VCCI – “Quyền tự do kinh doanh” lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và tiếp tục được tái khẳng định theo hướng rộng hơn trong Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quy định này thể hiện sự cởi mở và khuyến khích của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề quan trọng để thay đổi về tư duy quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Và thực tế, hệ thống pháp luật kinh doanh của nước ta trong vài năm gần đây đã có những chuyển mình mạnh mẽ, theo hướng tích cực, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp…
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển mình theo hướng tích cực trên, thì trong hệ thống pháp luật vẫn còn chứa đựng nhiều “rào cản” khiến cho việc hiện thực hóa “quyền tự do kinh doanh” gặp nhiều thách thức.
Báo cáo này được xây dựng dựa trên nghiên cứu, đánh giá của Nhóm nghiên cứu (không thể hiện quan điểm chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) và ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội trong quá trình góp ý xây dựng các chính sách có liên quan. Kết cấu của Báo cáo gồm hai phần lớn:
• Phần I: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện – Nhận diện và Kiến nghị.
• Phần II: Điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ – Nhận diện và Kiến nghị.
TRA CỨU TOÀN VĂN BÁO CÁO TẠI ĐÂY
SOURCE: Vibonline.com.vn – WEBSITE XÂY DỰNG PHÁP LUẬT CỦA VCCI
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. Lý luận chung, 2. Chủ thể kinh doanh, 5. Đầu tư, 6. Pháp luật cạnh tranh, Chuyên đề WTO, TPP..., LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, Nhà nước và nền KTTT |
Leave a Reply