admin@phapluatdansu.edu.vn

KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC trong công tác kiểm sát giải quyết việc công nhận thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

Agreement prepared by lawyer signing decree of divorce (dissolution or cancellation) of marriage, husband and wife during divorce process with male lawyer or counselor and signing of divorce contract THS. LÊ THỊ HỒNG HẠNH – Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội

Ly hôn và công nhận thuận tình ly hôn là việc Tòa án ra quyết định nhằm gỡ bỏ những ràng buộc pháp lý giữa các bên trong quan hệ hôn nhân gia đình. Qua thực tiễn công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc có yếu tố nước ngoài, tác giả thấy có một số khó khăn vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền giải quyết đối với việc công nhận thuận tình ly hôn.

Continue reading

NGHỊ QUYẾT 02/2020/NQ-HĐTP NGÀY 24/09/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng dân sự).

Continue reading

CHỨNG CỨ trong tố tụng dân sự

 Screen-Shot-2019-12-20-at-10.19.56-PMJean-Marie COULON Chánh án, Toà Phúc thẩm Paris, Cộng hòa Pháp

Alain GUILLOU – Phó Chánh án, Toà Sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris, Cộng hòa Pháp

Ở Pháp, hoạt động chính trong quá trình xét xử một vụ án dân sự là hoạt động đánh giá chứng cứ. Theo quy định pháp luật tố tụng của Pháp, hoạt động đó thuộc trách nhiệm của các bên thực hiện dưới sự giám sát của thẩm phán.

Câu hỏi mà phía Việt Nam đặt ra là như sau: Liệu những quy định trong dự thảo của Việt Nam hiện nay về vấn đề chứng cứ đã đầy đủ chưa? Có cần thiết phải ban hành một đạo luật riêng để điều chỉnh lĩnh vực chứng cứ như kinh nghiệm của các nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ không?

Continue reading

HỘI THẨM NHÂN DÂN: Có cần tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm dân sự?

istockphoto-958738012-170667a (1)Alain GUILLOU – Phó Chánh án, Toà Sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris, Cộng hòa Pháp

Đây thực sự là vấn đề phức tạp. Việc có sự tham gia trực tiếp của người dân, hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử vừa có những ưu điểm, vừa có những nhược điểm.

Trước tiên, tôi sẽ trình bày về những ưu điểm và nhược điểm của chế định hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử. Sau đó, tôi sẽ trình bày về quan điểm của Việt Nam thể hiện trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (Bộ luật TTDS) và về cơ cấu tổ chức liên quan đến chế định hội thẩm nhân dân ở Pháp.

Continue reading

VĂN BẢN SỐ 01/2021/GĐ-TANDTC ngày 01/7/2021 của TANDTC giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ về hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Depositphotos_75987423_xl-2015-e1617031552757Hòa giải viên có thể kiêm nhiệm công tác khác, như Hội thẩm nhân dân, Luật sư, Hòa giải viên thương mại của Trung tâm Hòa giải thương mại… được hay không?

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án không cấm Hòa giải viên kiêm nhiệm công tác khác. Hội thẩm nhân dân, Luật sư, Hòa giải viên thương mại của Trung tâm Hòa giải thương mại… đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có thể được lựa chọn, bổ nhiệm làm Hòa giải viên.

Continue reading

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự – MỘT GÓC NHÌN KHÁC

 LÊ MẠNH HÙNG – PVT. Vụ Hợp tác quốc tế, TANDTC

Về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, có một số ý kiến cho rằng quy định tại khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự (BLDS) mâu thuẫn và vô hiệu hóa quy định tại khoản 3 Điều 150 của Bộ luật này. Tác giả bài viết nghiên cứu, phân tích và trao đổi về vấn đề này.

Hiện nay, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (hiểu theo nghĩa rộng) được quy định tại nhiều bộ luật, luật như: BLDS, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS),[1] Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Lao động, Luật Thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Doanh nghiệp, Luật Bồi thường nhà nước, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Khám, chữa bệnh, Luật Thi hành án dân sự, Luật Năng lượng nguyên tử và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Continue reading

NGHỊ QUYẾT số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24 tháng 9 năm 2020 của HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng dân sự).

Điều 2. Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự

Continue reading

THỰC TIỄN TỐ TỤNG: Kinh nghiệm rút ra từ một Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thiếu căn cứ

 LÊ SONG LÊ – Kiểm sát viên, VKSND tối cao

Thông qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính ở cấp phúc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội phát hiện một số vi phạm dẫn đến việc ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thiếu căn cứ. Xin nêu ra để bạn đọc cùng tham khảo.

Nội dung vụ án

Continue reading

THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện

VÕ THỊ ÁNH TRÚC – Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang

Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là một chế định tiến bộ trong pháp luật tố tụng dân sự. Ở Việt Nam, thủ tục này lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, hiện thực hóa nhiệm vụ cải cách tư pháp; đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, do là quy định mới nên thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập nhất định.

Continue reading

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ KHI NGƯỜI BỊ KIỆN, NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN VẮNG MẶT TẠI NƠI CƯ TRÚ

THÁI CHÍ BÌNH – Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, An Giang

Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 có nhiều quy định mới, trong đó có quy định liên quan đến việc Tòa án xem xét, xử lý đơn khởi kiện, giải quyết vụ án dân sự mà người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có mặt tại nơi cư trú. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này và các quy định pháp luật về cư trú tại các Tòa án trong thời gian qua còn chưa có sự thống nhất. Trong phạm vi bài viết, tác giả xin nêu lên một số vướng mắc trong thực tiễn liên quan đến việc áp dụng quy định pháp luật giải quyết vụ án dân sự khi người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại nơi cư trú trong thời gian qua.

1. Việc xác định nơi cư trú của cá nhân trong trường hợp họ đăng ký thường trú hoặc tạm trú ở địa phương này nhưng lại đang sinh sống ở địa phương khác

Theo điểm e khoản 1 Điều 192 và điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015, Tòa án trả lại đơn khởi kiện (trong giai đoạn xử lý đơn khởi kiện) hoặc đình chỉ giải quyết vụ án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) trong trường hợp người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán, trong đó, có yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Continue reading

HƯỚNG DẪN BỔ SUNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ NGHIỆP VỤ TRIẺN KHAI THÍ ĐIỂM VỀ ĐỔI MỚI, TĂNG CƯỜNG HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP DÂN SỰ, KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TẠI VĂN BẢN SỐ 59/TANDTC-PC NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 2019

Kính gửi: Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Thái Bình và các Tòa án nhân dân cấp huyện được lựa chọn thí điểm

Trong thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của một số Tòa án nhân dân thực hiện thí điểm về những vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm, Tòa án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn bổ sung một số trường hợp sau đây:

1. Trường hợp người khởi kiện nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kèm theo đơn khởi kiện; hoặc đơn khởi kiện đã được Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án thụ lý và lên lịch hòa giải, đối thoại mà người khởi kiện có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì xử lý như thế nào?

Trường hợp người khởi kiện nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện, để đảm bảo thực hiện các quyền của đương sự về bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng tài sản hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án thì Tòa án phải xem xét thụ lý vụ án và giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự mà không chuyển vụ việc cho Trung tâm hoà giải, đối thoại tại Tòa án.

Trường hợp đơn khởi kiện đã được Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án thụ lý và lên lịch hòa giải, đối thoại mà người khởi kiện có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chuyển ngay vụ việc cho Tòa án để xem xét thụ lý vụ án và giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự.

Continue reading

Về điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY – Viện Nhà nước và Pháp luật. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

THS. LÊ HẢI AN – Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương, Bộ Công Thương

1. Khái quát về điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự*

Về bản chất, biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là một công cụ mà các bên tranh chấp được sử dụng để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình một cách tạm thời cho đến khi vụ án được giải quyết xong. BPKCTT có thể được áp dụng để hạn chế hoặc buộc các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba thực hiện một hành vi nhất định với mục đích giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, thu thập chứng cứ kịp thời, giữ nguyên hiện trạng nhằm tránh những thiệt hại không thể khắc phục hoặc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong tranh chấp. Với chức năng đó, mặc dù mang tính chất tạm thời, việc áp dụng BPKCTT vẫn tiềm ẩn khả năng gây ra thiệt hại đối với bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba. Do vậy, bên cạnh việc xác định quyền yêu cầu của các chủ thể, pháp luật tố tụng dân sự đặt ra các điều kiện áp dụng BPKCTT nhằm cân bằng quyền lợi của các bên trong tranh chấp.

Xác định các điều kiện cụ thể và rõ ràng đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT không chỉ cho phép các bên có thể chủ động trong việc cung cấp chứng cứ cho yêu cầu của mình, tự đánh giá được khả năng thành công đối với yêu cầu đã đề xuất, mà còn bảo vệ lợi ích các chủ thể liên quan khác. Cùng với sự xem xét, đánh giá và ra quyết định của cơ quan tài phán, các điều kiện áp dụng BPKCTT tạo ra hàng rào pháp lý ngăn ngừa khả năng lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT gây thiệt hại cho bên bị yêu cầu hoặc bên thứ ba.

Hàng rào pháp lý này càng cụ thể và cân bằng thì sự bảo vệ đó càng hiệu quả: Các điều kiện phải rõ ràng, dễ dàng xác định; cân bằng trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Continue reading

CHẾ ĐỊNH MỚI VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Policy-and-Procedures-1140x427 TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY – Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, đã dành riêng Phần thứ 4 từ Điều 316 đến Điều 324 quy định về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn ở cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Bài viết này phân tích cơ sở xây dựng chế định thủ tục rút gọn, từ đó đánh giá tính hợp lý trong các quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

1. Cơ sở xây dựng chế định thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Chế định thủ tục rút gọn trong BLTTDS 2015 ra đời xuất phát từ nhu cầu nội tại của các điều kiện kinh tế – xã hội.

Trước hết, việc xây dựng thủ tục rút gọn xuất phát từ nhu cầu đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống tư pháp.

Hoạt động của hệ thống tư pháp, cũng giống như hoạt động của bất kỳ một tổ chức nào trong xã hội, đều cần có tính hiệu quả. Tính hiệu quả của pháp luật nói chung và hoạt động của hệ thống tư pháp nói riêng đã là đối tượng nghiên cứu của triết lý kinh tế luật từ những năm 60 của thế kỷ trước[1].

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn