admin@phapluatdansu.edu.vn

BẢO HỘ CÔNG DÂN VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động

 NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN  Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao

Bảo hộ công dân (BHCD) làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động là nhu cầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo đó, việc hoàn thiện các thiết chế BHCD cần không ngừng được tăng cường trong thời gian tới. Continue reading

VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

PGS.TS. BÀNH QUỐC TUẤN – Khoa Luật, Đại học Công nghệ TP.HCM

Là một trong các loại chủ thể phổ biến của Tư pháp quốc tế, pháp nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật pháp nhân phải thông qua người đại diện của mình (bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền). Vì vậy, việc xác định người đại diện của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế là vấn đề quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp của các quan hệ mà pháp nhân tham gia. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ phân tích những vấn đề liên quan đến người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế.

1. Xác định đại diện của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế

Xác định đại diện của pháp nhân có ý nghĩa quan trọng trong Tư pháp quốc tế vì thông qua hành vi của người đại diện, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân khi tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể trên thực tế sẽ được xác lập, đặc biệt là quan hệ xác lập, thực hiện hợp đồng của các pháp nhân là doanh nghiệp. Theo Coronne Renault – Brahinsky (2002) thì xác định chủ thể có quyền ký kết hợp đồng là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật về hợp đồng. Còn theo Jean – Marc Favret (2002) thì xác định chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng luôn là nội dung điều chỉnh quan trọng của pháp luật hợp đồng Liên minh châu Âu. Trong Tư pháp quốc tế,việc xác định người đại diện của pháp nhân thường căn cứ vào quốc tịch của pháp nhân bởi lẽ Hệ thuộc Luật quốc tịch pháp nhân (Lex societatis) thường được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp nhân nước ngoài. Điều này xuất phát từ thực tế pháp nhân luôn hoạt động ở nơi mình không có quốc tịch. Nói cách khác pháp nhân luôn được xem là chủ thể nước ngoài tại quốc gia pháp nhân đang hoạt động. Vì vậy, mọi vấn đề liên quan đến pháp nhân, trong đó có vấn đề xác định người đại diện, thường căn cứ vào hệ thống pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch.

Continue reading

VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY

PGS-TS. ĐINH CÔNG TUẤN – Viện nghiên cứu châu Âu

1. Chiến lược toàn cầu, châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc hiện nay

Gần 100 năm qua kể từ khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) và hơn 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), mục tiêu chiến lược của TQ không hề thay đổi, đó là xây dựng TQ trở thành cường quốc số 1 lãnh đạo thế giới. Sau Đại hội XVII Đảng Cộng sản TQ (2012), TQ đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về quy mô nền kinh tế, GDP đạt 2100 tỷ USD. TQ đã đưa ra lý luận về việc "phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa", xây dựng "Giấc mộng Trung Quốc" với 2 mục tiêu có tính tiêu chí: "2 mục tiêu 100 năm" (Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng (1921-2021) nhằm xây dựng xã hội khá giả toàn diện (thoát nghèo, xây dựng xã hội trung lưu) và kỷ niệm 100 năm thành lập nước (1949-2049) xây dựng thành công Nhà nước TQ hiện đại hóa XHCN, văn minh, dân chủ, giàu mạnh, hài hòa (TQ vững mạnh, trở thành cường quốc, lãnh đạo thế giới). Đến sau Đại hội XIX (2017) TQ đưa ra 3 mục tiêu đến năm 2049, 2 mục tiêu đã nêu trong Đại hội XVII (2012) không hề thay đổi, chỉ bổ sung thêm mục tiêu đến năm 2035 xây dựng TQ trở thành cường quốc khu vực châu Á – Thái Bình (CA – TBD). Về chiến lược toàn cầu thì đã rõ ràng. Còn về chiến lược của TQ tại khu vực CA-TBD thì sách trắng của TQ công bố ngày 10/01/2017 đã đưa toàn bộ nội dung bao gồm 6 phần như sau: 1) Chủ trương chính sách của TQ đối với sự hợp tác an ninh trong khu vực CA-TBD; 2) Ý tưởng an ninh ở khu vực CA-TBD của TQ; 3) Mối quan hệ giữa TQ với những nước chủ yếu trong khu vực CA-TBD; 4) Lập trường và chủ trương của TQ về các vấn đề nóng trong khu vực; 5) TQ tham gia cơ chế đã biên trong khu vực;  6) TQ tham gia hợp tác an ninh phi truyền thống trong khu vực CA-TBD[1].

Continue reading

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DI CƯ CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

CỤC LÃNH SỰ, BỘ NGOẠI GIAO

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày nay, di cư quốc tế đã trở thành một trong số những vấn đề lớn của thời đại. Chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Theo ước tính của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) có gần 215 triệu người đang sống và làm việc ngoài đất nước của mình, chiếm khoảng 3,3% dân số toàn cầu. Di cư quốc tế đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Người di cư đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế thế giới nói chung, ngay cả trong điều kiện khủng khoảng tài chính toàn cầu. Nhận thức được vai trò của di cư, các nước ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền được làm việc và an sinh xã hội đối với bản thân người di cư và gia đình họ.

Quy luật cung – cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã hội … đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Sự phát triển của đất nước sau 25 năm đổi mới cùng với quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho công dân Việt Nam đi lao động, học tập, du lịch, làm việc và cư trú ở nước ngoài. Số lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến con số nhiều triệu người. Các hình thái di cư của công dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng gia tăng. Continue reading

BÁO CÁO CỦA BỘ NGOẠI GIAO VỀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN THỎA THUẬN KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

1. Hình thức văn bản quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận không phải là điều ước quốc tế

Qua tham khảo, Bộ Ngoại giao nhận thấy có 3 xu hướng sau:

a. Tại nhiều nước, không có luật riêng hoặc văn bản pháp luật chuyên biệt quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế không phải là điều ước quốc tế. Tại một số quốc gia, nội dung quy định chung về việc ký kết thỏa thuận hợp tác được nêu tại các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền hay quy chế làm việc của các cơ quan. Ví dụ: Bun-ga-ri không quy định riêng về trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện mà căn cứ vào chức năng, quyền hạn của các cơ quan theo luật, quy định hoặc pháp luật riêng đối với từng cơ quan (Điều 21.5 Luật Chính quyền địa phương tự quản của Bun-ga-ri quy định: Hội đồng thành phố quyết định sự tham gia của thành phố trong các hiệp hội, quan hệ hợp tác với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nước ngoài). Tại Hung-ga-ri, Nhật Bản, việc ký kết thỏa thuận quốc tế không phải là điều ước quốc tế căn cứ vào thẩm quyền được quy định trong văn bản pháp luật/Quy chế về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ký kết. Bra-xin quy định tại Sắc lệnh về chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành và địa phương. Công hòa Liên bang Đức thực hiện theo Quy chế hoạt động liên bộ của Chính phủ Đức.

Continue reading

PHÁP QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC CỔ (Tập tục pháp lý Đông Á truyền thống dưới ánh sáng của các chuẩn mực pháp quyền hiện đại)

GS. TẠ VĂN TÀI – Đại học Havard, Hoa Kỳ

Tham luận này vượt quá giới hạn của nhận xét rằng ở Việt Nam và Trung Quốc cổ (từ đời xưa), đã có sự chấp nhận triết học, trong các tác phẩm cổ điển của các học giả (dù là người theo chủ nghĩa hợp pháp hay là người theo đạo Khổng), về vai trò của Luật pháp trong việc cai trị xã hội loài người (như được thể hiện trong đề từ La tinh: ở đâu có xã hội, ở đó có luật pháp). Nói một cách khác, tham luận này vượt quá giới hạn của sự tranh luận và chấp nhận triết học về các quy tắc thành văn khái quát và được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc cổ.

Tham luận này sẽ thử xem lại chi tiết thủ tục pháp lý thực sự của Trung Quốc dưới triều Thanh (Thế kỷ XVII – 1911) và của Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 – 1884) để tìm xem liệu có một pháp quyền Châu Á tương ứng ở Trung Quốc và Việt Nam không, dưới ánh sáng của các chuẩn mực khác nhau của quan niệm phương Tây về pháp quyền.

Hai thời kỳ trên của lịch sử Trung Quốc và Việt Nam được lựa chọn để nghiên cứu vì chúng có sự giống nhau: triều Nguyễn Việt Nam đã thử áp dụng toàn bộ các thủ tục pháp lý và chính trị của Trung Quốc như giáo sư Alexander Woodside đã chỉ ra trong tác phẩm của mình Vietnam and the Chinese Model (Mô hình Việt Nam và Trung Quốc). Bộ luật triều Nguyễn là sự sao chép y hệt bộ luật của triều Thanh nếu chúng ta nhìn vào bộ luật đó (tiếng Trung Quốc: lu tiếng Việt Nam; luật); sự khác nhau chính là bộ luật triều Nguyễn bỏ nhiều lệnh (tiếng Trung Quốc là: linh, tiếng Việt Nam là: lệnh) và thêm vào một số lệnh riêng của mình.

Continue reading

DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CUỘC TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG

NGUYỄN NHÃ

A. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc chính quyền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) khảo sát trái phép quần đảo Hoàng Sa vào năm 1909 và tiếp tục lún sâu vào việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa cho đến năm 1930 khi chính quyền thực dân Pháp thay đổi quan điểm

Việt Nam bị Pháp xâm lược năm 1858, mất hết chủ quyền tự chủ ngoại giao theo Hiệp ước cuối cùng ký với Pháp năm 1884, không bảo vệ được chủ quyền của mình tại Hoàng Sa khi bị các nước khác xâm phạm.

Chính trong thời Pháp thuộc đă xảy ra sự kiện chính quyền Quảng Đông (Trung Hoa) do Tổng Đốc Trương Nhân Tuấn đứng đầu vào tháng 6 năm 1909 như báo chí Quảng Châu hồi bấy giờ đưa tin, lần đầu tiên đă cử một hạm đội nhỏ của nhà Thanh đã đi khảo sát trái phép quần đảo Paracels, vốn của Việt Nam từ lâu, tên chữ là Hoàng Sa hay tên nôm gọi là Cát Vàng hay Cồn Vàng.HSTSHinh00

Continue reading

YÊU CẦU VỀ “MỐI LIÊN HỆ GẮN BÓ” TRONG THỎA THUẬN CHỌN LUẬT theo pháp luật một số nước và những nội dung có thể tham khảo

photo_contract-pen-gavel THS. PHAN HOÀI NAM – Khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

1. Yêu cầu về “mối liên hệ gắn bó” trong thoả thuận chọn luật theo pháp luật EU và một số quốc gia thành viên

Nguyên tắc đồng thuận giữa các bên trong hợp đồng đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu và những nhà làm luật EU trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong quá trình thống nhất tư pháp quốc tế (TPQT) EU[1]. Trong đó, việc thống nhất các nội dung được thể chế hoá từ nguyên tắc tự định đoạt của các bên trong TPQT tại EU được xác định là tương đối khó. Bởi vì quyền tự định đoạt sẽ bị những giới hạn mang tính ràng buộc với các vấn đề liên quan đến quyền tài phán, lợi ích công cộng gắn với yếu tố chủ quyền quốc gia hoặc những giá trị khác mà nhà nước của các quốc gia thành viên mong muốn bảo vệ… Điều đó có nghĩa là những thoả thuận đó không thể ngăn được toà án của các quốc gia có thể từ chối sự thoả thuận trên cơ sở quyền tự định đoạt với những lý do liên quan đến chính sách công, những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật của từng quốc gia thành viên[2]. Bên cạnh đó, những sự khác biệt về các lĩnh vực, phạm vi của sự đồng thuận được cho phép… cũng trở thành rào cản lớn cho quá trình này.

Tuy nhiên, trong những chừng mực nhất định, các quyền này đã được thừa nhận dựa trên việc đảm bảo tính dung hoà với lợi ích của các quốc gia thành viên, và đã được cụ thể hoá trong các văn bản pháp quy mà EU đã ban hành. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định Rome I[3], quy định về sự ưu tiên áp dụng nguồn luật theo sự thoả thuận giữa các bên trong tranh chấp hợp đồng mà không đặt ra yêu cầu về sự kết nối giữa nguồn luật được lựa chọn với tranh chấp hoặc các bên trong tranh chấp. Thực tiễn của EU cũng cho thấy, điều kiện về mối liên hệ gắn bó không được đề cập mà chỉ đặt ra yêu cầu về tính hiệu lực hiện hành của nguồn luật được lựa chọn[4]. Tuy nhiên, một cách gián tiếp, thông qua các quy định khác điều chỉnh về các điều kiện có hiệu lực của thoả thuận chọn luật tại Nghị định Rome I cũng như giải thích của Toà án Công lý Châu Âu (ECJ), yêu cầu về mối liên hệ gắn bó có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

Continue reading

SỨC MẠNH MỀM CỦA VIỆT NAM VÀ ASEAN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC

LÊ VĨNH TRƯƠNG

I. Tổng quan về sức mạnh mềm

Sức mạnh mềm có ba trụ cột văn hóa, giá trị, định hướng (thể chế và phương hướng) ứng với lịch sử, các giá trị hiện tại và sự dấn bước đến tương lai của một dân tộc trong hình thành và phát triển, trong lao động và chiến đấu giữ nước.1

“Sức mạnh mềm cũng là một dạng quyền lực; nếu không hợp nhất được sức mạnh mềm vào chiến lược quốc gia sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.” Joseph Nye người đúc kết lại quyền lực mềm mại, nhu chế cương, nhuyễn khắc ngạnh, đã nhấn mạnh tầm quan trọng phải phát triển sức mạnh mềm và liên kết yếu tố này với các yếu tố truyền thống trong chiến lược quốc gia của Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đã nhắc đến yếu tố sức mạnh mềm trong văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 172 .Trung Quốc tập trung hướng sức mạnh mềm đến Đông Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Ngoài hàng loạt viện trợ, hiệp định thương mại và đầu tư cũng như cam kết đầu tư, ở cả ba khu vực trên, Trung Quốc tích cực tuyên truyền văn hóa, ẩm thực, xiếc, múa truyền thống, phim ảnh và thảo dược. Họ đã xây dựng được 128 viện Khổng Giáo trên toàn thế giới và có kế hoạch xây thêm hàng trăm viện nữa nhằm truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc 3 .

Trong khi những tài sản của quyền lực cứng như quyền điều động quân đội hoàn toàn thuộc nhà nước để bảo vệ lợi ích công cộng, những tài sản khác của chung quốc gia như dầu khí, tài nguyên, công xưởng, máy bay dân dụng… có thể được chuyển giao cho sự kiểm soát tập thể trong tình hình khẩn cấp. Trái lại, nhiều nguồn lực của quyền lực mềm gần như tách riêng khỏi nhà nước và chỉ đóng góp một phần khi được huy động. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, văn hoá đại chúng Mỹ thường đối đầu với các chính sách nhà nước. Nếu cuộc chiến của chính giới là nhân danh tự do, thì các cuộc phản chiến cũng đã trưng ra tính chất cởi mở của nền dân chủ Mỹ và là chất xúc tác hàn gắn quan hệ Việt Mỹ những năm sau.

Sức mạnh mềm có mặt tại nhiều thực thể và phương diện đa dạng của quan hệ quốc gia và khu vực.

Continue reading

SƠ LƯỢC VỀ BREXIT: TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA VƯƠNG QUỐC ANH VÀ EU ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐỂ VƯƠNG QUỐC ANH RÚT RA KHỎI EU

 HỒNG LINH

I. TỔNG QUAN MỐI QUAN HỆ GIỮA ANH VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Mối quan hệ của Vương quốc Anh với EU từ lâu đã là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội nước Anh nói chung và chính trường Anh nói riêng. Trước khi tìm hiểu về Brexit, chúng ta cần nhìn lại một số sự kiện nổi bật trong quan hệ đầy sóng gió hơn 40 năm qua giữa Anh và EU.

1. SỰ HÌNH THÀNH EU

Sau khi cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai đã làm kiệt quệ nền kinh tế và mối quan hệ của các nước châu Âu, nhằm hàn gắn và kết nối lại các quốc gia này, ý tưởng về một Liên Minh châu Âu đã được hình thành từ năm 1945.

Tuy nhiên, vào năm 1951, khi Cộng đồng Than thép Châu Âu (ECSC) được thành lập, nước Anh đã từ chối tham gia cộng đồng này. Đến năm 1957, Anh quốc cũng đã từ chối lời mời tham gia Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) của sáu quốc gia sáng lập khác là Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức.

2. ANH GIA NHẬP EU

Sau khi nhận thấy Pháp và Đức có sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sau chiến tranh và hình thành được một liên minh mạnh mẽ, các nhà lãnh đạo Anh đã thay đổi suy nghĩ của mình về việc gia nhập EEC. Nước này đã nộp đơn tham gia EEC vào năm 1961, nhưng đã bị bác bỏ hai lần bởi Tổng thống Pháp Charles de Gaulle vào năm 1963 và 1967.

Continue reading

HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CÓ BAO NHIÊU BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA?

Hình ảnh có liên quan DƯƠNG DANH HUY – Qũy nghiên cứu Biển Đông

Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, tồn tại tranh chấp đảo và tranh chấp biển. Vì Hoàng Sa, Trường Sa bị tranh chấp, câu hỏi “Hoàng Sa, Trường Sa có bao nhiêu biển?” có vai trò quan trọng cho tranh chấp biển. Mục đích chính của bài viết này không phải là trả lời câu hỏi trên mà là – bằng cách đưa ra những nguyên tắc, những cách phân loại, những bản đồ – đưa ra một số phương tiện để giúp người đọc suy nghĩ về một câu hỏi cực kỳ quan trọng cho tương lai Việt Nam mãi mãi về sau.

1. Ba loại tranh chấp biển tại Biển Đông

Tại Biển Đông, ngoài tranh chấp chủ quyền đối với đảo, còn tồn tại tranh chấp biển. Trong bài viết này, từ “biển” có thể bao gồm mặt biển, cột nước, đáy biển, lòng đất, và trong trường hợp của lãnh hải 12 hải lý thì bao gồm cả bầu trời.

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thì những vùng biển này có thể bao gồm lãnh hải 12 hải lý, vùng tiếp giáp từ 12 đến 24 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế tối đa là 200 hải lý, thềm lục địa mở rộng bên ngoài 200 hải lý, và có thể cả biển quốc tế.

Đại khái, có thể chia Biển Đông thành những vùng biển sau:

1. Các vùng biển thuộc các đảo trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, bao gồm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough. Để ngắn gọn, bài viết này sẽ chỉ đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa. Để diễn đạt ngắn gọn, trong bài viết này, từ “đảo” và cụm từ “vùng biển thuộc đảo” sẽ được dùng để nói về các đảo bị tranh chấp, tức là các đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng sẽ không bao gồm các đảo không bị tranh chấp, thí dụ như  Lý Sơn, Phú Quý, Côn Sơn, Pratas. Continue reading

VAI TRÒ CỦA ÁN LỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC SỬ DỤNG ÁN LỆ VÀO NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY LUẬT QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hình ảnh có liên quanTS. TRẦN THĂNG LONG – Khoa Pháp luật quốc tế, Đại học Luật TPHCM

Đặt vấn đề

Án lệ trong hệ thống thông luật (common law) có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện ở chỗ chúng được coi là nguồn luật không thành văn áp dụng để giải quyết các vấn đề tương tự và là cơ sở để đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động xét xử. Việc nghiên cứu án lệ là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên và những người làm công tác pháp luật. Trong hệ thống các giáo trình và tài liệu nghiên cứu của nhiều nước, các án lệ luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể và sự thành công trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm hiểu và vận dụng các án lệ. Trong khoa học luật quốc tế, án lệ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, chúng không những là sự tổng kết của quá trình vận dụng pháp luật vào hoạt động xét xử của các thẩm phán quốc tế mà còn là phương tiện quan trọng để xác định các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và là cơ sở vật chất cho quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế. Mặc dù vậy, ở Việt Nam, án lệ thường được tiếp cận như một loại nguồn bổ trợ của luật quốc tế và việc vận dụng án lệ vào hoạt động nghiên cứu và giảng dạy luật quốc tế còn tương đối hạn chế.

Bài viết này nhằm tìm hiểu vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật quốc tế, qua đó tìm hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc vận dụng án lệ quốc tế trong việc nghiên cứu và giảng dạy môn học luật quốc tế tại Việt Nam.

1.Vai trò của án lệ trong luật quốc tế

1.1. Khái niệm án lệ

Án lệ hay những bản án, quyết định xét xử của Tòa án quốc tế (judicial decisions) được xác định là một phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế hay đầy đủ hơn là “những phương tiện bổ trợ để xác định các quy tắc pháp luật” (subsidiary means for the determination of rules of law)[1]. Thuật ngữ “án lệ” được đề cập đến tại điều 38(1) Quy chế Tòa án quốc tế[2]. (Thuật ngữ “án lệ” trong bài viết này chỉ liên quan đến vấn đề vai trò của các án lệ quốc tế đối với sự phát triển của pháp luật quốc tế). Continue reading

BÁC BỎ CÁI GỌI LÀ CHỨNG CỨ LỊCH SỬ CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG

VŨ ĐỨC LIÊM – Nghiên cứu sinh ngành Lịch sử Việt Nam tại Đại học Hamburg, CHLB Đức

Qua bằng chứng lịch sử của cư dân trên lãnh thổ Việt Nam và Đông Nam Á trên Biển Đông, Phán quyết của Toà trọng tài thường trực (PCA) hôm 12/7/2016, phủ nhận các tuyên bố về vùng biển lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông là một diễn biến mới quan trọng trong dài hạn trên nhiều phương diện.

Thứ nhất, lần đầu tiên có một toàn án quốc tế ra phán quyết phủ nhận các tuyên bố về cái gọi là Đường chín đoạn cũng như phủ nhận tính pháp lí của việc Trung Quốc độc chiếm biển Đông và ngăn cản trái phép việc thực thi chủ quyền và đặc quyền kinh tế của các nước khác. VŨ ĐỨC LIÊM

Thứ hai, phán quyết của Tòa cho rằng không một đảo nào trên vùng tranh chấp Biển Đông có thể được coi là một đảo “đúng nghĩa” (tức là tự thân nó có thể hỗ trợ cho đời sống của con người). Vì thế, không một đảo nào có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí với thềm lục địa. Phán quyết này rõ ràng không chỉ liên quan đến Trung Quốc hay Philippine mà còn ảnh hưởng đến tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.

Thứ ba, phán quyết này cũng sẽ đẩy khu vực vào một tương quan mới, buộc các bên phải có chính sách phù hợp đi theo phán quyết này. Dù phán quyết của Tòa là không ràng buộc, nhưng rõ ràng sự phản ứng của Trung Quốc với tư cách là một siêu cường sẽ cho thấy cách thức và chiều hướng tình hình Biển Đông sẽ diễn biến. Có vẻ như ngay trong ngày đầu tiên sau phán quyết thì Trung Quốc đã chơi “không đẹp”. Một loạt sao Hoa ngữ đăng status ủng hộ Beijing trên Weibo. Làn sóng dân tộc chủ nghĩa cực đoan có vẻ như đang được dịp nổi lên ở Trung Hoa, và một sự khiêu khích rõ ràng khi cho máy bay dân sự hạ cánh xuống đá Vành Khăn thuộc Trường Sa. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cũng nói về khả năng nước này lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn