admin@phapluatdansu.edu.vn

Quy trình xử lý văn bản công chứng & Áp dụng cho trường hợp HỢP ĐỒNG BẤT ĐỘNG SẢN

Nhóm Giảng viên:

Jean-Paul DECORPS – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp), Chủ tịch Liên minh Công chứng La-tinh quốc tế 

Olivier GOUSSARDCông chứng viên, Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp)

Jack HOECKEL – Giám đốc kỹ thuật Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp)

I. Quá trình xử lý văn bản tại văn phòng công chứng

Công chứng viên có trách nhiệm lưu giữ văn bản công chứng trong vòng 100 năm. Về nguyên tắc, văn bản được công chứng viên lập là bản gốc. Bản gốc được lưu giữ tại văn phòng công chứng. Công chứng viên chỉ trao cho khách hàng bản sao có công chứng của văn bản gốc.

Continue reading

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất VÔ HIỆU?

Canva-null-1 THS. LÊ VĂN QUANG – Trưởng phòng 9, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước

Thực tiễn giải quyết các vụ án, vụ việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) không có công chứng, chứng thực trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết này tác giả nêu lên những vướng mắc, bất cập để bạn đọc cùng trao đổi nhằm hoàn thiện các quy định về pháp luật.

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Ủy quyền trong vụ án hôn nhân, được hay không?

 NGỌC OANH – Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Khi ly hôn, đương sự có được ủy quyền cho người khác thay mình tham gia phiên tòa khi tranh chấp về phần tài sản chung hay không?

Đối với một vụ án ly hôn, thông thường đương sự có 3 yêu cầu để Tòa án giải quyết: Yêu cầu được ly hôn; yêu cầu được nuôi con chung, việc cấp dưỡng; và yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung. Cũng có những vụ án đương sự chỉ yêu cầu được ly hôn và yêu cầu được nuôi con, yêu cầu cấp dưỡng chứ không yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung (tài sản chung và nợ chung không có, hoặc tự thỏa thuận hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết).

Continue reading

VẤN ĐỀ GIAO DỊCH VÔ HIỆU khi bên chuyển nhượng tài sản là người phải thi hành án

Unenforceable-Contract LS. LÊ CAO

Trong thực tiễn hiện nay, nhiều trường hợp người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã có hiệu lực pháp luật, theo đó họ có nghĩa vụ phải trả tiền hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác với một hoặc các bên khác có liên quan. Thế nhưng, trong khi tài sản mà người phải thi hành án đang có không được tuyên xử lý theo bản án, cũng không bị kê biên, chưa bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc hành chính khác do đó họ vẫn tiến hành các giao dịch liên quan đến tài sản. Vậy, khi nào thì giao dịch về tài sản của người phải thi hành án bị xem là vô hiệu, pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này như thế nào và thực tiễn áp dụng trên thực tế hiện nay ra sao? Chúng tôi sẽ dẫn một tình huống thực tiễn để cùng thảo luận về vấn đề đáng quan tâm này.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành

medical_billing_contract TS. PHẠM VĂN LỢI – Tòa án nhân dân tối cao

1. Hai thời điểm

Khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng đòi hỏi chúng ta phải xác định chính xác thời điểm có hiệu lực, vì kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trở thành luật của các bên tham gia hợp đồng và trong một số trường hợp các quy định này còn có hiệu lực ràng buộc đối với người thứ ba. Do vậy, việc xác định chính xác thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng.

Continue reading

Thời hiệu thừa kế theo pháp luật dân sự và THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN

deadlines NGUYỄN TRẦN NGÀ – Công ty Luật hợp danh Danh và cộng sự, TP. Hồ Chí Minh 

Thừa kế là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự, và tranh chấp thừa kế rất khó khăn và phức tạp, xuyên suốt lịch sử quá trình lập pháp Việt Nam ta từ khi có Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, các Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995, năm 2005 và năm 2015 đều có qui định về thừa kế. Nếu như vụ án thừa kế mà có thời điểm mở thừa kế xảy ra ở thời điểm BLDS năm 2015 hiện hành đang có hiệu lực thì việc xác định còn thời hiệu hay không tương đối đơn giản, tuy nhiên sẽ là phức tạp trong việc xác định thời hiệu thừa kế, khi thời điểm mở thừa kế ở trước hoặc sau Pháp lệnh thừa kế, nhưng hiện bây giờ lại có tranh chấp, do pháp luật qua các thời kì có sự quy định khác nhau và có các Nghị quyết hướng dẫn ở các thời kỳ nhất định, sẽ rất khó xác định còn hay hết thời hiệu khởi kiện.

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Ngân hàng yêu cầu trả nợ theo hợp đồng khi đã hết thời hiệu khởi kiện thì Tòa án có đình chỉ hay không?

VÕ VĂN NHƯ – TAND Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng)

Ông A vay của Ngân hàng 1 tỷ đồng, hết thời hạn vay ông A không trả nợ. Sau hơn 3 năm kể từ ngày hết thời hạn trả nợ, Ngân hàng mới khởi kiện yêu cầu ông A trả nợ thì yêu cầu của Ngân hàng sẽ được giải quyết thế nào?

Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành Công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 giải đáp một số vướng mắc trong xét xử. Trong đó, TANDTC đã giải đáp một số vướng mắc liên quan đến hoạt động ngân hàng trong đó có thời hiệu khởi kiện của hợp đồng vay vốn.

Continue reading

Đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995 CỦA VIỆT NAM

civil-litigation-whittier MICHEL CORDIER[1] – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao Cộng hòa Pháp

Cũng như tất cả những nước Xã hội chủ nghĩa mở cửa theo kinh tế thị trường, Việt Nam đang cố gắng đưa nghành công chứng trở thành một công cụ quan trọng cho phát triển kinh tế [2]. Mục đích là rất rõ ràng: xây dựng một Nhà nước hiện đại, bảo đảm cho công dân Việt Nam cũng như cho các nhà đầu tư nước ngoài có một môi trường xã hội hài hoà, bảo đảm cho quan hệ hợp đồng giữa các tác nhân kinh tế được hiệu quả và an toàn về mặt pháp lý.

Continue reading

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự – MỘT GÓC NHÌN KHÁC

 LÊ MẠNH HÙNG – PVT. Vụ Hợp tác quốc tế, TANDTC

Về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, có một số ý kiến cho rằng quy định tại khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự (BLDS) mâu thuẫn và vô hiệu hóa quy định tại khoản 3 Điều 150 của Bộ luật này. Tác giả bài viết nghiên cứu, phân tích và trao đổi về vấn đề này.

Hiện nay, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (hiểu theo nghĩa rộng) được quy định tại nhiều bộ luật, luật như: BLDS, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS),[1] Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Lao động, Luật Thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Doanh nghiệp, Luật Bồi thường nhà nước, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Khám, chữa bệnh, Luật Thi hành án dân sự, Luật Năng lượng nguyên tử và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Continue reading

HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN và vai trò của công chứng viên ở Cộng hòa Pháp

 LAURENT DEJOIE Công chứng viên, Cộng hòa Pháp

I. Giới thiệu chung về hợp đồng mua bán bất động sản

Hợp đồng mua bán bất động sản là hợp đồng mua bán tài sản. Theo quy định tại Điều 1582, Bộ luật Dân sự (Pháp), hợp đồng mua bán tài sản là thoả thuận giữa các bên, theo đó một bên cam kết giao tài sản còn một bên cam kết trả tiền mua tài sản đó.

Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ có đền bù được ký kết trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng được coi như đã ký kết, quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển từ người bán sang người mua khi hai bên đã đạt được thoả thuận với nhau về tài sản là đối tượng của hợp đồng và về giá cả. Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản hoặc ký kết bằng một hình thức khác. Hợp đồng được ký kết bằng văn bản chủ yếu là để làm chứng cứ hơn là vì hiệu lực của hợp đồng.

Continue reading

BÁO CÁO TỔNG KẾT thi hành Luật Giao dịch điện tử (Báo cáo số 3364/BTTTT-CATTT ngày 31 tháng 8 năm 2020)

online-money-transfer-gettyLuật Giao dịch điện tử chưa quy định rõ ràng về thông điệp dữ liệu an toàn và chữ ký điện tử an toàn, dẫn đến sự thiếu tin tưởng của các bên khi tham gia giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, Luật còn thiếu quy định về định danh, xác thực điện tử, dịch vụ tin cậy, nhà cung cấp dịch vụ tin cậy dẫn tới hạn chế trong xác định trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan trong giao dịch điện tử. Cụ thể:

– Luật giao dịch điện tử thiếu quy định về thông điệp dữ liệu an toàn;

Continue reading

VẤN ĐỀ ÁP DỤNG THỜI HIỆU khi hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được – Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Pháp

Basic RGB NCS. TRẦN QUANG CƯỜNG – Giảng viên Đại học Paris 10, Cộng hòa Pháp

Nghiên cứu so sánh chỉ ra rằng pháp luật dân sự Việt Nam và Pháp, cụ thể là BLDS có khá nhiều điểm tương đồng và Việt Nam có thể xem xét đi theo hướng này. Bài viết phân tích và đưa ra giải pháp về vấn đề áp dụng thời hiệu (II), làm rõ điều kiện áp dụng chế tài vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được tại Điều 408 BLDS 2015 (I).

Điều 408 BLDS 2015 quy định  hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được ngay từ thời điểm giao kết. Nhà lập pháp đã có sự sửa đổi tích cực so với Điều 411 BLDS 2005, cụ thể là không còn giới hạn phạm vi do nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Điều 408 chỉ quy định chế tài mà không quy định phương thức áp dụng chế tài, cụ thể là về thời hiệu – một vấn đề tiên quyết trong tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Continue reading

VĂN BẢN ỦY QUYỀN THAM GIA TỐ TỤNG trong vụ án dân sự có bắt buộc phải công chứng, chứng thực?

business-card2 PHAN THỊ BẠCH MAI – Tòa án nhân dân huyện Tam Nông, Phú Thọ

Trong thực tiễn, có một số trường hợp Tòa án không chấp nhận giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền đều là cá nhân. Ngược lại nếu bên ủy quyền là pháp nhân thì Tòa án chấp nhận. Theo người viết, tại sao Tòa án chấp nhận văn bản uỷ quyền của pháp nhân và không chấp nhận văn bản ủy quyền của cá nhân với nhau?!

Theo quy định của pháp luật thì cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ những trường hợp pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Do đó, khi cá nhân, pháp nhân có yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sư, nếu cá nhân, pháp nhân không tự mình tham gia tố tụng tại Tòa án thì họ có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng nhưng phải xác lập bằng văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền có thể được xác lập bằng giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Như vậy, về mặt pháp lý có bắt buộc công chứng, chứng thực đối với giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền hay không?.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: