admin@phapluatdansu.edu.vn

CÁC CHUẨN MỰC QUỐC TẾ về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố và phổ biến vũ khí

GIỚI THIỆU

Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) là một cơ quan liên chính phủ đựợc thành lập vào năm 1989 bởi Bộ trưởng các quốc gia thành viên. Chức năng của FATF là đưa ra các chuẩn mực và thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hoạt động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí và những mối đe dọa có liên quan khác đối với tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc tế. Trong sự phối hợp với những đối tác quốc tế khác, FATF cũng nỗ lực nhằm xác định các tổn thương ở mức độ quốc gia với mục đích bảo vệ hệ thống tài chính quốc tế khỏi bị lạm dụng. Continue reading

LUẬT ĐẤT ĐAI đã công bằng với người nông dân?

20220909085625-56niem-vui-dc-mua TRẦN ĐỨC VIÊN

Người nông dân là đối tượng chịu thiệt thòi nhất trong chính sách đất đai của Việt Nam.

Qua nhiều lần sửa Luật Đất đai, dường như quyền của người nông dân với mảnh đất mà họ đã “đổ mồ hôi và xương máu” mới có được vẫn không thay đổi là bao. Điều đó đặc biệt đúng nếu đem so sánh với những người sử dụng đất ở và với các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài, sử dụng đất để sản xuất – kinh doanh, làm dịch vụ. Trong khi quyền sử dụng của người dân với đất phi nông nghiệp (đất ở) nghiễm nhiên được pháp luật bảo vệ chặt chẽ như quyền sở hữu tư nhân, thì đối với người nông dân, quyền của họ với mảnh đất gắn liền với sinh kế lại rất mong manh. Continue reading

LẠM DỤNG THỊ TRƯỜNG: Giao dịch nội bộ và thao túng thị trường (Trích Quy chế của của Cơ quan quản lý các thị trường tài chính Pháp)

QUYỂN VIPicture1

LẠM DỤNG THỊ TRƯỜNG: Giao dịch nội bộ và thao túng thị trường

(Được bổ sung, sửa đổi gần đây nhất vào ngày 18 tháng 4 năm 2007)

Thiên I

QUY ĐỊNH CHUNG

Chương 1

Đối tượng, phạm vi áp dụng

Điều 611-1. Trừ trường hợp có quy định khác, quyển này áp dụng đối với:

1. Mọi thể nhân, pháp nhân và các chủ thể khác;

Continue reading

Bài học rút ra TỪ ĐẠI DỊCH COVID

YUVAL NOAH HARARI (Cao Hồng Chiến lược thuật)

675000flags Rồi nhân loại sẽ bước qua đại dịch, với những đột phá khoa học và thất bại trong những quyết sách chống dịch. Chúng ta có thể học gì cho tương lai?

Từ góc độ sử học, chúng ta cần đánh giá năm COVID như thế nào? Nhiều người tin rằng tổn thất khủng khiếp do coronavirus gây ra là bằng chứng cho sự bất lực của nhân loại trước sức mạnh của thiên nhiên. Thực tế năm 2020 đã cho thấy nhân loại còn lâu mới đầu hàng. Dịch bệnh không còn là thách thức không thể kiểm soát. Khoa học đã biến chúng thành thời cơ để tìm cách vượt qua. Vậy tại sao vẫn có quá nhiều người chết và khổ đau? Bởi vì các quyết định chính trị tồi. Trong quá khứ, khi phải đối mặt với một bệnh dịch như Cái chết Đen, con người không biết điều gì đã gây ra nó và làm thế nào để ngăn chặn. Khi đại dịch cúm 1918 xảy đến, các nhà khoa học giỏi nhất đã không thể xác định được loài virus, đã đưa ra các biện pháp đối phó vô ích và không thể phát triển một loại vaccine hiệu quả.

Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM: Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam

Product-Liability PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH & TS. NGUYỄN BÍCH THẢO – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Khái quát sự phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trên thế giới

Trong mối tương quan giữa các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng thì người tiêu dùng luôn luôn ở vị thế yếu hơn. Nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm là các thương nhân có kinh nghiệm và luôn nắm giữ thông tin đầy đủ hơn về sản phẩm so với người tiêu dùng. Trong khi đó, người tiêu dùng là chủ thể trực tiếp sử dụng hàng hóa phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với nguy cơ mất an toàn và bị thiệt hại do hàng hóa kém chất lượng hoặc có khuyết tật gây ra. Xã hội càng phát triển, nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng – bên yếu thế càng được đặt ra cấp thiết.

Continue reading

Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: CẦN MỘT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

vietnam_0 GS. TRẦN VĂN THỌ – Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản

Đổi mới đã đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Nhưng so với tiềm năng, kể cả những thời cơ thuận lợi bị bỏ lỡ và so với kinh nghiệm của các nước Đông Á thì tốc độ phát triển của Việt Nam thấp và kém hiệu suất. Ngoài ra nền kinh tế hiện nay có những yếu kém như sức cạnh tranh của nền công nghiệp yếu, mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa còn rất xa, ngày càng dựa vào FDI và phụ thuộc nhiều vào kinh tế Trung Quốc.

Continue reading

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐẠI LÝ NGÂN HÀNG: Hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn thanh toán

agent-bank-menu TRẦN LINH CHI – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định) trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số và khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt. Một trong những chính sách được chờ đợi nhất tại dự thảo Nghị định là chính sách về đại lý thanh toán (hay còn gọi là đại lý ngân hàng). Continue reading

CẦN LÀM SÂU SẮC HƠN NỘI HÀM “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai” thông qua đổi mới tổ chức bộ máy địa chính và tối ưu hóa quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về đất đai gắn với chuyển đổi số

vietnam-top-images-collage PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG – Trường Đại học Ngoại thương

Quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đất đai trên cơ sở đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, cải cách hành chính để đáp ứng nhu cầu phát triển, hài hòa lợi ích của quốc gia, người dân và doanh nghiệp được Đại hội XIII của Đảng định hướng là một trong những yêu cầu phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Continue reading

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TIỀN ẢO: Cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý

 PHẠM PHƯƠNG THỦY – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm về tài sản ảo, tiền ảo chưa được nêu trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Mặc dù tài sản ảo, tiền ảo đang được giao dịch phổ biến, nhiều người tham gia nhưng chủ yếu mang tính chất đầu cơ; đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các máy đào tiền ảo, đồng thời xảy ra nhiều vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo gây mất trật tự, an toàn trong xã hội…

Hiểu thế nào về tiền ảo?

Theo định nghĩa của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và cũng là thuật ngữ được hiểu và sử dụng thông dụng trên thế giới: “Tiền ảo là một loại tiền số (digital money) không có quản lý, được phát hành bởi những người tạo lập – phát triển (developers) cũng thường là người kiểm soát, được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định”.

Continue reading

CÔNG NHẬN TIỀN ẢO – Những vấn đề pháp lý cần đặt ra

Bitcoin-Ban (1) TS.LS. NGÔ NGỌC DIỄM & TRẦN TRỌNG NAM – Công ty Luật ThinkSmart, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Có thể thấy, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do đó, việc ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản và ban hành quy định pháp luật toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao dịch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo… Đồng thời, giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản…).

Continue reading

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC TỪ THIỆN

images THS. LS. PHAN MẠNH THĂNG – Công ty Luật Long Phan PMT, Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là mô hình còn nhiều mới mẻ, gắn với những đặc trưng riêng mang lại nhiều giá trị lớn lao cho cộng đồng. Với mục tiêu hàng đầu hướng đến lợi ích xã hội, trách nhiệm từ thiện của loại hình doanh nghiệp này là một vấn đề đáng quan tâm. Trước những sự thay đổi và biến chuyển của xã hội, nền kinh tế thị trường, khung pháp lý dành cho DNXH ngày càng hoàn thiện và từng bước vững vàng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý về DNXH, bên cạnh đó là trách nhiệm từ thiện đối với loại hình doanh nghiệp này.

Continue reading

THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN và sức mạnh thị trường

https___specials-images.forbesimg.com_imageserve_5d95d03767dd830006a295b6_0x0TÁC GIẢ (Chưa xác định)

Dưới góc độ kinh tế, thị trường là nơi người mua và người bán thực hiện các  giao dịch trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam, thuật ngữ “thị trường liên quan” là một trong những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho hầu hết các vấn đề về chính sách cạnh tranh, từ kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền cho đến tập  trung kinh tế.

Continue reading

TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ: Truy tố người cướp tiền Bitcoin – Tiền ảo có phải là tài sản hay không?

 Bitcoin-BanNGỌC OANH

Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo trong đó có Bitcoin là một phương tiện thanh toán nên việc truy tố người cướp tiền Bitcoin còn nhiều tranh cãi. Nếu truy tố về tội

Theo cáo trạng, Hồ Ngọc Tài (32 tuổi) và Trần Ngọc Hoàng (38 tuổi) cùng ngụ tại TP. Đà Nẵng, có quan hệ quen biết với Lê Đức Nguyên (33 tuổi, ngụ tại quận 2, TP. HCM). Năm 2018, nghe Nguyên tư vấn, Tài đã bán khoảng 1.000 Bitcoin tương đương 100 tỉ đồng để kinh doanh các loại tiền điện tử như Aureus, Ifans… trên các sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế và bị thua lỗ mất hết số tiền đầu tư.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: