả) trong tương lai của người tham gia bảo hiểm đã lựa chọn để sử dụng khi xảy ra các rủi ro, sự cố bất ngờ hoặc các sự kiện được bảo hiểm đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm, đồng thời người tham gia bảo hiểm cam kết đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn như hợp đồng bảo hiểm đã quy định.

Các rủi ro được bảo hiểm có thể bao gồm: thiên tai, tai nạn bất ngờ, ốm đau, thương tật, tử vong.

Các sự cố bất ngờ được bảo hiểm bao gồm những sự cố nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính (tiền bạc) của người tham gia bảo hiểm khi bị giảm sút hoặc mất thu nhập (nghĩa vụ chu cấp tài chính cho gia đình và người thân như trước khi xảy ra sự cố được bảo hiểm).

Các sự kiện được bảo hiểm bao gồm những sự kiện lường trước được, chắc chắn xảy ra và khi xảy ra cần có nguồn tài chính từ chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của hợp đồng bảo hiểm để triển khai thực hiện sự kiện đó. Có thể bao gồm cả trường hợp người tham gia bảo hiểm đã bị tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn trước khi xảy ra sự kiện (với hợp đồng có điều khoản miễn đóng phí với trường hợp trên) như: cho con theo học phổ thông trung học, đại học, học nghề, dựng vợ gả chồng, tậu nhà, mua xe hơi, nghỉ hưu…

Từ khái niệm trên về bảo hiểm nhân thọ, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có những đặc trưng sau đây:

1. Đặc trưng thứ nhất: vừa bảo vệ trước những rủi ro vừa tích lũy tiết kiệm

– Bảo vệ người được bảo hiểm trước những rủi ro là đặc tính không thể thiếu được của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, mất đi đặc tính này thì không còn được gọi là bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm rủi ro liên quan đến tính mạng, sức khỏe (đau ốm, bệnh tật, mất khả năng lao động) có tính dài hạn (5 năm, 10 năm,… suốt đời). Ngoài bù đắp chi phí điều trị ốm đau thương tật, bảo hiểm nhân thọ có thể chi trả các khoản tài chính để bù đắp chi phí: thuê người chăm sóc khi điều trị, giảm sút thu nhập trong thời gian điều trị (tiền lương), giảm sút thu nhập sau thời gian điều trị (không đảm nhận được các công việc trước đây), chi phí nuôi dưỡng thân nhân hoặc nghĩa vụ trả các khoản nợ đang vay của người được bảo hiểm khi họ bị tử vong…

Continue reading

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

Kết quả hình ảnh cho future contractsTỔNG HỢP TỪ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC (Civillawinfor St.)

  I. Khái niệm, đặc điểm, ưu và nhược điểm của Hợp đồng tương lai

  1. Khái niệm

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá được xác định trước.

Như vậy, khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biết trước về:

+ Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì;

+ Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là bao nhiêu;

+ Thời điểm diễn ra giao dịch đó;

+ Giá giao dịch.

2. Đặc điểm của hợp đồng tương lai

a) Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Vì vậy, các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa. Cụ thể, sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội dung chi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng), cách thức giao – nhận cũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn…

b) Tính chất cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

Continue reading

HỢP ĐỒNG KÌ HẠN (FORWARD)

Hợp đồng kì hạn là một thoả thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó vào một thời điểm định trước trong tương lai. Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày kí kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau. Khác với hợp đồng quyền chọn, trong đó người giữ hợp đồng có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình, thì ở hợp đồng kì hạn, 2 bên chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ hải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ khi cả hai bên thoả thuận huỷ hợp đồng.

Hợp đồng kì hạn được sử dụng để phòng ngừa rủi ro, ví dụ như rủi ro mất giá tiền tệ (hợp đồng kì hạn đối với USD hoặc EUR) hay rủi ro biến động giá một loại hàng hoá nào đó (hợp đồng kì hạn với dầu mỏ).

Trong hợp đồng kì hạn, một bên đồng ý mua, còn bên kia đồng ý bán, với một mức giá kì hạn được thống nhất trước, nhưng không có việc thanh toán tiền thật sự ngay thời điểm kí kết. Ngược lại với giá kì hạn là giá giao ngay (spot price), giá bán của tài sản được giao vào ngày giao ngay (spot date), thường là trong vòng 2 ngày kể từ ngày kí. Chênh lệch giữa giá kì hạn và giá giao ngay gọi là khoản thặng dư(forward premium) nếu giá kì hạn cao hơn,  hoặc khoản khấu trừ(forward discount) nếu giá kì hạn thấp hơn.

Hợp đồng kì hạn được tiêu chuẩn hoá, giao dịch trên các thị trường tập trung gọi là hợp đồng tương lai (futures contract). Hợp đồng tương lai cũng là một loại hợp đồng kì hạn nhưng nó có những đặc trưng rât riêng.

Hãy nghiên cứu ví dụ sau để hiểu rõ hơn về đặc điểm của một hợp đồng kì hạn:

Giả sử Mr. X muốn mua một ngôi nhà trong vòng 1 năm tới, đồng thời Mr. Y sở hữu một căn nhà và anh ta muốn bán trong cùng thời gian đó. Y thoả thuận bán ngôi nhà của Y cho X sau 1 năm nữa với giá là $104,000, hợp đồng này là một hợp đồng kì hạn. Vì X là người mua nên X mong muốn giá sẽ tăng trong tương lai, ngược lại, Y muốn giá giảm. Cuối năm, giả sử giá thị trường của ngôi nhà lúc đó là $110,000, trong khi Y có nghĩa vụ phải bán nhà cho X với giá $104,000 theo như cam kết trong hợp đồng nên có thể coi như Y đã lỗ $6000, còn X lãi $6000 (vì X có thể mua nhà của Y với giá $104,000 và bán ngay trên thị trường với giá $110,000).

Nhìn chung nếu không tính đến các nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờ cũng lớn hơn giá giao ngay, vì nó bao gồm cả lãi suất.

Tiếp tục ví dụ trên, giả sử giá bán hiện nay của ngôi nhà là $100,000, thì Y có thể bán ngay để đem gửi ngân hàng để hưởng lãi suất 4%/năm. Sau 1 năm Y sẽ có số tiền $104,000 mà không phải chịu chút rủi ro nào. Trong khi đó nếu X muốn mua ngay ngôi nhà anh ta sẽ đến vay ngân hàng số tiền $100,000, và cũng phải trả lãi 4%/năm. Còn ngược lại nếu kí hợp đồng mua kì hạn anh ta sẽ không phải trả lãi nên X cũng sẵn sàng bỏ ra $104,000 để mua ngôi nhà trong vòng 1 năm nữa. Đó là lý do vì sao giá kì hạn được thống nhất ở $104,000 chứ không phải là $100,000.

SOURCE: WIKIPEDIA

Trích dẫn từ: http://saga.vn/dictview.aspx?id=1657

THÔNG TƯ SỐ 03/2009/TT-BNG NGÀY 9 THÁNG 7 NĂM 2009 CỦA BỘ NGOẠI GIAO HƯỚNG DẪN DỊCH QUỐC HIỆU, TÊN CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC SANG TIẾNG ANH ĐỂ GIAO DỊCH ĐỐI NGOẠI

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao hướng dẫn dịch Quốc hiệu, tên các cơ quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống hành chính nhà nước sang tiếng Anh để giao dịch đối ngoại.

Điều 1. Phạm vi và nội dung dịch sang tiếng Anh

1. Trong Thông tư này Quốc hiệu, tên cơ quan và chức danh trong hệ thống hành chính nhà nước cấp trung ương được dịch đầy đủ sang tiếng Anh; tên của các đơn vị thuộc cơ quan và Ủy ban nhân dân các cấp được dịch phần danh từ chung.

2. Ban hành kèm theo Thông tư này “Phụ lục dịch Quốc hiệu, tên các cơ quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống hành chính nhà nước sang tiếng Anh để giao dịch đối ngoại”.

3. Tên viết tắt theo chữ cái tiếng Anh của các Bộ (ví dụ: Bộ Ngoại giao là MOFA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là MPI), cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được dịch trên cơ sở thực tế các cơ quan đã sử dụng trong các văn bản đối ngoại.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dịch tên đầy đủ của các đơn vị, tổ chức trực thuộc, các chức danh chưa được dịch trong phụ lục Thông tư này sang tiếng Anh và lập thành văn bản để sử dụng đối ngoại.

Continue reading

BÀN VỀ KHÁI NIỆM XÃ HỘI HÓA

GS. NGÔ THÀNH DƯƠNG

Gần đây trên báo chí và phát thanh truyền hình trong nước một số bài viết và nói đã sử dụng khái niệm "xã hội hóa". Các tác giả nói về chủ trương của Đảng và Nhà nước xã hội hóa giáo dục và văn hóa. Có bài chỉ nói thoáng qua, nhưng có bài lại phân tích lý luận về xã hội hóa. Ở đây tôi muốn trao đổi về mặt lý luận để chúng ta sử dụng khái niệm đó như thế nào cho chính xác.

Lượm lặt qua các báo tôi tóm tắt một số ý kiến nói về "xã hội hóa" như sau:

"Tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước để phát triển các lĩnh vực xã hội và thực hiện các mục tiêu xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa – coi đây là một biện pháp rất cơ bản nhằm huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của các thành phần kinh tế, của các tổ chức xã hội, của mọi người".

"Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục".

"Chuyển một số trường đại học, cao đẳng bán công sang loại hình tư thục. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước…

"Huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa, xã hội hóa các hoạt động văn hóa".

Người ta dẫn chứng việc thực hiện chủ trương xã hội hóa đó như là cho phép thành lập một số công ty làm phim tư nhân, vận động xã hội hóa việc tu sửa giữ lại dáng hình xưa của các phố cổ v.v…

Theo cách nói trên, người ta hiểu khái niệm xã hội hóa như sau:

Continue reading

CHÍNH SÁCH CÔNG

PGS.TS LÊ CHI MAI

Thuật ngữ "chính sách" được sử dụng rộng răi trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xă hội. Hiểu một cách giản đơn, chính sách là chương tŕnh hành động do các nhà lănh đạo hay nhà quản lư đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của ḿnh.

Theo James Anderson: "Chính sách là một quá tŕnh hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm".

Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau: Chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một đảng, chính sách của Chính phủ, chính sách của chính quyền địa phương, chính sách của một bộ, chính sách của một tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, chính sách của một doanh nghiệp…

Các tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội, đoàn thể… có thể đề ra những chính sách riêng biệt để áp dụng trong phạm vị một tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội hay đoàn thể đó. Các chính sách này nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức, chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó, v́ vậy, chúng mang tính chất riêng biệt và được coi là những "chính sách tư", tuy trên thực tế khái niệm "chính sách tư" hầu như không được sử dụng.

Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Khoa học chính sách nghiên cứu các chính sách nói chung, nhưng tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các chính sách công nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lư của Nhà nước.

Continue reading

DỊCH VỤ CÔNG

PGS.TS. LÊ CHI MAI

Theo từ điển Le Petit Larousse: "Dịch vụ công là hoạt động v́ lợi ích chung, do một cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm". Định nghĩa này đưa ra cách hiểu chung về dịch vụ công, song ở đây không có sự phân biệt giữa Nhà nước và tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ công, do đó không làm rơ được tính chất "công" của dịch vụ này.

Jean-Philippe Brouant và Jacque Ziller: "Một dịch vụ công thường được định nghĩa như một hoạt động do ngành tài chính đảm nhiệm để thỏa măn một nhu cầu về lợi ích chung". Các tác giả này phân tích rằng, ban đầu chỉ có ngành hành chính đảm trách các dịch vụ công. Nhưng các nhiệm vụ về lợi ích chung ngày càng nhiều gấp nội đă dẫn tới việc một số tư nhân cũng tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ này. Yếu tố về tổ chức (người trực tiếp cung ứng dịch vụ công) không c̣n là yếu tố quyết định để biết xem một dịch vụ có phải là dịch vụ công hay không. Từ thực tế đó, vấn đế đặt ra không phải ai là người trực tiếp cung ứng một dịch vụ phục vụ lợi ích chung, mà là ở chỗ ai chịu trách nhiệm cuối cùng về việc cung ứng dịch vụ này cho xă hội. Từ đó, các tác giả cho rằng, "một hoạt động lợi ích chung được một pháp nhân công quyền đảm nhiệm được coi là một dịch vụ công" – "đảm nhiệm" ở đây được hiểu như trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cung ứng dịch vụ công. Như vậy, một hoạt động v́ lợi ích chung do một tư nhân đảm trách không được xem là một dịch vụ công, trừ phi có sự tác động của Nhà nước đến việc cung ứng dịch vụ đó.

Trong trường hợp này, ngành hành chính luôn giữ quyền cũng như nghĩa vụ kiểm tra và theo dơi. Trên thực tế, không có các tiêu chí pháp lư cố định để xác định trong số các hoạt động v́ lợi ích chung, hoạt động nào có tính chất dịch vụ công. Theo các tác giả, có thể đưa ra các tiêu chí như sau:

Continue reading

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

SAGA – Như chúng ta đã biết, nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện họat động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thường khác nhau.

Các khái niệm dưới đây được chọn lọc dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý điều chỉnh các hoạt động nhượng quyền thương mại của một số nước tiêu biểu, có thể phân chia các nước trên thế giới thành bốn nhóm nước như sau:

(i)                 Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền thương mại.

(ii)                Nhóm các nước với hệ thống pháp luật khuyến khích sự tự nguyện, công bố chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền thương mại.

(iii)               Nhóm các nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại.

(iv)              Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại theo luật về chuyển giao công nghệ.

Dựa trên 4 nhóm nước này, ta có một số khái niệm nhượng quyền tiêu biểu sau đây:

* Khái niệm nhượng quyền của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association):

* Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra Khái niệm nhượng quyền thương mại như sau:

 

Continue reading

HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

image Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày trong tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định ngay tại thời điểm kí hợp đồng được gọi là giá tương lai (futures price), còn giá của hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Thông thường, càng dần đến ngày giao hàng thì giá quyết toán sẽ hội tụ dần về giá tương lai.

Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là kiểu hợp đồng bù trừ tiền. Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên tham gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác theo giá thị trường, kết thúc một hợp đồng tương lai và các nghĩa vụ kèm theo của nó.

Ví dụ: công ty A bán cho công ty B 100,000 thùng dầu giao tháng 5/2007 theo một hợp đồng tương lai với giá $65/thùng. Đến tháng 5/2007, giá dầu lên $85/thùng thì hoặc là A sẽ phải giao cho B 100,000 thùng dầu với giá $65 hoặc A sẽ không phải giao dầu mà thanh toán cho B 20×100,000= 2tr USD.

Hợp đồng tương lai là một công cụ phái sinh được mua bán ở các sàn giao dịch tập trung. Trung tâm xử lý thanh toán(clearinghouse) trong sàn giao dịch đóng vai trò như là một bên trong tất cả các hợp đồng, nó đặt ra những yêu cầu nhất định về kí quĩ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với những người tham gia giao dịch…

Xét từ định nghĩa thì hợp đồng tương lai chính là một loại hợp đồng kì hạn (forward contract), song giữa hai loại hợp đồng này có một số điểm khác biệt chủ yếu sau:

  • Hợp đồng tương lai luôn được giao dịch trong các sàn giao dịch, trong khi đó các hợp đồng kì hạn luôn được giao dịch ở thị trường phi tập trung (OTC), hay chỉ đơn giản là một hợp đồng kí giữa hai bên.

  • Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hoá cao, hàng hoá được phân theo lô, đánh số, kí mã hiệu đầy đủ. Ngược lại hợp đồng kì hạn là hợp đồng có tính riêng biệt, mỗi hợp đồng mỗi khác.

  • Hợp đồng tương lai ít rủi ro hơn khi mà nó được giao dịch thông qua các sàn giao dịch, bên còn lại của hợp đồng là clearinghouse, luôn đảm bảo uy tín. Ngược lại trong hợp đồng kì hạn người tham gia phải đối mặt với rủi ro phía đối tác sẽ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng.

  • Trong hợp đồng kì hạn, các bên đều xác định rõ đối tác của mình là ai, còn trong hợp đồng tương lai, các đối tác được xác định ngẫu nhiên

Có 2 đối tượng chính mua hay sử dụng hợp đồng tương lai, một là các nhà đầu tư muốn dự phòng rủi ro (hedger), và hai là các nhà đầu cơ trước những dự đoán về biến động giá trên thị trường.

TRÍCH DẪN TỪ: http://saga.vn/dictview.aspx?id=1658

THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (Futures exchange/commodites exchange)

image 1. Futures Exchanges: Là sàn giao dịch cho các giao dịch Tương lai cả về hàng hoá là công cụ Tài chính lẫn hàng hoá thông thường.

Là thị trường hàng hoá nơi mà các hợp đồng tương lai về các công cụ tài chính hoặc hàng hoá thông thường (Bột mỳ, đậu tương, cà phê,…) được mua và bán. Các thông tin về chỉ số cổ phiếu, trái phiếu và hợp đồng quyền chọn cũng được giao dịch và niêm yết trên thị trường này.

Các thị trường Giao dịch hợp đồng Tương lai trên thế giới bao gồm: Chicago Board of Trade; Chicago Mercantile Exchange/International Monetary Market(Thị trường tiền tệ Quốc tế); Commodity Exchange Inc., New York (Công ty giao dịch Chứng khoán New York); Mid-America Commodity Exchange Inc., Chicago (Công ty giao dịch Chứng khoán Trung Mỹ, Chicago); New York Futures Exchange (Thị trường giao dịch Trương lai New York); Sydney Futures Exchange, Sydney, Australia (Thị trường giao dịch Tương lai Sydney); the International Futures Exchange (Bermuda) Ltd.; Financial Futures Market, Montreal Stock Exchange, Montreal, Quebec (Thị trường giao dịch Chứng khoán Montreal); Toronto Stock Exchange Futures Market (Thị trường giao dịch Chứng khoán tương lai Toronto); Winnipeg Commodity Exchange; London International Futures Exchange (Thị trường giao dịch Tương lai Quốc tế London); London Metal Exchange; Hong Kong Commodity Exchange; the Gold Exchange of Singapore; and the Tokyo International Financial Futures Exchange (Thị trường giao dịch Tương lai Quốc tế Tokyo).

2. Futures market: Chỉ là nơi giao dịch hợp đồng Tương lai về hàng hóa thông thường.

Là thị trường giao dịch hàng hoá nơi mà các hợp đồng tương lai với mục đích cung cấp ngũ cốc, thực phẩm, và các kim loại quý hiếm được mua và bán.  Hoạt động Đầu cơ trên thị trường tương lai nhằm bảo vệ nhằm bảo vệ các bên tham gia giao dịch trong điều kiện bất lợi hoặc biến động về giá. Thị trường Tương lai của Mỹ bao gồm Trái phiếu Kho bạc, các khoản thuê mua được bảo đảm của Chính phủ, vì vậy tạo điều kiện cho đầu cơ về tỷ lệ lãi suất trong tương lai.

3. Corporation: Là tên của một loại hình công ty.

Futures exchange còn là một tập đoàn hoặc tổ chức chuyên cung cấp thị trường cho các giao dịch Phái sinh như Hợp đồng Tương lai và Hợp đồng Quyền chọn. Còn được biết đến với cái tên Commodities Exchange. Các hợp đồng được giao dịch hàng ngày đối với các sản phẩm như cổ phần, trái phiếu, lãi suất ngắn hạn, ngũ cốc, tiền tệ.

SOURCE: answer.com

Trích dẫn từ: http://saga.vn/dictview.aspx?id=1368

CÔNG TY HỢP DANH (PARTNERSHIP)

Công ty hợp danh là một loại hình công ty trong đó các thành viên chia sẻ lợi nhuận cũng như thua lỗ của công ty mà họ cùng nhau đầu tư vào.

Tại hầu hết các nước, công ty hợp danh được tạo nên từ một hợp đồng hợp tác giữa các cá nhân, những người với tinh thần hợp tác, đồng ý thành lập nên doanh nghiệp, đóng góp cho nó bằng tài sản, hiểu biết, hoạt động và cùng chia sẻ lợi nhuận. Giữa các thành viên có thể có một hợp đồng hợp tác hoặc một bản tuyên bố hợp tác và trong một số hệ thống luật pháp, những thỏa thuận như vậy có thể được đăng ký và công bố rộng rãi cho công chúng. Ở nhiều nước, công ty hợp danh có thể được coi là có tư cách pháp nhân, trong khi một số nước khác lại có quan điểm trái ngược.

Công ty hợp danh thường có lợi thế hơn so với công ty cổ phần vì nó không phải đóng thuế cổ tức, trên số lợi nhuận thu được, hay nói cách khác tránh được việc bị đánh thuế hai lần.

Hình thức  cơ bản nhất của công ty hợp danh là công ty hợp danh trách nhiệm chung (GP) trong đó mọi thành viên đều tham gia vào điều hành kinh doanh và đều chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ của công ty. Hai hình thức khác cũng khá phát triển ở hầu hết các nước là Công ty hợp danh hữu hạn (LP) và Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLP), Trong công ty hợp danh hữu hạn, ngoài các thành viên quản trị còn có các “thành viên trách nhiệm hữu hạn”, những người này từ bỏ quyền điều hành doanh nghiệp để đổi lấy “trách nhiệm hữu hạn” đối với các khoản nợ của công ty. Còn với Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLP), tất cả các thành viên đều có trách nhiệm hữu hạn trong một mức độ nhất định.

SOURCE: Wikipedia.com

Trích dẫn lại từ: saga.vn

FRANCHISE LÀ CÁI CHI CHI?

TAM HÁT – VietFranchise

Bấy lâu nay, chắc quý vị thường nghe báo chí nhắc đến mấy cụm từ: franchise, franchising, nhượng quyền thương mại, nhượng quyền kinh doanh, nhượng quyền thương hiệu… Vậy tất cả những cụm từ trên dùng để chỉ cái gì? Nhưng trước hết, tác giả xin có một đính chính nhỏ, nếu ai hay dùng cụm từ “nhượng quyền thương hiệu” để chỉ hoạt động franchise (hay franchising) là chưa chính xác, bỡi vì thương hiệu chỉ là một phần trong nội dung nhượng quyền.

Franchise, franchising, nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh (gọi tắt là franchise) dùng để chỉ một phương thức kinh doanh đặc biệt, có nhiều định nghĩa về franchise trên thế giới.

Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương Mại Liên Bang (FTC) đã định nghĩ rằng: “franchise là hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên, mà trong đó một bên chủ thương hiệu cho phép bên kia được quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch, hệ thống gắn liền với thương hiệu của chủ thương hiệu. Người được cấp quyền phải trả cho bên cấp quyền các khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise“.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn