admin@phapluatdansu.edu.vn

Chế định trọng tài trong PHÁP LUẬT LA MÃ

roman-law-icon-trendy-modern-flat-linear-vector-white-background-thin-line-justice-collection-editable-outline-stroke-130954474 PGS.TS. LÊ VŨ NAM & TS. LÊ NGUYỄN GIA THIỆNĐại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Trọng tài thời La Mã với nhiều nguyên tắc giải quyết tranh chấp mang tính tiền đề, là chuẩn mực cho các nền pháp chế của nhiều quốc gia học hỏi và kế thừa. Ngày nay, việc nghiên cứu những nguyên tắc, triết lý và mô hình của thời La Mã vẫn sẽ mang lại những giá trị nhất định. Bài viết tập trung vào các vấn đề chính của pháp luật trọng tài La Mã như trọng tài tính, thỏa thuận trọng tài, trọng tài viên và phán quyết trọng tài.

Continue reading

VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA Trọng tài Thương mại tại Việt Nam

Factual-witnesses-commercial-arbitrationTS.LS. PHẠM LIÊM CHÍNH – Văn phòng Luật sư Chính và Cộng sự

Các bên trong tranh chấp thương mại (quốc tế) thường nhờ đến trọng tài, công lý tư để giải quyết tranh chấp giữa họ vì tính ưu việt của trọng tài so với công lý công – tòa án nhà nước, bởi trọng tài:

(i) Là công lý tư, phù hợp với quan hệ thương mại (quốc tế),

(ii) Là tố tụng cho phép các bên được tự do lựa chọn trọng tài,

(iii) Bảo đảm sự nhanh chóng, và

Continue reading

THỰC TIỄN THI HÀNH Luật Trọng tài thương mại tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

LS. VŨ ÁNH DƯƠNG – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Luật Trọng tài thương mại (Luật TTTM) chính thức được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011. Luật TTTM được ban hành là sự cụ thể hóa chủ trương khuyến khích phát triển trọng tài như Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005, trong đó đã chỉ đạo “Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà giải) phù hợp với tập quán thương mại quốc tế. Tham gia các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của toà án, quyết định trọng tài thương mại”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 chỉ rõ Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”.

Continue reading

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI BỞI COVID-19

LS. HOÀNG THỊ HOÀI THULS. HỒ THỊ TRÂMChuyên gia LƯƠNG VĂN LÝ – CÔNG TY TNHH LUẬT GLOBAL VIỆT NAM LAWYERS

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại khi hòa cảnh thay đổi bởi Covid-19

Tình hình dịch bệnh do Covid-19 gây ra ngày càng diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 05/4/2020, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã lên tới 1.199.583 người, với 64.662 ca tử vong.

Khi hoàn cảnh thay đổi và khó khăn phải gánh chịu

Dịch bệnh đã kéo theo hậu quả là kinh tế hầu hết các nước đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), các chuyên gia thậm chí còn cảnh báo chủng virus corona mới có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD trong năm nay.

Trước bối cảnh nêu trên, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng không tránh khỏi những thiệt hại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc duy trì hoạt động bình thường là không thể, dẫn đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên theo những hợp đồng đã giao kết cũng bị ảnh hưởng.

Để hạn chế phần nào khó khăn, hẳn nhiên, bên bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tình hình dịch bệnh luôn mong muốn điều chỉnh hoặc chấm dứt hợp đồng đã giao kết.

Câu chuyện sẽ thuận lợi nếu bên còn lại “cảm thông” và thiện chí chịu cùng nhau ngồi lại, cùng nhau cân nhắc nhằm đạt được sự đồng thuận trong việc điều chỉnh hay thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, nếu bên còn lại không đồng ý chia sẻ khó khăn, sự bất đồng quan điểm sẽ dẫn đến tranh chấp giữa các bên.

Continue reading

PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI PHI CHÍNH THỨC: QUAN NIỆM CỦA PHÁP LUẬT ITALIA, THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI ĐỨC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM

NCS. LÊ NGUYỄN GIA THIỆN – Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

LÊ NGUYỄN GIA THUẬN – Sinh viên, Trường Đại học Luật Thành phồ Hồ Chí Minh

1. Những vấn đề cơ bản về phán quyết trọng tài phi chính thức

1.1. Quan niệm của Italia về phán quyết trọng tài phi chính thức

Tố tụng trọng tài là một quy trình tố tụng tư, hoàn toàn thượng tôn sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp, tùy theo nhu cầu và nguyện vọng của mình có quyền thỏa thuận về tất cả các vấn đề, các bước của toàn bộ quy trình tố tụng. Có một nguyên tắc được thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế áp dụng rộng rãi cũng như được ghi nhận rõ ràng trong pháp luật trọng tài của các nước đó là các bên hoàn toàn được quyền thỏa thuận về nội dung vụ tranh chấp của chính mình. Cơ quan giải quyết tranh chấp, tức hội đồng trọng tài (HĐTT)[1], sẽ ghi nhận một cách cụ thể tất cả những sự thỏa thuận của các bên về nội dung vụ tranh chấp trong một phán quyết trọng tài, gọi là “phán quyết đồng thuận” (agreed award hay consent award)[2]. Phán quyết đồng thuận có giá trị pháp lý và có khả năng thi hành một cách hoàn toàn như phán quyết toàn phần[3] và phán quyết từng phần[4].

Quy trình tố tụng trọng tài kết thúc với việc HĐTT ra một phán quyết, có hiệu lực ràng buộc và chung thẩm như bản án của một tòa án, là hết sức phổ biến và được dự liệu trong pháp luật trọng tài của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng, ở Italia[5], lại có hai quan niệm khác nhau về quy trình tố tụng trọng tài. Theo đó, quy trình trọng tài mà các bên lựa chọn có thể rơi vào một trong hai tình huống hoàn toàn riêng biệt là quy trình trọng tài chính thức (arbitrato rituale) và quy trình trọng tài phi chính thức (arbitrato irrituale). Quy trình trọng tài chính thức là quy trình tố tụng trọng tài thông thường được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo quy trình này, trọng tài, đóng vai trò là các thẩm phán tư nhân, sẽ ban hành một hoặc nhiều phán quyết về nội dung vụ tranh chấp, phán quyết này mang giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên như là bản án của một tòa án. Ngược lại, quy trình trọng tài phi chính thức không dẫn đến việc ban hành phán quyết của cơ quan trọng tài. Trong quá khứ, pháp luật Italia chỉ xem trọng tài phi chính thức như là một hình thức tập quán giải quyết tranh chấp[6]. Thế nhưng, luật trọng tài hiện tại của Italia đã quy định rất cụ thể hình thức trọng tài này.Dù vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau giữa các luật gia Italia về nội dung và cách thức áp dụng quy trình trọng tài phi chính thức, nhưng các luật gia đều đồng ý rằng quy trình trọng tài phi chính thức là quy trình hoàn toàn dựa trên sự chủ động của các bên, và chính các bên, chứ không phải HĐTT, mới là người thiết lập nên phán quyết trọng tài nhằm giải quyết tranh chấp. Phán quyết được thiết lập dựa hoàn toàn vào ý chí của các bên và trọng tài chỉ đóng vai trò là người chứng kiến sự thỏa thuận được gọi là phán quyết trọng tài phi chính thức (PQPCT)[7].

Continue reading

THỎA THUẬN TRỌNG TÀI HAY LÀ HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

 LÊ NGUYỄN GIA THIỆN – Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM

 LÊ NGUYÊN GIA THUẬN – Đại học Luật TP.HCM

Khái niệm Thỏa thuận trọng tài

Không phải đến giữa thế kỷ XX người ta mới nhận ra vai trò quan trọng của trọng tài, mà thực ra trọng tài đã được hình thành và phát triển trong lòng nền pháp chế La Mã. Luật XII Bảng (xuất hiện khoảng năm 450 TCN) quy định rằng một số tranh chấp đặc thù liên quan đến việc chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế, ranh giới giữa các mảnh đất, nước mưa rơi xuống mảnh đất của một người nhưng lại gây ra thiệt hại cho tài sản của người khác và việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật đều có thể được giải quyết thông qua trọng tài.[1] Trong công cuộc pháp điển hóa của Hoàng đế Justinian I, với thành quả là Bộ Corpus Juris Civilis[2], chế định trọng tài cũng được các luật gia La Mã như Paulus, Ulpian, Gaius, Pomponius, Labeo… chú trọng và ghi chép rất kỹ lưỡng trong Quyển 4, Chương 8 của Bộ Digest. Theo quan niệm của pháp luật La Mã thì thỏa thuận trọng tài là sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên sẽ mang tranh chấp của mình đến nhờ một bên thứ ba giải quyết, bên thứ ba này gọi là trọng tài viên (arbiter)[3].

Trong bối cảnh pháp luật hiện đại, Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban về Luật thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc (Model Law of United Nations Commission on International Trade Law – Luật Mẫu UNCITRAL) vẫn giữ nguyên tinh thần của luật La Mã, nhưng quy định có phần chi tiết và chặt chẽ hơn, theo đó: “Thỏa thuận trọng tài là sự đồng thuận của các bên về việc cậy nhờ trọng tài giải quyết toàn bộ hay một phần tranh chấp đã phát sinh, hoặc có thể phát sinh từ một quan hệ pháp luật nhất định, bất kể có phải là quan hệ hợp đồng hay không. Một thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận riêng biệt” [4].

Continue reading

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN – KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

HÀ CÔNG ANH BẢO & LÊ HẰNG MỸ HẠNH – Đại học Ngoại thương Hà Nội

1. Đt vn đ

Giải quyết tranh chấp trực tuyền (ODR) có phải là một công cụ sáng tạo và hữu hiệu một nước đang phát triển như Việt Nam? Vài tháng trước, khi muốn mua sách: “Jack ma: The Biography of a Self-Made Billionaire and CEO of Alibaba Group” do nhà xuất bản My Ebook Publishing House xuất bản, đề cập cách thức Jack Ma xây dựng đế chế thương mại điện tử, khách hàng phải đặt sách từ trang bán hàng trực tuyến ở Hoa Kỳ vì ở Việt Nam không bán. Sự hài lòng của khách hàng khi nhận được cuốn sách cho đến khi đọc đến giữa cuốn sách mới phát hiện một số trang không có chữ. Trước tình huống đó, khách hàng đã liên hệ với người bán thì được trả lời rằng họ chỉ là chợ trung gian thương mại điện tử cho các công ty khác mở gian hàng trực tuyến, do đó họ không chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Trong trường hợp này, khách phải làm gì để bảo vệ lợi ích cho mình? Có thể thấy nhiều vấn đề phát sinh từ một giao dịch trực tuyến phổ biến và có giá trị nhỏ như vậy. Khách hàng có nên sang Hoa kỳ để đòi lại công lý cho mình? Hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng giải quyết vụ việc này? Nếu kiện thì chi phí nó sẽ gấp bao nhiều lần so với việc đặt lại một cuốn sách khác hoặc khách hàng phải chấp nhận rằng mình không may mắn khi mua phải cuốn sách không hoàn hảo? Để khắc phục các vấn đề này một cơ chế giải quyết tranh chấp được lựa chọn (ADR- Alternative Dispute Resolution) được thực hiện bằng trực tuyến đã ra đời với tên gọi là giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution).

Ngày nay, ODR đã vượt ra khỏi lĩnh vực thương mại điện tử hay kinh doanh điện tử, ODR còn được áp dụng các vấn đề như tranh chấp tên miền, vấn đề luật gia đình, bảo vệ người tiêu dùng hay giải quyết các tranh chấp ngoại tuyến (offline) truyền thống (MM Albornoz và NG Martin, 2012). Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình phát triển kinh tế đã mang lại nhiều thành công ở các nước phát triển, ODR là một trong những minh chứng của nhận định này (Gabriela R. Szlak, 2012), đó cũng là sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bài viết này sẽ làm rõ những vấn đề lý luận về ODR, phân tích thực trạng các điều kiện của Việt Nam nhằm trả lời câu hỏi: có thích hợp khi áp dụng ODR tại Việt Nam hiện nay không?.

Continue reading

CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Chuyên đề Tập huấn trực tuyến của TANDTC

I. Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

1.1. Khái niệm

Việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài hiện nay được hầu hết các nước áp dụng theo Công ước New York năm 1958 (sau đây viết tắt là Công ước 1958).

Công ước 1958 được thông qua vào ngày 10/6/1958 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 7/6/1959.

Công ước có tổng cộng 16 điều, trong đó 9 điều quy định về các thủ tục gia nhập, ký kết, phê chuẩn của các quốc gia thành viên, về hiệu lực của công ước, các điều còn lại quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, việc từ bỏ tham gia công ước, việc sử dụng công ước của các quốc gia và trách nhiệm của Liên Hợp quốc trong việc trển khai thi hành công ước.

Mục tiêu của Công ước 1958 là tạo ra những tiêu chuẩn pháp lý chung cho việc công nhận các thỏa thuận trọng tài cũng như việc công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài. Theo đó các quốc gia thành viên Công ước không được phân biệt đối xử đối với các phán quyết trọng tài nước ngoài và có nghĩa vụ phải đảm bảo các phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận và có khả năng thi hành giống như các phán quyết trọng tài trong nước. Ngoài ra, Công ước 1958 còn yêu cầu Tòa án của các nước thành viên trao hiệu lực đầy đủ cho thỏa thuận trọng tài bằng cách từ chối giải quyết các các tranh chấp có dẫn chiếu đến một thoả thuận trọng tài.

Continue reading

HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI VÀ THI HÀNH THỎA THUẬN HÒA GIẢI THÀNH Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

NGUYỄN GIA THIỆN – Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQGTPHCM

NGUYỄN THỊ THÙY LINH – Viện Nhà nước và Pháp luật

1. Một số nội dung cơ bản của Đạo luật Hòa giải của Đức

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh của Đạo luật Hòa giải rất rộng, hầu hết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực dân sự và thương mại (thuộc phạm vi của luật tư) đều có thể được giải quyết thông qua quy trình hòa giải[1]. Các tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thường bao gồm các tranh chấp dân sự phát sinh từ các quan hệ pháp luật về hôn nhân và gia đình, lao động, xây dựng, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, phá sản[2]… Thậm chí, cả tranh chấp về thừa kế cũng có thể được hòa giải[3]. Đối với các tranh chấp thương mại có thể hòa giải được, căn cứ vào mối quan hệ là bên trong hay bên ngoài của doanh nghiệp, các tranh chấp này được biểu hiện qua hai hình thức: Tranh chấp bên trong và tranh chấp bên ngoài. Theo đó, tranh chấp bên trong là tranh chấp giữa những thành viên, định chế của cùng một doanh nghiệp với nhau, bao gồm các dạng tranh chấp giữa những người lao động, giữa các nhóm/phòng ban, giữa người lao động và người quản lý, giữa người quản lý và hội đồng quản trị/hội đồng thành viên, giữa những người quản lý, giữa những chủ sở hữu và giữa những cổ đông với nhau[4]; tranh chấp bên ngoài là tranh chấp được hình thành giữa hai doanh nghiệp với tư cách là hai thực thể pháp lý độc lập hoặc giữa doanh nghiệp với những tổ chức/cá nhân khác. Các tranh chấp bên ngoài bao gồm tất cả tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xây dựng… của doanh nghiệp[5].

1.2. Hòa giải viên

Khác với pháp luật nhiều nước6, pháp luật Đức không đặt ra những tiêu chuẩn về năng lực, trình độ cũng như điều kiện cần để một người có thể trở thành hòa giải viên. Theo luật Đức thì hòa giải viên đơn giản là một người độc lập và không thiên vị, đứng ra hỗ trợ các bên trong quá trình hòa giải nhưng không có thẩm quyền ban hành bất kỳ quyết định nào[7]. Định nghĩa này nêu ra hai điều kiện mà một hòa giải viên cần phải có, đó là:

Continue reading

CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI DÙ ĐÃ HẾT THỜI HIỆU YÊU CẦU TẠI HOA KỲ: NHÌN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ VỤ SEETRANSPORT WIKING V. NAVIMPEX CENTRALA

LÊ NGUYỄN GIA THIỆN – Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM

TÓM TẮT VỤ VIỆC

Ngày 26/1/1980, Seetransport Wiking là một công ty vận tải của Đức (Seetransport) ký một hợp đồng với Navimpex Centrala (Navimpex) (một công ty đóng tàu thuộc sở hữu nhà nước của Rumani, có văn phòng thương mại tại Mahattan, New York, Hoa Kỳ), theo đó Navimpex đồng ý đóng cho Seetransport một chiếc tàu cỡ lớn trong khoảng thời gian từ tháng 11 hoặc 12/1980 đến tháng 2 hoặc 3/1982. Tuy nhiên, do hợp đồng không được thực hiện, nên các bên đã mang nhau ra trước Tòa trọng tài quốc tế Paris thuộc Phòng thương mại quốc tế tại Paris (Tòa trọng tài ICC) căn cứ vào Điều XIII trong hợp đồng mua bán giữa hai bên.

Tòa trọng tài ICC đã ban hành hai phán quyết (phán quyết tạm thời ngày 2/11/1983 và phán quyết toàn phần ngày 26/3/1984) tuyên rằng bị đơn (Navimpex) phải trả 6 triệu Mark Đức và lãi suất 8%/năm tính từ 1/1/1981 cho nguyên đơn (Seetransport). Ngoài ra, mỗi bên chịu một nửa phí trọng tài. Seetransport đã thanh toán tất cả phí trọng tài nên Navimpex còn phải trả thêm cho Seetranstransport 36.000 USD (tương đương một nửa phí trọng tài).

Do không đồng ý với phán quyết của Tòa trọng tài ICC, bị đơn đã nộp đơn yêu cầu Tòa thượng thẩm Paris (Cour d’Appel de Paris) đề nghị hủy phán quyết này. Thế nhưng, Tòa thượng thẩm Paris đã từ chối hủy phán quyết, theo quyết định đề ngày 4/3/1986.

Continue reading

TÍNH BẢO MẬT TRONG HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

LS. CHÂU VIỆT BẮC – Phó Tổng thư ký, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Hòa giải viên tại Tp.HCM, Luật sư Đoàn Luật sư TP.HCM

Hòa giải thương mại và Trọng tài thương mại là hai trong các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ngoài tòa án) theo pháp luật Việt Nam. Theo đó, các phương thức này được hình thành dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện và có thủ tục giải quyết tuân thủ quy định pháp luật, cụ thể là Nghị định 22/2017/NĐ-CP (NĐ22) về hòa giải thương mại và Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (LTTTM). Bên cạnh những điểm khác biệt, một trong những đặc trưng cơ bản giống nhau của hai phương thức giải này là nguyên tắc bảo mật thông tin.

Đối với trọng tài, việc bảo mật thông tin được đặt ra giữa thành phần tham gia tố tụng với các thành phần bên ngoài tố tụng, theo đó, các bên tham gia giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài không được cung cấp thông tin cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào khác, ngoài trừ trường hợp các bên thỏa thuận đồng ý tiết lộ thông tin hoặc phải cung cấp theo qui định pháp luật.[1]

Tuy nhiên xét trong quan hệ giữa các bên tranh chấp, Hội đồng trọng tài và Trung tâm trọng tài (trong trường hợp giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài quy chế) thì tài liệu, thông tin trong vụ tranh chấp phải được công khai, minh bạch. Điều này có thể thấy rõ qua qui định tại khoản 1, Điều 12 LTTTM: “Các bản giải trình, văn thư giao dịch và tài liệu khác của mỗi bên phải được gửi đến Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài với số bản đủ để mỗi thành viên trong Hội đồng trọng tài có một bản, bên kia có một bản và một bản lưu tại Trung tâm”.

Tính bảo mật trong hòa giải

Khác với trọng tài, mặc dù NĐ 22 qui định khá tương đồng với LTTTM về tính bảo mật nhưng trong thực tiễn, tính bảo mật trong hòa giải đòi hỏi cao hơn và ở nhiều cấp độ khác nhau:

Continue reading

LUẬT MẪU VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHÚ GIẢI CỦA BAN THƯ KÝ ỦY BAN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA LIÊN HỢP QUỐC

BẢN DỊCH CỦA NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP

uncitral(Luật Ngày 21/06/1985, Phiên bản với các sửa đổi, bổ sung được thông qua ngày 07/7/2006)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng[1]

1. Luật này quy định về trọng tài thương mại[2] quốc tế. Luật này không ảnh hưởng đến bất kỳ thoả thuận đa phương hoặc song phương nào đang có hiệu lực đối với quốc gia ban hành Luật này.

2. Trừ quy định tại các Điều 8, 9, 17 H, 17 I, 17 J, 35 và 36, Luật này chỉ áp dụng khi địa điểm trọng tài là trên lãnh thổ của quốc gia ban hành Luật này.

(Điều 1-2 đã được UNCITRAL sửa đổi tại kỳ họp thứ 39 năm 2006) 3. Trọng tài được gọi là trọng tài quốc tế nếu:

a) Vào thời điểm ký kết thoả thuận trọng tài, các bên có trụ sở tại các quốc gia khác nhau; hoặc

b) Một trong những địa điểm sau đây nằm ngoài quốc gia nơi các bên có trụ sở:

i) Địa điểm trọng tài, như đã được chỉ định trong thoả thuận trọng tài hoặc xác định được theo thoả thuận này;

ii)Nơi thực hiện một phần nghĩa vụ cơ bản trong quan hệ thương mại hoặc nơi có quan hệ mật thiết nhất với đối tượng tranh chấp.

c) Các bên đã thoả thuận rõ ràng rằng đối tượng của thoả thuận trọng tài có mối liên hệ với nhiều nước.

Continue reading

PHÁN QUYẾT C-284/16 NGÀY 6 THÁNG 3 NĂM 2018 CỦA TÒA ÁN CÔNG LÝ CHÂU ÂU VỀ CÔNG NHẬN HIỆU LỰC CỦA PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

Ngày 06/3/2018, Tòa án Công lý Châu Âu (European Court of Justice) bắt nguồn từ yêu cầu của Tòa án tối cao CHLB Đức đã ra Phán quyết C‑284/16 với nội dung khá quan trọng về công nhận hiệu lực của các phán quyết trọng tài tại các nước thành viên và có tác động đến cả phần còn lại của thế giới. Civillawinfor chia sẻ để các bạn tham khảo:


JUDGMENT OF THE COURT (Grand Chamber)

6 March 2018

(Reference for a preliminary ruling — Bilateral investment treaty concluded in 1991 between the Kingdom of the Netherlands and the Czech and Slovak Federative Republic and still applicable between the Kingdom of the Netherlands and the Slovak Republic — Provision enabling an investor from one Contracting Party to bring proceedings before an arbitral tribunal in the event of a dispute with the other Contracting Party — Compatibility with Articles 18, 267 and 344 TFEU — Concept of ‘court or tribunal’ — Autonomy of EU law)

In Case C‑284/16,

REQUEST for a preliminary ruling under Article 267 TFEU from the Bundesgerichtshof (Federal Court of Justice, Germany), made by decision of 3 March 2016, received at the Court on 23 May 2016, in the proceedings

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: