admin@phapluatdansu.edu.vn

THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN và sức mạnh thị trường

https___specials-images.forbesimg.com_imageserve_5d95d03767dd830006a295b6_0x0TÁC GIẢ (Chưa xác định)

Dưới góc độ kinh tế, thị trường là nơi người mua và người bán thực hiện các  giao dịch trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam, thuật ngữ “thị trường liên quan” là một trong những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho hầu hết các vấn đề về chính sách cạnh tranh, từ kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền cho đến tập  trung kinh tế.

Continue reading

SÁCH TRẮNG Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

1546831768Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương

Việt Nam tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Từ những tháng đầu của năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố đã đặt ra không ít thách thức cho việc phát triển kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” .1 Continue reading

MẪU Hợp đồng chuyển nhượng thương mại và Hợp đồng phân phối độc quyền (Cộng hòa Pháp)

LS. Laurent MARNINET – Cộng hòa Pháp

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hệ thống kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc công nghệ dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa hai doanh nghiệp độc lập với nhau về mặt pháp lý và tài chính. Doanh nghiệp nhượng quyền cho phép doanh nghiệp nhận quyền sử dụng biển hiệu thương mại và/hoặc nhãn hiệu, các dấu hiệu phân biệt cũng như bí quyết kinh doanh của mình để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình với người tiêu dùng cuối cùng theo quy định của hợp đồng nhượng quyền; bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền tiền nhượng quyền và được sự trợ giúp về mặt thương mại và kỹ thuật của bên nhượng quyền. Continue reading

Kỷ yếu Tọa đàm “LUẬT THƯƠNG MẠI SỬA ĐỔI”

Commercial-law-services1-533x800GS. Michel GERMAIN, Đại học Paris II – Cộng hòa Pháp:

Trước tiên, tôi cũng sẽ trình bày một vài nhật xét chung về dự thảo Luật Thương mại này. Theo tôi, đây là một dự thảo rất giàu về nội dung và rất bổ ích. Trong mối quan hệ giữa Luật Thương mại và Bộ luật dân sự, có 3 vấn đề quan trọng cần giải quyết và đây là các vấn đề luôn tồn tại trong những hệ thống pháp luật có sự phân biệt giữa Luật Thương mại và luật dân sự. Continue reading

NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

ĐÀO KIM ANH – Đại học Ngoại thương Hà Nội

Đặt vấn đề

Theo Luật Thương mại của Việt Nam năm 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo một số điều kiện nhất định (Điều 284). Một điểm nổi bật trong quan hệ nhượng quyền là tồn tại tình trạng bất đối xứng thông tin giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, đặc biệt trong giai đoạn tiền hợp đồng. Continue reading

NGÔN NGỮ TRONG GIAO DỊCH: Rào cản của Indonesia là thế mạnh của Việt Nam?

NHÃ TRÚC – Báo Sài Gòn Giải Phóng*

Trong thập kỷ qua, chính phủ Indonesia đã nỗ lực tăng cường việc sử dụng tiếng Indonesia ở mọi mặt. Quy định sử dụng quốc ngữ đã vượt quá khuôn khổ của nó trong văn hoá giáo dục và “xâm lấn" sang lĩnh vực kinh doanh.

Câu chuyện về quy định này là nguồn cơn của những vụ kiện triệu đô tại Indonesia, đồng thời đặt vấn đề về việc quản lý ngôn ngữ cho người lao động và doanh nghiệp nước ngoài.

Nỗ lực đẩy mạnh quốc ngữ

Câu chuyện bắt đầu với Luật số 24/2009 được thông qua nhằm bảo vệ sự tôn nghiêm của quốc kỳ, quốc ngữ, quốc huy và quốc ca. Ngoài những vai trò phổ biến trong truyền thông và giáo dục, Điều 26 của bộ luật này cũng quy định rằng quốc ngữ phải được sử dụng trong tất cả các thoả thuận hợp đồng liên quan tới các cá nhân và tổ chức Indonesia.

Continue reading

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG YẾU THẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN

 NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP – Khoa Luật, Đại học Quốc gia

NGUYỄN TIẾN ĐẠT – Học viện Chính sách và Phát triển

1. Khái niệm “người tiêu dùng yếu thế” trong quan hệ tiêu dùng

Mặc dù, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNESCO từng phân tích: “Tính dễ bị tổn thương là một phần của điều kiện của con người; một số người có thể nói rằng những tổn thương đó khiến chúng ta ‘con người’ hơn. Không ai là không bị tổn thương…”[1]. Điều này cho thấy bất cứ chủ thể nào không chỉ riêng người tiêu dùng trong quan hệ tiêu dùng đều phải đối mặt với những rủi ro bị tổn thương. Nhu cầu bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng xuất hiện từ khi khái niệm “hợp đồng” chính thức được quy định trong luật pháp thời kỳ La Mã. Ví dụ, nguyên tắc thiện chí bona fides của Tòa án; cơ chế exception doli để giải phóng nghĩa vụ cho con nợ hay các quy định bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong Luật 12 bảng… Trong pháp luật hiện đại, mỗi chủ thể trong các quan hệ pháp luật khác nhau sẽ được đặc trưng bởi những rủi ro bị tổn thương khác nhau, và người tiêu dùng là một chủ thể như vậy. Khái niệm “nhóm yếu thế” (tiếng anh: Disadvantaged groups) thường được sử dụng để nói về một nhóm người đặc trưng bởi những rủi ro cao hơn về sự nghèo đói, loại trừ khỏi xã hội, sự phân biệt và bị bạo lực hơn so với cư dân bình thường khác. “Nhóm yếu thế” trong luật quốc tế bao gồm nhưng không giới hạn tới những dân tộc thiểu số, người di cư, người khuyết tật, người bị cách ly khỏi xã hội và trẻ em [2]. Tuy nhiên, so sánh với những rủi ro pháp lí mà người tiêu dùng phải đối diện khi tham gia quan hệ tiêu dùng, Dennis E. Garrett và Peter G. Toumanoff đã đặt ra một câu hỏi về vấn đề này, rằng: “Liệu người tiêu dùng có phải là một nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương” [3]. Câu hỏi này đã được Tổ chức Consumer Affairs Victoria (Autralia) trả lời khi đưa ra định nghĩa về “Người tiêu dùng yếu thế” được hiểu là “những người có thể dễ dàng hoặc nhanh chóng bị thiệt hại trong quá trình tiêu dùng, tính dễ bị tổn thương phát sinh từ những đặc điểm của thị trường đối với một sản phẩm cụ thể, hoặc các thuộc tính hoặc hoàn cảnh của cá nhân đó khi quyết định tiêu dùng hoặc việc theo đuổi biện pháp khắc phục cho bất kỳ thiệt hại nào họ phải chịu, hoặc sự kết hợp của những điều này” [4].

Continue reading

NHÂN ĐỌC BÀI: “TRƯỜNG VIỆT – ÚC GỬI THÔNG BÁO TỪ CHỐI 40 HỌC SINH”

LS. VÕ ĐỨC DUY – Trưởng điều hành chi nhánh Việt Nam, Công ty Luật Santa Lawyers (Hoa Kỳ)

Vấn đề Trường Việt Úc gửi thư đến 40 phụ huynh thông báo ngừng nhận con em của họ, dư luận có 2 luồng ý kiến, có bên cho rằng nhà trường không có quyền cấm học sinh đi học tại trường này, có bên cho là phụ huynh đã sai khi không chịu mức học phí của trường này đưa ra …

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả có những phân tích và ánh nhìn theo góc độ pháp lý như sau :

Việt Úc theo mô hình quốc tế, nên nếu tham chiếu theo common laws ( hệ thống thông luật ), comparaive laws ( luật so sánh) và những common senses ( những lẽ thường và đạo lý ở đời ) theo văn hóa của người phương Đông.

Thứ nhất: Trong đạo luật về dân sự của các quốc gia có chính thể liên bang ( như Mỹ, ÚC, Canada , etc…) có qui định “ We reserve the right to refuse services to anyone” ( hiểu trong ngữ cảnh này là: điều khoản qui định họ ( bên cung ứng ) có quyền từ chối phục vụ khách hàng, dù có thể là Khách hàng mới và/hoặc trước đó đã ký hợp đồng với Khách hàng, nhưng trong quá trình thực hiện công việc, Khách hàng đã không hợp tác, không trung thực, gây khó dễ cho bên cung cấp, v.v…, đành buộc họ dựa vào điều khoản này mà ngưng và từ chối phục vụ Khách hàng ( dù trên thế gian này bất kỳ một business nào cũng đều cần Khách hàng)1.

Continue reading

XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN “PHÁT SINH GIỮA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KINH DOANH VỚI NHAU” TRONG TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

TS. ĐẶNG THANH HOA & THS. NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN – Đại học Luật  TP.HCM

Điều kiện “phát sinh giữa cá nhân, tổ chức có ĐKKD với nhau” quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS năm 2015 là điều kiện quan trọng để xác định và phân biệt tranh chấp về kinh doanh, thương mại với tranh chấp về dân sự; tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết, có một số vấn đề đặt ra cần phải được làm rõ, bao gồm: (i) Có ĐKKD là gì? (ii) các bên trong tranh chấp có buộc phải ĐKKD không? Và (iii) một số hệ quả liên quan đến quy định về điều kiện có ĐKKD?.

Chúng ta cùng xem xét 03 vụ án cụ thể:

Vụ án 1: Ông Đ và bà H có thỏa thuận mua bán rừng trồng với nhóm hộ ông X, ông B và ông C. Hai bên đã giao nhận số tiền tổng cộng là 300.000.000 đồng. Ngày 23-12-2013, ông Đ khởi kiện các bị đơn gồm: ông X, ông B, ông C về việc tranh chấp Hợp đồng mua bán cây rừng trồng nhằm mục đích khai thác, yêu cầu các bị đơn phải trả lại cho ông 300.000.000 đồng tiền mua rừng nêu trên.

Ngày 17-4-2014, Tòa án cấp sơ thẩm đã ban hành bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm. Tiếp đến ngày 04-9-2014, Tòa án cấp phúc thẩm đã ban hành bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm.

Continue reading

VAI TRÒ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT KINH TẾ

Nghiên cứu vai trò của công chứng viên trong lĩnh vực pháp luật kinh tế thông qua một trường hợp thực tế, liên quan đến cả hai khía cạnh: tư vấn và soạn thảo văn bản.

Trường hợp cụ thể:

Ông Albert Lingot có một một doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ cho thuê xe ô tô được thành lập năm 1970. Hiện nay, doanh nghiệp này có tài sản trị giá 76.000 Euro và không có bất kỳ khoản nợ nào.

Ông Albert Lingot kết hôn với bà Elvire Aurouge, không nghề nghiệp, vào tháng 5 năm 1968 tại Corbeilles-Essonne, mà không lập khế ước hôn nhân. Hai ông bà sinh được hai người con hiện đã đến tuổi thành niên :

Marc là luật sư;

Philibert là nhân viên làm việc trong công ty của bố từ hơn 3 năm nay.

Thời gian gần đây, công ty của ông Albert Lingot gặp phải một số khó khăn thực sự. Cạnh tranh gay gắt, toàn bộ hệ thống ô tô phải được nâng cấp với chi phí đầu tư là 150.000 Euro.

Ông Albert Lingot không có bất kỳ nguồn tài chính cá nhân nào. Con trai của ông là Philibert cũng trong tình trạng tài chính tương tự. Tuy nhiên, Marc Lingot có một văn phòng luật sư đang hoạt động tốt và muốn đầu tư một khoản tiền là 45.000 Euro vào doanh nghiệp của bố dưới một hình thức nhất định.

Continue reading

HỢP ĐỒNG MUA BÁN SẢN NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Khi bên bán và bên mua đã đạt được thỏa thuận về giao dịch đối với một tài sản, họ vẫn cần phải thực hiện nhiều thủ tục nữa trước khi quyền sở hữu đối với tài sản đó chính thức được chuyển giao cho bên mua và được ghi nhận trên thực tế.

Sau đây là một vài thủ tục trong quá trình đó, được xem xét chủ yếu dưới góc độ thực tiễn:

– Ký kết “hợp đồng sơ bộ” (I)

– Lập hồ sơ mua bán (II)

– Ký kết hợp đồng mua bán và hoàn tất các thủ tục (III)

– Thanh toán các chi phí của giao dịch (IV)

I. Ký kết hợp đồng sơ bộ

Trước khi đề nghị công chứng viên hợp pháp hóa giao dịch mua bán, các bên thường thỏa thuận ký kết hợp đồng sơ bộ.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI THỎA THUẬN VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TẠI CỘNG HÒA PHÁP

Điều L.420-6 Bộ luật thương mại Pháp có quy định cho phép xử lý hình sự đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh. Điều luật này cũng quy định chế tài hình sự đối với các thỏa thuận trái pháp luật, trên cơ sở dẫn chiếu trực tiếp đến Điều L.420-1 của cùng Bộ luật đó.

Thế nào là một thỏa thuận trái pháp luật?

Bản thân các quy định tại Điều L.420-1 Bộ luật thương mại đã đưa ra lời đáp cho câu hỏi trên, đồng thời cũng xác định luôn mục đích của việc xử lý hình sự đối với hành vi này.

Thỏa thuận trái pháp luật là một thỏa thuận nhằm mục đích làm sai lệch quy luật cạnh tranh, cản trở cạnh tranh trên một thị trường nhất định. Đó chủ yếu là những thỏa thuận nhằm:

– Hạn chế các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường hoặc tự do tham gia cạnh tranh;

– Cản trở việc tự do xác định giá cả theo quy luật thị trường bằng cách tạo ra sự tăng giá hoặc giảm giá một cách giả tạo;

Continue reading

KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ MUA HÀNG AN TOÀN QUA MẠNG ĐIỆN TỬ

 Hiện nay, thương mại điện tử trở nên ngày càng phổ biến bên cạnh các phương thức mua bán truyền thống. Tuy nhiên, phương thức này cũng ẩn chứa một số rủi ro cho người tiêu dùng. Pháp luật của Pháp đã đưa ra rất nhiều những quy định điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có các văn bản quan trọng như sau:

B lut Dân s

B lut Tiêu dùng

B lut Tin t và tài chính

B lut Bưu đin và truyn thông đin t

Lut s 2004-575 ngày 21 tháng 06 năm 2004 liên quan đến nim tin trong thương mi đin t

Lut ngày 06 tháng 01 năm 1978 v thông tin và các quyn t do

Ngh định ngày 31 tháng 12 năm 2008 v thông báo gim giá đi vi ngưi tiêu dùng.

Sau đây là một số kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn của Cộng hòa Pháp về mua hàng an toàn qua trang thương mại điện tử.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: