admin@phapluatdansu.edu.vn

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TIỀN ẢO: Cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý

 PHẠM PHƯƠNG THỦY – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm về tài sản ảo, tiền ảo chưa được nêu trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Mặc dù tài sản ảo, tiền ảo đang được giao dịch phổ biến, nhiều người tham gia nhưng chủ yếu mang tính chất đầu cơ; đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các máy đào tiền ảo, đồng thời xảy ra nhiều vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo gây mất trật tự, an toàn trong xã hội…

Hiểu thế nào về tiền ảo?

Theo định nghĩa của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và cũng là thuật ngữ được hiểu và sử dụng thông dụng trên thế giới: “Tiền ảo là một loại tiền số (digital money) không có quản lý, được phát hành bởi những người tạo lập – phát triển (developers) cũng thường là người kiểm soát, được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định”.

Continue reading

CÔNG NHẬN TIỀN ẢO – Những vấn đề pháp lý cần đặt ra

Bitcoin-Ban (1) TS.LS. NGÔ NGỌC DIỄM & TRẦN TRỌNG NAM – Công ty Luật ThinkSmart, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Có thể thấy, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do đó, việc ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản và ban hành quy định pháp luật toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao dịch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo… Đồng thời, giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản…).

Continue reading

Cấu trúc pháp lý CỦA TÀI TRỢ KHO HÀNG TẠI VIỆT NAM

images (1) NICHOLAS BUDD – Warehouse Finance Consultant, IFC

1. Thực trạng tài trợ kho hàng và tài trợ hàng hóa luân chuyển ở Việt Nam

• Nhu cầu tài trợ hàng hóa luân chuyển và tài trợ khoản phải thu đang tăng trưởng nhanh ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành dịch vụ nông nghiệp.

Continue reading

TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ: Truy tố người cướp tiền Bitcoin – Tiền ảo có phải là tài sản hay không?

 Bitcoin-BanNGỌC OANH

Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo trong đó có Bitcoin là một phương tiện thanh toán nên việc truy tố người cướp tiền Bitcoin còn nhiều tranh cãi. Nếu truy tố về tội

Theo cáo trạng, Hồ Ngọc Tài (32 tuổi) và Trần Ngọc Hoàng (38 tuổi) cùng ngụ tại TP. Đà Nẵng, có quan hệ quen biết với Lê Đức Nguyên (33 tuổi, ngụ tại quận 2, TP. HCM). Năm 2018, nghe Nguyên tư vấn, Tài đã bán khoảng 1.000 Bitcoin tương đương 100 tỉ đồng để kinh doanh các loại tiền điện tử như Aureus, Ifans… trên các sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế và bị thua lỗ mất hết số tiền đầu tư.

Continue reading

HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước ngày 01/01/2017

202003_Murphy_Household-Income@4x THS. NGUYỄN THỊ THU HỒNG – Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

Về định đoạt quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước 01/01/2017, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định tài sản chung của hộ gia đình. Vậy các giao dịch mà có các thành viên không ký tên hay ủy quyền thì có bị vô hiệu hay không?

Continue reading

Thực trạng và xu hướng phát triển tiền mã hóa tại Việt Nam – MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

 TRẦN THỊ XUÂN ANH & NGÔ THỊ HẰNG – Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

1. Giới thiệu

Tiền mã hoá là một trong những dạng phổ biến của tiền kỹ thuật số, có tên thuật ngữ trong tiếng Anh là “Crypto currencies” hay “Cryptocurrencies”. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (the European Central Bank – ECB) phân loại tiền mã hoá là một bộ phận thuộc tiền ảo (Virtual currencies) và cho rằng tiền mã hoá là hình thức biểu thị điện tử của giá trị, không do ngân hàng trung ương phát hành, tổ chức tín dụng hay các định chế tiền mã hoá và trong một số trường hợp, có thể được sử dụng như một phương tiện thay thế tiền pháp định thông thường” (ECB, 2015). Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) xếp loại tiền mã hoá vào nhóm tiền kỹ thuật số (digital currencies) và định nghĩa “tiền mã hoá là biểu thị điện tử của giá trị, được ghi nhận theo đơn vị thanh toán của riêng nó trong các tài khoản giao dịch, khác với các dạng thức tiền mã hoá (e-money) – các cơ chế thanh toán số – thường đại diện và được ghi nhận, thanh toán theo đơn vị tiền tệ pháp định” (Houben & Snyers, 2018).

Continue reading

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TIỀN ĐIỆN TỬ của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam

TRƯƠNG THỊ HOÀI LINH

Cùng với triển vọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một nền kinh tế số mở rộng đã bùng nổ và tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế toàn cầu. Trong xu thế này, tiền điện tử xuất hiện và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Đến nay, Ngân hàng Trung ương (NHTW) của một số nước và tổ chức tài chính đã cơ bản thống nhất về bản chất của tiền điện tử; nhiều NHTW đã có khuôn khổ pháp lý để quản lý hoạt động của tiền điện tử như NHTW Châu Âu, NHTW Nga,…

Continue reading

SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI để bảo vệ tốt hơn quyền tài sản của các chủ sử dụng đất

PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA– Đại học Fulbright Việt Nam, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

1. Sở hữu toàn dân về đất đai: Tiếp nhận quan niệm và quá trình cụ thể hóa

Chế độ sở hữu đất đai trong cổ luật: Tổ tiên chúng ta chắc rằng chưa biết đến khái niệm sở hữu toàn dân. Sở hữu đất đai, theo cổ luật Việt Nam, thường phân thành ba loại: ruộng đất công (quân điền), ruộng đất của làng (sở hữu cộng đồng) và ruộng đất tư (sở hữu tư của cá nhân). Dù nặng về hình luật, song cổ luật Việt Nam không thiếu những hạt nhân được xem là nền móng cho pháp luật sở hữu[1]. Truyền thống đa sở hữu đất đai ấy tiếp diễn thời thuộc Pháp. Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 ghi nhận thực trạng sở hữu đất đai thuộc cá nhân hoặc pháp nhân, trong đó Nhà nước, làng xã là những pháp nhân công. Về đại thể, sở hữu đất đai hình thành một cách tự nhiên, đất đai có thể thuộc sở hữu tư hoặc của nhà nước. Trong đó, theo định nghĩa của Dân luật năm 1931, Nhà nước là một khái niệm cụ thể, bao gồm những pháp nhân công có tư cách độc lập, chí ít gồm chính quyền trung ương, các chính quyền địa phương và làng xã tự trị, tự quản[2]. Mỗi một cấp chính quyền được xem là một pháp nhân công. Cũng như vậy, hệ thống đăng ký điền địa đã có mầm mống từ cổ xưa. Từ năm 1925, chúng được chế độ thực dân quy chuẩn thành một hệ thống bằng khoán điền thổ hiện đại, thống nhất[3]. Tóm lại, từ Quốc triều hình luật tới Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, pháp luật Việt Nam đã để lại một di sản pháp luật sở hữu về đất đai, tuy không tinh xảo, khái quát, và cao siêu như Vật quyền của người La-Mã, song cũng đủ minh định rõ ràng ai là chủ nhân của hàng trăm triệu ô thửa đất kiến tạo nên lãnh thổ quốc gia. Tiếc rằng, nửa thế kỷ qua không mấy ai vun vén thêm cho những di sản quý báu đó. Để xây lại nền móng vững chắc cho chế độ sở hữu đất đai trong tương lai, ngoài thảo luận thẳng thắn và tiếp thu kinh nghiệm lập pháp tiên tiến nước ngoài, chúng ta cũng nên học lại từ những mảnh vỡ của quá khứ.

Continue reading

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA HIỆP HỘI HENRI CAPITANT VỀ SỬA ĐỔI PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN CỦA CỘNG HÒA PHÁP

clip_image002VỀ KHỐI TÀI SẢN VÀ CÁC TÀI SẢN CẤU THÀNH

FRÉDÉRIC POLLAND-DULIAN

Lời mở đầu

Quyển II của Bộ luật Dân sự hiện hành được mở đầu một cách khá đột ngột bằng việc phân biệt các loại tài sản, động sản hoặc bất động sản, mà không có trước những định nghĩa chung, những quy định mở đầu hoặc giới thiệu, chằng hạn như những quy định có thể được tìm thấy tại các Điều từ 1101 đến 1104 về lĩnh vực hợp đồng hoặc tại phần mở đầu của Quyển III (“Những phương thức xác lập quyền sở hữu: những quy định chung”) hoặc trong các chỉ thị và nghị định của Liên minh châu Âu. Người ta có thể phê phán cách trình bày này bởi nó nhấn mạnh tầm quan trọng của các bất động sản, trong khi trong phần trình bày các căn cứ, lí do của Bộ luật ngày 25 tháng 01 năm 1804, Thẩm phán Treilhard đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các động sản so với các bất động sản. Ủy ban sửa đổi đã muốn bỏ cách trình bày này bằng cách đặt ra một số định nghĩa trước khi phân biệt các loại tài sản ở Thiên II (Điều 526 và các điều tiếp theo). Ủy ban muốn đưa vào Quyển II này ba điều khoản mở đầu có tính chất quy định chung và Thiên I với một số định nghĩa và nguyên tắc chung chủ yếu chưa được quy định rõ ràng trong Bộ luật Dân sự. Thiên đầu tiên này được đặt tên là “Những quy định về khối tài sản và các tài sản cấu thành”. Hai thuật ngữ khối tài sản tài sản, mặc dù được sử dụng thường xuyên trong các văn bản quy phạm pháp luật, án lệ và học thuyết, nhưng không được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự hiện hành. Phương pháp tiếp cận đồng tâm có thể là phương pháp tốt nhất để tiếp cận với khái niệm khối tài sản, ít nhất là từ quan điểm chuyên môn, xuất phát từ tập hợp các định nghĩa, các nội dung rộng để dẫn đến chế độ áp dụng, sau khi đã định nghĩa về các loại tài sản và các khái niệm có liên quan. Các định nghĩa do Ủy ban sửa đổi đưa ra không mang nhiều thay đổi tiến bộ, và cần nhấn mạnh rằng Ủy ban cũng xem xét nhiều định nghĩa khác: ít nhất là 9 định nghĩa khác nhau về khối tài sản, 14 định nghĩa về tài sản, 6 định nghĩa về quyền đối vật và tương tự, 6 định nghĩa về quyền đối nhân. Như Portalis đã viết “Người ta có thể dùng liềm trong một cánh đồng bỏ hoang; nhưng trên một mảnh đất trồng trọt, chỉ cần nhổ bỏ những cây ký sinh gây hại cho các sản phẩm nông nghiệp (…) những lí thuyết mới chỉ là các hệ thống của một số cá nhân; những học thuyết cổ điển là tinh thần của nhiều thế kỷ”[2].

Continue reading

Giao dịch bảo đảm bằng quyền tài sản THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

 TS. BÙI ĐỨC GIANG & THS. NGUYỄN HOÀNG LONG

Ngày nay, các tài sản vô hình (quyền tài sản) có xu hướng chiếm một tỷ trọng ngày càng quan trọng trong tổng tài sản của một doanh nghiệp. Việc sử dụng tài sản vô hình để bảo đảm nghĩa vụ có rất nhiều ưu điểm so với tài sản hữu hình bởi vì giúp tránh được nguy cơ tài sản bị mất, bị phá hủy hay giảm giá trị.

Hơn nữa, tài sản vô hình có thể được lưu trữ và chuyển giao bằng các phương tiện điện tử mà không chịu hạn chế về mặt kích thước hay không cần phải chuyển giao về mặt vật chất. Chỉ bằng một cái nhấn chuột máy tính, tài sản vô hình có thể vượt qua biên giới một nước. Chính vì thế, đây là một loại tài sản khá lý tưởng để bảo đảm khoản vay[1]. Tuy vậy, ở Việt Nam, việc cho vay theo tài sản vô hình chưa thực sự phổ biến. Ngoài tâm lý “chuộng” tài sản hữu hình quy định pháp luật hiện hành vừa thiếu vừa ít tính khả thi đang là rào cản lớn cho việc xác lập và xử lý các giao dịch bảo đảm bằng tài sản vô hình.

1. Khái niệm quyền tài sản và giao dịch bảo đảm với quyền tài sản

Khác với pháp luật của nhiều nước, tài sản vô hình ở Việt Nam được pháp luật ghi nhận thông qua khái niệm “quyền tài sản”. Quyền tài sản là một loại tài sản đã được quy định trong các bộ luật dân sự của Việt Nam [2].

Continue reading

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THS. NGUYỄN VĂN TIẾN – Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Mt s hn chế, vướng mc thường gp trong gii quyết tranh chp liên quan hp đồng tín dng

Qua thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng tín dụng, các Tòa án thường gặp một một số hạn chế, vướng mắc như sau:

Nhng hn chế, vướng mc do quy định ca pháp lut

V đánh giá giá tr ca tài sn hình thành trong tương lai

Theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm (1) tài sản chưa hình thành và (2) tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. Việc pháp luật quy định cho phép thế chấp tài sản hình thành trong tương lai đã mở ra cơ hội cho thị trường giao dịch dân sự phát triển sôi động, tuy nhiên cũng dẫn tới hệ lụy khi giải quyết tranh chấp. Theo đó, hiện nay, trừ quyền sử dụng đất, nhà ở và các bất động sản khác, tuy đã hiện hữu từ nhiều năm nhưng vẫn có thể được xác định là tài sản hình thành trong tương lai do chưa hoàn thành giao dịch liên quan hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Tuy nhiên, đối với tài sản chưa hình thành trên thực tế vẫn được coi là tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ thì Tòa án gặp nhiều khó khăn trong việc định giá, đánh giá giá trị tài sản, thậm chí có những tài sản khó có thể xác định được khi nào sẽ hình thành xong.

V xác định lut áp dng đối vi hp đồng thế chp liên quan tài sn hình thành trong tương lai

Continue reading

KINH NGHIỆM NHẬT BẢN VÀ YÊU CẤP BÁCH CẦN XÂY DỰNG, BAN HÀNH LUẬT ĐĂNG KÝ TÀI SẢN Ở NƯỚC TA

NGUYỄN PHƯỚC THỌ – Văn phòng Chính phủ

1. Một số hạn chế của chế độ đăng ký tài sản ở Việt Nam

Ở nước ta, bên cạnh những mặt được, chế độ đăng ký tài sản còn nhiều hạn chế. Cụ thể là hiện nay có tới 14 đạo luật[1] và rất nhiều văn bản dưới luật quy định về đăng ký tài sản. Các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký tài sản không chỉ phân tán, chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, mà điều bất hợp lý nhất là mới chỉ tập trung phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước (đối với bất động sản (BĐS), chỉ thực hiện đăng ký tình trạng vật lý: vị trí, diện tích, danh tính chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng), chưa tạo lập cơ sở cho việc đăng ký và công khai, minh bạch những diễn biến và thực trạng các mối quan hệ quyền lợi đối với từng tài sản, nhất là BĐS. Việc công khai, minh bạch và khả năng cá nhân, tổ chức tiếp cận đầy đủ, chính xác các thông tin về BĐS rất hạn chế và khó khăn, do đó, đang gây nhiều ách tắc, rủi ro cho các giao dịch kinh tế, dân sự trong xã hội. Các quyền về tài sản không được giao dịch một cách minh bạch, an toàn và thuận lợi. Nhà nước khó quản lý, không thu được nhiều khoản thuế. Continue reading

KỶ YẾU HỘI THẢO “PHÁP LUẬT VỀ TRƯNG MUA, TRƯNG DỤNG TÀI SẢN CỦA CÁ NHÂN VÀ PHÁP NHÂN”

Với sự tham gia của Báo cáo viên: OLIVIER CHALLAN BELVAL (Mr.) – Thẩm phán Tham chính viện, Cộng hòa Pháp

Đúng như ông Sollier đã nói về chủ đề hội thảo ngày hôm nay, xây dựng pháp luật về trưng mua, trưng dụng cũng là một yếu tố để tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trưng mua bất động sản của cá nhân, ở Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới, là một thủ tục dễ gây tổn thương, làm cho người có tài sản bị trưng mua cảm thấy như bị tước đoạt một cái gì đó. Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng những thủ tục, thể thức trưng mua thật rõ ràng, trong đó quyền sở hữu của cá nhân phải được bảo vệ ở mức tốt nhất.

Nếu các bạn đồng ý, trước hết tôi sẽ trình bày hết sức nhanh và ngắn gọn một bài tham luận nho nhỏ về những điểm quan trọng nhất của thủ tục trưng mua ở Pháp, tôi không tin các bạn có thể áp dụng toàn bộ thủ tục của Pháp vào thực tế một đất nước như Việt Nam. Sau đó, tôi sẽ nhường lời để quý vị đặt những câu hỏi gặp phải trong quá trình soạn thảo và chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra câu trả lời thích đáng. Như vậy, hội thảo có thành công hay không một phần cũng phụ thuộc vào các bạn. Căn cứ vào những kinh nghiệm mà bản thân tôi có được trong quá trình công tác, vào những sai lầm mà Pháp đã phạm phải trong lĩnh vực này, tôi sẽ trả lời các bạn và để phần nào giúp các bạn xây dựng một đạo luật về trưng mua, trưng dụng phù hợp với truyền thống, thực tế và yêu cầu của Việt Nam.

Thủ tục trưng mua ở Pháp

Khi một cơ quan công quyền của Nhà nước nhận định rằng cần phải trưng mua một số bất động sản nào đó của cá nhân để thực hiện một dự án thì cơ quan đó sẽ ra quyết định tiến hành thủ tục trưng mua bất động sản vì lợi ích công cộng. Để bắt đầu thủ tục đó, cơ quan này phải có một văn bản tuyên bố thực hiện dự án đó vì lợi ích công cộng.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: