admin@phapluatdansu.edu.vn

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO công bố Án lệ số 53/2022/AL, Án lệ số 54/2022/AL, Án lệ số 55/2022/AL và Án lệ số 56/2022/AL áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

– Căn cứ Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

– Căn cứ Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ; Continue reading

TẬP ĐỐI CHIẾU LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

Theo yêu cầu của nhiều bạn, Civillawinfor xây dựng Tập đối chiếu Luật HNGĐ năm 2014 để các bạn tham khảo, dưới dạng:

LUẬT HNGĐ NĂM 2000

LUẬT HNGĐ NĂM 2014

Mục 3. CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Điều 28. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.

2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.

3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP:

Điều 7. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình.

TRA CỨU BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY 

Việc đối chiếu có cập nhật, tuy nhiên không tránh khỏi sai sót, mong các bạn thông cảm. Văn bản thuộc lĩnh vực luật tư khác, Civillawinfor sẽ cố gắng thực hiện trong thời gian tới.

CÔNG VĂN SỐ 1288/HTQTCT-HT NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 2016 CỦA CỤC HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, CHỨNG THỰC–BỘ TƯ PHÁP VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ BIỂU MẪU HỘ TỊCH BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 15/2015/TT-BTP

Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian qua, cơ quan đăng ký hộ tịch trên cả nước đã triển khai thực hiện Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành, sử dụng các biểu mẫu hộ tịch ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp  (Giấy tờ hộ tịch, phụ lục, Sổ hộ tịch, Tờ khai – Civillawinfor) đáp ứng được yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân. Tuy nhiên, theo phản ánh của địa phương, vẫn có một số biểu mẫu hộ tịch còn bị lỗi, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến phản ánh của địa phương và thực hiện rà soát thực tế, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thấy các biểu mẫu hộ tịch chủ yếu là bị lỗi về kỹ thuật trình bày, sai sót trong phần chú thích, hướng dẫn. Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã chỉnh sửa các biểu mẫu này (có các biểu mẫu đã chỉnh sửa kèm theo) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thông báo để các Sở Tư pháp thông tin tiếp cho các cơ quan đăng ký hộ tịch tại địa phương biết, tải về để sử dụng, bảo đảm đồng bộ, thống nhất./.

DANH MỤC

CÁC BIỂU MẪU HỘ TỊCH BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 15/2015/TT-BTP ĐƯỢC CHỈNH LÝ, BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Công văn số 1288/HTQTCT-HT ngày 15/9/2016)

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 06/2012/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 02 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ HỘ TỊCH, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VÀ CHỨNG THỰC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Ngoại giao;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch

1. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Các giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộ tịch

Khi đăng ký hộ tịch, nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ Tư pháp hộ tịch) hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp) hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:

1. Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;

2. Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 71/2011/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em về các hành vi vi phạm quyền trẻ em; trách nhiệm bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em

1. Trẻ em là công dân Việt Nam được hưởng các quyền, thực hiện bổn phận theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trẻ em là công dân Việt Nam trong thời gian sinh sống ở nước ngoài được hưởng các quyền và thực hiện bổn phận theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước nơi trẻ em đang sinh sống và điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên.

3. Trẻ em là người nước ngoài trong thời gian cư trú tại Việt Nam được hưởng các quyền và thực hiện các bổn phận theo quy định của các điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 19/2011/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 03 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Điều 7; thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn, giảm, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo Điều 12; thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới theo Điều 42; mức thu, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí và thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 43; thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký theo quy định tại Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi.

2. Nghị định này hướng dẫn thi hành một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện), nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo các Điều 9, 15, 17, 18, 20, 21, 22, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36 của Luật Nuôi con nuôi; đăng ký lại việc nuôi con nuôi và công nhận việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Điều 2. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

1. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 18/2011/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 03 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI KHOẢN 6 ĐIỀU 2 NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2010/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI ĐIỀU 10 CỦA PHÁP LỆNH DÂN SỐ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số như sau:

“6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 05 năm 2011.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cặp vợ chồng, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

CÔNG VĂN SỐ 07/BTP-TTR NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2011 CỦA THANH TRA BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Kính gửi:

Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre

Phúc đáp công số: 89/CV-TTr ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre V/v xin ý kiến về những vướng mắc qua việc triển khai thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp theo Nghị định 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp, sau khi nghiên cứu, Thanh tra Bộ có ý kiến như sau:

1. Về trường hợp thứ nhất

Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký quản lý hộ tịch quy định: “ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.”. Như vậy, Nghị định không quy định việc trẻ em sống với ai thì người đó phải có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ. Việc xác định người có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ em khi cha, mẹ không thể đi khai sinh, không dựa trên cơ sở xác định trẻ phải sống với ai mà dựa trên cơ sở vận dụng các quy định về quan hệ giữa ông, bà với cháu hoặc những thân thích theo quy định của Bộ Luật Dân sự và Luật Hôn nhân và gia đình. Do vậy, Nếu trong thời hạn 60 ngày, các chủ thể trên không đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì phải làm thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn.

2. Trường hợp thứ hai

Tại Điều 20 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về thời hạn đi khai tử và trách nhiệm khai tử đã quy định:

“ 1. Thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết.

2. Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chết không có thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử.”.

Theo đó, thì thân nhân của người chết phải có trách nhiệm đi khai tử cho người đã chết, thân nhân ở đây được hiểu là những người có quan hệ thuyết thống( ông, bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái) hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ. Như vậy, trong trường hợp này các con trong gia đình tuy đã trưởng thành vẫn phải là người có trách nhiệm đi khai tử cho người (cha) hoặc người (mẹ) của mình.

Continue reading

THÔNG TƯ SỐ 16/2010/TT-BTP NGÀY 8 THÁNG 10 NĂM 2010 CỦA BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN VIỆC GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC LY HÔN ĐÃ TIẾN HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; 
Để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam và người nước ngoài đã đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sau đó ly hôn tại nước ngoài; Bộ Tư pháp tạm thời hướng dẫn việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Thông tư này là:

1. Công dân Việt Nam.

2. Người nước ngoài đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, sau đó ly hôn ở nước ngoài.

Điều 3. Nguyên tắc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài

1. Những Bản án/Quyết định ly hôn, Bản thỏa thuận ly hôn hoặc những giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam, thì được ghi vào sổ hộ tịch theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Bản án/Quyết định ly hôn, Bản thỏa thuận ly hôn hoặc những giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của những nước đã ký với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề này cấp được coi là căn cứ cho việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.

Continue reading

LUẬT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010 (LUẬT SỐ: 52/2010/QH12)

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật nuôi con nuôi,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi và cha mẹ đẻ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc nuôi con nuôi.

Điều 2. Mục đích nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

2. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

4. Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/2009/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình là hành vi bạo lực gia đình và các hành vi khác do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan; hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP: CẦN CÓ THÊM HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

ĐẶNG NAM

Để phù hợp với một số luật được ban hành sau này như Luật Công chứng, Luật Thi hành án dân sự…, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 18/9/2009, thay thế Nghị định 76/NĐ-CP năm 2006.

Nghị định 60/NĐ-CP ra đời đã quy định nhiều nội dung nhằm siết lại một số kẽ hở được phát hiện trong quá trình thực hiện Nghị định 76/NĐ-CP. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến xung quanh việc cần phải có thêm hướng dẫn cụ thể để đảm bảo việc thực hiện Nghị định được thuận lợi.

Từ 18/9/2009, luật sư vòi vĩnh sẽ bị phạt tiền, tước chứng chỉ

Theo Nghị định 60, Luật sư sách nhiễu, lừa dối thân chủ bị phạt tối đa 5 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề từ 6 tháng đến 1 năm.

Nhiều hành vi như tự ý tiết lộ thông tin của khách hàng, vòi vĩnh thêm tiền ngoài thù lao và chi phí ghi trong hợp đồng, thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng, hoặc ký nhưng nội dung không đúng quy định… sẽ bị phạt khá nặng.

Khi Nghị định 60/NĐ-CP được ban hành, có nhiều ý kiến cho rằng, với những quy định trongNghị định 60, các luật sư thường hoạt động ở ngoại tỉnh sẽ gặp khó khăn bởi hiện nay, nhiều luật sư có văn phòng ở tỉnh này nhưng mở chi nhánh và thường xuyên hoạt động ở tỉnh, thành khác. Khi được đoàn luật sư tỉnh mình phân công trợ giúp pháp lý miễn phí trong các vụ án thì luật sư đó có thể không theo nổi và từ chối. Nếu làm vậy, sắp tới họ sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 60/2009/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 7 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 60/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2009

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ tháng 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Công chứng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25 tháng 02 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giám định tư pháp ngày 29 tháng 9 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: