admin@phapluatdansu.edu.vn

VẤN ĐỀ GIAO DỊCH VÔ HIỆU khi bên chuyển nhượng tài sản là người phải thi hành án

Unenforceable-Contract LS. LÊ CAO

Trong thực tiễn hiện nay, nhiều trường hợp người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã có hiệu lực pháp luật, theo đó họ có nghĩa vụ phải trả tiền hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác với một hoặc các bên khác có liên quan. Thế nhưng, trong khi tài sản mà người phải thi hành án đang có không được tuyên xử lý theo bản án, cũng không bị kê biên, chưa bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc hành chính khác do đó họ vẫn tiến hành các giao dịch liên quan đến tài sản. Vậy, khi nào thì giao dịch về tài sản của người phải thi hành án bị xem là vô hiệu, pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này như thế nào và thực tiễn áp dụng trên thực tế hiện nay ra sao? Chúng tôi sẽ dẫn một tình huống thực tiễn để cùng thảo luận về vấn đề đáng quan tâm này.

Continue reading

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

ERIKS-reveals-its-top-tips-for-implementing-Industry-4.0 THS. NCS. TRẦN CÔNG THỊNH – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Trong lịch sử, con người đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (khoảng năm 1784) diễn ra khi loài người phát minh động cơ hơi nước, tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (khoảng năm 1870 đến khi thế chiến thứ nhất nổ ra). Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn…

Continue reading

NGHĨA VỤ LIÊN ĐỚI và những khó khăn trong tổ chức thi hành

THS. HOÀNG THỊ THANH HOA – Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Thi hành án đối với nghĩa vụ liên đới là một trong những nghĩa vụ mà cơ quan thi hành án dân sự (THADS) thường xuyên phải tổ chức thi hành. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc tổ chức thi hành nghĩa vụ này gặp rất nhiều khó khăn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Continue reading

MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở CỘNG HÒA PHÁP: So sánh với dự thảo Luật năm 2008 của Việt Nam

NICOLAS MONACHON DUCHENE – Phó Chánh án Tòa Phúc thẩm Rennes

1. Chủ thế thi hành án

Tôi xin trình bày về các cơ quan cưỡng chế thi hành án. Phần này được chia thành hai phần nhỏ. Đầu tiên tôi sẽ nói về người được thi hành án, người phải thi hành án và người thứ ba liên quan đến thi hành án. Sau đó tôi sẽ nói về cơ quan công tố, thừa phát lại, Nhà nước và thẩm phán thi hành án. Bản thân tôi cũng là một thẩm phán thi hành án từ khi nước Pháp tiến hành cải cách công tác thi hành án dân sự.

Continue reading

NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở CỘNG HÒA PHÁP: Nhìn từ góc độ lý luận

 GS. CLAUDE BRENNER – Đại học Panthéon-Assas (Paris II)

Dẫn đề

Mới đây, nước Pháp đã tiến hành đổi mới mô hình tổ chức thi hành án dân sự. Sau một thời gian áp dụng trên thực tế, các quy định mới đã tỏ ra thực sự hiệu quả.

Ban đầu, với Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp năm 1806, các nhà lập pháp Pháp đã tỏ ra thiếu dứt khoát: Thủ tục thi hành án áp dụng trong thời kỳ này chủ yếu lặp lại những quy định của chế độ cũ.

Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ LẬP VI BẰNG ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN

PGS.TS PHAN TRUNG HIỀN – Khoa Luật, Đại học Cần Thơ.

CHỬ DUY THANH – Văn phòng công chứng Nguyễn Thanh Đình, Thành phố Cần Thơ

1. Khái quát về vi bằng  

Vi bằng và lập vi bằng gắn liền với hoạt động của Thừa phát lại[1]. Việc lập vi bằng hiểu một cách đơn giản là việc mô tả chính xác những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy,… Hay nói cách khác, lập vi bằng là việc Thừa phát lại sử dụng giác quan của mình để ghi nhận lại sự thật khách quan[2]. Pháp luật hiện hành quy định: “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”[3].

Với cách định nghĩa này, vi bằng được lập dùng làm chứng cứ cho tổ chức, cá nhân sử dụng trong xét xử hoặc các quan hệ pháp lý khác và việc lập vi bằng của Thừa phát lại có một số đặc điểm, yêu cầu sau[4]:

– Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính Thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;

– Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản;

Continue reading

CHUYỂN GIAO QUYỀN, NGHĨA VỤ THI HÀNH ÁN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN HOÀN THIỆN

THS. HOÀNG THỊ THANH HOA – Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Chuyển giao quyền, nghĩa vụ dân sự là trường hợp người có quyền hoặc có nghĩa vụ không tự mình hưởng quyền hoặc tự mình thực hiện nghĩa vụ đã giao kết mà chuyển giao cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình[1]. Để đảm bảo cho việc thi hành án được liên tục, hiệu quả, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, Điều 54 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự); Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Điều 8 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự đã quy định cụ thể về vấn đề chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án[2]. Theo đó, việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án đối với tổ chức được thực hiện trong các trường hợp tổ chức hợp nhất; sáp nhập; chia, tách; giải thể; phá sản và trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần. Đối với cá nhân, trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế.

1. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án đối với tổ chức

Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án đối với tổ chức được thực hiện trong các trường hợp sau:

Continue reading

THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG–VƯỚNG MẮC TỪ THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

THS. NGUYỄN THỊ PHÍP – Học viện Tư pháp
THS. HOÀNG THỊ THANH HOA – Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, Hà Nội

1. Vướng mắc trong thi hành bản án, quyết định về lao động

Theo Điều 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 – sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật Thi hành án dân sự), thì việc thi hành các bản án, quyết định về lao động (thi hành án lao động) là một trong những loại việc do cơ quan thi hành án dân sự (THADS) tổ chức thi hành. Trong các bản án, quyết định về lao động có rất nhiều loại nghĩa vụ phải thi hành án như: Nghĩa vụ buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc; nghĩa vụ bồi thường tiền lương, tiền công lao động trong thời gian người lao động không được làm việc; nghĩa vụ trợ cấp mất việc làm; nghĩa vụ trợ cấp thôi việc; nghĩa vụ phải bồi thường chi phí đào tạo; các loại nghĩa vụ khác…

Trong quá trình tổ chức thi hành các nghĩa vụ trên, cơ quan THADS, chấp hành viên còn gặp một số vướng mắc nhất định, cụ thể như sau:

Một là, việc tổ chức thi hành án đối với các khoản được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị

Continue reading

THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN

THS. HOÀNG THỊ THANH HOA – Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội

Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận là nguyên tắc đặc trưng của pháp luật dân sự[1], xuất phát từ tính độc lập về sở hữu, tính tự chủ, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm về tài sản của các chủ thể. Đây là nguyên tắc cơ bản bao trùm trong toàn bộ các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ của các chủ thể trong thi hành án dân sự nói riêng.

Thỏa thuận thi hành án dân sự là sự tự nguyện của các đương sự[2] (người được thi hành án, người phải thi hành án) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhằm bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, trao đổi để đi đến thống nhất thi hành một phần hay toàn bộ nội dung bản án, quyết định dân sự trên cơ sở quyền và nghĩa vụ dân sự đã được xác lập theo bản án, quyết định dân sự đó. Thỏa thuận thi hành án dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị – xã hội và pháp lý. Thỏa thuận thi hành án dân sự thành công không chỉ đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự mà còn là biện pháp thi hành án hiệu quả, bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa các đương sự, nâng cao ý thức pháp luật của người dân.

Vấn đề thỏa thuận thi hành án được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 7a Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật Thi hành án dân sự) Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP).

Continue reading

GIÁM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỪ THỰC TIỄN

TS. HOÀNG THẾ ANH – Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp
THS. HOÀNG THỊ THANH HOA – Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội

Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “giám sát” được hiểu là theo dõi, kiểm tra thực thi nhiệm vụ[1]. Về khái niệm giám sát, có thể hiểu “giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, quan sát hành động mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi vào đúng trật tự đã định nhằm đạt được mục đích đã đề ra”[2]. Từ đó có thể thấy, giám sát thi hành án dân sự (THADS) là quá trình theo dõi, quan sát thường xuyên, liên tục của các chủ thể giám sát đối với hoạt động THADS của đối tượng giám sát, nhằm tổ chức thi hành có hiệu quả các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án, trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định giải quyết tranh chấp khác[3]. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 thì “giám sát” là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Continue reading

TRẢ LẠI TIỀN, TÀI SẢN, GIẤY TỜ CHO PHẠM NHÂN – MỘT SỐ BẤT CẬP TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH

THS. HOÀNG THỊ THANH HOAChi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

THS. ĐINH DUY BẰNGVăn phòng Luật sư Trường Thành, tỉnh Bình Dương

Thủ tục trả lại tiền, tài sản, giấy tờ cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam được quy định cụ thể tại Điều 126 và Điều 129 Luật Thi hành án dân sự năm 2011, được sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự) và Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân (Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC). Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật, việc trả lại tiền, tài sản, giấy tờ cho người được thi hành án là phạm nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thứ nhất, về việc xác định trại giam của đương sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Thi hành án dân sự thì chấp hành viên gửi thông báo, quyết định về việc nhận lại tiền, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thông qua giám thị trại giam, trại tạm giam. Tuy nhiên, việc xác định trại giam, trại tạm giam của đương sự là phạm nhân không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách dễ dàng và thuận lợi. Khi chấp hành viên giải quyết việc thi hành án, ngoài các thông tin trong bản án và khai thác từ gia đình, chính quyền địa phương thì không có nguồn thông tin nào cho biết được địa chỉ trại giam của đương sự nếu như cơ quan thi hành án dân sự không nhận được thông báo của trại giam nơi phạm nhân thụ hình.

Continue reading

BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THỪA PHÁT LẠI CỦA CỘNG HÒA PHÁP

CHƯƠNG I

Nghĩa vụ chung gắn liền với chức năng, nhiệm vụ

Mục I – Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp chung

Điều 1. Những quy định chung

Với tư cách là công lại và căn cứ vào những lời tuyên thệ của mình, trong mọi trường hợp, Thừa phát lại phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc độc lập đối với các bên và bên thứ ba, nhằm đảm bảo tính khách quan và trung thực, nền tảng tạo dựng lòng tin đối với ngành nghề.

Thừa phát lại phải hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác, chặt chẽ, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các luật và văn bản dưới luật hiện hành, cũng như các quy định của Bộ Quy tắc này.

Thừa phát lại phải không ngừng nâng cao trình độ, thông qua việc thường xuyên cập nhật kiến thức và tham gia các hoạt động bồi dưỡng.

Điều 2. Thái độ ứng xử, tác phong, cơ sở hành nghề

Trong mối quan hệ với đồng nghiệp, các bên thứ ba và cộng đồng nói chung, kể cả khi không làm nhiệm vụ, Thừa phát lại phải có thái độ ứng xử và tác phong ăn mặc phù hợp với danh dự nghề nghiệp.

Continue reading

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

 NGUYỄN BÍCH THẢO – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG – Học viện Tư pháp, Cơ sở TP.HCM

1. Vai trò, ý nghĩa của xác minh điều kiện thi hành án dân sự 

Thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động đưa các bản án, quyết định về dân sự của tòa án ra thi hành trên thực tế nhằm hiện thực hóa quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án đã được xác định trong bản án, quyết định. THADS đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của người dân vào tòa án và hệ thống tư pháp nói chung, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền tiếp cận công lý và quyền được xét xử công bằng [1]. Trên thế giới có nhiều mô hình tổ chức THADS khác nhau, trong đó có 4 mô hình chủ yếu: (1) mô hình dựa vào tòa án (courtcontrolled enforcement) như ở Đan Mạch, Italia, Tây Ban Nha, (2) mô hình kết hợp nhiều thiết chế (multiple-institution-controlled enforcement) như ở Mỹ, Anh, Đức, Áo, (3) mô hình dựa vào cơ quan thi hành án chuyên trách thuộc nhánh hành pháp (public sector specialist enforcement) như ở Nga, các nước thuộc Liên Xô cũ, Phần Lan, Thụy Điển), và mô hình thi hành án tư nhân và bán tư nhân (private or quasi-private sector specialist enforcement) như ở Pháp, Bỉ, Hà Lan [2; 5].

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: