admin@phapluatdansu.edu.vn

GIẢI ĐÁP MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VỀ HÌNH SỰ, HÀNH CHÍNH, DÂN SỰ VÀ KINH DOANH, THƯƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI VĂN BẢN SỐ 212/TANDTC-PC NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 2019 (Trích dẫn)

Kính gửi: – Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;

– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Ngày 29-7-2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức phiên họp trực tuyến để giải đáp một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, dân sự và kinh doanh, thương mại. Trên cơ sở các ý kiến phản ánh vướng mắc và giải đáp của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao thông báo kết quả giải đáp vướng mắc như sau:

1. Vướng mắc về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (quy định tại Điều 201 của Bộ luật Hình sự)

– Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi thu được từ việc cho vay hay là khoản tiền lãi thu được sau khi trừ đi tiền lãi theo quy định của Bộ luật Dân sự?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự thì: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay…”. Do đó, khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.

– Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay hay số tiền lãi thu được của từng người vay?

Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

Continue reading

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA CÔNG LÝ CHÂU ÂU VỀ VẤN ĐỀ CHIẾT KHẤU CỦA DOANH NGHIỆP THỐNG LĨNH

 PHÙNG VĂN THÀNH – Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương

Ngày 6 tháng 10 năm 2015, Toà án công lý Châu Âu (ECJ) đã đưa ra phán quyết liên quan đến vấn đề chiết khấu trong vụ Post Danmark[1]. Phán quyết của ECJ đưa ra trong vụ việc này là sự tổng hợp và hệ thống hoá lại tất cả các quyết định liên quan đến vấn đề chiết khấu mà ECJ đã đưa ra trong các vụ việc trước đây, qua đó hình thành hướng dẫn thực thi cho các cán bộ thực thi cũng như các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường khi xây dựng các chính sách chiết khấu.

1. Thông tin vụ việc

Post Denmark là doanh nghiệp bưu chính có vị trí thống lĩnh trên thị trường Vương quốc Đan Mạch. Doanh nghiệp này nguyên là một doanh nghiệp độc quyền do nhà nước là chủ sở hữu. Đến năm 2007 – 2008, doanh nghiệp này được tái cơ cấu trong đó có cả phần vốn góp của tư nhân và một phần thuộc sở hữu của người lao động.

Sau khi tái cơ cấu, doanh nghiệp này áp dụng chính sách chiết khấu dựa trên định mức về khối lượng đối với từng phân đoạn thị trường dịch vụ bưu chính trực tiếp của toàn bộ thị trường dịch vụ bưu chính. Tại thời điểm này trên thị trường chỉ có duy nhất một doanh nghiệp đối thủ là Bring Citymail (một công ty của Na Uy).

Trên cơ sở điều tra, vào năm 2009, Cơ quan cạnh tranh Đan Mạch đi đến kết luận rằng Post Danmark đã lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường dịch vụ bưu chính thông qua việc áp dụng các chính sách chiết khấu nhằm xây dựng mạng lưới khách hàng trung thành và bóp méo thị trường cạnh tranh trong khi không đưa ra được các biện pháp tạo hiệu quả kinh tế mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 1402/BCT-ĐTĐL NGÀY 22 THÁNG 2 NĂM 2018 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIÁ BÁN ĐIỆN CHO HOẠT ĐỘNG GIẢI MÃ, KHAI THÁC ĐỒNG TIỀN ẢO

Kính gửi: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Bộ Công Thương nhận được Công văn số 4887/EVN-KD ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công văn số 7908/EVN CPC-KD ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Tổng công ty Điện lực miền Trung, Công văn số 4572/EVNHCMC-KD ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh và Công văn số 4604/EVN HANOI-B14 ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đề nghị hướng dẫn thực hiện giá bán điện cho khách hàng sử dụng điện có hệ thống máy tính xử lý dữ liệu tự động để phục vụ cho hoạt động giải mã, khai thác đồng tiền ảo như bitcoin, litecoin, ethereum và một số đồng tiền tương tự khác. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Công văn số 9853/NHNN- PC ngày 04 tháng 12 năm 2017 về tính hợp pháp của hoạt động giải mã, khai thác tiền ảo và Bộ Tư pháp tại Công văn số 335/BTP-PLDSKT ngày 29 tháng 01 năm 2018 về việc thực hiện giá bán điện cho khách hàng sử dụng điện có hệ thống máy tính xử lý dữ liệu tự động để phục vụ cho hoạt động giải mã, khai thác đồng tiền điện tử, Bộ Công Thương hướng dẫn như sau:

Hoạt động giải mã, khai thác đồng tiền ảo như bitcoin, litecoin, ethereum và một số đồng tiền tương tự khác thông qua phần mềm đã được lập trình sẵn trên hệ thống máy tính xử lý dữ liệu tự động mang tính chất làm dịch vụ thông qua việc giải thuật toán để xác minh giao dịch mua bán trên mạng. Vì vậy, điện năng sử dụng cho hoạt động này thuộc đối tượng áp dụng giá bán lẻ điện cho mục đích kinh doanh.

Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực áp dụng giá bán điện mục đích kinh doanh cho hoạt động giải mã, khai thác các loại tiền ảo này./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Hoàng Quốc Vượng

TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ: ỦY QUYỀN CỦA CÔNG TY, GHI THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

LS. KIỀU ANH VŨ

Cùng một vấn đề pháp lý, các thẩm phán, tòa án có thể có những quan điểm pháp lý khác nhau.

Từ một tình huống thực tiễn…

Công ty A làm giấy ủy quyền cho ông X để ông X đại diện cho công ty A khởi kiện, tham gia tố tụng trong một vụ án kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Đ. Giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin của công ty A theo thứ tự người ủy quyền là công ty A, mã số doanh nghiệp, địa chỉ của của công ty A và thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty A; ngoài ra còn có các nội dung về người được ủy quyền, nội dung ủy quyền, thời hạn ủy quyền. Giấy ủy quyền này do chính người đại diện theo pháp luật của công ty A ký tên và được đóng dấu công ty A.

Tuy vậy, khi nhận giấy ủy quyền này kèm theo đơn khởi kiện, tòa án nhân dân thành phố B đã ban hành thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, yêu cầu công ty A “bổ sung làm lại giấy ủy quyền cá nhân đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền”. Theo tòa án, giấy ủy quyền phải là giấy ủy quyền của cá nhân người đại diện theo pháp luật của công ty A, nghĩa là trong phần người ủy quyền phải ghi là ông Nguyễn Văn Y – đại diện theo pháp luật của công ty A ủy quyền cho ông X.

Yêu cầu này của tòa án đặt ra một vấn đề pháp lý là việc ủy quyền của công ty ghi thế nào cho đúng? Chính công ty là người ủy quyền hay cá nhân người đại diện theo pháp luật của công ty là người ủy quyền?

Đến quy định của pháp luật

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 91/TANDTC-PC NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2017 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ VIỆC XỬ LÝ TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN PHÁO NỔ TRONG NỘI ĐỊA

Kính gửi:

– Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;
– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Tòa án nhân dân tối cao nhận được ý kiến phản ánh của nhiều Tòa án nhân dân về vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ trong nội địa. Về vấn đề này, sau khi xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12-06-2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07-5-2009) thì “các loại pháo” thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh. Tuy nhiên, theo quy định của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 (Luật đầu tư năm 2014) thì “kinh doanh các loại pháo” thuộc Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Phụ lục 4 Luật đầu tư năm 2014). Luật này có hiệu lực thi hành ngày 01-7-2015.

Ngày 22-11-2016, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư năm 2014 (Luật sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư năm 2014), trong đó có bổ sung quy định “kinh doanh pháo nổ” vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6). Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2017.

Để áp dụng đúng và thống nhất quy định của pháp luật trong việc xử lý các hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ trong nội địa, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao khi giải quyết các vụ án tàng trữ, vận chuyển buôn bán pháo nổ trong nội địa cần lưu ý:

Continue reading

TỔNG HỢP VƯỚNG MẮC VỀ DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

imageTRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Thông qua hoạt động tập huấn, trao đổi nghiệp vụ năm 2010, có nhiều vướng mắc được các Tòa án nhân dân địa phương đưa ra thảo luận. Có một số vấn đề, qua thảo luận đã có nhiều ý kiến đồng thuận. Trường Cán bộ Tòa án xin lựa chọn và giới thiệu để các Tòa án nhân dân địa phương tham khảo cho việc áp dụng pháp luật (Civillawinfor chỉ trích dẫn phần về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại).

Câu hỏi 1. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài, về Việt Nam ủy quyền cho người đang cư trú tại Việt Nam tham gia tố tụng tại Tòa án và văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực tại Việt Nam thì việc ủy quyền này có hợp pháp không? Có phải hợp pháp hóa lãnh sự không? Tại sao? Và ủy quyền như thế nào mới là hợp pháp?

Trả lời: Trường hợp người đó đang ở Việt Nam mà ủy quyền cho người đang cư trú tại Việt Nam tham gia tố tụng tại Tòa án và văn bản ủy quyền được cơ quan công chứng, chứng thực Việt Nam thực hiện đúng quy định thì việc ủy quyền này là hợp pháp. Điều 418 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định: “1. Giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được Tòa án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ, tài liệu đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.”. Theo quy định trên thì không đòi hỏi tất cả các văn bản của người ở nước ngoài nộp tại Tòa án Việt Nam đều phải hợp pháp hóa lãnh sự; chỉ những tài liệu làm ở nước ngoài hoặc cơ quan nước ngoài gửi đến Việt Nam thì mới phải hợp pháp hóa lãnh sự. 18 Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Điều 26 Pháp lệnh Lãnh sự quy định: “1.Lãnh sự chứng thực chữ ký và con dấu trên giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức nước tiếp nhận lập và sự phù hợp của giấy tờ, tài liệu đó với pháp luật nước tiếp nhận” . Như vậy, hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan ngoại giao Việt Nam xác nhận những giấy tờ, tài liệu đó có phù hợp pháp luật nước ngoài, xuất xứ từ tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài (nước xuất xứ của tài liệu, giấy tờ đó) hay không; những giấy tờ làm tại Việt Nam thì tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam nên đã công chứng, chứng thực hợp lệ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự nữa. Cũng cần lưu ý là hợp pháp hóa lãnh sự khác với việc công chứng giấy tờ, tài liệu cho công dân Việt Nam ở nước ngoài. Ví dụ: Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ chứng nhận di chúc hoặc một giấy tự khai, một bản sao… cho một người có quốc tịch Việt Nam đang sống ở Mỹ là việc công chứng; khác với việc công dân Mỹ (kể cả người gốc Việt không còn quốc tịch Việt Nam) làm di chúc đã có cơ quan có thẩm quyền của Mỹ chứng thực thì vẫn phải hợp pháp hóa lãnh sự mới có giá trị sử dụng ở Tòa án Việt Nam. Thẩm quyền công chứng của Lãnh sự được quy định tại Điều 24 và 25 của Pháp lệnh Lãnh sự và những giấy tờ đã được công chứng này có giả trị được sử dụng tại Tòa án Việt Nam vì nó không thuộc đối tượng phải Hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều 26 Pháp lệnh Lãnh sự và Điều 418 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Continue reading

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN PHÁP LÝ: TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN VẢI

NGUYỄN THU PHƯƠNG (Sưu tầm)

Nguyên đơn: Công ty May Xuất khẩu Việt Nam ( Người mua )
Bị đơn: Công ty Hàn Quốc ( Người bán )

CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP:

– Mua hàng theo mẫu;
– Giá trị pháp lý của mẫu hàng;
– Nghĩa vụ cung cấp mẫu hàng;
– Giá trị pháp lý của chứng thư giám định.

TÓM TẮT VỤ VIỆC:

Nguyên đơn và Bị đơn ký hai Hợp đồng mua vải. Trong các điều khoản của Hợp đồng, đáng lưu ý có các điều khoản sau:
– Chất lượng của hàng hóa sẽ dựa theo mẫu LABDIP ( Điều 2 Hợp đồng );
– Giám định trước khi gửi hàng do nhà sản xuất thực hiện là cuối cùng và có giá trị pháp lý ràng buộc hai bên ( Điều 7 Hợp đồng ).
Sau khi nhận hàng của Bị đơn, Nguyên đơn đã chuyển số vải cho một đơn vị gia công hàng của Nguyên đơn để kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào gia công.Tuy nhiên, do lỗi vải quá nhiều nên đơn vị gia công đã từ chối nhận vải của Nguyên đơn. Nguyên đơn đã mời đại diện của Bị đơn là ông A (Trưởng văn phòng đại diện của Bị đơn ) đến kiểm tra chất lượng vải. Sau khi kiểm tra vải đại diện Bị đơn đồng ý để Nguyên đơn mời Công ty X giám định chất lượng vải của Hợp đồng. Sau đó, Nguyên đơn nhận được kết quả giám định của Công ty X với nội dung “toàn bộ lô hàng không sử dụng được trong công nghệ cắt may công nhiệp hàng loạt”.
Do hai bên không giải quyết được tranh chấp về chất lượng nên Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn ra Trọng tài, yêu cầu Bị đơn hoàn trả lại cho Nguyên đơn 44.089,2USD gồm các khoản sau:

– Trị giá Hợp đồng : 31.669,2USD
– Chi phí nhận hàng : 300USD
– Lãi suất đến ngày khởi kiện : 675,61USD
– Tiền phạt mà Nguyên đơn bị khách hàng phạt do không có hàng để giao : 11.445USD.

Continue reading

TRANH CHẤP MUA BÁN VÀNG TRÊN SÀN: KHÓ XỬ!

HOÀNG YẾN

Hai vụ án có nội dung y hệt nhau, chỉ khác tên, địa chỉ của bị đơn và số tiền phải trả nhưng cấp phúc thẩm giải quyết theo hai hướng…

Năm 2007, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) đưa ra hình thức đầu tư kinh doanh vàng. Theo đó, người tham gia đầu tư vàng trực tiếp ký các hợp đồng giao dịch vàng kiêm hợp đồng cấp tín dụng hạn mức và hợp đồng cầm cố số dư tài khoản VNĐ/vàng. ACB sẽ cung cấp hạn mức tín dụng cho người tham gia đầu tư. Người tham gia đầu tư trực tiếp giao dịch, đặt lệnh mua bán tại trung tâm giao dịch vàng thông qua đại diện của ACB ở đó. Người tham gia đầu tư phải nộp một khoản tiền ký quỹ trên tài khoản và lỗ lãi khi mua bán vàng trên sàn được khấu trừ vào tài khoản.

Hai vụ tương tự, hai hướng giải quyết

Năm 2008, Công ty TNHH Đông Dương đã ủy quyền cho 22 cá nhân là nhân viên công ty trực tiếp ký kết, thực hiện việc giao dịch vàng. Trong đó, có bảy trường hợp có số dư nợ nhưng không thanh toán cho ACB nên bị ACB khởi kiện ra TAND TP Hà Nội.

Tháng 9-2009, TAND TP Hà Nội xử vụ đầu tiên giữa ACB với ông TĐM, nhân viên Đông Dương. Tòa xác định Đông Dương là bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì đã ủy quyền cho ông M. giao dịch trên sàn vàng, nhân danh công ty mở tài khoản cá nhân và thực hiện các giao dịch dưới sự chỉ đạo, kiểm soát của công ty. Tòa xác định hợp đồng giao dịch có hiệu lực và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ACB, buộc ông M. cùng Đông Dương liên đới trả cho ngân hàng số dư nợ. Sau đó, ông M. và Đông Dương kháng cáo. Tháng 4-2010, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã hủy bản án sơ thẩm với lý do cần bổ sung người tham gia tố tụng.

Tháng 2-2010, TAND TP Hà Nội xử vụ thứ hai giữa ACB với bà NTVA, nhân viên Công ty Đông Dương và cũng ra phán quyết tương tự như trên. Tháng 8-2010, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội xử phúc thẩm lại không hủy án mà chỉ sửa án sơ thẩm. Tòa phúc thẩm cho rằng hợp đồng giao dịch vàng giữa ACB và bị đơn là vô hiệu vì hình thức kinh doanh giao dịch trên sàn vàng là hình thức kinh doanh mới, cần phải có giấy phép hoạt động. Việc ACB kinh doanh giao dịch vàng trên sàn là chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho hoạt động.

Continue reading

TRANH CHẤP GIỮA LỢI ÍCH CỦA CÔNG TY VÀ CỔ ĐÔNG: TRANH CHẤP QUYỀN MUA CỔ PHẦN

NGUYỄN TRUNG NAM

Trong rất nhiều trường hợp chúng ta thấy nguyên nhân của tranh chấp chính là sự lạm quyền của giám đốc, sự thiếu giám sát, tắc trách, tiền hậu bất nhất của HĐQT. Các thành viên HĐQT chưa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cẩn trọng vì lợi ích của Cty và cổ đông.

Phiên toà đầu tiên tại Thái Bình xử vụ tranh chấp cổ phần với nguyên đơn là các cổ đông bị mất quyền mua cổ phần phát hành mới, trong khi lãnh đạo công ty gốm sứ lý giải việc “tước” quyền vì số đông người lao động.

Cty CP gốm sứ Thái Bình tiền thân là Xí nghiệp sứ Thái Bình (cổ phần hoá năm 2005) với vốn điều lệ là 2,5 tỷ đồng, chia thành 250.000 cổ phần cho 272 cổ đông. Mặc dù hoạt động chưa được 5 năm nhưng nội bộ công ty đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn.

Tháng 4/2008, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) công ty nhất trí thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2,5 tỷ lên 5 tỷ đồng (chia thành 500.000 cổ phần) theo phương thức phát hành cổ phiếu phổ thông để huy động vốn.

Tuy nhiên, danh sách cổ đông được lập đưa quá nửa số người lao động chưa từng có cổ phần tại Cty vào trong khi lại cố ý bỏ qua nhiều người đang nắm giữ tỷ lệ gần nửa số cổ phần vào thời điểm đó.

Ngày 15/2/2009, ông Nguyễn Viết Xuân – Chủ tịch HĐQT Cty ký Nghị quyết chào bán 12.280 đồng/cổ phần. Theo đó, thành viên HĐQT mỗi người được mua 10.000 cổ phần.

Riêng Chủ tịch HĐQT và GĐ được ưu ái thêm 10.000 cổ phần, phó GĐ tăng thêm 5.000 cổ phần, Trưởng, phó các phòng, quản đốc… mỗi người được tăng 10.000 cổ phần, kế toán trưởng được thêm 5.000 cổ phần, nhân viên quản lý là 2.000 cổ phần/người, người lao động làm việc thường xuyên mỗi người được 300 cổ phần… Xác minh trước toà, chỉ 40% số người được mua cổ phần theo sự phân chia này là cổ đông của công ty. Còn các cổ đông không phải là lao động của Cty hoàn toàn không được đả động trong khi nếu được mua đúng quyền, số này sẽ nắm quyền kiểm soát Cty.

Continue reading

BÌNH LUẬN VỤ VIỆC VỀ TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN

TỪ THẢO – Cố vấn cao cấp Công ty Tư vấn Nam An Luật.

Diễn biến sự việc

Ngày 23/10/2004, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) công ty cổ phần (CTCP) Bạch Đằng thành lập, bầu ra Hội đồng quản trị (HĐQT) 5 người gồm ông Phúc, ông Lâm và các bà Phương, Hiền, Oanh. Các thành viên HĐQT đều là cổ đông sáng lập của Công ty. Ngày 2/11/2004, ông Phúc – Chủ tịch HĐQT đã đứng ra bán 17.602 cổ phần, bán cho người ngoài doanh nghiệp là ông Cường với giá hơn 3,363 tỷ đồng. Bà Hiền, kế toán trưởng cũng đã chuyển nhượng 1.000 cổ phần trong tổng số 1.353 cổ phần của mình cho người khác.

Việc mua bán cổ phần này bị các cổ đông phát giác và đề nghị tổ chức Đại hội cổ đông thường niên. Tuy nhiên, ông Phúc và một số thành viên HĐQT Công ty Bạch Đằng đã không tiến hành đại hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Theo điều 16, khoản 2 điều lệ Công ty, ĐHCĐ thường niên do chủ tịch HĐQT triệu tập vào quý I hàng năm, nhưng đến hết quý II/2005, ông Phúc vẫn không triệu tập.

Ngày 4/5/2005, nhóm cổ đông nắm giữ 52,41% cổ phần liên tục sáu tháng đã gửi đơn đề nghị HĐQT triệu tập Đại hội cổ đông bất thường. Ngày 13/5/2005, HĐQT do bà Phó Chủ tịch HĐQT đại diện đã có thông báo không triệu tập họp ĐHĐCĐ. Ngày 17/6/2005, nhóm cổ đông nắm giữ 52,41% cổ phần đã đứng ra triệu tập Đại hội cổ đông bất thường vào ngày 2/7/2005.

Tại đại hội, các cổ đông tham dự đã bỏ phiếu bãi miễn 3 thành viên HĐQT, trong đó có ông Phúc, bà Hiền. Do đó, ông Quang – Chủ tịch HĐQT (mới) – đồng thời là cổ đông trong nhóm cổ đông 53,04% (nhóm cổ đông đã tham dự cuộc họp ngày 2/7/2005), đã kiện ra toà án yêu cầu: Công nhận kết quả Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 2/7/2005 là hợp pháp. Buộc các thành viên HĐQT bị bãi miễn, các thành viên Giám đốc điều hành bị bãi miễn phải bàn giao quyền, nghĩa vụ quản trị, điều hành, kiểm soát Công ty cho HĐQT, giám đốc mới.

Tuy vậy, bên bị kiện lại đề nghị hủy bỏ toàn bộ nội dung ĐHĐCĐ bất thường ngày 2/7/2005 vì cho rằng đây là hoạt động bất hợp pháp.

Bình luận tình huống

Luật áp dụng. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Diễn biến tranh chấp trong nội bộ CTCP nêu trên diễn ra trong thời gian từ năm 2004 đến 2005, do vậy Luật áp dụng để giải quyết tình huống này là Luật doanh nghiệp 1999 (Luật Doanh nghiệp 1999 chấm dứt hiệu lực từ 1/7/2006 và được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp 2005).

Continue reading

TRANH CHẤP VỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN: BÀI HỌC KHÔNG CŨ

PHẠM HUẤN

Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ phải theo trình tự nào ? DN phải làm gì để không xảy ra tranh chấp khi chuyển nhượng?

Cty cổ phần BĐG được cấp giấy chứng nhận kinh doanh lần đầu vào tháng 6/2003. Điều lệ Cty quy định như Luật Doanh nghiệp 1999. Ngày 15/7/2005, ông Thanh là cổ đông sáng lập – Chủ tịch HĐQT của Cty cổ phần ĐBG có ký Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ 8.500 cổ phần của mình trong Cty cổ phần ĐBG cho ông Sơn với giá chuyển nhượng 1,5 tỷ đồng và đã nhận đủ số tiền này từ ông Sơn. Trong hợp đồng cũng có điều khoản ông Thanh phải từ chức Chủ tịch HĐQT và thực hiện các thủ tục để ông Sơn được giữ chức Chủ tịch HĐQT của Cty ĐBG. Ông Sơn nhận một số giấy tờ của Cty BĐG do ông Thanh giao để làm tin bao gồm một số hóa đơn GTGT do bên bán phát hành cho Cty ĐBG và 2 chứng nhận bảo hiểm do Cty bảo hiểm cấp cho Cty ĐBG.

Tuy nhiên, sau đó ông Thanh không thực hiện việc làm thủ tục đăng ký ông Sơn vào Sổ đăng ký cổ đông và làm thủ tục thay đổi Chủ tịch HĐQT của Cty. Do đó, ông Sơn làm đơn khởi kiện yêu cầu ông Thanh phải trả lại số tiền chuyển nhượng cổ phần đã nhận 1,5 tỷ đồng nói trên

Ông Thanh xác nhận chỉ ký khống vào tờ giấy trắng để ông Sơn sử dụng vào việc liên hệ mua hàng hóa tại Hà Nội, thực tế không có ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Tòa án đã thụ lý vụ việc.

Giải quyết tranh chấp

Căn cứ vào bản Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ngày 15/7/2005, có đủ cơ sở để xác định giữa ông Thanh và ông Sơn có thỏa thuận việc chuyển nhượng 8.500 cổ phần của ông Thanh trong Cty cổ phần ĐBG cho ông Sơn với giá chuyển nhượng 1,5 tỷ đồng. Nhưng có vấn đề cần xem xét là ông Sơn không đưa ra được bằng chứng chứng tỏ bên chuyển nhượng là ông Thanh đã nhận đủ số tiền chuyển nhượng nói trên. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần nói trên giữa ông Thanh và ông Sơn không được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Cty cổ phần BĐG theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật DN năm 1999.

Continue reading

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU: DỊCH VỤ … BẢO ĐẢM TRÚNG THẦU

HOÀNG YẾN

Về nguyên tắc, việc đấu thầu phải công khai, minh bạch, tiến hành đúng trình tự quy định. Vậy mà hiện nay đã xuất hiện dịch vụ… bảo đảm trúng thầu, thậm chí một hợp đồng còn được sang tay qua nhiều “cò”. Liệu pháp luật có công nhận, cho phép?

TAND quận 11 (TP.HCM) vừa hoãn xử vụ tranh chấp hợp đồng dịch vụ bảo đảm trúng thầu khu chợ Văn Thánh để trưng cầu giám định thêm một số chứng cứ trước khi ra phán quyết.

Chi 15 tỉ đồng để được trúng thầu

Theo bà L., năm 2007, ông T. gặp bà chào bán dự án chợ Văn Thánh (phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM) với giá 165 tỉ đồng. Ngày 6-11-2007, giữa bà và ông T. ký kết hợp đồng dịch vụ với nội dung chính như sau: Ông T. có trách nhiệm lập thủ tục cho Công ty B tham gia đấu thầu khai thác chợ Văn Thánh theo quy định của UBND TP.HCM và đảm bảo Công ty B sẽ trúng thầu, còn bà có trách nhiệm trả 15 tỉ đồng phí dịch vụ cho ông T.

Trước và sau khi ký hợp đồng, bà đã giao cho ông T. tổng cộng 5 tỉ đồng, có đợt lập biên nhận, có đợt không. Dù vậy, cuối cùng Công ty B vẫn không phải là đơn vị trúng thầu. Tháng 2-2008, ông T. viết giấy cam kết sẽ hoàn lại cho bà 5 tỉ đồng nhưng không thực hiện. Tiếp đó, ông T. ký văn bản xác nhận là đã nhận của bà số tiền trên và cam kết trả lãi cho bà 2%/tháng. Tháng 5-2008, một lần nữa ông T. ký văn bản xác nhận đã nhận của bà 5 tỉ đồng và cam kết trả lãi 2%/tháng, thời hạn thanh toán là ngày 10-5-2008. Nhưng đến nay, ông T. vẫn không hoàn trả lại tiền cho bà.

Tháng 10-2009, bà L. đã khởi kiện ông T. ra TAND quận 11, yêu cầu ông T. phải trả lại 5 tỉ đồng. Nếu ông T. không đồng ý thì bà yêu cầu ông T. phải trả thêm tiền lãi 2%/tháng như thỏa thuận giữa đôi bên. Đồng thời, cho rằng vợ ông T. là người biết rất rõ việc làm ăn giữa hai bên, bà L. đề nghị tòa buộc vợ ông T. phải có trách nhiệm liên đới cùng chồng.

Continue reading

TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TPHCM: RỐI THÊM DO TÒA ÁN?

VIẾT ĐOÀN

Chỉ là một vụ án “Kinh doanh thương mại về tranh chấp Hợp đồng kinh tế” thế nhưng liên tiếp trong thời gian vừa qua TAND Q7 (TP HCM) đã có đến 1 thông báo và 2 quyết định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu ngăn chặn và phong tỏa tài sản tiền gửi của đương sự. Tuy nhiên, điều đáng nói là những văn bản này đều có dấu hiệu trái luật hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật khiến DN phải… kêu cứu.

Theo Hợp đồng số 110809/UREA/12,500/MT, ngày 11/8/2009 Cty CP Kim Phú Gia (bên Bán) và Cty CP vật tư nông sản (bên Mua) mua bán phân UREA N46% với số lượng mua hàng là 12.500 tấn, được giao hàng tại Cảng Đà Nẵng với giá trị trên 3,4 triệu USD (khoảng 61,875 tỷ đồng). Như thỏa thuận NH NN-PTNT VN CN 8 phát hành 1 bảo lãnh thực hiện hợp đồng tương ứng 3% giá trị lô hàng cho bên Bán và bên Mua thụ hưởng (hơn 1,856 tỷ đồng). Số tiền này được trả cho bên Mua như một khoản bồi thường thiệt hại phát sinh do lỗi của bên Bán. Đồng thời, theo yêu cầu của bên Mua, NH Đầu tư & Phát triển CN Hà Thành (BIDV) đã ra một chứng thư bảo lãnh thanh toán 100% trị giá hợp đồng cho bên Bán và người thụ hưởng chứng thư bảo lãnh là Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank).

Rắc rối ngoài hợp đồng

Trong khi hợp đồng chưa được thực hiện thì hai bên đã xảy ra tranh chấp và bên Bán đã khởi kiện ra TAND Q 7 (TP HCM). Theo như đơn khởi kiện ngày 11/11/2009, bên Bán cho rằng bên Mua đã vi phạm hợp đồng và đòi bồi thường số tiền 2% hợp đồng do chậm thực hiện. Trong đó, công văn ngày 4/9/2009 bên Bán gửi cho bên Mua cho rằng chứng thư bảo lãnh của BIDV không được Southern Bank đồng ý với một số điều trong thư bảo lãnh và đòi hỏi những cái không cần thiết. Do đó, đã đề nghị chuyển người thụ hưởng là NH NN-PTNT VN CN Sài Gòn.

Ngày 16/9/2009 bên Bán lại có văn bản gửi bên Mua với nội dung cho rằng “Chứng thư bảo lãnh của BIDV đã ràng buộc thêm điều kiện kèm theo các chứng từ chứng minh bên Mua đã nhận đủ hàng nhưng không thanh toán theo quy định của hợp đồng”. Tuy nhiên, nội dung của những văn bản này và các cuộc đàm phán đều bị bên Mua bác bỏ. Ông Nguyễn Tiến Dũng – TGĐ Cty CP vật tư nông sản (đại diện bên Mua) khẳng định: “Việc xác định người thụ hưởng trong thư bảo lãnh chúng tôi đã làm theo đúng như cam kết trong hợp đồng. Còn việc thay đổi người thụ hưởng thì hợp đồng không ràng buộc mà chỉ do hai bên đàm phán nên việc chấp thuận hay không phụ thuộc vào nội dung của cuộc đàm phán và chúng tôi không chấp thuận”.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: