admin@phapluatdansu.edu.vn

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Ủy quyền trong vụ án hôn nhân, được hay không?

 NGỌC OANH – Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Khi ly hôn, đương sự có được ủy quyền cho người khác thay mình tham gia phiên tòa khi tranh chấp về phần tài sản chung hay không?

Đối với một vụ án ly hôn, thông thường đương sự có 3 yêu cầu để Tòa án giải quyết: Yêu cầu được ly hôn; yêu cầu được nuôi con chung, việc cấp dưỡng; và yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung. Cũng có những vụ án đương sự chỉ yêu cầu được ly hôn và yêu cầu được nuôi con, yêu cầu cấp dưỡng chứ không yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung (tài sản chung và nợ chung không có, hoặc tự thỏa thuận hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết).

Continue reading

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI CỘNG HÒA PHÁP

 CLÉMENTINE BLANCThẩm phán – Vụ Dân sự và Ấn tín, Bộ Tư pháp, Cộng hòa Pháp

Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp quy định chung về nội dung của các loại giấy tờ hộ tịch và quy định chi tiết về nội dung của một số giấy tờ hộ tịch như giấy khai sinh, giấy tờ công nhận quan hệ pháp luật, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai tử.

Việc quản lý và trình bày sổ hộ tịch được quy định ở cấp nghị định. Nghị định đầu tiên về hộ tịch ở Pháp được ban hành năm 1962 và đã qua nhiều lần sửa đổi, nhưng các nguyên tắc nền tảng trong lĩnh vực hộ tịch đã được hình thành trong giai đoạn này.

Ngoài ra, còn có một cơ quan chuyên trách về hộ tịch có yếu tố nước ngoài và một văn bản luật về lĩnh vực này.

Ở Pháp còn có một thông tư rất dài quy định về hộ tịch. Trường hợp này rất hiếm gặp vì Bộ Tư pháp thường chỉ ban hành thông tư hướng dẫn thi hành một văn bản luật khi tiến hành cải cách, những thông tư như vậy thường chỉ dài khoảng 20 trang và không phổ biến rộng rãi.

Hộ tịch là một lĩnh vực rất rộng vì nó liên quan đến toàn bộ đời sống của công dân và đòi hỏi phải xem xét toàn bộ các vấn đề chuyên môn kỹ thuật. Vì thế, năm 1955, Pháp đã quyết định soạn thảo một thông tư lớn dành cho các cơ quan tư pháp quản lý lĩnh vực hộ tịch, cụ thể là các Viện Công tố cũng như các cán bộ hộ tịch. Thông tư này được ban hành năm 1999 và chỉ được sửa đổi bổ sung rất ít, lần mới nhất là vào năm 2002. Đây có thể coi là cẩm nang giải đáp mọi thắc mắc cho những người làm trong lĩnh vực hộ tịch, đó là lý do vì sao thông tư này rất đồ sộ và quy định nhiều tình huống đa dạng và cụ thể. Continue reading

CƯỠNG ÉP TÌNH DỤC TRONG HÔN NHÂN

PGS.TS. HOÀNG BÁ THỊNH – Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

1. Giới thiệu 

Một trong những dạng bạo lực trong gia đình được giới nghiên cứu đề cập đến là bạo lực tình dục. theo chúng tôi, bạo lực tình dục trong gia đình là một khái niệm rộng hơn cưỡng ép tình dục trong hôn nhân1 (rape in marriage/ marital rape), còn đựơc hiểu phần lớn là chồng cưỡng hiếp vợ (wife rape) hay đôi khi hiểu một cách chuẩn hơn trong mối quan hệ giới: cưỡng hiếp vợ chồng (spousal rape: đây là hiện tượng hai chiều trong đời sống tình dục vợ chồng, không chỉ có chồng cưỡng ép tình dục vợ, mà cũng có tình huống ngược lại). bạo lực tình dục trong gia đình bao gồm bạo lực tình dục đối với vợ (là chủ yếu) với con gái (mức độ thấp là lạm dụng tình dục, cao hơn nữa là cưỡng hiếp con gái) còn cưỡng hiếp/cưỡng bức tình dục trong hôn nhân chỉ giới hạn hành vi bạo lực về tình dục trong mối quan hệ vợ chồng mà thôi.

Có thể dẫn ra một vài định nghĩa về bạo lực tình dục và bạo lực tình dục trong hôn nhân:

Bạo lực tình dục (có tài liệu gọi là lạm dụng tình dục): là sự cưỡng bức, ép buộc một phụ nữ phải làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; bàn luận về những bộ phận trên cơ thể của phụ nữ, đòi hỏi tình dục, cưỡng hiếp, giam cầm và sử dụng các công cụ tình dục, xem phụ nữ như là một đối tượng tình dục. (hoàng nguyễn tử khiêm – nguyễn kim thúy, 2005:19).

Theo quỹ dân số liên hợp quốc thì khái niệm bạo lực tình dục được hiểu rất rộng, với những khía cạnh khác nhau bao gồm cả nơi công cộng, trong gia đình khi làm việc cũng như chốn riêng tư, và nó liên quan đến cả những nhu cầu cơ bản của cuộc sống cá nhân: “bạo lực tình dục có thể bao gồm sự đe doạ về thể chất cũng như hăm doạ về tâm lý, các cố gắng quan hệ tình dục hay các hành vi quan hệ tình dục, cưỡng dâm khi hò hẹn hay trong quan hệ vợ chồng, và tống tiền. bạo lực cũng có thể lợi dụng sự bất ổn về tài chính của người phụ nữ, thông qua đe doạ đuổi việc hoặc bóc lột lao động, chẳng hạn như đề nghị quan hệ tình dục để đổi lấy lương thực, thực  phẩm hay chỗ ở. việc từ chối sử dụng biện pháp tránh thai để bảo vệ phụ nữ cũng được coi là một hình thức của bạo lực tình dục”. (unfpa, 2005).

Các định nghĩa đã tiếp cận ở những mức độ khác nhau và nhấn mạnh hành vi bạo lực tình dục (của nam giới) đối với phụ nữ. cũng lưu ý là, nên nhìn nhận vấn đề này từ quan điểm giới, có nghĩa là vấn đề này không xảy ra một chiều, mà còn có cả bạo lực tình dục trong hôn nhân của phụ nữ đối với nam giới. cho dù, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: bạo lực, bạo lực gia đình nói chung và bạo lực tình dục nói riêng chủ yếu do nam giới thực hiện mà nạn nhân đa phần là phụ nữ. vì thế, thiết tưởng cũng nên có một quan niệm linh hoạt hơn về bạo lực tình dục trong hôn nhân: là những hành vi tình dục một chiều diễn ra trong đời sống vợ chồng là xuất phát từ nhu cầu của một một người, còn người kia (vợ hay chồng) không có nhu cầu song vẫn phải đáp ứng/chịu đựng. các nhà nghiên cứu đã xác định 3 dạng bạo lực tình dục trong hôn nhân như sau:

Continue reading

MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ HÔN NHÂN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC

LÊ ĐÌNH (sưu tầm)

Người chồng có hôn thú và hôn thú chưa bị thủ tiêu, lúc biết vợ có thai mà lại bỏ nhà ra đi trên hai tháng không có lý do hệ trọng là phạm tội.

Ngay từ xưa, pháp luật của Pháp và Việt Nam đã có nhiều biện pháp chế tài khá nghiêm khắc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Dù các quy định này khá “cổ”, nhưng có nhiều điều cũng rất đáng để chúng ta suy gẫm.

Bỏ phế gia đình

Theo Luật ngày 7-2-1924, bỏ phế gia đình là một khinh tội do đặt ra để phạt người nào bị án tòa buộc cấp dưỡng cho người hôn phối, người tôn thuộc hay ti thuộc mà không chịu thi hành (tương tự như tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng ngày nay).

Sắc luật ngày 3-12-1942 bổ sung thêm vào tội danh trên ba loại hành vi nữa là bỏ cư sở gia đình ra đi trong khi có con vị thành niên, chồng bỏ vợ đang thai nghén và cha mẹ vô hạnh. Mức phạt: từ ba tháng đến một năm tù và phạt tiền từ 5.000 – 100.000 đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì can phạm có thể được hưởng án treo.

Bỏ cư sở gia đình

Người cha hay người mẹ có con vị thành niên, không có duyên cớ hệ trọng nào mà lại bỏ cư sở gia đình ra đi hơn hai tháng (để lẩn tránh nghĩa vụ của mình về tinh thần hay vật chất đối với gia đình) là phạm tội. Các yếu tố cấu thành tội này là:

– Can phạm phải là cha hay mẹ của một hay nhiều đứa con. Ông bà hoặc người giám hộ không bị phạt về tội này. Nếu người chồng hoặc người vợ không có con (gồm con chính thức, con nuôi, chứ con tư sinh thì không được xem là có gia đình) thì có bỏ gia đình ra đi cũng không sao. Nếu người chồng biết vợ có thai mà bỏ đi thì mới có tội.

Continue reading

ANH: VỢ SINH CON – CHỒNG ĐƯỢC NGHỈ 6 THÁNG

Theo một dự luật mới ở Anh, khi một đứa trẻ chào đời, người cha có quyền nghỉ làm 6 tháng không ăn lương một cách hợp pháp.

Dự kiến dự luật sẽ vấp phải sự chống đối kịch liệt từ giới chủ các công ty, vốn cho rằng nó làm gián đoạn quy trình làm việc và quá tốn kém. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp A.Johnson – cha đẻ của dự luật – có một quan điểm khác: “Có con là một trong những sự kiện trọng đại nhất đời người. Chúng ta phải tạo điều kiện giúp đỡ những ông bố bà mẹ vất vả có thể cân bằng giữa công việc và gia đình để con cái họ có một khởi đầu tốt đẹp nhất”.

Nhiều quan chức khác thì cho rằng dự luật sẽ giúp các ông bố có trách nhiệm hơn với con cái. Một cuộc nghiên cứu trước đó của Đại học Cambridge cho thấy trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với bố sẽ tự tin hơn trong cuộc sống sau này. Hiện nay, các ông bố chỉ được nghỉ “hộ sản” 2 tuần với số tiền trợ cấp nghỉ việc 370 USD do chính phủ trả nhưng 50% các công ty vẫn trả lương đầy đủ cho họ trong khoảng thời gian ngắn ngủi này. Dự luật mới cũng quy định các bà mẹ được tăng thời gian nghỉ hộ sản được trả lương từ 6 tháng lên 9 tháng vào năm 2007 và 1 năm vào 2009.

**************************

Theo Thanh niên

Việt Báo

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: