I. Những lý do chính của sự can thiệp của công chứng viên vào thủ tục thừa kế
1. Trước hết, việc thừa kế là cả một thủ tục phức tạp
Không phải cứ tuyên bố là người thân ruột thịt của người đã chết là có thể được công nhận quyền thừa kế. Người thừa kế phải chứng minh được tư cách là người thừa kế và phải yêu cầu công chứng viên lập một giấy chứng nhận theo lời khai của hai nhân chứng hoặc một biên bản kê khai. Chỉ khi nào khối tài sản thừa kế không lớn lắm, chẳng hạn như chỉ bao gồm bất động sản của người để lại di sản và tiền gửi ngân hàng thì mới có thể không cần đến văn bản công chứng. Trong trường hợp này, và với điều kiện là tình huống pháp lý thật đơn giản (chẳng hạn như khi không có chúc thư) thì có thể chỉ cần một giấy chứng nhận theo lời khai của nhân chứng hoặc một giấy chứng nhận quyền thừa kế do thị trưởng hoặc lục sự của tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp lập.
Ngược lại, nếu có một di chúc viết tay do người lập di chúc viết hoặc đọc cho người khác viết và di chúc này được trình cho công chứng viên để niêm phong và xác nhận trước sự chứng kiến của hai nhân chứng thì sau khi người lập di chúc chết, di chúc đó phải được trao lại cho công chứng viên. Khi đó, công chứng viên sẽ mở di chúc, lập biên bản về việc mở di chúc trong đó có ghi rõ hoàn cảnh nhận và mở di chúc. Tiếp đó, công chứng viên có nhiệm vụ lưu giữ di chúc và biên bản mở di chúc vào số các văn bản gốc của mình. Trong tháng diễn ra việc lập biên bản mở di chúc, công chứng viên có nghĩa vụ chuyển đến cho lục sự của tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng tại nơi mở thủ tục thừa kế bản sao (thường là bản photocopie) của biên bản nói trên và của di chúc.
Trong khi đó, kể từ Luật ngày 29 tháng 12 năm 1959, việc mở két sắt tại ngân hàng (nếu có) không cần phải lập thành biên bản công chứng, trừ khi có bất đồng giữa những người thừa kế hoặc trong số những người thừa kế có người không có năng lực hành vi.
2. Các thủ tục cần thiết trong việc chuyển giao một số tài sản
Ngay cả trong những trường hợp thường gặp nhất, như khi tài sản thừa kế là bất động sản chẳng hạn, để những người thừa kế có thể trở thành chủ sở hữu của những tài sản đó đối với người thứ ba thì công chứng viên phải lập giấy chứng nhận quyền sở hữu bằng văn bản công chứng. Giấy chứng nhận này sẽ được công bố tại phòng quản lý bất động sản cầm cố.
Tương tự như vậy, khi sang tên giấy chứng nhận quyền sở hữu xe ô tô cho người thừa kế, công chứng viên phải lập một số giấy tờ chứng nhận. Các giấy tờ này cho phép chuyển giao quyền sở hữu xe và được chấp nhận rộng rãi trong thực tiễn hành chính và công chứng bởi vì đó là một thủ tục đơn giản và tiết kiệm.
…
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: Tài liệu Lớp Đào tạo nghiệp vụ công chứng (Khóa 5). Hà Nội, 11-16/01/2005
Đồng tổ chức: Nhà Pháp luật Việt – Pháp; Học viện Tư pháp; Khoa Luật – Đại học
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 5. THỪA KẾ, 8. LUẬT DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI, TÀI LIỆU THAM KHẢO, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài |
Leave a Reply