admin@phapluatdansu.edu.vn

Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về một số vấn đề trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Picture1BỘ CÔNG THƯƠNG

I. Quan điểm xây dựng chính sách và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia trên thế giới

1. Các cách tiếp cận chủ đạo về pháp luật bảo vệ NTD trên thế giới

Do sự yếu thế của người tiêu dung (NTD) trong mối quan hệ với các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ, NTD đôi khi không thể đưa ra các quyết định mua sắm, chọn lựa đúng đắn và phù hợp nhất với lợi ích của họ. Chính vì lý do đó, Nhà nước phải can thiệp để bảo vệ lợi ích của NTD. Có hai cách tiếp cận chủ đạo trên thế giới thông qua đó Nhà nước có thể bảo vệ lợi ích của NTD:

(i) xây dựng một hệ thống pháp lý trong đó quy định trách nhiệm pháp lý (liability) đối với các bên sau khi (ex post) đã xảy ra vi phạm; hoặc Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM: Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam

Product-Liability PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH & TS. NGUYỄN BÍCH THẢO – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Khái quát sự phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trên thế giới

Trong mối tương quan giữa các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng thì người tiêu dùng luôn luôn ở vị thế yếu hơn. Nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm là các thương nhân có kinh nghiệm và luôn nắm giữ thông tin đầy đủ hơn về sản phẩm so với người tiêu dùng. Trong khi đó, người tiêu dùng là chủ thể trực tiếp sử dụng hàng hóa phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với nguy cơ mất an toàn và bị thiệt hại do hàng hóa kém chất lượng hoặc có khuyết tật gây ra. Xã hội càng phát triển, nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng – bên yếu thế càng được đặt ra cấp thiết.

Continue reading

XÁC ĐỊNH LỖI trong hợp đồng đặt cọc

Conceptual Keyboard - Deposit (blue Key With Moneybag Symbol) TRẦN MỘNG BÌNH

1. Khái quát về hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là một chế định đã xuất hiện từ rất sớm trong pháp luật dân sự Việt Nam nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Việc đặt cọc giúp cho quá trình thực hiện giao dịch được diễn ra theo đúng thoả thuận và hạn chế các trường hợp vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của các bên.

Continue reading

BÀN VỀ QUY ĐỊNH “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” theo khoản 1 Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015 và kiến nghị

nuclear_law_1 THS. ĐỖ NGỌC BÌNH – Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội

Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định, để được xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù lần đầu thì người bị kết án phạt tù phải chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự. Vấn đề “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” hiện nay cần quan tâm, sửa đổi cho hợp lý.

Continue reading

XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ CỦA CHỦ HỌ (phường) có phải nộp thay phần họ của thành viên hay không?

Tontine TS. NGUYỄN HẢI AN – Vụ Giám đốc kiểm tra II, Tòa án nhân dân tối cao

Đối với tranh chấp về phường (họ) được xác lập giao dịch phát sinh trong thời gian áp dụng Nghị định 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2016 của Chính phủ, nhưng đến nay vẫn đang giải quyết tranh chấp thì xác định nghĩa vụ của chủ họ có phải nộp thay phần họ của thành viên hay không, đang gây nhiều tranh cãi.

Continue reading

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI do hành vi vi phạm pháp luật cạnh gây ra tại Việt Nam

TRẦN ANH TÚ & TRỊNH VĂN HƯNG – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tại Việt Nam hiện nay, việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra được Luật Cạnh tranh (2018) dẫn chiếu tới các quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về nguyên tắc, mọi tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều có quyền khởi kiện để yêu cầu bên có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho mình. Tuy nhiên, khung pháp lý về giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như: Quy trình giải quyết không rõ ràng, đồng bộ gây khó khăn cho thiết chế có thẩm quyền khi xử lý; thiếu các đảm bảo cần thiết cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại khi thực hiện tố quyền; các quy định không phù hợp với tính chất đặc thù của thiệt hại trong cạnh tranh,…

Continue reading

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 về bồi thường thiệt hại do tính mạng, thi thể bị xâm phạm và thực tiễn xét xử

 LƯU ANH TUẤN – Thẩm phán TAND TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

1. Quy định của pháp luật

Tính mạng là mạng sống của con người và nó là vô giá, không thể tính toán được bằng tiền và khi nó bị xâm phạm thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường. Việc bồi thường này chỉ nhằm hạn chế, khắc phục đến mức thấp nhất những thiệt hại về kinh tế đã xảy ra đối với người thân thích, gần gũi người bị thiệt hại chứ không thể khắc phục được hậu quả đã xảy ra bởi vì khi tính mạng đã bị tước đoạt thì người bị thiệt hại đã mất đi tất cả. Tại Điều 591 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm, theo đó có hai loại thiệt hại được bồi thường, đó là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Những thiệt hại vật chất được bồi thường trong trường hợp này bao gồm:

Continue reading

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính theo pháp luật Việt Nam

Inheritance_Tax_Threshold_For_2020 (1)LS. PHAN VĂN THANH – Công ty Luật VCI Legal

1. Thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính là gì?

(i) Thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính (Liquidated Damages) là một chế tài được sử dụng phố biến trong các hợp đồng thương mại nhằm nhằm xử lý các vi phạm hợp đồng và/hoặc để phân bố rủi ro theo ý định thương mại giữa các bên. Theo đó, các bên thỏa thuận một số tiền bồi thường mà một bên có thể nhận được đối với những thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia[1].

Continue reading

NGHĨA VỤ LIÊN ĐỚI và những khó khăn trong tổ chức thi hành

THS. HOÀNG THỊ THANH HOA – Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Thi hành án đối với nghĩa vụ liên đới là một trong những nghĩa vụ mà cơ quan thi hành án dân sự (THADS) thường xuyên phải tổ chức thi hành. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc tổ chức thi hành nghĩa vụ này gặp rất nhiều khó khăn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Continue reading

TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN: Tính lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo thời điểm nào là phù hợp?

 HUỲNH MINH KHÁNH – TAND huyện Cái Bè, Tiền Giang

Tính phần lãi chậm thực hiện nghĩa vụ trên số tiền phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án từ thời điểm ngày người được thi hành án nộp đơn yêu cầu tính lãi hay từ ngày nộp đơn yêu cầu thi hành án đối với nghĩa vụ trả tiền, là vấn đề còn có quan điểm khác nhau, qua một vụ án cụ thể.

Continue reading

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

 HOÀNG ĐÌNH DŨNG Tòa án quân sự khu vực Quân khu 4

Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường, nhưng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì phải bồi thường. Tuy nhiên, luật không dự liệu trường hợp tình thế cấp thiết không phải do con người gây ra thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ thể có phần lợi ích bị thiệt hại.

Continue reading

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG YẾU THẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN

 NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP – Khoa Luật, Đại học Quốc gia

NGUYỄN TIẾN ĐẠT – Học viện Chính sách và Phát triển

1. Khái niệm “người tiêu dùng yếu thế” trong quan hệ tiêu dùng

Mặc dù, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNESCO từng phân tích: “Tính dễ bị tổn thương là một phần của điều kiện của con người; một số người có thể nói rằng những tổn thương đó khiến chúng ta ‘con người’ hơn. Không ai là không bị tổn thương…”[1]. Điều này cho thấy bất cứ chủ thể nào không chỉ riêng người tiêu dùng trong quan hệ tiêu dùng đều phải đối mặt với những rủi ro bị tổn thương. Nhu cầu bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng xuất hiện từ khi khái niệm “hợp đồng” chính thức được quy định trong luật pháp thời kỳ La Mã. Ví dụ, nguyên tắc thiện chí bona fides của Tòa án; cơ chế exception doli để giải phóng nghĩa vụ cho con nợ hay các quy định bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong Luật 12 bảng… Trong pháp luật hiện đại, mỗi chủ thể trong các quan hệ pháp luật khác nhau sẽ được đặc trưng bởi những rủi ro bị tổn thương khác nhau, và người tiêu dùng là một chủ thể như vậy. Khái niệm “nhóm yếu thế” (tiếng anh: Disadvantaged groups) thường được sử dụng để nói về một nhóm người đặc trưng bởi những rủi ro cao hơn về sự nghèo đói, loại trừ khỏi xã hội, sự phân biệt và bị bạo lực hơn so với cư dân bình thường khác. “Nhóm yếu thế” trong luật quốc tế bao gồm nhưng không giới hạn tới những dân tộc thiểu số, người di cư, người khuyết tật, người bị cách ly khỏi xã hội và trẻ em [2]. Tuy nhiên, so sánh với những rủi ro pháp lí mà người tiêu dùng phải đối diện khi tham gia quan hệ tiêu dùng, Dennis E. Garrett và Peter G. Toumanoff đã đặt ra một câu hỏi về vấn đề này, rằng: “Liệu người tiêu dùng có phải là một nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương” [3]. Câu hỏi này đã được Tổ chức Consumer Affairs Victoria (Autralia) trả lời khi đưa ra định nghĩa về “Người tiêu dùng yếu thế” được hiểu là “những người có thể dễ dàng hoặc nhanh chóng bị thiệt hại trong quá trình tiêu dùng, tính dễ bị tổn thương phát sinh từ những đặc điểm của thị trường đối với một sản phẩm cụ thể, hoặc các thuộc tính hoặc hoàn cảnh của cá nhân đó khi quyết định tiêu dùng hoặc việc theo đuổi biện pháp khắc phục cho bất kỳ thiệt hại nào họ phải chịu, hoặc sự kết hợp của những điều này” [4].

Continue reading

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA TỪ GÓC NHÌN PHÁP LUẬT SO SÁNH

TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM – Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra trong pháp luật Nhật Bản và pháp luật Đức

1.1. Khái niệm năng lực chịu trách nhiệm

Trong pháp luật dân sự, về nguyên tắc, một chủ thể pháp luật khi thực hiện hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) đối với những tổn thất do mình gây ra cho người bị hại. Tuy nhiên, nếu người thực hiện hành vi xâm hại không có khả năng nhận thức nhất định về hành vi do mình thực hiện thì không phải chịu trách nhiệm BTTH. Khả năng nhận thức về hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác được khoa học pháp lý luật dân sự gọi là: “Năng lực chịu trách nhiệm BTTH”. Như vậy, “năng lực chịu trách nhiệm” như một điều kiện cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, và thông thường, nghĩa vụ lập chứng sẽ thuộc về bị đơn. Điều này có nghĩa rằng, khi bị đơn chứng minh mình không có năng lực chịu trách nhiệm thì không thể cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với bị đơn, cho dù tồn tại đầy đủ điều kiện cấu thành trách nhiệm BTTH như hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thiệt hại, lỗi và quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.

1.2. Mối quan hệ giữa năng lực chịu trách nhiệm và chủ thể BTTH là người chưa thành niên trong pháp luật Nhật Bản và pháp luật Đức

Điều 712 của Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định: Người chưa thành niên trong trường hợp gây thiệt hại cho người khác, không phải chịu trách nhiệm bồi thường về hành vi đó khi không được trang bị đầy đủ năng lực trí tuệ để lý giải được trách nhiệm hành vi của bản thân. Điều đó có nghĩa rằng, khi người chưa thành niên có năng lực trí tuệ lý giải được trách nhiệm phát sinh từ hành vi do mình thực hiện thì người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Dưới góc độ khoa học pháp lý, cũng như luật thực định thì đối với trường hợp này không cấu thành trách nhiệm BTTH thay thế của cha mẹ/người giám hộ.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: