admin@phapluatdansu.edu.vn

BẮT GIỮ TÀU BIỂN THEO PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP

YVES TASSEL – Giáo sư luật học, Trường Đại học Nantes

ABEL PANSARD – Thừa phát lại

Tôi xin các bạn lưu ý là trong lĩnh vực pháp luật cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống, chúng ta phải hình dung ra được hai thái cực của chúng. Ở đây, một thái cực có liên quan đến khía cạnh kỹ thuật của pháp luật, còn thái cực kia liên quan đến các ý tưởng chủ quan của con người, ở mức độ nào đó, đó là những ý tưởng, những quan niệm về văn hoá, về chính trị. Cả hai thái cực này đều rất quan trọng, có thể chi phối các lĩnh vực của pháp luật, kể cả trong lĩnh vực luật hàng hải. Khi đi sâu nghiên cứu về pháp luật, ta có thể thấy đây là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, có thể chia thành nhiều ngành luật khác nhau.

Về mặt truyền thống pháp lý, chúng tôi phân biệt rất rõ ràng một bên là các quan hệ giữa các cá nhân với nhau và một bên là các quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước và với các chủ thể của Nhà nước. Dựa vào đó, chúng tôi phân ra làm hai ngành luật chủ yếu là ngành tư pháp và ngành công pháp. Tuy nhiên, khi đi sâu hơn vào ngành tư pháp, chúng ta còn thấy rất nhiều mối quan hệ khác nhau giữa các cá nhân. Như vậy, ngành luật tư pháp còn có thể được chia thành rất nhiều ngành luật nhỏ nữa, ví dụ như luật hôn nhân gia đình, luật thương mại hay luật tư pháp quốc tế. Và đôi khi, ở Pháp người ta còn nói đến luật hàng hải. Tuy nhiên, luật hàng hải là một ngành luật rất đặc biệt vì nó điều chỉnh các vật và các sự kiện có liên quan đến biển, mà biển là một không gian trên đó không phải lúc nào cũng có quyền tài phán của các quốc gia. Trong khi đó, chủ quyền của một quốc gia trên phần lãnh thổ (đất liền) là tuyệt đối. Do đó, tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động trên lãnh thổ đều xuất phát từ những cơ quan lập pháp của quốc gia đó. Nhưng, những quy phạm pháp luật liên quan đén biển và các phương tiện đi lại trên biển chủ yếu thuộc lĩnh vực luật pháp quốc tế. Đó cũng chính là đặc thù của pháp luật hàng hải: Có liên quan đến biển và các phương tiện giao thông, các sự kiện xảy ra trên biển. Chúng ta có thể nhận thấy điều này thông qua pháp luật về bắt giữ tàu biển.

Continue reading

NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ

THS. HUỲNH XUÂN TÌNH – Thẩm phán TAND Tp Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Việc phân biệt giao dịch về nhà ở với giao dịch về quyền sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Đây chính là tiền đề để chúng ta áp dụng đúng quy định của pháp luật khi Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết. Nếu là giao dịch về nhà ở thì áp dụng pháp luật về nhà ở; ngược lại, nếu là giao dịch về quyền sử dụng đất thì áp dụng pháp luật về đất đai. Đây là vấn đề phức tạp nhưng lại có tính thời sự, thực tiễn cấp bách mà không phải ai cũng nhận biết rõ và áp dụng đúng trên thực tế. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tác giả nêu lên một số vấn đề cơ bản còn vướng mắc và chưa được áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử.

Thứ nhất, về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trong bài viết nhận diện giao dịch về nhà ở [1], tác giả Chu Xuân Minh có nêu Ví dụ: Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng mua bán nhà ở, theo quy định của khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở là “thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng”. Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai là “thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”. Như vậy, một giao dịch về bất động sản đã có công chứng nhưng chưa được đăng ký ở cơ quan đăng ký đất đai, nếu xác định là hợp đồng mua bán nhà ở thì hợp đồng này đã có hiệu lực, nhưng nếu xác định là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hợp đồng này chưa có hiệu lực (vô hiệu).

Continue reading

KINH NGHIỆM NHẬT BẢN VÀ YÊU CẤP BÁCH CẦN XÂY DỰNG, BAN HÀNH LUẬT ĐĂNG KÝ TÀI SẢN Ở NƯỚC TA

NGUYỄN PHƯỚC THỌ – Văn phòng Chính phủ

1. Một số hạn chế của chế độ đăng ký tài sản ở Việt Nam

Ở nước ta, bên cạnh những mặt được, chế độ đăng ký tài sản còn nhiều hạn chế. Cụ thể là hiện nay có tới 14 đạo luật[1] và rất nhiều văn bản dưới luật quy định về đăng ký tài sản. Các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký tài sản không chỉ phân tán, chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, mà điều bất hợp lý nhất là mới chỉ tập trung phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước (đối với bất động sản (BĐS), chỉ thực hiện đăng ký tình trạng vật lý: vị trí, diện tích, danh tính chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng), chưa tạo lập cơ sở cho việc đăng ký và công khai, minh bạch những diễn biến và thực trạng các mối quan hệ quyền lợi đối với từng tài sản, nhất là BĐS. Việc công khai, minh bạch và khả năng cá nhân, tổ chức tiếp cận đầy đủ, chính xác các thông tin về BĐS rất hạn chế và khó khăn, do đó, đang gây nhiều ách tắc, rủi ro cho các giao dịch kinh tế, dân sự trong xã hội. Các quyền về tài sản không được giao dịch một cách minh bạch, an toàn và thuận lợi. Nhà nước khó quản lý, không thu được nhiều khoản thuế. Continue reading

TÁCH BẠCH QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ QUAN HỆ CỔ ĐÔNG – BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO HỢP ĐỒNG, QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, QUYỀN TÀI SẢN

TS. VÕ TRÍ HẢO – Trọng tài viên VIAC, Trưởng Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM

Các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty sẽ là cộng đồng cùng sở hữu thì toàn bộ khối “sản nghiệp” theo mô hình hình thức sở hữu chung theo phần. Điều này là không thể phủ nhận, bởi trong điều lệ, sổ cổ đông của mỗi công ty đều ghi rất rõ về tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ cổ phần và nguyên tắc định biểu quyết quan hệ sở hữu chung theo phần này.

1. Nghênh đón mô hình kinh doanh mới bằng tinh thần “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” và học thuyết

Cách đây khoảng 5 thế kỷ, cư dân thành Venice đã nghĩ ra mô hình công ty cổ phần từ thế kỷ 14 và chính sáng kiến này đã biến Venice trở thành thương cảng giàu có nhất thế giới trong suốt hai trăm năm sau đó [1]. Cốt lõi của mô hình công ty cổ phần, TNHH, hợp danh… là sự tưởng tượng, sáng tạo ra khái niệm “pháp nhân” và gán cho tổ chức này quyền năng như thể một con người độc lập. Chính sự “độc lập” về tài sản và trách nhiệm này đã tạo ra một bức tường ngăn bảo vệ khối tài sản tiêu dùng của doanh nhân khỏi sự lây lan rủi ro từ hoạt động kinh doanh của thương nhân; mọi rủi ro kinh doanh chỉ giới hạn lại trong phạm phần vốn đã chuyển vào công ty. Công ty đóng vai trò như “hộp cát”, như “lưới an toàn” cho các thương nhân đầu tư vào các dự án mạo hiểm bên cạnh vô vàn các lợi thế khác của mô hình này mà tác giả không có dịp phân tích ở đây.

Cách đây 2 thế kỷ, người phương Đông vẫn chìm đắm mô hình “cá nhân” kinh doanh trộn lẫn với mô hình hukou kiểu Lã Bất Vi – mô hình mà rủi ro kinh doanh có thể phải bán vợ, đợ con và đi đến “khánh kiệt”. Sự chậm trễ đổi mới thể chế này góp phần biến Trung Quốc rộng lớn thời nhà Thanh lại bị khuất phục bởi sức mạnh kinh tế quân sự của những tiểu quốc (xét về phương diện dân số, diện tích) từ phương tây; Nga Sa Hoàng thua trận trước Nhật Bản vào 1903.

Continue reading

TRẢ LẠI TIỀN, TÀI SẢN, GIẤY TỜ CHO PHẠM NHÂN – MỘT SỐ BẤT CẬP TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH

THS. HOÀNG THỊ THANH HOAChi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

THS. ĐINH DUY BẰNGVăn phòng Luật sư Trường Thành, tỉnh Bình Dương

Thủ tục trả lại tiền, tài sản, giấy tờ cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam được quy định cụ thể tại Điều 126 và Điều 129 Luật Thi hành án dân sự năm 2011, được sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự) và Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân (Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC). Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật, việc trả lại tiền, tài sản, giấy tờ cho người được thi hành án là phạm nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thứ nhất, về việc xác định trại giam của đương sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Thi hành án dân sự thì chấp hành viên gửi thông báo, quyết định về việc nhận lại tiền, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thông qua giám thị trại giam, trại tạm giam. Tuy nhiên, việc xác định trại giam, trại tạm giam của đương sự là phạm nhân không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách dễ dàng và thuận lợi. Khi chấp hành viên giải quyết việc thi hành án, ngoài các thông tin trong bản án và khai thác từ gia đình, chính quyền địa phương thì không có nguồn thông tin nào cho biết được địa chỉ trại giam của đương sự nếu như cơ quan thi hành án dân sự không nhận được thông báo của trại giam nơi phạm nhân thụ hình.

Continue reading

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI MUA, NGƯỜI THUÊ MUA KHI BẢO LÃNH MUA BÁN, THUÊ MUA NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI

TS. CHÂU THỊ KHÁNH VÂN & NHÓM TÁC GIẢ – Phó Trưởng Khoa luật kinh tế, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

Trong thời gian qua, trên thị trường mua bán bất động sản, không ít trường hợp người mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai không nhận được nhà ở, do bên bán không hoàn thành xong việc xây dựng, hoặc đã hoàn thành xong, nhưng nhà ở không đáp ứng các yêu cầu như thỏa thuận, thậm chí vi phạm pháp luật đến mức không được nghiệm thu và vì vậy không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, mặc dù người mua nhà đã trả gần như, thậm chí là toàn bộ số tiền cho bên bán. Các rủi ro này xuất phát từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố mang tính chủ quan phổ biến dễ nhận thấy như: bên bán không đủ năng lực tài chính để thực hiện việc xây dựng, bên bán không sử dụng tiền ứng trước từ người mua nhà ở hình thành trong tương lai để thực hiện dự án nhà ở đúng mục đích, nên không thể hoàn thành việc xây dựng nhà… Các yếu tố mang tính khách quan bao gồm: sự kiện bất khả kháng, điều kiện, hoàn cảnh thay đổi cơ bản so với thời điểm ký kết hợp đồng làm cho việc thực hiện nghĩa vụ trở nên không thể thực hiện được nếu không thay đổi thỏa thuận cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới. Để bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà ở hình thành trong tương lai, bên cạnh các quy định mang tính phòng ngừa[1], pháp luật cần đưa ra các quy định nhằm khắc phục hậu quả khi xảy ra rủi ro, bảo vệ người mua nhà ở hình thành trong tương lai. Quy định về bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai trong các dự án đầu tư kinh doanh nhà ở mới được bổ sung vào Luật Kinh doanh bất động sản (KDBĐS) chính là nhằm mục đích này.

1. Quy định về bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai

1.1 Chủ thể

Tham gia vào quan hệ bảo lãnh gồm các chủ thể: bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh.

Bên bảo lãnh: Bên bảo lãnh là các ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh. Các ngân hàng này được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước (Điều 56 Luật KDBĐS). Các ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện bảo lãnh ngân hàng tại Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động (điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư số 07/2015/ TT-NHNN ngày 25/06/2015 của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là Thông tư 07).

Continue reading

BÀN VỀ KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU ĐỐI VỚI YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU

TS. ĐẶNG THANH HOA – Đại học Luật TP.HCM

Về thời hiệu khởi kiện liên quan đến quyền sở hữu, BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với “tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về quyền đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu”. Tuy nhiên, hiện các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện đã không còn được quy định trong BLTTDS 2015 mà thay vào đó được dẫn chiếu áp dụng các quy định của BLDS 2015 về thời hiệu khởi kiện.

Trong bài viết này, tác giả trước hết sẽ thử lý giải về cơ sở xác định yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu để từ đó so sánh đối chiếu với các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về quyền đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu mà chúng thuộc đối tượng không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo các quy định của pháp luật trước đây để trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở trên. Tiếp theo, tác giả phân tích về yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trong mối quan hệ với một số loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án làm cơ sở để xác định tranh chấp đó có thuộc đối tượng không áp dụng thời hiệu hay không.

1.Thế nào là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu?

Khoản 2 Điều 169 BLDS 2005 và khoản 1 Điều 163 BLDS 2015 về bảo vệ quyền sở hữu đều quy định “không ai có thể bị hạn chế, tước đoạt” quyền sở hữu. Như vậy, bất kỳ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hoặc quyền định đoạt của chủ sở hữu không thể bị hạn chế hoặc tước đoạt trái pháp luật.

Tước đoạt quyền sở hữu là trường hợp chủ sở hữu bị mất toàn bộ, một hoặc hai trong ba quyền năng nêu trên. Khi đó, chủ sở hữu có quyền “đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt trái pháp luật” như quy định tại khoản 2 Điều 169 BLDS 2005, có quyền “đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật” như quy định tại khoản 1 Điều 166 BLDS 2015.

Continue reading

NHẬN DẠNG LỢI ÍCH GẮN LIỀN VỚI NGHĨA VỤ TRONG QUAN HỆ KẾT ƯỚC – KINH NGHIỆM CỦA ANH VÀ PHÁP

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN – Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh

1. Dẫn nhập

Trong tư thế bình đẳng và với ý thức tự nguyện, bên giao kết hợp đồng tham gia vào quan hệ kết ước trong khuôn khổ tìm kiếm một hoặc nhiều lợi ích nào đó. Việc nhận dạng, xác định bản chất của lợi ích mà bên kết ước theo đuổi được người làm luật coi là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng của quan hệ kết ước được xác lập, từ đó, có thái độ phù hợp trong việc điều chỉnh quan hệ ấy bằng luật. Một hợp đồng được giao kết nhằm tìm kiếm các lợi ích trái pháp luật, phi đạo đức không xứng đáng được hưởng sự bảo đảm thi hành bằng sức mạnh của luật pháp, công lực.

Tuy nhiên, tìm hiểu ý chí nội tâm của bên kết ước, xem họ mong muốn gì khi xác lập một giao kèo, là việc không đơn giản, nếu không muốn nói là rất khó. Vào thời La Mã cổ đại, người làm luật cũng như thẩm phán không quan tâm đến chuyện tìm hiểu căn cơ đích thực của nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ có nguồn gốc từ hợp đồng1: chỉ cần được xác lập phù hợp với các quy định của pháp luật, thì hợp đồng có hiệu lực ràng buộc; người ta không cần biết vì lý do gì hợp đồng được giao kết.

Đến thời Trung Cổ, luật giáo hội mới bắt đầu cân nhắc việc sàng lọc, phân loại các cam kết dựa theo ý chí của bên kết ước. Trong điều kiện việc xác định ý chí nội tâm gặp khó khăn, người làm luật chủ trương tìm kiếm các yếu tố được cho là sự bộc lộ, là biểu hiện bề ngoài của ý chí đó. Có hai yếu tố chính được ghi nhận: tính liên kết giữa các nghĩa vụ và động cơ xác lập nghĩa vụ. Tư tưởng chủ đạo là một mặt, một bên không phải giữ lời hứa của mình nếu bên kia không giữ lời hứa của họ; mặt khác, mục tiêu của việc xác lập quan hệ kết ước phải phù hợp với đạo đức. Nhiều quy tắc đã được xây dựng từ tư tưởng đó, cho phép vô hiệu hoá các hợp đồng bất bình đẳng hoặc được giao kết nhằm mục đích bất chính, phi đạo đức, như hợp đồng để giết người, cướp của, lừa lọc, mua bán đồ cấm,…

Continue reading

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT: KIỆN CHỦ RUỘNG KẾ BÊN VÌ … MẤT MÙA LÚA

MINH KHÁNH – Báo Pháp luật TP.HCM

Lúa mất mùa, nguyên đơn đổ thừa cho chủ ruộng kế bên cố tình thả nước tràn vào gây ngập úng và đòi bồi thường 30 triệu đồng nhưng bị tòa bác.

Ông N. có thửa đất rộng hơn 10.000 m2, tọa lạc tại ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Giáp ranh với phần đất của ông N. là thửa đất ruộng của ông V. Hai gia đình canh tác trồng lúa nhiều năm trước không xảy ra xích mích, cãi cọ gì.

Nhưng đến ngày 6-10-2015 âm lịch, ông N. sạ vụ lúa mới trên ruộng của mình trong khi ruộng của ông V. sạ trước đó bốn ngày. Lần gieo trồng này lúa của ông N. không đạt năng suất như ông mong muốn và ước tính. Sau một thời gian nghiên cứu nguyên nhân mất mùa, ông N. cho rằng lúa năng suất thấp là do ông V. làm ảnh hưởng tới. Từ đó ông N. đâm đơn ra TAND huyện Cái Bè khởi kiện yêu cầu ông V. phải bồi thường thiệt hại. Lý do ông V. đã thả nước tràn qua ruộng của ông khiến lúa ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển, kéo theo là giảm năng suất đáng kể.

Trong đơn khởi kiện và trình bày của mình, ông N. cho rằng thời điểm đó ông V. có hỏi ông để khơi nước qua ruộng nhưng ông không đồng ý. Vào đêm 8 và 9-10-2015 âm lịch, ông V. đã thả nước vào ruộng của mình rồi tự ý đào ranh giáp với đất của ông N. Mục đích của việc này là để cho nước tràn qua ruộng của ông N. Đến hôm sau có người cùng ấp báo thì ông N. mới biết ruộng lúa của mình ngập băng nước. Ông N. lập tức đến xả nước ra để cứu lúa, thấy cây lúa yếu ông còn phải xịt thuốc, rải phân để phục hồi lại.

Continue reading

VẤN ĐỀ THỂ CHẾ HÓA QUYỀN TÀI SẢN TRONG HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

 PGS.TS. NGUYỄN VŨ HOÀNG – Tap chí Cộng sản 

Quyền tài sản là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người. Quyền tài sản có vai trò ngày càng quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của một doanh nghiệp hoặc tổ chức trong nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại. Vì vậy, thể chế hóa quyền tài sản không chỉ nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, mà còn bảo đảm cho hình thành đầy đủ, đồng bộ các chủ thể của kinh tế thị trường, các yếu tố của thị trường vận hành thông suốt. Trên ý nghĩa đó, Đại hội XII của Đảng trong khi chỉ rõ định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhấn mạnh đến yêu cầu bức thiết của việc thể chế hóa quyền tài sản.

Quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thể chế hóa quyền tài sản trong xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Sau hơn 30 năm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), Việt Nam đã hình thành những điều kiện cần thiết để tiến tới một nền KTTT đầy đủ hơn thông qua việc thừa nhận sở hữu tư nhân và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; cải thiện quyền tự do giao dịch, lao động; tự do tiền tệ; tự do đầu tư; giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi, cho hoặc tặng, góp vốn để kinh doanh; nỗ lực hình thành đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế…

Vấn đề thể chế hóa quyền tài sản có nội hàm rộng, bao gồm cả việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền tài sản. Ví dụ, về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các quyền tài sản khác, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: 1- Việc xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác có hiệu lực kể từ thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản, trừ trường hợp luật hoặc hợp đồng có quy định khác; 2- Trường hợp tài sản đã được chuyển giao trước thời điểm hợp đồng được giao kết thì quyền sở hữu và vật quyền khác được xác lập kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, trừ trường hợp luật hoặc hợp đồng có quy định khác; 3- Trường hợp luật quy định việc chuyển giao vật phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì thời điểm xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.

Continue reading

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN “VẬT QUYỀN” TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Kết quả hình ảnh cho  THS. TRƯƠNG THỊ DIỆU THÚY – Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội

Dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi do Chính phủ trình Quốc hội tháng 10/2014 có một điểm sửa đổi lớn xin ý kiến Quốc hội, đó là: Phần thứ hai của BLDS năm 2005 – “Tài sản và quyền sở hữu” được đổi tên gọi mới là “Vật quyền”; Phần thứ ba của BLDS 2005 – “Nghĩa vụ và hợp đồng” được đổi tên gọi mới là “Trái quyền”. Thông qua quá trình Quốc hội thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân từ tháng 01 – 4/2015, Phần thứ hai của Dự thảo BLDS sửa đổi đã có một bước chỉnh lý, trở thành “Quyền sở hữu và các vật quyền khác”; Phần thứ ba đã được thay đổi, từ “Trái quyền” của bản Dự thảo Chính phủ trình trở về tên gọi của BLDS năm 2005 là “Nghĩa vụ và hợp đồng”.

Sự thay đổi này tiếp tục được duy trì cho đến bản Dự thảo BLDS sửa đổi tiếp thu ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2015. Sau kỳ họp này, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, tiếp tục lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học, Dự thảo BLDS sửa đổi chính thức trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10/2015 đã không còn cụm từ “vật quyền”, mà tên gọi của Phần thứ hai đã từ “Quyền sở hữu và các vật quyền khác” trở thành “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản”.

Sự thay đổi này là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu, thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp, sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá, góp ý của các đại biểu Quốc hội, nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Chúng tôi cho rằng, vấn đề của BLDS năm 2015 không phải là có sử dụng thuật ngữ vật quyền hay không, mà là tinh thần của vật quyền, với ý nghĩa là một quyền năng rất mạnh của chủ thể đối với tài sản, đó là quyền có thể được thực hiện trực tiếp và ngay tức khắc trên một vật mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác, có được thể hiện trong BLDS năm 2015 hay không và ở mức độ nào?

1. Những lý do của việc không sử dụng thuật ngữ “vật quyền” trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Trong quá trình xây dựng BLDS, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến của Nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, các quy định về vật quyền, quyền địa dịch, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt… của Dự thảo BLDS sửa đổi rất khó hiểu mà nội hàm không khác nhiều so với các quy định hiện hành. Do đó, không nên sử dụng các thuật ngữ mới nếu những thuật ngữ trong BLDS hiện hành đã trở nên thông dụng, không có gì vướng mắc.

Continue reading

NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Kết quả hình ảnh cho FARMERS IN VIETNAMPGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA – Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright

Bối cảnh nghiên cứu: Người nông dân và tranh chấp trong thu hồi đất đai

Công nghiệp hóa, đô thị hóa đã và sẽ diễn ra ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới với tốc độ ngày càng nhanh. Trong quá trình đó, nông dân có thể sẽ là lực lượng xã hội chịu thiệt thòi nếu phúc lợi tạo ra từ công nghiệp hóa không được san sẻ cho họ một cách công bằng. Khi lợi ích giữa Nhà nước, các chủ đầu tư phát triển quỹ đất và người nông dân bị thu hồi đất không được phân bổ hài hòa, có nguy cơ xuất hiện nhiều tranh chấp liên quan đến thu hồi đất đai. Bài viết dưới đây bàn về các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai khi nông dân bị thu hồi đất. Những tranh chấp này cần được nhận diện và giải quyết một cách thỏa đáng từ góc độ chính sách và pháp luật.

Để công nghiệp hóa và đô thị hóa, tất yếu cần thu hồi đất nông thôn và đất nông nghiệp để chuyển thành đất công nghiệp, đất đô thị, với hy vọng hiệu quả sử dụng đất sẽ nâng cao, đất sẽ có giá hơn. Về kinh tế, theo một đánh giá của Ngân hàng thế giới và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, khoảng một nửa tới 2/3 của cải của các dân tộc được gắn liền với đất đai [2]. Muốn trở thành quốc gia công nghiệp, hàng triệu nông dân phải mất nghề để chuyển sang khu vực công nghiệp hoặc dịch vụ, 60% dân số Việt Nam sống bằng nghề nông trong khu vực nông thôn chắc chắn sẽ tiếp tục giảm xuống 10-15%, hàng chục triệu nông dân sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức to lớn về sinh kế trong các thập niên tới đây. Continue reading

Tính đối kháng của các phương tiện phòng vệ của bên có nghĩa vụ trả nợ TRONG GIAO DỊCH THẾ CHẤP QUYỀN ĐÒI NỢ

TS. VŨ THỊ HỒNG YẾN – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội

THS. BÙI ĐỨC GIANG – Công ty Luật Audier and Partners Vietnam LLC

Theo quy định hiện hành, sau khi quyền đòi nợ được thế chấp, bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho bên nhận thế chấp khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm (điểm a, khoản 2, điều 22, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm được bổ sung, sửa đổi năm 2012 – Nghị định 163). Khi được yêu cầu thanh toán, bên có nghĩa vụ trả nợ có thể sẽ viện ra một số căn cứ (hợp đồng giao dịch liên quan đến quyền đòi nợ được thế chấp bị thay đổi, chấm dứt hay hủy bỏ, bù trừ nghĩa vụ, v.v…), hay còn gọi là những phương tiên phòng vệ (defences) để từ chối thanh toán hay chỉ thanh toán một phần khoản nợ.

Tuy vậy, pháp luật về giao dịch bảo đảm còn chưa đề cập đến các trường hợp này. Vấn đề đặt ra là liệu các phương tiện phòng vệ này của bên có nghĩa vụ trả nợ có giá trị pháp lý hay nói cách khác có tính đối kháng với bên nhận thế chấp hay không? Trong thực tế, ngay cả các ngân hàng thương mại với tư cách là bên nhận thế chấp cũng còn khá lúng túng trước vấn đề này[2]. Bài viết sẽ thử đi tìm lời giải trong các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất một số gợi ý cũng như giải pháp thực tiễn.

1. Phân loại các phương tiện phòng vệ mà bên có nghĩa vụ trả nợ có thể áp dụng

Như đã nêu ở phần trên, các quy định về thế chấp quyền đòi nợ của Bộ luật dân sự và Nghị định 163 vẫn còn bỏ ngỏ vấn đề tính đối kháng đối với bên nhận thế chấp của các phương tiên phòng vệ mà bên có nghĩa vụ trả nợ có thể đưa ra để từ chối thanh toán hay chỉ thanh toán một phần khoản nợ cho bên nhận thế chấp. Trên cơ sở mối quan hệ với hợp đồng làm phát sinh quyền đòi nợ, có thể chia các phương tiện phòng vệ mà bên có nghĩa vụ trả nợ có thể viện ra để từ chối thanh toán hoặc giảm nghĩa vụ thanh toán của mình làm hai loại : các căn cứ gắn liền với quyền đòi nợ và các căn cứ tách biệt với quyền đòi nợ.

1.1. Các căn cứ gắn liền với quyền đòi nợ

Các căn cứ gắn liền với quyền đòi nợ là các căn cứ bắt nguồn trực tiếp từ hợp đồng làm phát sinh quyền đòi nợ. Chúng được dẫn xuất từ quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.

Liên quan đến việc giao kết hợp đồng, đó là các căn cứ làm hợp đồng vô hiệu mà bên có nghĩa vụ trả nợ có thể viện ra được quy định tại điều 122 và điều 127 Bộ luật dân sự. Nếu bên có nghĩa vụ trả nợ khởi kiện đến Tòa án tuyên bố hợp đồng đã giao kết vô hiệu do đã vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ. Theo quy định của điều 137 Bộ luật dân sự, một trong những hậu quả pháp lý của hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu là không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao kết; do vậy, quyền đòi nợ được phát sinh từ hợp đồng đó được coi như chưa phát sinh. Điều này kéo theo hậu quả là đối tượng của hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ không còn và bên nhận thế chấp rơi vào tình trạng rủi ro coi như cho vay mà không có tài sản bảo đảm[3].

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn