admin@phapluatdansu.edu.vn

XÁC ĐỊNH VIỆC GÓP VỐN và giấy chứng nhận phần vốn góp

LG. TRẦN MỘNG BÌNH

Góp vốn vào công ty là một hoạt động bình thường, theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều vụ tranh chấp về việc góp vốn của các thành viên công ty, việc xác định có hay không có việc góp vốn của các thành viên là một vấn đề còn nhiều quan điểm giải quyết khác nhau.

1. Khái quát về việc góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp Continue reading

KỶ YẾU TỌA ĐÀM về dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005

Ông Albert FRANCESKINJ – Luật sư, Văn phòng Luật sư Vovan & Cộng sự, TP Hồ Chí Minh

Kiểm tra thông tin về nhân thân của người đăng ký thành lập doanh nghiệp đúng là một việc khó. Nhưng tôi nghĩ giải pháp sau đây có lẽ sẽ thiết thực, đó là yêu cầu doanh nghiệp đi đăng ký thành lập phải nộp giấy chứng nhận của ngân hàng về việc họ đã có một khoản tiền vốn đang giữ trong tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Biện pháp này đã từng được áp dụng tại Việt Nam trong khoảng những năm 1992 -1994, hiện nay đã bị bãi bỏ.

Continue reading

NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

ĐÀO KIM ANH – Đại học Ngoại thương Hà Nội

Đặt vấn đề

Theo Luật Thương mại của Việt Nam năm 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo một số điều kiện nhất định (Điều 284). Một điểm nổi bật trong quan hệ nhượng quyền là tồn tại tình trạng bất đối xứng thông tin giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, đặc biệt trong giai đoạn tiền hợp đồng. Continue reading

KHOẢN NỢ DOANH NGHIỆP VÀ VIỆC LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐÒI NỢ PHÙ HỢP, HIỆU QUẢ

 THS. LS. NGUYỄN TIẾN MẠNH – Giám đốc Công ty luật Hồng Long, đoàn Luật sư Tp.HCM

Trong quá trình hoạt động, hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp đa phần phải đối diện với các khoản nợ chậm thanh toán của đối tác. Nếu giải quyết không ổn thỏa, sẽ phát sinh tình trạng doanh nghiệp nợ dây dưa, hoặc thực sự mất khả năng thanh toán. Để giải quyết hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp mắc nợ và chủ nợ, giải pháp hữu hiệu nhất vẫn là các bên thiện chí thương lượng giải quyết với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp không giải quyết được thì chủ nợ có quyền áp dụng biện pháp pháp lý cần thiết để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tùy theo điều kiện và khả năng thanh toán của doanh nghiệp mắc nợ, chủ nợ có thể nộp đơn khởi kiện đòi nợ (vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại) theo thủ tục tố tụng dân sự, hoặc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc lựa chọn áp dụng biện pháp nào để đòi nợ một cách hợp pháp và hiệu quả là một vấn đề mà chủ nợ cần phải cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp.

Sau đây, chúng tôi xin phân tích một số nội dung về những thuận lợi và hạn chế của từng biện pháp pháp lý để quý doanh nghiệp tham khảo.

1. Về điều kiện áp dụng của từng biện pháp

Continue reading

BỘ QUY TẮC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ĐỊA PHƯƠNG (CỘNG HÒA PHÁP)

Các thách thức của Bộ Quy tắc mẫu

Chính quyền địa phương các cấp và các hiệp hội của mình với tư cách là cơ quan phụ trách tổ chức tạo ra, xác định giới hạn cụ thể và triển khai các dịch vụ công thuộc thẩm quyền vì lợi ích của người dân mà họ đại diện.

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ này và để tăng cường tính liên kết xã hội và lãnh thổ, các hội đồng có quyền quyết định, các thị trưởng và các chủ tịch liên quan phải có các lựa chọn ngắn hạn và dài hạn tương ứng : lựa chọn phương thức quản lý, lựa chọn nhà thầu, xác định chất lượng và biểu phí dịch vụ, kiểm tra dịch vụ.

Bộ quy tắc mẫu này có mục tiêu làm sáng tỏ cách thức tiến hành và đạo đức người lãnh đạo của các chủ thể nêu trên trong một bối cảnh kinh tế và một môi trường lập quy ở cấp quốc gia và cấp Châu Âu có tính khuyến khích cao.

Ngoài các yêu cầu về tính liên tục, sự bình đẳng trong việc tiếp cận và tính linh hoạt, Bộ quy tắc đặc biệt hướng tới việc xác định các nguyên tắc và mục tiêu mà chính quyền địa phương các cấp phải dựa vào để quyết định việc tạo ra và các phương thức quản lý các dịch vụ công của mình.

Sáng kiến ở quy mô quốc gia này cũng đề cao việc chính quyền địa phương các cấp thực hiện đánh giá mẫu mực các hành động của mình. Việc đánh giá này chính là đối trọng của nguyên tắc phụ trợ và nguyên tắc tự quản lý trong khuôn khổ Cộng đồng Châu Âu và Pháp.

Continue reading

TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUY ĐỊNH ĐẦU TƯ

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Báo cáo này khảo sát quy định về đầu tư của 8 quốc gia với 5 nước trong khu vực Châu Á và 3 nước thuộc các khu vực khác gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines, Hoa Kỳ, Canada, Australia. Đây là các nước được phân thành 2 nhóm: (i) nhóm nước đang phát triển, có điều kiện phát triển tương đồng với Việt Nam; (ii) nhóm nước phát triển đã có hệ thống quy định về đầu tư hoàn thiện. Với 2 nhóm nước nêu trên, nghiên cứu có thể phản ánh một góc nhìn toàn diện đối với chính sách quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài trên thế giới.

Trong phạm vi Báo cáo, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước nói trên. Các quy định riêng đối với hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư nước ngoài thông qua sàn giao dịch chứng khoán không được đề cập trong Báo cáo.

Nội dung Báo cáo chia làm 2 phần: Phần I là những đánh giá tổng quan về pháp luật đầu tư, phần II Báo cáo tập trung nghiên cứu quy định cụ thể của các nước được khảo sát trên cơ sở 6 tiêu chí cụ thể như sau:

(1) Nguồn luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài

(2) Hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp

(3) Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư

(4) Cơ quan quản lý về đầu tư

(5) Thủ tục đầu tư

(6) Một số vấn đề khác

Ngoài việc tập trung nghiên cứu pháp luật về đầu tư nước ngoài của các nước được khảo sát theo các tiêu chí nêu trên, trong phần đánh giá tổng quan, Báo cáo cũng đề cập đến chính sách đầu tư nước ngoài của một số nước khác để có được một cái nhìn bao quát về chính sách quản lý đầu tư nước ngoài trên thế giới.

Continue reading

BẢNG TỔNG HỢP KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP)

PHÁP

– Hợp đòng nhượng quyền dịch vụ công (DSP- Délégation de Service Public): Hợp đồng theo đó một pháp nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật công giao việc quản lý  một dịch vụ công thuộc trách nhiệm của mình cho một đơn vị được ủy quyền thuộc Nhà nước hay  tư nhân, lợi ích của công ty được ủy quyền phụ thuộc lớn vào kết quả kinh doanh, khai thác dịch vụ được giao.

– Hợp đồng đối tác (CP-Contrat de Partenariat): Hợp đồng bao gồm việc nhà đầu tư thu xếp tài chính, xây dựng hoặc cải tạo công trình, bảo trì, bảo dưỡng, khai thác, quản lý.

– Hợp đồng tương tự khác:

+ BEA  (Bail Emphy téotique Administrative- Thỏa thuận hợp tác với các công trình hành chính):  Áp dụng cho các công trình bất động sản (trung tâm thể thao, trung tâm văn hóa, nhà ở xã hội…);

+ BEH (Bail Emphy téotique Hospitalier – Thỏa thuận hợp tác các công trình bệnh viện) bằng hợp đồng chủ yếu cho lĩnh vực y tê;

+ AOT/LOA (giấy phép sử dụng tạm thời bằng cho thuê/chọn mua) và hợp đồng cho thuê tài chính bằng hình thức hợp đồng đối với các công trình xây dựng và các trang thiết bị cho lĩnh vực giáo dục, chiếu sáng công cộng, hệ thống các công trình ngầm dưới đường giao thông…

NHẬT BẢN

– Nhà nước thanh tooán đều cho nhà đâu tư:  Hình thức PFI theo đó, vốn của tư nhân được huy động thời gian xây dựng công trình và Nhà nước thanh toán trong khoảng thời gian dài (không quá 30 năm);

– Nhượng quyền khai thác công trình, dịch vụ công: Continue reading

TÁCH BẠCH QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ QUAN HỆ CỔ ĐÔNG – BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO HỢP ĐỒNG, QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, QUYỀN TÀI SẢN

TS. VÕ TRÍ HẢO – Trọng tài viên VIAC, Trưởng Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM

Các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty sẽ là cộng đồng cùng sở hữu thì toàn bộ khối “sản nghiệp” theo mô hình hình thức sở hữu chung theo phần. Điều này là không thể phủ nhận, bởi trong điều lệ, sổ cổ đông của mỗi công ty đều ghi rất rõ về tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ cổ phần và nguyên tắc định biểu quyết quan hệ sở hữu chung theo phần này.

1. Nghênh đón mô hình kinh doanh mới bằng tinh thần “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” và học thuyết

Cách đây khoảng 5 thế kỷ, cư dân thành Venice đã nghĩ ra mô hình công ty cổ phần từ thế kỷ 14 và chính sáng kiến này đã biến Venice trở thành thương cảng giàu có nhất thế giới trong suốt hai trăm năm sau đó [1]. Cốt lõi của mô hình công ty cổ phần, TNHH, hợp danh… là sự tưởng tượng, sáng tạo ra khái niệm “pháp nhân” và gán cho tổ chức này quyền năng như thể một con người độc lập. Chính sự “độc lập” về tài sản và trách nhiệm này đã tạo ra một bức tường ngăn bảo vệ khối tài sản tiêu dùng của doanh nhân khỏi sự lây lan rủi ro từ hoạt động kinh doanh của thương nhân; mọi rủi ro kinh doanh chỉ giới hạn lại trong phạm phần vốn đã chuyển vào công ty. Công ty đóng vai trò như “hộp cát”, như “lưới an toàn” cho các thương nhân đầu tư vào các dự án mạo hiểm bên cạnh vô vàn các lợi thế khác của mô hình này mà tác giả không có dịp phân tích ở đây.

Cách đây 2 thế kỷ, người phương Đông vẫn chìm đắm mô hình “cá nhân” kinh doanh trộn lẫn với mô hình hukou kiểu Lã Bất Vi – mô hình mà rủi ro kinh doanh có thể phải bán vợ, đợ con và đi đến “khánh kiệt”. Sự chậm trễ đổi mới thể chế này góp phần biến Trung Quốc rộng lớn thời nhà Thanh lại bị khuất phục bởi sức mạnh kinh tế quân sự của những tiểu quốc (xét về phương diện dân số, diện tích) từ phương tây; Nga Sa Hoàng thua trận trước Nhật Bản vào 1903.

Continue reading

BẢN CHẤT MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC TRONG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP)

 TSKH. NGUYỄN THANH HOÀNG – Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn TP.HCM

1. Đặt vấn đề

Thực tế không một chính phủ nào có đủ khả năng trang trải mọi khoản đầu tư và chi phí cho dịch vụ công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng; do vậy, việc tìm kiếm các hình thức đầu tư mới, có sự tham gia của tư nhân trong đầu tư, cung cấp dịch vụ công là mối quan tâm của nhiều quốc gia, nhất là vào những thời điểm ngân sách bị suy giảm. Tuy nhiên, có rất nhiều hạn chế trong mối quan hệ đối tác giữa Nhà nước và Tư nhân (Public – Private – Partnership – PPP) do tính chất phức tạp từ mức độ của sự hợp tác, bản chất của mối quan hệ, khung pháp lý, cách tiếp cận không thống nhất về phát triển dự án, các biến đổi tác động theo thời gian của dự án. Hơn nữa, rủi ro ngày càng gia tăng nên các cam kết, hợp tác vốn, tối đa hóa sự hợp tác thông qua PPP trờ thành những thách thức to lớn (Ngân hàng Thế giới, không năm xuất bản). Do vậy, nghiên cứu về PPP, hiểu đúng về PPP để có sự áp dụng đúng đắn, đem lại lợi ích tối ưu là cần thiết.

Mặc dù, hình thức đầu tư đối tác công tư đã có từ lâu trên thế giới, nhưng mãi đến năm 2009 mới được ghi nhận chính thức tại Việt Nam theo Nghị định số 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Xây dựng – Chuyển giao (BT), và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư và mới đây nhất là Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2015…

Continue reading

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở CỘNG HÒA PHÁP VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

 RÉMI BOUCHEZ – Thành viên tham chính viện Cộng hoà Pháp

So với các quốc gia khác ở Châu Âu thì khu vực doanh nghiệp nhà nước của Pháp có khá nhiều điểm đặc thù, xuất phát từ chính sách can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu, tức là trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế được thực hiện một cách trực tiếp dưới hai hình thức. Hình thức thứ nhất là các cơ quan Nhà nước trực tiếp tiến hành quản lý các hoạt động sản xuất. Hình thứ thứ hai là Nhà nước ký kết các hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân và thông qua đó giao cho tư nhân thực hiện các dịch vụ công. Các dịch vụ như vận tải đường sắt, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đều được thực hiện dưới hình thức giao khoán cho doanh nghiệp tư nhân.

Các doanh nghiệp nhà nước lớn của Pháp chỉ bắt đầu xuất hiện vào những năm 1935 – 1940 trên cơ sở quốc hữu hoá, xuất phát từ những yêu cầu thực tại của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng năm 1929 và nhu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong giai đoạn này, khu vực kinh tế nhà nước thực sự đã được hình thành với một số doanh nghiệp có quy mô lớn trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất vũ khí và công nghiệp xe hơi. Làn sóng quốc hữu hoá lần thứ hai đã diễn ra vào năm 1982, xuất phát từ sự thay đổi chính sách vĩ mô. Một loạt ngân hàng cùng 5 tập đoàn công nghiệp lớn của Nhà nước đã được hình thành vào giai đoạn này. Có thể nói những năm 1980 là thời kỳ phát triển cực thịnh của khu vực doanh nghiệp nhà nước bởi vì vào thời kỳ này, đại đa số các doanh nghiệp lớn đều là của Nhà nước, và doanh nghiệp nhà nước sử dụng tới hơn 10% tổng số người lao động trong cả nước. Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2018/NĐ-CP NGÀY 4 THÁNG 5 NĂM 2018 VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định về lĩnh vực, Điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, bên cho vay và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

Continue reading

BÁO CÁO RÀ SOÁT ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH Ở VIỆT NAM

VCCI – “Quyền tự do kinh doanh” lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và tiếp tục được tái khẳng định theo hướng rộng hơn trong Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quy định này thể hiện sự cởi mở và khuyến khích của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề quan trọng để thay đổi về tư duy quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Và thực tế, hệ thống pháp luật kinh doanh của nước ta trong vài năm gần đây đã có những chuyển mình mạnh mẽ, theo hướng tích cực, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp…

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển mình theo hướng tích cực trên, thì trong hệ thống pháp luật vẫn còn chứa đựng nhiều “rào cản” khiến cho việc hiện thực hóa “quyền tự do kinh doanh” gặp nhiều thách thức.

Báo cáo này được xây dựng dựa trên nghiên cứu, đánh giá của Nhóm nghiên cứu (không thể hiện quan điểm chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) và ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội trong quá trình góp ý xây dựng các chính sách có liên quan. Kết cấu của Báo cáo gồm hai phần lớn:

• Phần I: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện – Nhận diện và Kiến nghị.

• Phần II: Điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ – Nhận diện và Kiến nghị.

TRA CỨU TOÀN VĂN BÁO CÁO TẠI ĐÂY

SOURCE: Vibonline.com.vn – WEBSITE XÂY DỰNG PHÁP LUẬT CỦA VCCI

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

THS. NGUYỄN ĐẠI THẮNG

Chuyển giá gây nên nhiều hệ lụy, làm thất thu ngân sách nhà nước, gây nên bất ổn nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, kiểm soát hoạt động chuyển giá sẽ góp phần đảm bảo số thu cho ngân sách nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình hội nhập, việc tiếp thu những kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các quốc gia có nền kinh tế phát triển sẽ giúp hoàn thiện hành lang pháp lý, kiểm soát hoạt động chuyển giá và thực hiện tốt công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá.

1. Kinh nghiệm từ một số nước

Mỹ

Các quy định về giá chuyển giao đã trở thành một phần trong luật thuế của Mỹ kể từ thời chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khởi đầu là phần 482 của Luật Thu nội địa (IRC) ban hành năm 1968. Tháng 10/1988, Cơ quan Thuế nội địa Mỹ (IRS) đề nghị hai phương pháp nhằm thiết lập tiêu chuẩn cân xứng với thu nhập. Một là, dựa trên phân tích các giao dịch có thể so sánh.

Hai là, dựa trên việc tách lợi nhuận giữa các bên có liên kết. Tháng 1/1992, IRS ban hành quy định giới thiệu ba phương pháp định giá mới, tất cả dựa trên việc đối chiếu các tài liệu về kết quả giao dịch. Tháng 1/1993, IRS ban hành quy định tạm thời. Ngày 1/7/1994, quy định chính thức được ban hành, có hiệu lực từ ngày 8/7/1994 cho đến nay. Mỹ rất quan tâm đến vấn đề kiểm soát chuyển giá của các công ty đa quốc gia. Điều này thể hiện trên các giác độ sau:

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn