admin@phapluatdansu.edu.vn

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về hình thức của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Inheritance-law-UAE_175cb2a0254_medium THS. NGUYỄN BÍCH NHƯ (TAND Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) & LÊ QUANG HIẾN (Công ty Luật TNHH MTV Minh Khai)

1. Khái quát về hình thức của giao dịch dân sự

Hiện nay thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thực chất là một giao dịch dân sự của nhiều chủ thể nên phải tuân thủ quy định về giao dịch dân sự (điều kiện có hiệu lực), nếu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hội tụ đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sẽ có giá trị pháp lý”.

1.1. Các loại hình thức của giao dịch dân sự Continue reading

Thời hiệu thừa kế theo pháp luật dân sự và THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN

deadlines NGUYỄN TRẦN NGÀ – Công ty Luật hợp danh Danh và cộng sự, TP. Hồ Chí Minh 

Thừa kế là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự, và tranh chấp thừa kế rất khó khăn và phức tạp, xuyên suốt lịch sử quá trình lập pháp Việt Nam ta từ khi có Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, các Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995, năm 2005 và năm 2015 đều có qui định về thừa kế. Nếu như vụ án thừa kế mà có thời điểm mở thừa kế xảy ra ở thời điểm BLDS năm 2015 hiện hành đang có hiệu lực thì việc xác định còn thời hiệu hay không tương đối đơn giản, tuy nhiên sẽ là phức tạp trong việc xác định thời hiệu thừa kế, khi thời điểm mở thừa kế ở trước hoặc sau Pháp lệnh thừa kế, nhưng hiện bây giờ lại có tranh chấp, do pháp luật qua các thời kì có sự quy định khác nhau và có các Nghị quyết hướng dẫn ở các thời kỳ nhất định, sẽ rất khó xác định còn hay hết thời hiệu khởi kiện.

Continue reading

Về người thừa kế KHÔNG PHỤ THUỘC NỘI DUNG DI CHÚC

TS. NGUYỄN VINH HƯNG – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Một trong những vướng mắc lớn trong áp dụng quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc còn sống hay đã chết vào thời điểm mở thừa kế; đặc biệt việc xin cấp Trích lục khai tử rất khó thực hiện nếu cha đẻ, mẹ đẻ của họ đã chết từ lâu. Bất cập này cản trở việc tiến hành các thủ tục mở thừa kế, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế hợp pháp.

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Con dâu có quyền yêu cầu chia di sản của cha mẹ chồng trong vụ án tranh chấp thừa kế tài sản hay không?

 PHAN THỊ BẠCH MAI
Theo pháp luật về thừa kế, người nhận thừa kế thường là con ruột hoặc con nuôi của người đã mất. Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử đã phát sinh trường hợp người con dâu có đơn yêu cầu Tòa án xác định phần di sản thừa kế của mình trong khối di sản thừa kế của cha mẹ chồng. Như vậy, Tòa án có chấp nhận yêu cầu này của con dâu hay không? Đây là vấn đề đang có những quan điểm khác nhau.

1. Các quy định của pháp luật về quyền khởi kiện

Tại khoản 1 Điều 4 quy định quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”.

Continue reading

MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ tới hoạt động ngân hàng

LS. NGUYỄN VĂN MINH & TS. BÙI ĐỨC GIANG

Pháp luật về thừa kế là một mảng pháp luật khá phức tạp. Khi áp dụng pháp luật về thừa kế trong hoạt động ngân hàng có thể phát sinh một số bất cập và rủi ro pháp lý cho cả các tổ chức tín dụng (TCTD) lẫn khách hàng. Bài viết tập trung phân tích các hạn chế này và gợi ý một số giải pháp quản lý rủi ro cho các TCTD.

Continue reading

TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN: Văn bản công chứng di chúc và di chúc có vô hiệu không?

BÍCH PHƯỢNG NGỌC DIỆP

Vợ chồng cụ An, cụ Bình lập di chúc, có người làm chứng, có xác nhận của chính quyền. Cụ An mất năm 2003. Đến năm 2018 cụ Bình cũng qua đời, trước khi qua đời cụ Bình lập di chúc có công chứng, nội dung khác di chúc đã lập cùng cụ An… dẫn đến các quan điểm khác nhau trong xử lý.


Continue reading

NHÀ ĐẤT ĐÃ ĐƯỢC THẾ CHẤP CHO NGÂN HÀNG: có khởi kiện yêu cầu chia đất thừa kế thì giải quyết thế nào?

 HOÀNG QUẢNG LỰC – Phó Chánh án TAND tỉnh Quảng Bình

Tòa án thụ lý giải quyết vụ án chia thừa kế, trong khi người đãng sử dụng đất đã thế chấp tài sản là nhà đất cho ngân hàng để vay vốn để sản xuất kinh doanh. Nếu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sai, việc khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn là có căn cứ, thì việc chia thừa kế như thế nào để bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên?.

Continue reading

VAI TRÒ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN TRONG THỦ TỤC THỪA KẾ

I. Những lý do chính của sự can thiệp của công chứng viên vào thủ tục thừa kế

1. Trước hết, việc thừa kế là cả một thủ tục phức tạp

Không phải cứ tuyên bố là người thân ruột thịt của người đã chết là có thể được công nhận quyền thừa kế. Người thừa kế phải chứng minh được tư cách là người thừa kế và phải yêu cầu công chứng viên lập một giấy chứng nhận theo lời khai của hai nhân chứng hoặc một biên bản kê khai. Chỉ khi nào khối tài sản thừa kế không lớn lắm, chẳng hạn như chỉ bao gồm bất động sản của người để lại di sản và tiền gửi ngân hàng thì mới có thể không cần đến văn bản công chứng. Trong trường hợp này, và với điều kiện là tình huống pháp lý thật đơn giản (chẳng hạn như khi không có chúc thư) thì có thể chỉ cần một giấy chứng nhận theo lời khai của nhân chứng hoặc một giấy chứng nhận quyền thừa kế do thị trưởng hoặc lục sự của tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp lập.

Ngược lại, nếu có một di chúc viết tay do người lập di chúc viết hoặc đọc cho người khác viết và di chúc này được trình cho công chứng viên để niêm phong và xác nhận trước sự chứng kiến của hai nhân chứng thì sau khi người lập di chúc chết, di chúc đó phải được trao lại cho công chứng viên. Khi đó, công chứng viên sẽ mở di chúc, lập biên bản về việc mở di chúc trong đó có ghi rõ hoàn cảnh nhận và mở di chúc. Tiếp đó, công chứng viên có nhiệm vụ lưu giữ di chúc và biên bản mở di chúc vào số các văn bản gốc của mình. Trong tháng diễn ra việc lập biên bản mở di chúc, công chứng viên có nghĩa vụ chuyển đến cho lục sự của tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng tại nơi mở thủ tục thừa kế bản sao (thường là bản photocopie) của biên bản nói trên và của di chúc.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÚC MẮC VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ

 NGUYỄN QUANG LỘC – Nguyên Thẩm phán TANDTC

Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 đã dành phần thứ tư để quy định về thừa kế, theo đó phần thứ tư bao gồm 04 chương và 54 điều (từ Điều 609- đến Điều 662). Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ các quy định của BLDS về thừa kế, chúng tôi cũng còn băn khoăn về một số quy định, xin nêu để các bạn tham khảo.

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã dành phần thứ tư để quy định về thừa kế, theo đó phần thứ tư bao gồm 04 chương và 54 điều (từ Điều 609- đến Điều 662). BLDS không đưa quy định và khái niệm thừa kế.

Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác, việc chuyển dịch tài sản này có thể bằng di chúc hoặc theo trình tự mà pháp luật dân sự quy định.

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa thế được pháp luật bảo hộ”. Bảo hộ quyền thừa kế tức là bảo hộ quyền sở hữu tư nhân hay chỉ khi có quyền sở hữu tư nhân thì mới có quyền thừa kế.

Về cơ bản các quy định trong 04 chương (những quy định chung, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia tài sản) của BLDS là tương đối rõ ràng, đầy đủ và đã khắc phục được một số vướng mắc, hạn chế của BLDS năm 2005. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ các quy định của BLDS về thừa kế, chúng tôi cũng còn băn khoăn về một số quy định.

1. Về quy định tại khoản 3 Điều 615 thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

Người được hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Continue reading

TÌNH HUỐNG THỰC TẾ: TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG?

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 29/9/2014 và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn là bà Đào Thị Đ, ông Đào Xuân H, bà Đào Thị H, ông Đào Xuân T (ông T còn là người đại diện theo ủy quyền cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Hoàng Trung D và anh Hoàng Kim S) trình bày:

Cụ Đào Văn Đ, sinh năm 1917, chết ngày 28/9/1987 và cụ Lê Thị B, sinh năm 1921, chết ngày 14/9/2013. Cụ B và cụ Đ chết không để lại di chúc. Cụ Đ và cụ B sinh được 08 người con gồm: Đào Xuân T1; Đào Thị Đ; Đào Xuân T; Đào Thị L; Đào Thị N; Đào Xuân H; Đào Mạnh H; Đào Thị H. Bà Đào Thị L chết ngày 29/8/2003 có chồng là ông Hoàng Trọng D, chết ngày 23/8/1999 và ba con là: Hoàng Thị H, chết ngày 25/5/2008; Hoàng Trung D; Hoàng Kim S.

Về nguồn gốc đất tranh chấp: Khoảng năm 1965 cụ Đ và cụ B có mua của ông Nguyễn Văn M 01 thửa đất ở tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên, diện tích khoảng 1.500 m2, có chiều dài phía đông dài khoảng 20m; phía tây dài khoảng 20m, phía nam dài khoảng 80m; phía bắc dài khoảng 80 m. Thửa đất này được thể hiện tại thửa 96, bản đồ số 6, bản đồ 299 năm 1987.

Năm 1987, cụ Đ chết, cụ B tiếp tục quản lý toàn bộ thửa đất đó. Bà N không đi lấy chồng nên ở với cụ B. Khoảng năm 2000, cụ B và bà N phá nhà cũ của cụ Đ và cụ B đi và xây hai gian nhà mới để hai mẹ con ở.

Năm 2004, cụ B cho vợ chồng ông T một phần đất ở. Đến năm 2006 vợ chồng ông T đã xây nhà và năm 2009 xây tường bao. Hiện nay vợ chồng ông T vẫn đang quản lý, sử dụng phần diện tích đất cụ B đã cho. Ngoài việc cho vợ chồng ông T đất ở, cụ B còn cho ông H (K) một phần đất giáp đất nhà ông T, không nói rõ diện tích bao nhiêu. Khi ông H (K) đổ đất thì ông T1 không đồng ý nên anh em từ đó phát sinh mâu thuẫn.

Continue reading

GIẢI ĐÁP CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI VĂN BẢN SỐ 01/2018/GĐ-TANDTC NGÀY 5 THÁNG 1 NĂM 2018 VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

 

 

Kính gửi:

– Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;

– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Qua thực tiễn công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về một số vướng mắc về nghiệp vụ. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

I. VỀ DÂN SỰ

Trường hợp người để lại di sản thừa kế chết trước năm 1987 mà hiện nay Tòa án mới thụ lý, giải quyết tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được xác định như thế nào?

Kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính thì từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự “Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 01/2018/GĐ-TANDTC NGÀY 5 THÁNG 1 NĂM 2018 GIẢI ĐÁP MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIỆP VỤ

Kính gửi: – Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;

– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Qua thực tiễn công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về một số vướng mắc về nghiệp vụ. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

I. VỀ DÂN SỰ

Trường hợp người để lại di sản thừa kế chết trước năm 1987 mà hiện nay Tòa án mới thụ lý, giải quyết tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được xác định như thế nào?

Kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính thì từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự “Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

Continue reading

CẦN CÓ CÁCH HIỂU THỐNG NHẤT QUY ĐỊNH VỀ THỜI HIỆU THỪA KẾ ĐỐI VỚI DI SẢN LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

KIM QUỲNH

Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đều có những quy định mới về thời hiệu. Tuy nhiên, đối với vấn đề này, hiện nay văn bản hướng dẫn chưa nhiều, nên trong thực tiễn xét xử nhiều Thẩm phán còn khá lúng túng khi giải quyết các vụ án dân sự, đặt biệt là các vụ án chia thừa kế mà di sản thừa kế là bất động sản.

1. Thời hiệu thừa kế theo quy định của BLDS 2015

Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định tại các điều 184, 185 BLTTDS 2015, theo đó, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của BLDS và Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc[1]. Đồng thời, BLDS 2015 cũng quy định rõ việc áp dụng quy định của BLDS 2015 về thời hiệu, theo đó các quy định của BLDS 2015 về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự[2].

BLDS năm 2015 quy định về thời hiệu thừa kế đối với bất động sản tại Điều 623[3], theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: (1) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236[4] của BLDS 2015; (2) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 (không có người người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 30 năm, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác). Đây là quy định mới về thời hiệu thừa kế so với các văn bản quy phạm pháp luật trước đây (Pháp lệnh Thừa kế, BLDS 1995, BLDS 2005 đều quy định thời hạn thừa kế đối với bất động sản là 10 năm).

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn