THS.LS. PHẠM QUANG HUY – Trưởng Văn phòng luật sư Hàn Sĩ Huy
Hiện nay, hoạt động điều tra, đặc biệt là trong vụ án hình sự, thường do các cơ quan điều tra Nhà nước (hệ thống cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và trong Quân đội nhân dân) thực hiện. Theo đó, các chứng cứ, bằng chứng do các cơ quan này thu thập theo trình tự tố tụng có giá trị là chứng cứ, chứng minh trong quá trình tố tụng. Việc tự điều tra của luật sư (LS)nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án/việc, tuy không bị pháp luật hiện hành cấm, nhưng không có giá trị chứng cứ, chứng minh và chưa được nghiên cứu thấu đáo trong quá trình hành nghề của LS.
1. Điều tra là gì?
Xét về từ nguyên, học giả Đào Duy Anh nhìn nhận “Điều tra” có nghĩa là “Khảo sát sự thực (enquêter, examiner)”[1]. Xét về lý luận luật học, “Điều tra” là “công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Bộ luật Tố tụng hình sự dành cả Chương VIII để quy định về điều tra”[2] (Theo Bộ luật Tố tụng hình sự mới năm 2015 là Chương X Những quy định chung về điều tra trong vụ án hình sự). Theo nhóm tác giả này, hoạt động điều tra cần làm rõ các nội dung sau[3]:
+ Có hành vi phạm tội hay không? Nếu có thì theo khoản nào của Bộ luật Hình sự?
+ Ai là người phạm tội? Cố ý hay vô ý? Ai là đồng phạm, vv… Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của bị can và mọi tình tiết cần thiết khác.
+ Thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra.
+ Điều tra xong phải có kết luận. Tùy theo kết luận mà có biện pháp xử lý thích đáng.
Sâu hơn nữa, xét về chuyên môn điều tra, theo Nguyễn Ngọc Anh, “Điều tra” là “hoạt động thu thập thông tin tài liệu, tình hình… phản ánh sự thật về một tổ chức, con người, sự việc, hiện tượng hoặc mục tiêu, địa bàn, lĩnh vực phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Điều tra được tiến hành bằng nhiều hình thức, như: điều tra công khai, điều tra bí mật, điều tra trực tiếp hoặc điều tra gián tiếp…Điều tra trong tố tụng hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện (trong một số trường hợp do các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện), trong đó Cơ quan điều tra có nhiệm vụ điều tr ở giai đoạn đầu để làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố, Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động điều tra vụ án của Cơ quan điều tra và khi cần thiết cũng có thể trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra, Tòa án thực hiện nhiệm vụ điều tra thông qua việc thẩm vấn công khai các tài liệu, chứng cứ và những tình tiết của vụ án tại phiên tòa. Điều tra vụ án hình sự được cơ quan điều tra tiến hành theo trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; tổ chức, bộ máy, thẩm quyền cụ thể của các cơ quan điều tra được quy định tại Pháp lệnh Tổ chức Điều tra hình sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành”[4]. Trong khi đó, nhóm tác giả Học viện Cảnh sát nhân dân định nghĩa “Điều tra vụ án hình sự là hoạt động điều tra của những cơ quan điều tra và những cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra tiến hành một số hoạt động điều tra theo luật định, được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự, nhằm chứng minh sự thật của vụ án theo yêu cầu của pháp luật”[5] và “là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng hình sự, phục vụ cho việc thực hiện mục đích chung của quá trình tố tụng hình sự”[6].
Continue reading →
Like this:
Like Loading...
Filed under: 4. Tranh tụng và luật sư | Leave a comment »