NGUYỄN VĂN HUY – TAND huyện La Grai, tỉnh Gia Lai
Việc xác định hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp. Thực tiễn giải quyết có nhiều điểm còn chưa thống nhất về mặt nhận thức, áp dụng pháp luật và kết quả giải quyết. Trong bài viết, tác giả chỉ tập trung phân tích các quy định theo BLDS 2005 và 2015, vì đây là những tranh chấp phổ biến đang được giải quyết.
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một loại tranh chấp phát sinh phổ biến trên thực tế. Ngoài những quy định về điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng nói chung thì với giá trị, tầm quan trọng và nhu cầu quản lý Nhà nước đối với đất đai, pháp luật dân sự, pháp luật đất đai cũng quy định về những điều kiện có hiệu lực riêng đối với những giao dịch chuyển QSDĐ.
1. Phân biệt hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng không có hiệu lực
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng có hiệu lực phải đáp ứng những điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của các chủ thể tham gia xác lập giao dịch, tính tự nguyện, cùng với nội dung, mục đích không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và phải đảm bảo điều kiện về hình thức trong trường hợp pháp luật quy định. Kể từ khi hợp đồng có hiệu lực thì phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên theo cam kết, chỉ có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ theo sự thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định[1]. Ví dụ: Các bên tự thỏa thuận thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng hoặc những quy định của pháp luật mới ban hành có giá trị hồi tố hoặc pháp luật quy định khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi sẽ buộc các bên phải thực hiện việc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.
Continue reading →
Like this:
Like Loading...
Filed under: 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005, Giao dịch - Đại diện - Thời hiệu, Hợp đồng, Quy định chung về vật quyền | Leave a comment »