admin@phapluatdansu.edu.vn

KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN trong hoạt động luật sư

attorney_lawyer_about_me-1 Bài giảng của Chuyên gia Cộng hòa Pháp tại Lớp Đào tạo Luật sư tư vấn (Nhà Pháp luật Việt – Pháp)

Đàm phán là một nghệ thuật, đồng thời là một công việc đòi hỏi luật sư phải có sự chuẩn bị chu đáo. Là một nghệ thuật, đàm phán có những nguyên tắc và phương pháp riêng của nó. Luật sư tư vấn nhất thiết phải nắm vững những nguyên tắc và phương pháp này, để có thể thành công trong vai trò là người bảo vệ, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Continue reading

THI TRẮC NGHIỆM: Nhiều tranh cãi ở Mỹ

 NEAL KOBLITZ – GS Toán học tại Đại học Washington, Hoa Kỳ  (Hảo Linh dịch)

Một hạn chế của các đề thi trắc nghiệm là nó thất bại trong việc chuẩn bị cho học sinh đối diện với phương thức giải quyết vấn đề mà họ sẽ bắt gặp trong các lớp toán, khoa học và trong những nghề nghiệp tương lai.

Gần đây có nhiều cuộc thảo luận ở Việt Nam về việc làm thế nào để đánh giá năng lực toán học của học sinh và có rất nhiều tranh cãi về ý tưởng sử dụng các đề thi trắc nghiệm. Hội Toán học Việt Nam đã cảnh báo việc sử dụng những đề thi như thế này sẽ khiến học sinh nhớ các tiểu xảo hơn là phát triển một hiểu biết logic về môn học này. Tôi muốn bình luận về vấn đề trên dựa vào kinh nghiệm của chúng tôi ở Mỹ. Continue reading

E-LECTURES: Conversation with Ruth Bader Ginsburg – US Supreme Court Justice Live At UChicago

Ruth Bader Ginsburg – Legal scholar and tireless defender of equal rights (March 15, 1933 – September 18, 2020): was an American jurist who was an associate justice of the Supreme Court of the United States from 1993 until her death in 2020. She was nominated by President Bill Clinton and was generally viewed as belonging to the liberal wing of the Court. Ginsburg was the second woman to serve on the U.S. Supreme Court, after Sandra Day O’Connor. During her tenure Ginsburg wrote notable majority opinions, including United States v. Virginia (1996), Olmstead v. L.C. (1999), and Friends of the Earth, Inc. v. Laidlaw Environmental Services, Inc. (2000)… (Source: Wikipedia). Continue reading

HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI TỰ DO

 GIÁP VĂN DƯƠNG

Tôi cho rằng, mục tiêu của giáo dục là giúp cho người học vượt thoát khỏi những giới hạn do chính giáo dục mang lại. Học lại là hoạt động trọng tâm của giáo dục. Vì thế, câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “Học để làm gì?” sẽ là: Học để trở thành con người tự do, trong đó quan trọng nhất là tự do tư tưởng, tự do lựa chọn, tự do trở thành, tự do kiến tạo.

 Học để làm gì? Continue reading

NHÂN ĐỌC BÀI: “TRƯỜNG VIỆT – ÚC GỬI THÔNG BÁO TỪ CHỐI 40 HỌC SINH”

LS. VÕ ĐỨC DUY – Trưởng điều hành chi nhánh Việt Nam, Công ty Luật Santa Lawyers (Hoa Kỳ)

Vấn đề Trường Việt Úc gửi thư đến 40 phụ huynh thông báo ngừng nhận con em của họ, dư luận có 2 luồng ý kiến, có bên cho rằng nhà trường không có quyền cấm học sinh đi học tại trường này, có bên cho là phụ huynh đã sai khi không chịu mức học phí của trường này đưa ra …

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả có những phân tích và ánh nhìn theo góc độ pháp lý như sau :

Việt Úc theo mô hình quốc tế, nên nếu tham chiếu theo common laws ( hệ thống thông luật ), comparaive laws ( luật so sánh) và những common senses ( những lẽ thường và đạo lý ở đời ) theo văn hóa của người phương Đông.

Thứ nhất: Trong đạo luật về dân sự của các quốc gia có chính thể liên bang ( như Mỹ, ÚC, Canada , etc…) có qui định “ We reserve the right to refuse services to anyone” ( hiểu trong ngữ cảnh này là: điều khoản qui định họ ( bên cung ứng ) có quyền từ chối phục vụ khách hàng, dù có thể là Khách hàng mới và/hoặc trước đó đã ký hợp đồng với Khách hàng, nhưng trong quá trình thực hiện công việc, Khách hàng đã không hợp tác, không trung thực, gây khó dễ cho bên cung cấp, v.v…, đành buộc họ dựa vào điều khoản này mà ngưng và từ chối phục vụ Khách hàng ( dù trên thế gian này bất kỳ một business nào cũng đều cần Khách hàng)1.

Continue reading

BONG BÓNG ĐẠI HỌC

 CAMERON SHINGLETON – Giảng viên đại học

Nền kinh tế thị trường lâu lâu lại có một quả “bong bóng”. Nếu như cách đây tròn 10 năm có khủng hoảng tài chính thế giới do bong bóng tài sản thì vài năm sau, ở Việt Nam tôi được chứng kiến bong bóng kế toán viên.

Khuê, bạn tôi, một cô gái lớn lên ở Bình Phước, học giỏi, có năng khiếu vẽ và chụp ảnh. Nhưng Khuê lại quyết định đăng ký vào khoa kế toán một trường đại học dân lập ở TP HCM vì mẹ cô bảo “Việt Nam sẽ thiếu kế toán”. Khuê và các bạn cùng nắm tay nhau đi học kế toán.

Quyết định hơi hấp tấp mang lại kết quả không tốt đẹp lắm. Khuê không mấy hứng thú với nghề kế toán, cũng không có nhiều chỗ tuyển dụng khi cô ra trường vì quá nhiều người đang cầm bằng kế toán trên tay. Rồi Khuê cũng xin được vào một công ty nhỏ, vừa làm thu ngân, vừa điều phối nhân viên giao hàng. Lương thấp, công việc vừa chán vừa căng thẳng, cô vay tiền ngân hàng mở quán cà phê khi mà số nợ mượn trước đó để học đại học còn chưa trả.

Đến giờ Khuê cũng không biết phải làm gì để trả hết nợ, và cũng chẳng biết kiến thức nào ở trường đại học cần cho việc tính toán đơn đặt mua cà phê và kiểm soát các khoản chi phí lặt vặt của quán. Các bạn của Khuê cũng không khá hơn, nhiều người ôm bằng kế toán sang làm ngành phục vụ, người về quê lấy chồng.

Continue reading

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢM THẤY “ĐỦ” TRONG CUỘC SỐNG

ELLE TEAM Lược dịch: Mia Thủy Tiên (Tạp chí Phái đẹp ELLE/ First Women)

Liên tục chạy theo và đáp ứng những ham muốn, tham vọng trong cuộc sống, con người dường như đánh mất đi hạnh phúc của mình. “Như thế nào là đủ?” là một câu hỏi khó có được câu trả lời chính xác.

“Tôi đã đủ hạnh phúc chưa?” hoặc có thể rút gọn thành “Tôi đã cảm thấy đủ với cuộc sống hiện tại chưa?”.

Cân đo đong đếm cảm xúc giống như việc xác định trọng lượng của đại dương hay liệt kê những thứ trên đời mà loài mèo ghét bỏ vậy. Đơn giản đây là chuyện không thể.

Vẫn câu hỏi đó “Bao nhiêu là đủ?”.

Có lẽ các nhà tiếp thị đã nhìn ra được sự tuyệt vọng trong câu hỏi khó tìm được câu trả lời này. Thế nên, họ đã lồng vào những mẩu quảng cáo lời hứa hẹn “Chỉ cần bạn có…, là đủ…”.

“Chỉ cần uống thuốc giảm cân Slimfat là đủ để bạn sở hữu thân hình cân đối”.

“Chỉ cần sử dụng xe Jeep là đủ cho một chuyến khám phá”.

“Chỉ cần mang giày Nike là đủ trở thành vận động viên điền kinh”.

“Chỉ cần tham gia vào công ty môi giới Scottrade là đủ để trở nên giàu có”.

Continue reading

PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN

 NGÔ MINH THƯƠNG 

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực quốc gia là nhiệm vụ xuyên suốt và mang tính chiến lược của Đảng ta. Một trong những nguồn lực quan trọng ấy chính là tầng lớp trí thức Việt Nam, đặc biệt là các thế hệ sinh viên – những chủ nhân tương lai, lực lượng quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Để giúp sinh viên có được những kỹ năng mềm ấy, phương pháp dạy học tích cực của giảng viên có vị trí đặc biệt quan trọng.

Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức cũng như phát triển tổng hợp các kỹ năng mềm cần thiết cho người học.

Theo từ điển Giáo dục học, “kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”(1). Có tác giả cho rằng: “Kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả”(2).

Như vậy, theo cách định nghĩa trên thì thuật ngữ kỹ năng mềm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của con người. Đó chính là hành vi ứng xử của mỗi người, là cách tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc nhóm. Tồn tại song song với những yêu cầu về mặt chuyên môn thì kỹ năng mềm cũng là nhân tố có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại, hiệu quả hay kém chất lượng trong công việc và hoạt động thực tiễn.

Continue reading

NHỮNG LỖI PHỔ BIẾN TRONG TRÌNH BÀY BẰNG POWERPOINT

GS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Đã dự rất nhiều hội nghị khoa học lớn và nhỏ ở nhiều nơi, kể cả ở Việt Nam, tôi thấy một số sai lầm phổ biến trong cách trình bày bằng powerpoint (PPT). Những sai lầm này thường liên quan đến cách soạn slide, nội dung, và cách trình bày. Thật ra, ngày xưa, lúc mới bước vào học, tôi cũng từng phạm phải những sai lầm như thế, nhưng nhờ có thầy chỉnh sửa và hướng dẫn, nên đã tránh được những sai lầm đó và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Nay đã đến lúc tôi có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân cùng các bạn.

Mục tiêu của bất cứ bài nói chuyện nào cũng là chuyển giao thông tin. Chuyển thông tin từ một cái đầu sang nhiều cái đầu. Không chỉ chuyển giao, mà còn phải chuyển giao một cách có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả, diễn giả cần phải có nội dung tốt, một bộ slide hoàn chỉnh, và một phong cách trình bày chuyên nghiệp. Chỉ khi nào một bài thuyết trình hội đủ 3 nhu cầu trên thì mới có thể xem là thành công.

Nhưng trong thực tế, tôi đã thấy rất nhiều bài nói chuyện trong các hội nghị trở thành nhạt nhẻo, và khán giả chẳng học hỏi được gì từ bài nói chuyện. Chúng ta có câu Chiếc áo không làm nên thầy tu. Tương tự, nếu diễn giả có một nhúm slide, chưa chắc diễn giả đó đã có một bài thuyết trình. Một nhúm slide khác với một bài thuyết trình. Đã từng tham dự nhiều hội nghị và hội thảo ở Việt Nam, tôi rút ra một số kinh nghiệm, hay nói đúng hơn là một số sai lầm phổ biến dưới đây.

Những sai lầm khi soạn slide

1. Vấn đề chọn màu. Một trong những sai lầm phổ biến nhất là cách chọn màu cho slide. Có hai màu diễn giả cần phải chọn: màu nền (background color) và màu chữ (text color). Nhiều diễn giả không chú ý nên chọn màu không thích hợp. Chẳng hạn như nền màu xanh đậm mà chữ màu đỏ hay màu đen, hoặc nền màu trắng nhưng chữ màu vàng, v.v. là không thích hợp. Không thích hợp vì rất khó đọc. Nhiều người Việt có thói quen chọn màu đỏ chói làm màu nền, và đó là một cách chọn không thích hợp, vì màu đỏ là màu “high energy” làm cho người đọc rất khó chú ý.

Continue reading

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

 DIỆP BÙI – CEO & Founder LIONBUI Agency

Tạo dựng thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp là điều cốt yếu mang đến thành công trong sự nghiệp cũng như các mục tiêu khác trong cuộc sống mỗi người. Riêng với doanh nhân, xây dựng điều này vững mạnh còn là điều cần thiết để phát triển doanh nghiệp thành công.

Thương hiệu cá nhân, nói ngắn gọn là những ấn tượng tốt đẹp mà bạn gầy dựng trong tâm trí người khác, là tất cả những gì bạn làm để thể hiện năng lực và các giá trị của bản thân: “Tôi là ai, tôi làm được gì và tôi khác biệt như thế nào”. Không đơn thuần chỉ thể hiện qua hình ảnh bên ngoài, mà điều này còn là cách tự bạn nhận thức về các giá trị cốt lõi, ưu khuyết điểm, năng lực của chính bạn. Nó giúp bạn kiến tạo nên sự khác biệt, và đại diện cho những gì bạn mong muốn chia sẻ ra cộng đồng. Đây là thứ duy nhất không ai có thể lấy đi từ bạn và mang lại lợi ích kéo dài xuyên suốt sự nghiệp.

Nhưng để xây dựng được Thương Hiệu Cá Nhân Bền Vững thì bạn cần biết về những Nguyên Tắc sau:

1. Rõ Ràng

Hồ sơ cá nhân phải thật hoàn chỉnh với cá tính riêng, kèm với những miêu tả ngắn ngọn súc tích về năng lực, sau đó là truyền thông điệp, lời nói, lời sẻ chia theo phong cách của bạn tới mọi người qua tất cả các kênh có thể, như Facebook cá nhân, trang web cá nhân, hồ sơ công việc tại LinkedIn, thậm chí là những đoạn giới thiệu bản thân trên Twitter hay Youtube. Ngoài các kênh mạng xã hội, thương hiệu của riêng bạn cũng sẽ được “truyền tải” một cách sống động khi gặp gỡ những người mới. Vì thế, cần chuẩn bị sẵn một “bản tóm tắt” ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin cũng như chuẩn bị trước thông điệp của riêng bạn. Bằng cách này, khi ai đó tìm hiểu và bắt đầu tiếp xúc với bạn, họ có thể phần nào nắm bắt được ngay lập tức bạn là ai, bạn đại diện cho điều gì.

Continue reading

TẢN MẠN VỀ LẬP LUẬN

GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN

Một nguyên lý sư phạm cho nền giáo dục tiên tiến: cấp cần câu chứ không cho cá. Cái cần câu cấp cho người học là phương pháp độc lập tư duy, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề. Trước hết, đó là phương pháp tư duy phản biện mà cốt lõi là lý thuyết lập luận. Khi có thói quen tư duy phản biện, hiện tượng được nhìn nhận, đào sâu tới gốc rễ của nó. Hơn ai hết, giới nghị sĩ phải rèn luyện về lập luận.

Lập luận là gì?

Xuất phát từ tiền đề (những sự kiện, chân lý được mọi người thừa nhận), dựa trên những lý lẽ chúng ta đi tới những kết luận – đó là lập luận. Có hai loại lập luận: lập luận để chứng minh một chân lý và lập luận để thuyết phục.

Loại lập luận thứ nhất thuộc lôgích hình thức. Đó là toán chứng minh trong hình học, đại số, vật lý, hoá học… dạy trong trường học. Lý lẽ trong loại này là những định lý, định luật, quy tắc… đã biết.

Trong đời thường còn có loại lập luận để thuyết phục, tạo niềm tin, nói sao cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai” rồi tin theo điều mình nói hoặc từ bỏ những xác tín cũ. Lý lẽ chủ yếu ở loại lập luận này là những lôgích đời thường: “ở hiền gặp lành” là lý lẽ về quan hệ nhân quả, “trời kêu ai người ấy dạ” là lý lẽ về số mạng, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là lý lẽ về dòng dõi. Đó là những lẽ thường hay lý lẽ “hiển nhiên là thế”. Loại lập luận này thuộc lôgích phi hình thức. Ở đây lý lẽ có tầm quan trọng hàng đầu. Chất vấn, trả lời, tranh luận trước Quốc hội là những lập luận để thuyết phục.

Lý lẽ trong lập luận

Những kết luận không chứng minh, không có lý lẽ là loại lập luận quyền uy chẳng thuyết phục được ai. Tiếc thay, loại này thường thấy trong diễn đàn Quốc hội.

“Chân lý thuộc về số đông” là loại lý lẽ về số lượng. Nó loại trừ lý lẽ “ta làm theo cách của ta”. Dùng lý lẽ này, GS Hoàng Tuỵ viết: “Yếu kém nhất của nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là đi lạc con đường chung của thế giới đang đi. Lạc hậu còn có thể khắc phục được nhưng lạc đường thì mãi mãi khó đuổi kịp các nước” (Sài Gòn Tiếp Thị, 14.10.2011).

Continue reading

BÀI DIỄN VĂN BẤT HỦ CỦA STEVE JOBS – CEO APPLE TẠI LỄ TỐT NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC STANFORD NĂM 2005

STEVE JOBS

Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.

Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm (kết nối các sự kiện)

Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?

Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.

Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.

Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.

Continue reading

TẠI SAO NGƯỜI TA THÍCH DANH XƯNG?

NGUYỄN VĂN TUẤN

Đối với cuộc sống, người ta không thể lấy học hàm, học vị để trả lời câu hỏi: Tôi là ai? CIVILLAWINFOR

Tôi khổ tâm nhất là chuyện danh xưng, hay phải nói đúng hơn là “vấn đề danh xưng”. Tôi thỉnh thoảng viết báo và không bao giờ sử dụng đến danh xưng, thế nhưng những người biên tập vẫn chêm vào những danh xưng trước tên tôi, làm tôi rất khổ với Ba tôi lúc sinh tiền. Ba tôi mỗi lần đọc được một bài báo với tên tôi tác giả và có kèm theo mấy chữ nhí nhố trước tên là ông nói xa nói gần rằng có người hám danh, thiếu tự tin, nên dùng đến những danh hiệu phù phiếm. Tôi biết Ba tôi nói ai, và tôi thấy mình oan lắm. Có nhiều người như tôi, không bao giờ dùng danh xưng trước tên mình, nhưng vì ban biên tập thêm vào để — nói theo họ — là tăng trọng lượng của bài báo! Tôi không hiểu tại sao ý kiến của một giáo sư hay tiến sĩ phải có trọng lượng hơn ý kiến của một người bán vé số? Thật là vô lí! Người khôn nói 100 điều cũng có ít nhất một điều dại dột, còn người dại dột nói 100 điều chắc cũng có ít nhất là 1 điều khôn. Ý kiến phải bình đẳng.

Nhưng trong thực tế thì ở Việt Nam, danh xưng đóng vai trò quan trọng, hay rất quan trọng. Có một lần, khi về làm việc ở một tỉnh thuộc vùng miền Tây, sau bài nói chuyện tôi được một vị cao tuổi ân cần trao cho một danh thiếp với dòng chữ tiếng Anh: “Senior Doctor Tran V. …”. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một danh xưng như thế trong đời. Tìm hiểu một hồi tôi mới biết ông là một cựu quan chức cao cấp trong ngành y tế của thành phố (đã nghỉ hưu), nhưng vẫn còn giữ chức vụ gì đó trong một hiệp hội chuyên môn. Tôi nghĩ danh xưng “Senior Doctor” (có lẽ nên dịch là “Bác sĩ cao cấp” hay nôm na hơn là “Bác sĩ đàn anh”). Nhưng tại sao lại cần một danh xưng phân biệt “giai cấp” như thế? Tôi đoán có lẽ vị đồng nghiệp này muốn phân biệt mình với “đám” bác sĩ đàn em chăng?

Một lần khác, khi xem qua chương trình hội nghị tôi thấy ban tổ chức viết tên diễn giả bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Những người có danh xưng tiếng Việt ví dụ như “TS BS Trần Thị …” được dịch sang tiếng Anh là “Dr. Dr. Tran Thi …”. Tôi không khỏi cười thầm trong bụng vì chưa thấy nơi nào trên thế giới có cách viết lạ lùng như thế. Tôi sợ nhất là trong hội nghị có đồng nghiệp ngoại quốc mà họ đọc được cái danh xưng “Dr Dr” này chắc tôi tìm lỗ mà chui xuống không kịp quá! Tôi đề nghị cách viết “đơn giản” hơn là chỉ “Dr” thôi là đủ, nhưng cũng phải vài phút thảo luận người ta mới chịu đề nghị này!

Tôi vẫn còn giữ một danh thiếp khác với dòng chữ: “Dr Specialist II Nguyễn M”. Một anh bạn người Úc tôi có lần tình cờ thấy danh thiếp trên bàn nên thắc mắc hỏi tôi “Specialist II” là gì vậy. Lúc đó tôi cũng chẳng biết, nên đành nói: “I have no idea”, nhưng tôi nói thêm rằng tôi đoán đó là bác sĩ chuyên khoa gì cấp 2 gì đó. Anh bạn đồng nghiệp cười nói mỉa mai (rất dễ ghét) rằng: ước gì tao cũng được cấp II nhỉ?

Không nghi ngờ gì nữa: người Việt rất sính dang xưng. Những gì Dạ Lan viết đều đúng, nhưng … chưa đủ. Còn nhiều chuyện cười ra nước mắt về những nhầm lẫn về danh xưng (honorific), tước hiệu, và nghề nghiệp ở Việt Nam mà tôi từng chứng kiến trong các hội nghị. Nghe những lời giới thiệu dài lòng thòng như “Giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân, anh hùng lao động, bác sĩ Nguyễn Văn …” nó khôi hài làm sao!

Tôi vẫn tự hỏi tại sao người ta thích danh xưng trước tên mình? Kinh nghiệm của tôi, khi tiếp xúc với những người hay sử dụng danh xưng cho thấy họ thường dùng danh xưng với những động cơ sau đây:

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: