admin@phapluatdansu.edu.vn

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Giải quyết yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng là vụ án dân sự hay việc dân sự?

NCS. HUỲNH QUANG THUẬN – Đại học Luật TP.HCM

Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (LHN&GĐ năm 2014) quy định: “Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”.

Điều 53 LHN&GĐ năm 2014 quy định: Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn Continue reading

ĐẬP VỠ TRẦN ĐỊNH KIẾN

 ĐẶNG THỊ HẢI HÀ

Bất bình đẳng giới luôn được hiểu là khoảng cách về trình độ và vị thế giữa phụ nữ và đàn ông. Thế nhưng các nghiên cứu quốc tế lại cho rằng sự tự tin mới là thứ phụ nữ thiếu và chính nó khiến họ thua thiệt so với đàn ông.

Hàng chục nghiên cứu toàn cầu về phụ nữ và nữ quyền đã chỉ ra rằng các tập đoàn hàng đầu thế giới luôn vượt mặt đối thủ cạnh tranh nhờ tuyển dụng thành công các vị trí lãnh đạo và nhân viên nữ. Chúng ta có kiến thức, kỹ năng vượt bậc ở mọi khía cạnh để hoàn thành công việc ở mức xuất sắc. Thế nhưng chúng ta vẫn lẹt đẹt ở hàng dưới trong danh sách các lãnh đạo cấp cao, năm thì mười họa mới có mặt ở top dẫn đầu. Con số tổng hợp cụ thể thì hiếm khi ở tình trạng tăng đều. Nhân viên nữ mới vào nghề thì vẫn khó có thể thoát khỏi cảnh pha trà mở cửa đón khách. Nửa thế kỉ trôi qua, con đường sự nghiệp của phụ nữ vẫn rất khác so với đàn ông? Tại sao vậy?

Phụ nữ tự ti như thế nào?

​Phương là một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc tại một trường đại học có tiếng ở châu Âu. Cô luôn đạt điểm giỏi trong suốt thời gian học và luận văn tốt nghiệp của cô luôn nằm trên giá sách của vị giáo sư hàng đầu về quản trị kinh doanh. Bất kể khi nào có khách ghé thăm từ Việt Nam ông cũng tự hào giới thiệu về cô và đề tài tốt nghiệp của cô. Thế nhưng khi có cơ hội thực tập và làm việc tại một tập đoàn toàn cầu rất lớn ở Bỉ, cô đã rất khổ sở đắn đo và rồi quyết định trở về Việt Nam, thay vì tiếp nhận công việc trong mơ. Lý do căn bản là sau một biến cố về gia đình, cô không tự tin mình có thể vừa thành công trong công việc vừa làm một người mẹ tốt. Cô trở về nhà để tiện nhờ ông bà chăm sóc con. Công việc đầu tiên cô có được ở Việt Nam cũng lại qua vị giáo sư nọ giới thiệu và bảo lãnh uy tín. Cho đến bây giờ sau hơn 5 năm trở về, cô vẫn vật vã với khả năng cân bằng cuộc sống riêng và công việc.​

Continue reading

ỨNG XỬ VỚI KHÁC BIỆT/ NGƯỜI “KHÁC LẠ”: Quan điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số về người có xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số

ĐỖ QUỲNH ANH, TRẦN NGỌC LINH & HOÀNG NGỌC AN

Cách tiếp cận của nghiên cứu

Khái niệm về “căn tính” trong Nhân học

Các nhóm phân loại con người theo các đặc tính (traits) và căn tính (identities) không được tạo ra bởi tự nhiên mà được con người tạo ra để đơn giản hóa sự phức tạp trong sự đa căn tính (multiple identities) của con người và trong các hiện thực đa chiều (multiple realities)5. Trong một thảo luận về sự hạn chế của chủ nghĩa kiến tạo xã hội (social constructionism), Epstein (1987) cho rằng ‘căn tính’ được xác định trong mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể xã hội, là kết quả của quá trình liên tục tìm kiếm ‘căn tính’ nhằm tìm kiếm một sự liên hệ giữa cá nhân với đám đông và chính danh hóa (legitimate) vị thế của họ trong xã hội. Epstein đã tổng kết hai cách định nghĩa về căn tính: một cách giải thích nhìn nhận căn tính như là bản chất (essential) của con người, do đó thuộc về nội tâm (intrapsychic); cách còn lại theo luận điểm của chủ nghĩa kiến tạo xã hội cho rằng căn tính là các nhãn (labels) hoặc vai trò (roles) được ‘tập nhiễm’ (acquired) vào mỗi cá nhân. Cách hiểu căn tính thuộc về nội tâm coi căn tính như một đặc tính cố định và bền vững của một người, mô tả bản chất thật sự của con người. Trong khi đó, định nghĩa còn lại cho rằng căn tính là sự nhập tâm (internalization) hoặc tiếp nhận có ý thức các nhãn và vai trò đã được áp đặt hoặc xây dựng trong quá trình xã hội hóa.

Continue reading

VIETNAM CONTEXT ANALYSIS REPORT ON HUMAN RIGHTS AND HEALTH SITUATION OF VIETNAMESE LGBT COMMUNITY AND MSM/TG (2017)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ISEE, ICS & HẢI ĐĂNG

Relevant economic situation related to LGBT, economic and employment situation of LGBT, and economical context factors that play a role in the status quo / change in this situation

Starting in 1986, Vietnam gradually shifted from a centrally planned system to a socialist market economy. According to the World Bank, Vietnam is the second largest recipient of remittances in Southeast Asia, with $11 billion. Vietnam has been one of the two world leaders of rice exporter for a long time. Vietnam’s leading export manufactured product since 2013 has been electronics. Foreign technology company have contributed a significant percentage to GDP of Vietnam, Samsung on itself contributing for than 20% total export of Viet Nam. Young people, including LGBT people, tend to move and work in major cities like Ho Chi Minh or Hanoi which created a very high density of population in these cities.

Relevant social situation related to LGBT, and social context factors that play a role in the status quo / change in this situation

Vietnam has a young population of which number of people of working age (between 15-64) make up two thirds (69%) of the population. Vietnamese traditional values are strongly influenced by Confucius and Taoist ideologies, although most Vietnamese do not call it by name. The major religion of Vietnam is Buddhism (7.9%), but most of the population are atheist (81.8%) which makes Vietnam one of the most non-religious country in the world.6 However, the Vietnamese culture has mixed its religious with traditional spirit worship and folk practices. Many scholars also suggest old widespread patterns of cross-gender spirit mediums in Vietnam, such as “hau dong” (spirit worshiping) where people with mixed spirit of men and women are considered be able to communicate with the gods.

Continue reading

Mấy câu hỏi gửi các đại biểu ỦNG HỘ LẬP “KHU NHẠY CẢM”

NGUYỄN ANH ĐỨC – Sinh viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trước luồng quan điểm ủng hộ có khá nhiều “ý” được đưa ra trong khi những quan điểm phản bác chỉ xoay quanh yếu tố đạo đức, thuần phong mĩ tục (vốn không thể thuyết phục). Tôi xin nêu ra một số quan điểm phân tích từ khía cạnh pháp lý như sau [1]:

– Thứ nhất, nếu nói rằng: “Ở ta không muốn công nhận, không thích công nhận nhưng thực tế lan tràn khắp nơi và bất lực không thể ngăn chặn được, hiện trạng ngày càng tăng”. Với cách lập luận như vậy, chúng ta buộc phải liên tưởng đến những “thực trạng xã hội đang lan tràn khắp nơi” và “thuộc về bản chất của xã hội” như ma túy, buôn lậu, giết người, tham nhũng – lãng phí, chạy chức quyền, nhẹ hơn là học gạo – học vì điểm, cũng đang hoành hành và chưa có biện pháp giải quyết phù hợp ở Việt Nam. Điều đó, theo cách suy nghĩ của các đại biểu ủng hộ lập khu nhạy cảm, thì cũng nên và cần phải lập những “khu” riêng dành cho các hoạt động đã nêu trên. Lúc đó ta sẽ có phố buôn lậu, phố làm hàng giả – nhái, phố dành riêng cho các cán bộ tham nhũng, nhận hối lộ,…..Đây là áp dụng nguyên tắc bình đẳng cho “các hiện tượng xã hội thực tế”.

– Thứ hai, cho rằng: “Những người trực tiếp hành nghề không được bảo vệ, bị các ma cô, đầu gấu bắt nạt, ức hiếp, không được bảo vệ sức khoẻ từ đó ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng vì không có giám sát”. Ở đây cần đặt ra câu hỏi: Sau khi lập khu thì những người được gọi là “ma cô”, “đầu gấu” sẽ trở thành thất nghiệp được chăng?, “hợp pháp” – một ngôn từ mĩ miều được dùng để dành cho lợi ích của các cô gái hay cho “ma cô, đầu gấu” thành “nhân viên kinh doanh”? Và bảo vệ sức khỏe của các cô gái hành nghề sẽ được thực hiện đến đâu, khi xét về mặt sinh lý, đã qua hết cái thời “đỉnh cao phong độ” lúc mới còn ở tuổi “ba mươi mấy”. Điều chắc chắn là ngành nghề nào cũng có “hạn sử dụng”, và có thể lập luận rằng sau khi nghỉ lao động thì phải được hưởng các trợ cấp xã hội, như bảo hiểm chẳng hạn. Nhưng câu chuyện sẽ khác giữa những lao động cống hiến đến năm 55, 60 tuổi với những lao động chỉ có thể cống hiến (bằng nghề chính) đến những năm ở tuổi đời chưa tròn bốn mươi chứ?

Continue reading

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ MỐI QUAN HỆ, TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA DỰ ÁN LUẬT HỘ TỊCH VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TỪ GÓC ĐỘ GIỚI VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ LỒNG GHÉP GIỚI CỤ THỂ TRONG DỰ ÁN LUẬT

NGUYỄN HỒNG HẢI

I. Mối quan hệ, tác động qua lại giữa Dự án Luật Hộ tịch với Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình dưới góc độ giới

Dự án Luật Hộ tịch (dự án Luật) quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch nhằm xác nhận và ghi vào sổ hộ tịch những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Do đó, dự án Luật này có mối liên quan rất chặt chẽ tới Bộ luật Dân sự (BLDS), Luật Hôn nhân và gia đình (LHNGĐ), Luật Quốc tịch Việt Nam, Luật Cư trú, Luật Nuôi con nuôi…

Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu quan điểm chỉ đạo trong xây dựng dự án Luật là bảo đảm phù hợp với Hiến pháp và đồng bộ, thống nhất với các đạo luật có liên quan đến lĩnh vực hộ tịch (như BLDS, LHNGĐ, Luật Quốc tịch Việt Nam, Luật Cư trú, Luật Nuôi con nuôi…). Về cơ bản, tôi tán thành với cách đặt vấn đề như đã nêu trong Tờ trình. Tuy nhiên, dưới góc độ giới, tôi cũng xin đưa ra một số ý kiến về mối quan hệ, tác động qua lại giữa dự án Luật với BLDS, LHNGĐ:

1. Mối tương quan trong hệ thống pháp luật

Khi xây dựng dự án Luật, Luật Hộ tịch thường được xác định như là luật hình thức (luật thủ tục) của BLDS, LHNGĐ và các luật nội dung khác có liên quan. Thực chất Luật Hộ tịch không đơn thuần là luật quy định về thủ tục mà còn là luật có liên quan trực tiếp đến công nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người nói chung, quyền của cá nhân nói riêng. Do đó, để phát huy tốt nhiệm vụ, vai trò của Luật Hộ tịch, cần xem xét mối quan hệ (ở cả góc độ giới) giữa dự án Luật với BLDS, LHNGĐ và các luật nội dung khác có liên quan trên hai phương diện: Luật Hộ tịch là luật hình thức, đồng thời là luật riêng của các luật nội dung. Tiếp cận như vậy, vừa đảm bảo xác định được rõ ràng, cụ thể phạm vi điều chỉnh của các luật, sự đồng bộ, thống nhất trong các quy định về quản lý nhà nước về hộ tịch (trên phương diện luật nội dung và luật hình thức), đồng thời đảm bảo được sự đồng bộ trong một thể thống nhất về quy định quyền và cơ chế bảo đảm công nhận, thực thi quyền của cá nhân (bao gồm bình đẳng giới), khắc phục được những bất cập, hạn chế trong quy định của các luật nội dung không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay (trên phương diện luật chung và luật riêng).[1]

Continue reading

“THIẾU PHỤ NỮ ĐỂ KẾT HÔN” LÀ THIẾU THẾ NÀO?

ĐOÀN QUỐC QUÂN – Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí

Vấn đề mất cân bằng giới tính đang có vẻ "nóng". Mới hôm rồi một tờ báo đưa tin “Việt Nam đang thiếu hụt 139.000 phụ nữ trưởng thành” , nghe hết cả hồn. Sợ như thế chưa đủ làm người ta khiếp vía, một bài báo khác hù tiếp “Hàng triệu nam giới Việt có nguy cơ… ế vợ”.

Sự tình là, theo thống kê của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thì tỷ số giới tính khi sinh của nước ta hiện ở mức 111 trai/100 gái, tại một số địa phương thậm chí lên đến 130/100. Các chuyên gia lo ngay ngáy, cứ cái đà này thì chả mấy chốc hàng triệu nam giới Việt có nguy cơ ế vợ và phải  nhập khẩu cô dâu.

Nhập khẩu cô dâu cũng tốt, làm phong phú nguồn gien và văn hóa, tuy nhiên dù đó là một đề tài rất thú vị nhưng để dịp khác ta sẽ bàn luận cho rôm rả. Ở đây người viết chỉ muốn nêu ra câu hỏi: Thiếu phụ nữ để kết hôn là thiếu thế nào?

Dường như các chuyên gia nhìn vấn đề kết hôn theo kiểu “chia phần” rất đơn giản thế này: Luật Hôn nhân và gia đình quy định chế độ một vợ một chồng, nên tiêu chuẩn của mỗi nam giới độc thân đến tuổi kết hôn là được chia một phụ nữ cũng đến tuổi kết hôn và đang độc thân (hoặc ngược lại – mỗi phụ nữ được chia một nam giới). Thế cho nên, hễ phe nào đông hơn phe kia bao nhiêu người thì có nghĩa là chừng đó người rơi vào nguy cơ mất phần, tức là ế.

Các chuyên gia này có lẽ đã quên hết kiến thức về lý thuyết tập hợp mà họ được học ở trường phổ thông.
Theo lý thuyết này thì nam giới đủ điều kiện lấy vợ tạo nên tập hợp A có a phần tử, tương tự nữ giới tạo nên tập hợp B với b phần tử. Khi đó, mỗi phần tử của tập hợp A (hoặc B) có không chỉ 1, mà b (hoặc a) khả năng kết hợp với 1 phần tử của tập hợp B (hoặc A).

Lấy ví dụ đơn giản cho dễ hình dung. Nếu xã hội chỉ có 2 chàng và 1 nàng, thì không nhất thiết một nửa số đàn ông trong xã hội sẽ ế vợ. Kể cả khi cấm ngặt chế độ đa phu 1 nàng 2 chàng (như cổ tích về 3 hòn đầu rau trong bếp), thì mỗi chàng vẫn có thể có 1 vợ, chỉ có điều phải luân phiên nhau.

Continue reading

ĐÀN BÀ CÁ TÍNH THÌ ĐA TRUÂN VÌ SAO?

triple-personality-laviniu-m-draghici KHÁNH VÂN

Tại sao đàn bà khó tính lại khó tìm thấy hạnh phúc? Chẳng phải hạnh phúc như tấm chăn hẹp và chẳng ai giằng kéo với mình, nhưng tự mình cứ đem cuộc sống của mình với chính mình ra đong đếm. Tôi không thấy hình ảnh bà mình, mẹ mình trong cuộc đấu tranh cho hạnh phúc. Tôi tìm thấy sự an phận và lặng lẽ đâu đó trong quá khứ ngày hôm qua.Nhưng còn hôm nay thì sao?

Một ngày trời u ám, chị Hai tôi về nhà với những vết bầm trên má, không ai nói ra nhưng ai cũng biết anh rể lại đi chơi với bồ và về đánh chị. Tôi biết chỉ cần vài lời xin lỗi, nói ngọt, rồi chị tôi lại hí hửng như một đứa trẻ được quà. Nhưng với đứa em kế tôi, chồng chỉ cần để lại dấu tích là vết son trên áo và một vài tin nhắn ngọt ngào của cô bạn đồng nghiệp, nó đã lặng lẽ đặt đơn ly hôn lên bàn, và nhất quyết không thay đổi quyết định. Mọi người xúm lại khuyên can, em tôi chỉ nói: “ Em cảm thấy bị tổn thương”. Dùng đúng từ, rất chính xác, và quyết định rất nhanh. Tôi không nghĩ là em tôi hạnh phúc.

Phụ nữ cá tính thường bị nhận xét là mạnh mẽ, và đôi khi bất cần đàn ông, trong khi đàn ông coi mạnh mẽ thế, nhưng rất cần phụ nữ. Cái tôi của người đàn ông khiến họ mong muốn phụ nữ ấy lệ thuộc vào mình.

Nhưng “sự lệ thuộc” đối với phụ nữ cá tính là một cụm từ mà họ sẵn sàng đánh đổi tất cả để vượt qua nó. Có một anh bạn nói với tôi rằng “tại sao em cứ phải lo chuyện mua nhà, mua xe, thế người đàn ông của em dùng để làm gì? Tại sao không tạo cho họ cơ hội làm người đàn ông đích thực? Để lo lắng cho người họ yêu?” Cuộc đời này đôi khi là một vòng xoay, đàn ông cần một người phụ nữ thông minh và cá tính để hòa nhập chứ không hòa tan, để sẻ chia, để cùng gánh vác chuyện gia đình khi cần, nhưng người phụ nữ cũng đủ khờ dại để nép bên vai họ. Cũng là anh bạn trên còn nói với tôi rằng, đã là phụ nữ hiện đại thì khi chồng đi công tác, phải khéo léo sắp vào vali mấy chiếc condom. Nhưng tôi biết, rất nhiều phụ nữ hiện đại không bao giờ chia sẻ tình yêu, sẵn sàng chia tay và thậm chí nuôi con một mình, chẳng cần cấp dưỡng.

Continue reading

NHẬN ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

Người gửi: Nguyễn Trang Nhung,
Gửi tới: Ban Văn hoá
Tiêu đề: Nhận định về mức độ bất bình đẳng giới

Nội dung các bài viết của đa số các độc giả nam cho rằng bất bình đẳng giới ở VN không có gì nghiêm trọng. Tôi nghĩ có thể đa số các anh không quan tâm và nhạy cảm về vấn đề này như chúng tôi, nên mức độ nhìn nhận có khác.
Tôi thấy cần chia sẻ với mọi người những thông tin này, để những ai trong diễn đàn này (đặc biệt là nam giới), cho rằng mình đủ khách quan khi nhìn nhận thực tế, có thêm thông tin để có cái nhìn khách quan hơn!
Các trích dẫn của tôi dưới đây đều từ các bài viết trong nước trong vòng một năm qua, đủ gần với hiện thực mà chúng ta đang sống. Hãy đọc và nhận định, bạn thấy mức độ bất bình đẳng giới ở VN thế nào.
(1). “Bất bình đẳng giới chưa có hồi kết khi mà trách nhiệm của phụ nữ đối với gia đình và con cái vẫn rất nặng nề; tình trạng thiếu máu diễn ra phổ biến ở bà mẹ mang thai; nạn bạo hành, phân biệt đối xử tồn tại trong mọi tầng lớp dân cư; cơ hội học tập, vay vốn làm ăn, thăng tiến, kể cả mức lương của chị em vẫn thua xa so với nam giới.” – 18/09/2005
http://www.baocongantphcm.com.vn/cuoithang/detail_news_ct.php?a=art0486&b=2
(2). “Ở Việt Nam, bạo lực gia đình không phải là mới, chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây những người phụ nữ bị hành hạ chủ yếu là sống phụ thuộc vào chồng. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ cũng thay đổi, song thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn lại bị chồng đánh. Theo nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì những trường hợp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình.” – 26/11/2005
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/11/3B9E4789/
(3). “Nếu ai đó có dịp chứng kiến một người chồng ở miền Tây Nam Bộ nhậu say rồi trói vợ vào cột nhà đánh, mới thấu hiểu vì sao mơ ước lấy chồng ngoại, chồng Việt kiều lại có ở nhiều cô gái xứ này đến thế. Nếu nhìn cảnh những người phụ nữ ở Hà Tây dậy từ 4 giờ sáng đạp xe đạp cách 30 km về Hà Nội bán hàng rong, đến 6 giờ tối về nhà là “đâm sầm” vào bếp rơm nấu cám heo, trong lúc ông chồng đi đánh tổ tôm thì mới thấy việc các cô gái sẵn sàng chịu khổ, chịu nhục ở xứ người để lấy ít tiền cho mẹ mình đỡ bị cha đánh cũng không có gì là lạ.
Bạo lực phụ nữ – về cả thể xác và tinh thần – vẫn diễn ra một cách dai dẳng và công khai ở xã hội Việt Nam, nhất là nông thôn (điều này đã được truyền thông nhiều lần nhắc đến). Gánh nặng âu lo đặt quá lên vai phái nữ – khi mà họ quá ít sức lực (theo nghĩa đen và nghĩa bóng). Thói quen cho mình quá nhiều đặc quyền – trong lúc không tự gán cho mình những trách nhiệm tương đương – của đàn ông… ” – 25/03/2005
http://www.vnn.vn/nhandinh/2005/03/399060/
(4). “Việt Nam có đến 66% các vụ ly hôn liên quan đến bạo hành gia đình. 5% phụ nữ được hỏi thừa nhận bị chồng đánh đập thường xuyên. 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực. Tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi trong những gia đình khá giả ở mức cao,76%. (Thống kê của Viện Xã hội học, Viện KH-XH VN) ” – 25/02/2006
http://www.csaga.org/webplus/viewer.asp?pgid=3&aid=85
(5). “Các nhà hoạt động xã hội cho rằng, cả tin là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ rơi vào tay bọn buôn bán người. Nhưng nếu không quá bất hạnh, không phải sống trong địa ngục gia đình thì người phụ nữ không dễ bị dụ dỗ như vậy. Chính sự trọng nam khinh nữ, tư tưởng phân biệt giới khiến chị em bị đối xử tệ bạc, bị rẻ rúng, bị tổn thương nặng nề, do đó chị em luôn mong muốn thoát khỏi tình trạng này. Và thật dễ hiểu khi họ mù quáng tin theo người sẵn sàng chia sẻ, hứa hẹn giúp đỡ họ. Có lẽ không ai bỏ nhà ra đi khi họ được sống trong một gia đình hạnh phúc. Mặc dù hiện tượng bất bình đẳng giới đã được nói đến rất nhiều, nhưng đâu đó tình trạng này vẫn tái diễn và gây nên hậu quả nghiêm trọng, tiếp tay cho nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em.” – 21/02/2006
http://www.csaga.org/webplus/viewer.print.asp?aid=63&l=VN
(6) “Nhiều bậc cha mẹ đã bộc lộ sự khát khao có con trai của họ đến mức nạo phá những bào thai bé gái hoặc có những người vợ đã lén lút cưới vợ lẽ cho chồng. Hậu quả đưa đến khá nghiêm trọng: có người chồng khi có vợ lẽ thì yêu chiều và hắt hủi vợ cả. Dường như tâm lý muốn có con trai để nối dõi tông đường vẫn là tâm lý ăn sâu bám rễ ở mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là những người dân vùng nông thôn, những dân tộc vùng sâu vùng xa nhận thức còn thấp kém. Cũng xuất phát từ nguyện vọng muốn có con trai mà trong một cuộc điều tra xã hội học ở Hà Nội có 2/3 số người được hỏi đã nêu nguyện vọng muốn sinh con thứ ba.” – 20/12/2005
http://www.gdtd.com.vn/gdtdroot/2005-152/bai05.htm
(7). “Theo báo cáo gần đây nhất của Ủy ban Dân số – Gia đình và Trẻ em Việt Nam, từ đầu năm đến nay, ở nước ta đã có hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã khiến số nam giới nhiều hơn nữ giới và điều này cho thấy rằng cách nhìn nhận về người phụ nữ của chúng ta vẫn chưa được cải thiện hoàn toàn. Bình đẳng nam nữ đang thực sự là một cuộc cách mạng khó khăn và lâu dài vì sự hạ thấp, khinh miệt đối với phụ nữ đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay.” – 10/03/2006
http://www.csaga.org/webplus/viewer.asp?pgid=3&aid=81
(8) “Số bé trai mới sinh là 289.126 em và bé gái là 216.585 em, tỷ số giới tính là 110,8 nam/100 nữ. Ngay từ kết quả Tổng điều tra Dân số năm 1999 cũng đã có dấu hiệu mất cân đối giới tính trên phạm vi cả nước, đặc biệt ở 16 tỉnh, thành phố có tỷ suất vượt quá ngưỡng tự nhiên (106 nam/100 nữ).
Điển hình là Thái Bình: tỷ số 120 nam/100 nữ; Kon Tum: 124 nam/100 nữ; Trà Vinh: 124 nam/100 nữ; Kiên Giang: 125 nam/100 nữ, An Giang: 128 nam/100 nữ; Sóc Trăng: 124 nam/100 nữ… ” – 01/10/2005
http://www.vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2005/10/495547/
(9). “Ban Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) khẳng định, hiện tượng sản phụ sinh bé trai nhiều hơn sinh bé gái là có thật. Số liệu ghi chép tại bệnh viện này cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2005, có 33.223 trẻ ra đời. Trong đó, có 17.410 (chiếm 52,4%) trẻ trai và 15.813 trẻ gái (chiếm 47,6%). Tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương (TP HCM), từ đầu năm đến nay có 19.921 trẻ sơ sinh ra đời. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể nhưng theo nhận định của lãnh đạo bệnh viện này thì hiện tượng bé gái ít hơn bé trai là có thật. ” – 26/10/2005
http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2005/10/3B9B3E7F/
Và, khi VN đứng thứ 89/143 trong cuộc điều tra về chỉ số phát triển giới, khi VN còn 70% dân số làm nông nghiệp, với mặt bằng dân trí thấp, có thể kết luận về tình trạng bất bình đẳng là phổ biến. Mức độ ư? Tuỳ bạn nghĩ!
Có lẽ, những người như anh Hoàng Vinh Danh CHỈ nhìn thấy những điển hình tốt đẹp nhất của những bạn bè xung quanh anh, những người như anh Hung CHỈ nhìn thấy hiện thực đẹp đẽ từ TP HCM văn minh nhất của đất nước, những người như Anh Tú CHỈ thấy thế hệ của các em trong lòng thành phố nơi em sống, chưa thấy được thế hệ cùng lứa của các em ở các vùng miền khác của Tổ quốc. Tống cộng các trường hợp điển hình đó chiếm bao nhiêu trong tổng số 82 triệu dân Việt Nam?
Cuối cùng, những người như chị Lê Thanh , chị Minh Nguyệt , chị Bui Thu , chị Hoàng Thụy Miên ,… và tất nhiên, cả tôi nữa, sẽ tiếp tục nói tiếng nói về hiện thực bất bình đẳng ấy, và đấu tranh để tới gần cái đích của “Sự Bình Đẳng”.

SOURCE: VNEXPRESS.NET

Trích dẫn từ: http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Nhan-dinh-ve-muc-do-bat-binh-dang-gioi/10949396/478/

BẤT BÌNH ĐẲNG TỒN TẠI Ở CẢ XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY

Người gửi: Tuyết Mai,
Gửi tới: Ban Văn hoá
Tiêu đề: Bình đẳng giới

Chào các anh chị và các bạn,
Tôi cũng muốn thêm vào là bất bình đẳng không chỉ tồn tại ở VN mà ngay cả ở xã hội phương Tây. Tôi có chị bạn sống ở Úc, lấy chồng người Úc, bố mẹ chồng là người Úc gốc Anh, tóm lại là Tây 100%. Vậy mà bà mẹ chồng có suy nghĩ về nàng dâu không khác gì mấy so với các bà mẹ chồng cổ hủ ở VN!

Vợ chồng chị bạn tôi sống riêng, cả hai đều đi làm, lương cũng tương đối nhưng vẫn không đủ để thuê người giúp việc như ở VN. Vì đi làm gần hơn nên người vợ chịu trách nhiệm đưa đón con đi học, chợ búa cơm nước, tắm rửa cho con, cho ăn, dạy con học, tóm lại là những việc không thể trì hoãn được. Còn chồng thì đi làm về muộn hơn nên làm những việc như rửa bát đĩa, giặt quần áo và dọn dẹp nhà cửa (đều có máy cả), nếu mệt thì để hôm sau hay thậm chí cuối tuần làm. Nói chung cả hai đều tự nguyện và vui vẻ. Vậy mà khi bà mẹ chồng đến chơi, thì kết tội con dâu là lười biếng, bắt chồng làm quá nhiều! Theo bà ấy thì không thể ngồi xem TV, đọc báo hay nghỉ ngơi khi mà vẫn còn việc nhà phải làm và lại để dành đó cho chồng! Nếu làm theo lời bà ấy nói thì cứ phải luôn chân luôn tay cho đến khi đi ngủ thì vừa xong việc nhà, còn chồng thì đi làm về chỉ việc nghỉ ngơi và không phải làm bất cứ việc gì hết, y như nhiều gia đình ở VN.

Bà ấy còn chì chiết, soi mói con dâu là không chịu là quần áo hàng ngày cho con nhỏ (trẻ con một ngày thay vài bộ, giữ cho sạch sẽ là tốt rồi), bếp nấu xong không lau chùi ngay, để đồ chơi của con vương vãi khắp nhà, khăn trải giường và khăn tắm không thay thường xuyên… Tóm lại là không gọn gàng tươm tất sạch sẽ như ở khách sạn. Và nói những câu như “ngày xưa tôi có những mấy đứa con mà đâu vào đấy”.

Bà ấy thậm chí còn cạnh khoé nhiếc móc con dâu về cái tội học cao hơn chồng (có đủ bằng thạc sĩ, tiến sĩ, trong khi chồng chỉ có bằng đại học). Mỗi khi hai vợ chồng tranh luận thì bà ấy nói “phải rồi, cô đúng vì cô có bằng tiến sĩ mà!”. Và tất nhiên là cũng cạnh khoé cả cái tội kiếm nhiều tiền hơn chồng, nhưng lại xui con trai cất tiền tiêu riêng!

Bà mẹ chồng này có lẽ còn tệ hại hơn là mẹ chồng VN vì con cái không được sống trong nhà của bà ấy (mấy cái nhà bà ấy còn để cho thuê), không hề có chuyện giúp đỡ về tiền bạc, cũng không giúp trông hộ cháu nhỏ hay làm giúp việc nhà, chỉ thỉnh thoảng đến chơi, biểu diễn khả năng quản lý, dọn dẹp nhà cửa trong một hai ngày để lên lớp cho con dâu, gây cãi cọ giữa hai vợ chồng rồi đi.

Có thể là chuyện mẹ chồng nàng dâu thì ở đâu cũng thế nhưng qua đây cũng thấy là bất bình đẳng giới tồn tại ở tất cả mọi nơi, ngay cả ở những nước phương Tây, trong quan niệm của những người sinh ra và được nuôi dưỡng trong lòng xã hội phương Tây. Phụ nữ ở đâu thì cũng phải được “nhắc nhở” rằng họ sinh ra là để phục vụ chồng con và nên “thấp hơn chồng một cái đầu”, nếu không muốn gặp rắc rối.

May mà thế hệ mẹ chồng này đang già đi. Thế hệ các ông chồng Tây thì tuy có giúp vợ nhưng vẫn để bị nhắc mới chịu làm, đôi khi còn phụng phịu và kể công.

Chúc các anh chị và các bạn một ngày vui vẻ.

Mai

SOURCE: VNEXPRESS.NET

Trích dẫn từ: http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Bat-binh-dang-ton-tai-o-ca-xa-hoi-phuong-Tay/10948728/478/

DƯ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG KHẮT KHE VỚI PHỤ NỮ HƠN

Người gửi: Bui Thu,
Gửi tới: Ban Văn hoá
Tiêu đề: Chia sẻ cùng bạn Đào Khánh Tùng và bạn Minh Nguyệt về bình đẳng giới

Thưa bạn Khánh Tùng và bạn Minh Nguyệt ,
Tôi đồng ý rằng ăn nói nhỏ nhẹ có duyên là một nét hấp dẫn, không chỉ của phụ nữ, mà của cả nam giới nữa. Một người nói năng nhỏ nhẹ đúng mực, có duyên thì chắc chắn sẽ thuyết phục người nghe hơn. Và đúng như bạn Tùng nói, “một người đàn ông lịch lãm ăn nói nhẹ nhàng được yêu mến hơn là một người suốt ngày om xòm ngoài đường”.
Tuy nhiên, điều cần làm rõ ở đây là: dư luận xã hội thường khắt khe với phụ nữ hơn, khiến cho nhiều khi bị ức hiếp, người phụ nữ cũng không dám to tiếng, không dám tự bảo vệ mình, vì sợ thiên hạ chê cười: “Đàn bà con gái mà ghê gớm thế”.
Đấy là khi sự việc xảy ra ở ngoài đường. Còn ở trong gia đình, cái mà bạn Khánh Tùng gọi là “truyền thống văn hóa” dạy người phụ nữ Việt Nam rằng: “Chồng giận thì vợ bớt lời”. Tôi chưa nghe ai nói “vợ giận thì chồng bớt lời” bao giờ! Chẳng lẽ chỉ có người chồng mới có cái quyền được giận người bạn đời của mình thôi sao? Chính vì quan niệm này mà khi vợ chồng có xích mích, cãi nhau, người đàn ông to tiếng với vợ thì được phần đông dư luận chấp nhận là “dạy vợ”, người phụ nữ to tiếng với chồng thì được thiên hạ gán cho là “đồ đàn bà mất nết, cãi chồng”.
Khi người đàn ông ngoại tình thì dư luận xã hội chê cười người vợ là “không biết giữ chồng”, người phụ nữ ngoại tình sẽ được tặng mỹ từ “lăng loàn, lẳng lơ, mất nết”. Ở đây, tôi không cổ suý nam giới hay phụ nữ ngoại tình. Tôi chỉ muốn làm rõ một điều là cùng một sự việc hiên tượng, nếu người phụ nữ làm thì là “vi phạm chuẩn mực đạo đức, nhân cách”, còn khi người đàn ông vi phạm thì đó không phải lỗi của anh ta. Tương tự như vậy, người đàn ông sau khi ly dị vợ có nhiều khả năng tái hôn với người khác. Còn phụ nữ ly dị chồng thì khả năng này ít hơn nhiều lần, ngay cả khi chưa có con. Thiên hạ sẽ xì xào về người phụ nữ đó, rằng “con đó chắc phải thế nào thì chồng nó mới bỏ chứ”.
Chuyện thờ cúng tổ tiên và thừa hưởng gia tài là điều còn nhiều tranh cãi. Với cá nhân tôi, thừa hưởng gia tài không phải là điều quan trọng. Tôi cũng tin rằng phần nhiều phụ nữ Việt Nam hiện đại hạnh phúc với tài sản do mình làm ra chứ không phải những thứ có được không phải bằng mồ hôi nước mắt của mình. Tuy nhiên, quan niệm con gái không được hưởng gia tài của bố mẹ dễ đẩy phụ nữ vào những hoàn cảnh đáng thương. Hãy thử tưởng tượng người phụ nữ “không biết giữ chồng” như đã nói ở trên, có người chồng ngoại tình và đòi ly dị vợ. Số năm chung sống chưa đủ nhiều để gọi tài sản trong nhà là tài sản chung của cả 2 vợ chồng. Dù họ có phần đóng góp cho khối tài sản đó thì nhiều khi cũng khó được hưởng phần đóng góp của mình vì giấy tờ nhà đất thường đứng tên người chồng. Trắng tay trở về với mẹ, và nếu không kết hôn nữa thì tập tục không thừa kế tài sản cho con gái sẽ biến người phụ nữ ấy thành người suốt đời ở nhờ nhà anh, em trai, hoặc thậm chí con trai của anh hoặc em trai mình. Ngoài khả năng đó ra, người phụ nữ đó có thể trở thành kẻ vô gia cư. Cũng vì tiên lượng những tương lai đó mà phần nhiều những người phụ nữ phụ thuộc vào chồng về kinh tế đành cố cắn răng mà chịu sự ngược đãi của chồng.
Những trường hợp như thế này không phải là nhiều. Nhưng rõ ràng là tập quán này tiềm ẩn nhiều nhiều sự bất lợi và lép vế cho phụ nữ.
Một vài ý kiến chia sẻ cùng bạn Khánh Tùng, bạn Minh Nguyệt và toàn thể bạn đọc TS.

SOURCE: VNEXPRESS.NET

Trích dẫn từ: http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Du-luan-xa-hoi-thuong-khat-khe-voi-phu-nu-hon/10948945/478/

KHÁI NIỆM "HOUSE – HUSBAND" SẼ PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Người gửi: Hung,
Gửi tới: Ban Văn hoá
Tiêu đề: Có thật không về việc Phụ nữ Việt Nam bị phân biệt đối xử?

Tôi thật sự kinh ngạc về những bức xúc của chị Minh Nguyệt, chị Thanh Huyền … và không tưởng tượng đâu đó ở Việt Nam còn tồn tại những suy nghĩ như vậy.

Theo hiểu biết của tôi thì ở TP HCM không còn tồn tại những việc đáng kinh ngạc như vậy nữa và hiện tại thì đàn ông chỉ còn khác đàn bà ở chỗ là không thể có “baby” được thôi.

Hiện tại đã xuất hiện khái niệm “house-husband”. Khái niệm này sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam trong tương lai gần theo đà phát triển, hiện đại hóa của xã hội.

Biết đâu đến lúc đó các chị lại nhớ đến bóng dáng oai hùng của các ông “Chí Phèo” ngày xưa!

Kính chào thân ái

SOURCE: VNEXPRESS.NET

TRÍCH DẪN LẠI TỪ:

http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Khai-niem-house-husband-se-pho-bien-o-VN/10948786/478/

TÔI CŨNG KHÔNG THÍCH TỪ "HY SINH"

Người gửi: nguyen ngoc,
Gửi tới: Ban Văn hoá
Tiêu đề: Tôi cũng không thích cụm từ hy sinh

Gửi chị Trang Nhung và anh Vũ Trung:

Tôi cũng đồng ý quan điểm với chị Trang Nhung, tôi không thích cụm từ hy sinh và không cho rằng đấy phải là một trong những đức tính của người phụ nữ.

Theo tôi, cụm từ “hy sinh” chỉ được sử dụng đến trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi mà cuộc sống quá khó khăn và con người ta bị dồn vào chân tường thì người ta mới phải lựa chọn giải pháp là “hy sinh” mà thôi. Cái sự “hy sinh” đó không thể chỉ là phụ nữ mà còn có cả đàn ông (ví dụ như hy sinh trên chiến trường chẳng hạn hoặc các anh làm việc vất vả để kiếm tiền cũng là một sự hy sinh chứ).

Còn bây giờ khi mà cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, tại sao các anh lại cho rằng cái đức tính ấy nên tồn tại. Thực ra các anh và kể cả phụ nữ chúng tôi phải cố hết sức và tìm mọi cách để giảm thiểu bất cứ sự hy sinh nào chứ.
Còn xét về sự phân công lao động trong gia đình, đó thực ra chỉ là sự thoả thuận riêng giữa 2 người mà thôi. Ngay kể cả ở cơ quan, anh có thể chuyên trách một việc nhưng không có nghĩa là anh có thể từ chối khi sếp giao cho anh một việc khác. Vậy ở nhà cũng thế, mỗi người chuyên trách một việc nhưng không có nghĩa là anh sẽ không động chân động tay đến việc của người khác. Đấy là chưa kể, nếu anh làm không tốt việc đó mà để phụ nữ chúng tôi phải góp công vào thì anh cũng nên góp công vào công việc gia đình.(Mà căn cứ vào các chỉ số kinh tế thống kê được, thì đàn ông Việt Nam cũng chưa phải là giỏi trong việc lo cho cuộc sống của gia đình đâu).
Còn nếu một ai đó chấp nhận ở nhà để toàn tâm lo cho gia đình, đương nhiên họ coi như có một nửa lương của người kiếm tiền vì đã thay mặt cho người kiếm tiền lo cho công tác gia đình, cái sự đương nhiên này ở xã hội châu Âu được công nhận và bảo vệ tốt hơn ở châu Á (đó chính là điều thiệt thòi của phụ nữ châu Á chúng tôi đó). Tôi nói điều này nghe có vẻ sòng phẳng và ngả bài quá đúng không. Nhưng anh có thể nói cho chúng tôi biết, sau khi đã chỉ có ở nhà chăm sóc chồng con mà bị chồng bỏ thì chúng tôi phải làm gì không, xin việc thì không ai nhận nữa rồi vì trình độ làm gì có (nó đã mai một đi sau những năm tháng loanh quanh trong nhà chăm sóc chồng con rồi).
Tôi không biết anh bao nhiêu tuổi, nhưng hy sinh mà không có đền bù, không nhận được cái gì xứng đáng với sự hy sinh đó thì anh quá lý thuyết và quá bất công đấy. Tôi hỏi anh, có bao giờ anh hy sinh cho kẻ thù của anh không? Đã hy sinh thì ai cũng hy vọng sẽ được hoặc là vật chất hoặc là tình cảm, hoặc là vì một cái gì đó trong tương lai mà bản thân anh không nhận được nhưng con cháu anh nhận được chẳng hạn. Ai cũng mong nhận được một cái gì đó nhưng có nhận được hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều thứ khác (so sánh thì thường khập khiễng nhưng nó cũng giống như đầu tư mà có rủi ro vậy).
Đó là một chút ý kiến nhỏ của tôi, mong rằng nhờ cuộc tranh luận này mà hiểu ra thêm nhiều điều nữa.

SOURCE: VNEXPRESS.NET

TRÍCH DẪN LẠI TỪ:

http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Toi-cung-khong-thich-tu-hy-sinh/10948245/478/

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn