admin@phapluatdansu.edu.vn

Một số tình huống về BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

TS. TRẦN THỊ HUỆ– Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội

Tài liệu dùng cho sinh viên tham khảo trong học tập, không sử dụng vào mục đích khác

1. Quy định của pháp luật về gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ và trách niệm của pháp nhân khi người của pháp nhân gây thiệt hại

B là công nhân vừa bị sa thải của công ty X, đến công ty đòi gặp giám đốc. Vì giám đốc đang tiếp khách, mặt khác, thấy B đang trong tình trạng say rượu nên A – bảo vệ công ty đã ngăn chặn không cho vào. B chửi bới, dùng những lời lẽ xúc phạm và cố tình xông vào công ty. Không kiềm chế nổi, A dùng dùi cui đánh túi bụi vào lưng B cho đến khi B ngã quy. Kết quả B bị trấn thương nặng.

– Hành vi của A có phải là phòng vệ chính đáng không?

Hành vi của A không được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù B cố ý xông vào công ty trong tình trạng say, bị kích động mạnh nhưng hành vi của B không phải đang tấn công gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại ngay tức khắc. A có nhiệm vụ bảo vệ công ty nhưng việc A đánh B túi bụi cho đến khi B ngã quỵ không phải là hành vi chống trả lại một cách tương xứng với hành vi của B.

– B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khoẻ không?

Mặc dù B cũng có lỗi xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân cũng như công ty X (Điều 611 BLDS 2005) nhưng việc A gây thiệt hại cho B đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hướng dẫn của Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định củaBLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: có thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm; có hành vi đánh người trái pháp luật của A; A có lỗi; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Vì vậy, B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Continue reading

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 6 – MODUL1: Nội dung quyền sở hữu

Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào.

Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com

Số lượng và nội dung các câu hỏi sẽ được Civillawinfor chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật

CÂU HỎI TỰ LUẬN

  1. Khái niệm và đặc điểm của sở hữu;
  2. Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu;
  3. Khái niệm và đặc điểm của quyền chiếm hữu;
  4. Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng;
  5. Khái nịêm và đặc điểm của quyền định đoạt;
  6. Xác định các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó trong thực tiễn và trong áp dung luật dân sự;
  7. Xác định các trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó trong thực tiễn và trong áp dung luật dân sự;
  8. Phân biệt giữa chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp không ngay tình. Vận dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể;
  9. Các trường hợp hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu. Vận dụng để giải quyết vụ việc cụ thể;
  10. Xác định các trường hợp quyền chiếm hữu thuộc về người không phải là chủ sở hữu. Vận dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể;
  11. Xác định các trường hợp quyền sử dụng thuộc về người không phải là chủ sở hữu. Vận dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể;
  12. Xác định các trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng người chiếm hữu không phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu;
  13. Xác định các trường hợp thực hiện quyền sở hữu phải thông qua hành vi của chủ thể khác mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu;
  14. Xác định các trường hợp một chủ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản nhưng không có quyền định đoạt. Vận dụng vào giải quyết một vụ việc cụ thể;
  15. Hãy chứng minh chế độ chính trị, kinh tế, xã hội quyết định nội dung quyền sở hữu của chủ thể dân sự;
  16. Xác định các trường hợp chủ sở hữu khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc cho phép;
  17. Hãy chứng minh chủ sở hữu có thể chuyển quyền sở hữu của mình cho chủ thể khác thông qua giao dịch. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch và áp dụng luật dân sự;
  18. Hãy xác định rõ quan hệ sở hữu là quan hệ vật quyền hay quan hệ trái quyền;
  19. Hãy xác định các trường hợp chủ thể bị hạn chế quyền sở hữu;
  20. Vận dụng kiến thức về nội dung quyền sở hữu hãy xác định các quyền năng của một nhà đầu tư vốn vào một tổ chức kinh tế;
  21. Vận dụng kiến thức về nội dung quyền sở hữu hãy xác định các quyền năng của hộ gia đình và thành viên của hộ gia đình đối với tài sản của hộ;
  22. Vận dụng kiến thức về nội dung quyền sở hữu hãy xác định các quyền năng của cá nhân đối với tài sản của họ;
  23. Vận dụng kiến thức về nội dung quyền sở hữu hãy xác định các quyền năng của pháp nhân đối với tài sản của pháp nhân đó;
  24. Xác định các trường hợp người không phải là chủ sở hữu có quyền chiếm hữu tài sản mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu;
  25. Xác định các trường hợp quyền của chủ sở hữu bị hạn chế do quyết định hoặc bản án có hiệu lực của Toà án;
  26. Hãy chứng minh chủ sở hữu là cá nhân chỉ được trực tiếp thực hiện quyền sở hữu khi đạt độ tuổi nhất định.

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

  1. Chủ sở hữu là người thụ hưởng quyền từ tài sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ;

  2. Quyền sở hữu chấm dứt khi chủ sở hữu chết;

  3. Quyền chiếm hữu chỉ thuộc quyền của người không phải là chủ sở hữu khi chính được chủ sở uỷ quyền hoặc chuyển quyền thông qua giao dịch hợp pháp;

  4. Khi chuyển giao quyền sử dụng tài sản thì đương nhiên phải chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản đó;

  5. Quyền định đoạt phải do chính chủ sở hữu thực hiện;

  6. Quyền thuộc về chủ sở hữu, nhưng việc thực hiện quyền có thể thực hiện thông qua chủ thể khác;

  7. Quyền của chủ sở hữu là quyền năng do luật định;

  8. Quan hệ sở hữu luôn là quan hệ tuyệt đối;

  9. Người không có quyền chiếm hữu một tài sản là người không có quyền sử dụng tài sản đó;

  10. Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ sở hữu phát sinh cùng thời điểm;

  11. Quyền của chủ sở hữu chỉ được xác lập khi chủ sở hữu có đủ năng lực thực hiện các quyền năng đó;

  12. Quan hệ sở hữu là quan hệ vật quyền;

  13. Quan hệ sở hữu là quan hệ vật quyền trừ khi chủ sở hữu uỷ quyền hoặc chuyển chiếm hữu, sử dụng cho chủ thể khác thông qua giao dịch;

  14. Quan hệ sở hữu có thể là quan hệ tương đối;

  15. Quyền định đoạt của chủ sở hữu chỉ bị hạn chế khi pháp luật qui định;

  16. Trong một số trường hợp một người là chủ sở hữu tài sản nhưng không thể bán tài sản;

  17. Khi chủ sở hữu uỷ quyền hoặc chuyển giao quyền chiếm hữu cho chủ thể khác thì người được uỷ quyền hoặc được chuyển giao quyền chiếm hữu phải là người có đầyđủ năng lực hành vi dân sự;

  18. Cá nhân chết thì quyền sở hữu của họ chấm dứt khi tài sản đã chuyển cho những người thừa kế hoặc người khác theo qui định của pháp luật;

  19. Một cá nhân bị tuyên bố mất tích thì việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản của người bị tuyên bố do người đại diện thực hiện;

  20. Đầu tư vốn vào một tổ chức kinh tế là một hình thức chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản cho chủ thể khác thông qua giao dịch;

  21. A gửi xe tại bãi xe công cộng là một hình thức chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản cho người trông xe;

  22. A nhờ B trông hộ nhà, trường hợp này A chỉ quyển giao quyền chiếm hữu nhà cho B;

  23. Gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là một hình thức chuyển giao quyền chiếm hữu tiền gửi cho ngân hàng;

  24. Cá nhân không có hoặc có một phần năng lực hành vi dân sự thì bị hạn chế quyền năng đối với tài sản của mình;

  25. Người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không còn quyền năng đối tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

  26. Quyền sở hữu là một quyền tài sản.

 

“Mọi thành bại được mất đều nằm ở chính chúng ta, nhưng chúng ta lại luôn đùn đẩy cho ý trời”

SHAKESPEARE

 

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 5 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: TÀI SẢN

   

Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào.

Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com

 

Số lượng và nội dung các câu hỏi sẽ được Civillawinfor chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật

 

CÂU HỎI TỰ LUẬN

  1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản;
  2. Khái niệm và đặc điểm của bất động sản;
  3. Khái niệm và đặc điểm của giấy tờ có giá;
  4. Qui chế pháp lý đối với tiền;
  5. Điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai;
  6. Phân loại tiền và ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  7. Phân loại quyền tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  8. Phân loại giấy tờ có giá. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  9. Ngoài các tiêu chí phân loại tài sản trong giáo trình Luật dân sự Đại học Luật Hà Nội hãy đưa ra ít nhất 3 tiêu chí phân loại tài sản khác;
  10. Phân biệt vật cùng loại và vật cùng loại đặc định hóa. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  11. Phân biệt quyền tài sản và quyền gắn với tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  12. Phân biệt vật cùng loại và vật đặc định. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  13. Phân biệt vật đồng bộ với vật chính, vật phụ. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  14. Phân biệt vật tiêu hao và không tiêu hao. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  15. Phân biệt vật tiêu hao và vật hao mòn tự nhiên. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  16. Phân biệt vật đặc định và vật có khuyết tật. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  17. Phân biệt vật chia được và vật không chia được. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  18. Phân biệt vật không chia được  và vật đồng bộ. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  19. Phân biệt hoa lợi và lợi tức. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  20. Phân biệt giữa tài sản bị tịch thu và tài sản cấm lưu thông. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
  21. Xác định và phân loại tài sản khi A góp vốn 500 triệu đồng vào công ty B;
  22. Xác định và phân loại tài sản khi A là tác giả đồng thời là chủ sở hữu một tác phẩm âm nhạc;
  23. Xác định và phân loại tài sản khi X mua vé sổ số và A trúng thưởng;
  24. Xác định và phân loại tài sản trên thị trường chứng khoán;
  25. Xác định và phân loại tài sản khi X bán nhà do phải chuyển đến địa phương khác sinh sống và X đã nhận được một giá trị tăng thêm so với giá mua ban đầu;
  26. Xác định và phân loại tài sản khi X bán nhà với tư cách là người kinh doanh bất động sản và X đã nhận được một giá trị tăng thêm so với giá mua ban đầu;
  27. Xác định và phân loại tài sản đối với các sản phẩm của một cửa hàng kinh doanh sữa;
  28. Xác định và phân loại tài sản khi A mua pin hoặc bình ắc qui;
  29. Tài sản cấm lưu thông và vận dụng kiến thức về tài sản cấm lưu thông vào một giao dịch cụ thể;
  30. Tài sản hạn chế lưu thông và vận dụng kiến thức về tài sản hạn chế lưu thông vào một giao dịch cụ thể;
  31. Hãy chứng minh căn cứ vào yếu tố chủ thể, nội dung, tính chất giao dịch và thời điểm phát sinh giao dịch, một tài sản có thể chịu đồng thời cả ba qui chế cấm lưu thông, hạn chế lưu thông và tự do lưu thông;
  32. Phân tích chế độ pháp lý đối với tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch và áp dụng luật dân sự;

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

  1. Quyền sử dụng đất là bất động sản;

  2. Bất động sản là tài sản không thể di dời;

  3. Bất động sản phải là vật;

  4. Tiền không thể là đối tượng của giao dịch dân sự, nó chỉ là tài sản trung gian để định giá trị tài sản khác;

  5. Vật tiêu hao là vật hao mòn tự nhiên;

  6. Mọi giấy tờ trị giá được bằng tiền đều là giấy tờ có giá;

  7. Giấy tờ có giá phải do ngân hàng nhà nước phát hành;

  8. Di chúc là một loại giấy tờ có giá;

  9. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa có tại thời điểm xác lập giao dịch;

  10. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa có hoặc đã có nhưng chưa thuộc sở hữu của chủ thể tại thời điểm xác lập giao dịch;

  11. Sữa tươi, sữa bột và sữa chua là những vật cùng loại;

  12. Ti vi CRT và ti vi LCD là vật cùng loại đặc định hóa;

  13. Nhà ở là vật không thể chia được;

  14. Tiền trúng sổ số là lợi tức phát sinh từ vé sổ số;

  15. Tiền là tài sản trong giao lưu dân sự tại Việt Nam phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành;

  16. Khi đối tượng của giao dịch bao gồm vật chính, vật phụ mà bên có nghĩa vụ vi phạm trong chuyển giao vật chính thì đó luôn là căn cứ để bên có quyền tuyên bố hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện giao dịch;

  17. Quyền tài sản là quyền gắn với tài sản;

  18. Vật đặc định là vật gắn liền với nhân thân của một chủ thể xác định;

  19. Vật độc nhất là vật có dấu hiệu riêng biệt mà chỉ vật đó mới có;

  20. Xác định được một vật thuộc về ai là dấu dấu hiệu để xác định vật đặc định;

  21. Những vật có cùng màu sắc là vật cùng loại;

  22. Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu để xác định vật đặc định;

  23. Quyền sở hữu là một loại quyền tài sản;

  24. Giấy tờ có giá có thể được phát hành bởi một tổ chức có tư cách pháp nhân;

  25. Phần giá trị chênh lệch tăng thêm khi bán một tài sản là lợi tức;

  26. Tiền bao gồm tiền đồng và ngoại tệ có khả năng thanh toán ở Việt nam;

  27. Vật phụ không thể là đối tượng của giao dịch nếu không gắn với vật chính;

  28. Vật chia được và vật có thể tháo rời các bộ phận là một;

  29. Tất cả các vật là tài sản trong giao dịch dân sự;

  30. A mua nhà của B, hợp đồng đã có hiệu lực nhưng chưa làm thủ tục trước bạ sang tên đối với nhà mua. Trường hợp này, nhà mà A mua là tài sản hình thành trong tương lai của A;

  31. A được Tòa án nhân dân công nhận bằng một bản án có hiệu lực là người thừa kế duy nhất của B, nhưng A chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản do được thừa kế của B. Trường hợp này, di sản mà A được hưởng là tài sản hình thành trong tương lai.

"Kiến thức, chỉ có được nhờ suy nghĩ tích cực, chứ không phải nhờ vào trí nhớ, như vậy mới là kiến thức thực sự"

LEV TOLSTOY

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI DIỆN- THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU

   

Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào.

Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com

 

Số lượng và nội dung các câu hỏi sẽ được Civillawinfor chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật

 

CÂU HỎI TỰ LUẬN

  1. Xác định điều kiện có hiệu lực đối với giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương;

  2. Xác định các trường hợp giao dịch vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nhưng giao dịch vẫn có hiệu lực;

  3. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối;

  4. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự vô hiệu một phần;

  5. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện với giao dịch dân sự vô hiệu do đối tượng bị cấm tham gia giao dịch;

  6. Phân biệt giao dịch dân sự xác lập do do bị lừa dối và giao dịch dân sự giả tạo;

  7. Cho 5 ví dụ về giao dịch dân sự phải tuân thủ hình thức bắt buộc theo luật định. Ý nghĩa của việc qui định hình thức giao dịch bắt buộc;

  8. Cho năm ví dụ về đối tượng của giao dịch là công việc;Phân biệt giữa giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình với giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

  9. Phân biệt giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương với giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự;

  10. Xác định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu và một bên chủ thể đã chết (đối với cá nhân), chấm dứt hoạt động (đối với pháp nhân);

  11. Xác định những quyền lợi của người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu;

  12. Xác định các trường hợp người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi giao dịch dân sự vô hiệu;

  13. Xác định các trường hợp người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật không phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi giao dịch dân sự vô hiệu;

  14. Xác định đại diện theo pháp luật của một pháp nhân là cơ quan nhà nước;

  15. Xác định đại diện theo pháp luật của một tổ chức kinh tế có hội đồng quản trị và ban giám đốc;

  16. Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đối với hộ gia đình;

  17. Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đối với pháp nhân là tổ chức kinh tế;

  18. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp trách nhiệm dân sự đó do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân làm phát sinh;

  19. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp trách nhiệm dân sự đó do người đại diện theo ủy quyền làm phát sinh;

  20. Xác định loại đại diện đối với giám hộ cử;

  21. Xác định người đại diện của người trên 18 tuổi mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp người đó còn cha mẹ, vợ, chồng, ông bà, anh, chị, em ruột;

  22. Phân biệt ủy quyền theo hợp đồng và ủy quyền trong nội bộ của pháp nhân;

  23. Điều kiện đối với người đại diện là cá nhân;

  24. Xác định các trường hợp quan hệ đại diện của pháp nhân chấm dứt;

  25. Cho 10 ví dụ về thời hạn được qui định bởi pháp luật;

  26. Phân biệt về cách xác định thời hạn và thời hiệu;

  27. Xác định hậu quả pháp lý của chủ thể vi pham thời hạn theo thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định;

  28. Xác định hậu quả pháp lý của chủ thể vi phạm thời hiệu khởi kiện;

  29. Xác định các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự;

  30. Xác định các trường hợp một khoảng thời gian không được tính vào thời hiệu khởi kiện hoặc làm bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện;

  31. Cho ví dụ về thời hiệu chủ thể được hưởng quyền;

  32. Nguyên tắc xác định thời hiệu khởi kiện đối voi chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.

  33. Nêu rõ nội dung điều kiện người tham giao dịch hoàn toàn tự nguyện và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này;

  34. Nêu rõ nội dung điều kiện mục đích, nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này;

  35. Nêu rõ nội dung điều kiện mục đích, nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này;

  36. Nêu các nguyên tắc giải thích giao dịch dân sự. Cho ví dụ minh họa đối với mỗi nguyên tắc;

  37. Nguyên tắc bảo vệ người thứ ba khi giao dịch dân sự vô hiệu;

  38. Các điều kiện để áp dụng việc ủy quyền lại;

  39. Các căn cứ xác định người đại diện theo pháp luật;

  40. Xác định các trường hợp người được đại diện không phải chịu trách nhiệm về hành vi của người đại diện;

  41. Xác định thời hạn do pháp luật qui định nhưng không phải là thời hiệu;

  42. Xác đinh các trường hợp chấm dứt  đại diện theo pháp luật do sự biến pháp lý;

  43. Hãy xác định các qui phạm tùy nghi lựa chọn trong qui định của pháp luật dân sự về giao dịch dân sự;

  44. Xác định nguyên tắc tính thời hạn do các chủ thể dân sự thỏa thuận;

  45. Nguyên tắc xác định thời hiệu khi có sưh kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;

  46. Xác định thời hạn trong một hợp đồng cụ thể và đang có tranh chấp về thời hạn của hợp đồng;

 

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

  1. Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự;
  2. Các thỏa thuận đạt được giữa A và B là giao dịch dân sự;
  3. Giao dịch được xác lập giữa người mất năng lực hành vi dân sự với chủ thể khác luôn vô hiệu;
  4. Giao dịch giả tạo là loại giao dịch có mục đích và nội dụng trái luật;
  5. Giao dịch dân sự vi phạm hình thức theo luật định đương nhiên vô hiệu kể từ thời điểm giao dịch được giao kết;
  6. Giao dịch vô hiệu do giả tạo làm vô hiệu cả giao dịch giả tạo và giao dịch bị che dấu;
  7. Giao dịch do nhầm lẫn không bị vô hiệu nếu cả hai bên chủ thể giao dịch dân sự đều nhầm lẫn;
  8. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, người thứ ba chiếm không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình không phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu;
  9. Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường giữa các chủ thể;
  10. Khi giao dịch dân sự vô hiệu mà các bên đã thực hiện một phần nội dung nghĩa vụ thì phần nghĩa vụ còn lại các bên không phải thực hiện tiếp;
  11. Giao dịch dân sự xác lập do một bên chủ thể dưới 15 tuổi là giao dịch dân sự vô hiệu;
  12. Giao dịch dân sự do chủ thể là người đủ 18 tuổi trở lên xác lập thì không vô hiệu;
  13. Giao dịch dân sự có chủ thể là pháp nhân bắt buộc giao kết thông người đại diện;
  14. Giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân xác lập làm phát sinh nghĩa vụ dân sự của pháp nhân;
  15. Thi hoa hậu Việt Nam là giao dịch dân sự thuộc loại hành vi pháp lý đơn phương;
  16. Mua sổ số là giao dịch thuộc loại hợp đồng dân sự;
  17. Giao dịch có đối tượng là công việc mà chủ thể thực hiện công việc chết thì giao dịch đương nhiên chấm dứt;
  18. Giao dịch có đối tượng bị cấm tham gia giao dịch luôn vô hiệu;
  19. Giao dịch giả tạo luôn vô hiệu;
  20. Giao dịch dân sự mà một bên chủ thể gồm nhiều người (ABC…), mà một trong những người đó chết thì giao dịch chấm dứt;
  21. Khi pháp nhân bị giải thể thì giao dịch dân sự chấm dứt;
  22. Khi pháp nhân bi chia tách thành nhiều pháp nhân thì các giao dịch của pháp nhân bị tách chấm dứt;
  23. Pháp nhân chấm dứt hoạt động do hết thời hạn hoạt động làm chấm dứt các giao dịch dân sự mà pháp nhân đó là một bên chủ thể;
  24. Đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối sẽ bị tịch thu sung vào công quĩ nhà nước;
  25. Đối với giao dịch vô hiệu tương đối, nếu các bên không khởi kiện yêu cầu tuyên bố vô hiệu thì giao dịch đó có hiệu lực;
  26. Khi một bên chủ thể có hành vi lừa dối chủ thể bên kai thì giao dịch dân sự vô hiệu;
  27. Hành vi đe dọa giữa các chủ thể trong một giao dịch dân sự làm giao dịch dân sự vô hiệu;
  28. Đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế là chủ sở hữu tài sản của pháp nhân đó;
  29. Người đại diện theo pháp nhân có thể là pháp nhân;
  30. Người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân có thể là pháp nhân;
  31. Quan hệ giám hộ là quan hệ đại diện theo pháp luật;
  32. Quan hệ giám hộ cử là quan hệ đại diện theo ủy quyền;
  33. Khi người đại diện gây thiệt hại, người được đại diện có nghĩa vụ bồi thường bằng tài sản của mình;
  34. Bệnh viện là người đại diện theo pháp luật của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện đó;
  35. Trong một pháp nhân là tổ chức kinh tế có hội đồng quản trị thì chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
  36. Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân phải là thành viên của các tổ chức này;
  37. Khi người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện giao dịch vì lợi ích của hộ gia đình, tổ hợp tác làm phát sinh nghĩa vụ, thì nghĩa vụ đó được bảo đảm thực hiện bằng tài sản của hộ gia đình, tổ hợp tác và tài sản riêng của các thành viên;
  38. Giao dịch dân sự do người đại diện của pháp nhân là cơ quan nhà nước xác lập được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước;
  39. Người đại diện theo pháp luật của cơ quan nhà nước được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  40. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện được bảo đảm bằng tài sản riêng của người đại diện;
  41. Thời hiệu là thời hạn
  42. Thời hạn là thời hiệu;
  43. Thời hạn có thể được xác định theo thỏa thuận của chủ thể;
  44. Thời hiệu là loại thời hạn chỉ do pháp luật qui định;
  45. Khi thời hạn không xác định rõ ngày, tháng phát sinh thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên, tháng tiếp theo;
  46. Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày chủ thể có quyền khởi kiện đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  47. Thời hạn tính thời hiệu khởi kiện không bao gồm các ngày nghỉ lễ theo qui định của pháp luật;
  48. Thời hiệu khởi kiện đối với giao dịch dân sự xác lập trước ngày BLDS năm 2005 có hiệu lực được tính từ thời điểm BLDS năm 2005 có hiệu lực;
  49. Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch;
  50. Giao dịch vi phạm hình thức luật định thì đương nhiên vô hiệu;
  51. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là loại giao dịch vô hiệu do vi phạm điều kiện có hiệu lực về sự tự nguyện của chủ thể;
  52. Giao dịch cho vay nặng lãi là giao dịch vô hiệu toàn bộ;
  53. Giao dịch cho vay nặng lãi là giao dịch vô hiệu tuyệt đối;
  54. Khi chủ thể của giao dịch chết thì giao dịch chấm dứt;
  55. Có thể chủ thể chết  lại là căn cứ để giao dịch có hiệu lực;
  56. Áp dụng Luật tại thời điểm có tranh chấp về giao dịch;
  57. Trong trường hợp không xác định được ngày, thì thời hiệu được tính từ 0 giờ ngày 1 tháng dương lịch tiếp theo;
  58. Trong trường hợp không xác định được ngày, thì thời hiệu được tính từ 0 giờ ngày 1 tháng dương lịch xảy ra sự kiện;
  59. Nếu các bên trong giao dịch có thỏa thuận về thời hạn theo ngày, thì thời điểm kết thức thời hạn tính theo giờ làm việc trong ngày.

“Hãy học suy nghĩ bằng trái tim và hãy học cảm xúc bằng lý trí”.

THEODORE FONTANE

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

   

Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào.

Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com

 

Số lượng và nội dung các câu hỏi sẽ được Civillawinfor chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật

 

CÂU HỎI TỰ LUẬN

  1. Phân biệt giữa người không có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  2. Cho biết các đặc điểm cơ bản về năng lực pháp luật của cá nhân;
  3. Cho biết các đặc điểm cơ bản về năng lực hành vi dân sự của cá nhân;
  4. Xác định các quyền nhân thân của cá nhân về hôn nhân và gia đình
  5. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về hiến, cấy, ghép mô và các bộ phận cơ thể con người;
  6. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về xác định lại giới tính;
  7. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về nơi cư trú;
  8. Xác định các mức năng lực hành vi dân sự của cá nhân
  9. Xác dịnh các trường hợp cá nhân không được tham gia giao dịch dân sự với tư cách là chủ thể của quan hệ;
  10. Điều kiện để tuyên bố một người là đã chết;
  11. Điều kiện để tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  12. Phân biệt giữa một cá nhân bị tuyên bố mất tích với một cá nhân bị tuyên bố là đã chết;
  13. Xác định quyền nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết lại trở về;
  14. Xác định quyền về tài sản của người bị tuyên bố là đã chết lại trở về;
  15. So sánh quan hệ đại diện trong trường hợp đại diện cho người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự với đại diện cho người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  16. Phân biệt giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ cử;
  17. Xác định thứ tự giám hộ trong trường hợp người được giám hộ có nhiều người thuộc diện giám hộ đương nhiên cho họ;
  18. Xác định các hậu quả pháp lý trong trường hợp người giám hộ vi phạm các nghĩa vụ của người giám hộ; Phân tích điều kiện một tổ chức là người giám hộ cho một cá nhân;
  19. Các trường hợp chấm dứt giám hộ;
  20. Phân tích điều kiện một tổ chức là pháp nhân;
  21. Xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong trường hợp pháp nhân có Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc;
  22. Xây dựng lý lịch một pháp nhân cụ thể;
  23. Xác định quốc tịch của pháp nhân là các tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài;
  24. Cho 5 ví dụ về pháp nhân được thành lập theo trình tự mệnh lệnh;
  25. Cho 5 ví dụ về pháp nhân được thành lập theo trình tự cho phép;
  26. Xác định các trường hợp chấm dứt pháp nhân theo qui định pháp luật;
  27. Xác định các trường hợp chấm dứt pháp nhân theo ý chí của chủ thể;
  28. Phân biệt giữa: chia pháp nhân với tách pháp nhân;
  29. Phân biệt giữa hợp nhất pháp nhân và sát nhập pháp nhân;
  30. Chứng minh cá nhân, pháp nhân là các chủ thể phổ biến trong các quan hệ pháp luật dân sự Việt nam;
  31. Xác định trách nhiệm tài sản của pháp nhân do vi phạm nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự;
  32. Phân biệt giữa chấm dứt hoạt động pháp nhân do bị giải thể và do bị tuyên bố phá sản;
  33. Xác định tính chất đặc biệt của Nhà nước với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự;
  34. Xác định các điều kiện để một tổ chức là hộ gia đình;
  35. Xác định trách nhiệm tài sản của Hộ gia đình trong giao dịch;
  36. Xác định mối quan hệ giữa các thành viên của hộ gia đình;
  37. Xác định các giao dịch dân sự mà Hộ gia đình có thể tham gia xác lập, chấm dứt;
  38. Xác định điều kiện thành lập tổ hợp tác;
  39. Xác định trách nhiệm tài sản của Tổ hợp tác;
  40. Xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ hợp tác;
  41. Xác định các giao dịch mà Tổ hợp tác có thể tham gia xác lập, chấm dứt.
  42. Phân biệt trách nhiệm tài sản của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác và pháp nhân.
  43. Phân tích mối quan hệ pháp lý trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân là một tổ chức.
  44. Ý nghĩa của việc xác định trụ sở của pháp nhân.
  45. Ý nghĩa của việc xác định quốc tịch pháp nhân.
  46. Cho biết sự khác biệt trong đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế có Hội đồng quản trị và tổ chức kinh tế không có Hội đồng quản trị.
  47. Dựa trên điều kiện của pháp nhân hãy chứng minh Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
  48. Phân biệt giữa trách nhiệm hữu hạn trong pháp nhân với trách nhiệm vô hạn trong Hộ gia đình và Tổ hợp tác.
  49. Phân biệt hậu qủa pháp lý của tuyên bố một cá nhân mất tích (tạm đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố) với hậu qủa pháp lý của việc tuyên bố một cá nhân là đã chết (đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố.
  50. Hãy cho biết căn cứ nào pháp luật qui định khi người tuyên bố chết lại trở về và vợ, chồng của họ chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên phục hồi.
  51. Các điều kiện pháp lý để xác định lại giới tính.
  52. Các điều kiện pháp lý về hiến xác, hiến, cấy, ghép mô và các bộ phận cơ thể con người.
  53. Xác định quyền có họ, tên của người bị bỏ rơi mà không xác định được cha mẹ.
  54. Xác định quyền về dân tộc đối với người là con nuôi, người có cha mẹ mang dân tộc khác nhau.
  55. Xác định nguyên tắc trong xác định họ, dân tộc của cá nhân.
  56. Phân biệt giữa tổ chức có tư cách pháp nhân với tổ chức không có tư cách pháp nhân.

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

  1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm;

  2. Năng lực hành vi và năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh cùng một thời điểm;

  3. Quan hệ đại diện đối với người bị hạn chế chế năng lực hành vi dân sự không phải quan hệ giám hộ;

  4. Các giao dịch do người dưới 6 tuổi xác lập, thực hiện, chấm dứt đều vô hiệu;

  5. Nơi cư trú của người vợ xác định theo nơi cư trú của người chồng;

  6. Nơi cư trú của người dưới 18 tuổi xác định theo nơi cư trú của người đại diện;

  7. Tuyên bố một người là đã chết làm chấm dứt các quyền nhân thân và quyền tài sản của người bị tuyên bố;

  8. Khi người bị tuyên bố đã chết lại trở về thì phục hồi lại toàn bộ quyền nhân thân và quyền về sản của họ;

  9. Năng lực pháp luật của cá nhân chỉ phát sinh từ lúc cá nhân được sinh ra;

  10. Việc một cá nhân bị tòa án tuyên bố mất tích làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của người đó;

  11. Cá nhân là người mang quốc tịch Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự ;

  12. Pháp nhân hoạt động thông qua người đại diện của pháp nhân;

  13. Trong một pháp nhân có ban giám đốc thì Ban giám đốc là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

  14. Sát nhập pháp nhân làm chấm dứt hoạt động của pháp nhân sát nhập và pháp nhân được sát nhập;

  15. Hợp nhất pháp nhân làm chấm dứt hoạt động của các pháp nhân cũ đã được hợp nhất;

  16. Giao dịch vì lợi ích của người mất năng lực hành vi dân sự do người đại diện thực hiện;

  17. Tất cả giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều phải được sự đồng ý của người đại diện;

  18. Tên gọi của pháp nhân và tên giao dịch của pháp nhân là một;

  19. Trụ sở của pháp nhân phải là trụ sở nơi cơ quan điều hành làm việc;

  20. Khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chết thì pháp nhân chấm dứt;

  21. Phá sản là một hình thức giải thể pháp nhân;

  22. Trong trường hợp pháp nhân giải thể do có thỏa thuận của các thành viên thì phải được sự chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  23. Nếu đủ điều kiện trở thành pháp nhân, tổ hợp tác có tư cách pháp nhân;

  24. Các tổ viên Tổ hợp tác chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tái ản của Tổ hợp tác;

  25. Các thành viên hộ gia đình phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài sản của hộ gia đình;

  26. Tài sản của pháp nhân là tài sản do các thành viên đóng góp;

  27. Pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ của pháp nhân. Nếu tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ, thì nghĩa vụ đó được thực hiện bằng tài sản riêng của các thành viên;

  28. Các doanh nghiệp do người nước ngoài đầu tư ở Việt Nam là doanh nghiệp mang quốc tịch Việt Nam;

  29. Anh, chị thực hiện việc giám hộ cho em khi cha mẹ không còn hoặc còn nhưng không đủ điều kiện giám hộ;

  30. Giữa người giám hộ và người được giám hộ không thể xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản của nhau;

  31. Khi người được giám hộ tròn đủ 18 tuổi thì quan hệ giám hộ đương nhiên chấm dứt;

  32. Trong trường hợp một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện thì bệnh viện là người giám hộ cho trẻ sơ sinh đó;

  33. Thời điển pháp nhân thành lập là thời điểm xác lập năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân;

  34. Các giao dịch do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt được thực hiện bằng tài sản của pháp nhân;

  35. Người đại diện của pháp nhân phải là thành viên của pháp nhân;

  36. Đại diện của pháp nhân phải cá nhân;

  37. Hộ gia đình được thành lập theo quyết định của ủy ban nhân dân cấp cơ sở;

  38. Thành viên của Hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng cùng sống chung;

  39. Các giao dịch liên quan đến tư liệu sản xuất của Hộ gia đình phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình;

  40. Thành viên của hộ gia đình không bao gồm người không có năng lực hành vi dân sự và người mất năng lực hành vi dân sự;

  41. Nhà nước tham gia các giao dịch dân sự thông qua người đại diện;

  42. Nhà nước chỉ tham gia các giao dịch dân sự khi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của Nhà nước;

  43. Pháp nhân là tổ chức kinh tế được thành lập theo trình tự mệnh lệnh;

  44. Pháp nhân là cơ quan nhà nước chỉ chấm dứt hoạt động khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  45. Pháp nhân chấm dứt hoạt động làm chấm dứt toàn bộ các giao dịch do pháp nhân đó xác lập;

  46. Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là hộ gia đình chủ thể trong quản lý hành chính nhà nước;

  47. Tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi do cha mẹ quản lý;

  48. Tài sản của người đủ 18 tuổi trở lên mất năng lực hành vi dân sự do cha, mẹ của người đó quản lý.

  49. Cá nhân là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống, làm ăn lâu dài ở Việt Nam;

  50. Khi con chưa thanh niên cha mẹ là người gián hộ nếu có đủ điều kiện giám hộ;

  51. Nếu con đã thành niên mất năng lực hành vi dấn ự cha mẹ có đủ điều kiện giám hộ thì phải giám hộ cho con;

  52. Một người biệt tích đã 6 năm sau đó có căn cứ họ không còn sống thì Tòa án tuyên bố người đó đã chết;

  53. Trường hợp một người đã không có tin tức còn sống hay đã chết hơn 5 năm Tòa án chỉ có thể tuyên bố người đó đã chết ngay cả khi có yêu cầu tuyên bố mất tích;

  54. Khi người bị tuyên bố chết lại trở về, theo yêu cầu của họ hôn nhân đương nhiên được phục hồi;

  55. Pháp nhân được tổ chức lại khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  56. Thành viên của pháp nhân phải là cá nhân;

  57. Pháp nhân chấm dứt hoạt động đồng thời làm chấm dứt quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân đó;

  58. Cá nhân chết làm chấm dứt các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự của cá nhân đó;

  59. Thành viên của tổ hợp tác là cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi;

  60. Khi tài sản của hộ gia đình không đủ để thanh toán nợ, người có quyền có thể yêu cầu bất cứ thành viên nào của hộ gia đình phải thanh toán toàn bộ nợ chung của hộ gia đình bằng tài sản riêng của người được yêu cầu.

  61. Tổ chức không có tư cách pháp nhân là tổ chức thành lập không hợp pháp;

  62. Một tổ chức khi tham gia giao dịch cam kết chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính tổ chức và không chịu trách nhiệm bằng tài sản của các thành viên tổ chức thì tổ chức đó có tư cách pháp nhân;

  63. Người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đương nhiên là thành viên của hộ gia đình;

  64. Họ, tên của cá nhân không thể thay đổi;

  65. Tên gọi của pháp nhân không thể thay đổi;

  66. Pháp nhân chấm dứt khi không còn tài sản;

  67. Nhà nước CHXHCNVN chỉ tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội.

“Mỗi ngày biết thêm một điều mình chưa biết, mỗi tháng không quên những điều mình đã biết. Như vậy mới đáng gọi là người ham học”.

TỬ HẠ

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 2 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

   

Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào.

Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com

 

Số lượng và nội dung các câu hỏi sẽ được Civillawinfor chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật

 

CÂU HỎI TỰ LUẬN

  1. Nêu các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự. Cho ví dụ ở mỗi đặc điểm.

  2. So sánh quan hệ pháp luật dân sự với quan hệ pháp luật hành chính, hình sự (chủ thể, khách thể, nội dung).

  3. Nêu các khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi khách thể cho 3 ví dụ.

  4. Phân biệt giữa quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ.

  5. Xác định phạm vi của quyền dân sự. Cho ví dụ.

  6. Xác định phạm vi của nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ.

  7. Nêu các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền dân sự.

  8. Nêu các sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi căn cứ cho một 3 ví dụ.

  9. Cho ví dụ về chủ thể thực hiện hành vi không nhằm làm phát sinh quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, nhưng lại làm phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự.

  10. Cho ví dụ về hành vi trái pháp luật làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.

  11. Cho ví dụ về hành vi làm chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự.

  12. Nêu ý nghĩa của việc xác định các sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

  13. Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo đối tượng của quan hệ. Mỗi loại quan hệ pháp luật dân sự cho 3 ví dụ.

  14. Phân biệt giữa quan hệ pháp luật dân sự tương đối và quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối. Cho ví dụ cụ thể.

  15. Phân biệt quan hệ đối vật và quan hệ đối nhân. Cho ví dụ cụ thể.

  16. Phân biệt giữa căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là sự biến do hành vi của con người và căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là hành vi. Cho ví dụ cụ thể.

  17. Cho một tình huống cụ thể chứng minh đó là quan hệ pháp luật dân sự (chủ thể, khách thể, nội dung và căn cứ làm phát sinh, chấm dứt).

  18. Nêu các ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm các chủ thể dân sự bình đẳng về địa vị pháp lý trong qui định pháp luật, áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp dân sự.

  19. Nêu các ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm lợi ích là tiền đề của phần lớn của các quan hệ dân sự trong qui định pháp luật, áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp dân sự.

  20. Xác định quan hệ đền bù, giải tỏa đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất thuộc loại quan hệ pháp luật nào?

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

  1. Trong một quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể đồng thời có cả quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

  2. Quan hệ dân sự tuyệt đối là quan hệ xác định chủ thể của cả bên có quyền dân sự và bên có nghĩa vụ dân sự.

  3. Sự biến là là các sự kiện xảy ra mang tính khách quan với chủ thể và không có tác động bởi hành vi của con người;

  4. A vi phạm luật giao thông và đã gây tại nạn cho B. Trong trường hợp này, sự kiện A gây tai nạn cho B là sự kiện hành vi làm phát sinh quan hệ bồi thường giữa A và B.

  5. Quan hệ đối vật là quan hệ dân sự có đối tượng là tài sản.

  6. Quan hệ đối nhân là quan hệ dân sự có đối tượng là công việc.

  7. Một hành vi chỉ có thể hoặc làm phát sinh, hoặc làm thay đổi, hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự.

  8. Trong quan hệ mua – bán bất động sản, bất động sản là khách thể của quan hệ.

  9. Nghĩa vụ dân sự là loại nghĩa vụ phát sinh theo qui định của pháp luật dân sự.

  10. Khi một bên hoặc cả hai bên chủ thể chết là căn cứ để chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

  11. Sự kiện chết của một cá nhân có thể là căn cứ làm phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự.

  12. Trong quan hệ sở hữu tài sản là khách thể của quan hệ.

  13. Quan hệ tài sản luôn có khách thể là tài sản.

  14. Nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh do chủ thể không thực hiện hành vi.

  15. Trong một quan hệ dịch vụ, khách thể là kết quả của công việc mà bên cung ứng dịch vụ phải làm.

  16. Quyền dân sự không chỉ được bảo vệ bằng các biện pháp dân sự mà còn bằng các biện pháp hành chính hoặc hình sự;

  17. Tài sản luôn là đối tượng mà không thể là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự;

  18. Nếu sự kiện pháp lý là hành vi, thì chỉ những hành vi nào có mục đích làm phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự mới là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.

  19. Quyền dân sự có thể được xác lập do chính ý chí của chủ thể.

  20. Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ mang tính ý chí.

  21. Khi một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự vi phạm nghĩa vụ, thì biện pháp cưỡng chế do Nhà nước qui định được áp dụng.

  22. Quan hệ chi trả lương giữa Nhà nước và công chức là quan hệ pháp luật dân sự;

  23. Hành vi chứng thực hợp đồng của Công chứng viên là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.

  24. Tất cả các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự đều là quan hệ pháp luật dân sự.

  25. Tất cả các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân đều được các qui phạm pháp luật dân sự điều chỉnh.

  26. Tất cả các sự kiện pháp lý liên quan đến hành vi của con người đều thuộc sự kiện là hành vi.

  27. Thời hạn với tư cách là sự kiện pháp lý là khoảng thời gian được pháp luật dân sự qui định.

  28. Nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh từ nghĩa vụ dân sự khác.

  29. Nghĩa vụ dân sự là xử sự bắt buộc theo qui định của pháp luật dân sự.

  30. Giá trị nhân thân là quyền nhân thân.

  31. Quyền dân sự là những xử sự mà chủ thể được thực hiện khi pháp luật không cấm.

  32. Giá trị nhân thân chỉ gắn liền với chủ thể là cá nhân.

  33. Quan hệ PLDS tuyệt đối là quan hệ trong đó quyền, nghĩa vụ dân sự gắn liền với chủ thể xác định mà không thể chuyển giao.

  34. Dịch vụ với tư cách là khách thể là loại công việc có kết quả tạo vật chất mới.

  35. Quan hệ pháp luật tương đối là quan hệ trong đó quyền, nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao giao.

  36. Quan hệ pháp luật thương mại, quan hệ pháp luật lao động và quan hệ pháp luật HN-GĐ là loại quan hệ pháp luật dân sự.

  37. Quan hệ trái quyền là quan hệ pháp luật tương đối.

  38. Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ vật quyền.

  39. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và quan hệ pháp luật dân sự là một.

  40. Sự kiện A gây thương tích cho B với lỗi cố ý không phải là sự kiện pháp lý làm phát sinhq uan hệ dân sự mà là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự.

  41. Sự kiện chết của một cá nhân là sự biến pháp lý trong pháp luật dân sự.

  42. Tất cả các sự kiện chết của cá nhân đều là sự biến pháp lý trong pháp luật dân sự.

  43. Sự kiện một pháp nhân chấm dứt hoạt động là sự biến tương đối hoặc sự kiện hành vi trong pháp luật dân sự.

  44. Sự kiện sinh đẻ là sự biến pháp lý trong pháp luật dân sự.

"Bạn đứng thứ mấy trong lớp không quan trọng, nhưng phải thể hiện được đẳng cấp khi bước chân ra xã hội"

BILL. GATE

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 1 – MODUL 1: KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

   

Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào.

Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com

 

Số lượng và nội dung các câu hỏi sẽ được Civillawinfor chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật

 

CÂU HỎI TỰ LUẬN

  1. Phân biệt các thuật ngữ: giao lưu dân sự, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật dân sự;
  2. Hãy xác định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005;
  3. So sánh phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005;
  4. Hãy cho biết vai trò của Bộ luật dân sự trong Hệ thống pháp luật Việt Nam và sự cần thiết của việc ban hành Bộ luật dân sự năm 2005;
  5. Phân biệt các thuật ngữ: luật dân sự, ngành luật dân sự và môn luật dân sự;
  6. Xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2005;
  7. Hãy nêu các ngành luật (ngoài luật dân sự) có đối tượng điều chỉnh là quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân;
  8. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hành chính;
  9. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hỉnh sự;
  10. Hãy nêu 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật khác;
  11. Những dấu hiệu nào quyết định một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự;
  12. Nêu các đặc điểm của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
  13. Hãy nêu 5 ví dụ về quyền nhân thân của một tổ chức kinh tế;
  14. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân gắn với tài sản;
  15. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân không gắn với tài sản;
  16. Phân biệt quan hệ nhân thân không gắn với tài sản với quan hệ nhân thân gắn với tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự;
  17. Nêu các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
  18. Nêu các nguyên tắc cơ bản đặc trưng của luật dân sự;
  19. So sánh nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005;
  20. Phân biệt giữa các thuật ngữ: tự do thỏa thuận, tự nguyện, tự định đoạt;
  21. Bằng những dấu hiệu nào để khẳng định A và B bình đẳng khi tham gia một quan hệ dân sự;
  22. Hãy nêu các biện pháp bảo vệ khi quyền dân sự bị xâm phạm;
  23. Phân biệt giữa các biện pháp bảo vệ quyền dân sự với các chế tài trong luật hành chính, hình sự;
  24. Phân biệt phương pháp điều chỉnh của luật dân sự với phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính và luật hình sự;
  25. Nêu cá́c yếu tố quyết định đến hiệu quả của áp dụng luật dân sự;
  26. Nêu hậu quả pháp lý của việc áp dụng luật dân sự;
  27. Phân biệt giữa áp dụng luật dân sự, áp dụng tương tự luật dân sự và áp dụng phong tục, tập quán;
  28. Phân biệt thuật ngữ thiện chí với thuật ngữ trung thực trong nguyên tắc thiện chí, trung thực của luật dân sự;
  29. Phân loại nguồn của luật dân sự. Hãy nêu ít nhất 15 văn bản pháp luật thuộc nguồn của luật dân sự có giải thích rõ tại sao nó là nguồn;
  30. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự có nhiều văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh;
  31. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự đã được qui định trong Bộ luật dân sự nhưng chưa được qui định cụ thể;
  32. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự chưa được qui định trong Bộ luật dân sự;
  33. Nêu 10 ví dụ phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự;
  34. Xác định các điều kiện để một phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự.

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

  1. Tất cả các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
  2. Các quan hệ có đối tượng là tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

  3. Quan hệ thu chi ngân sách nhà nước là quian hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  4. Trong một pháp nhân là cơ quan nhà nước không có quan hệ tài sản nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

  5. Tài sản của Nhà nước không thể là đối tượng của các quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  6. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động là loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  7. Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá nhân.

  8. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh thuộc loại quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản;

  9. A được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao quyền sử dụng 5 000 m2 đất nông nghiệp để trồng lúa trong thời hạn 20 năm. Đây là một loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  10. B được cơ quan chủ quản hóa giá căn hộ tập thể mà B đang ở và B có quyền sở hữu căn hộ đó. Đây là một loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  11. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự bình đẳng với nhau về tổ chức và tài sản, trừ các quan hệ có một bên là cơ quan nhà nước.

  12. Trong tự nguyện có tự định đoạt.

  13. Trong tự định đoạt có tự do thỏa thuận.

  14. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự mà không phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác.

  15. Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự trên lãnh thổ Việt Nam.

  16. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có một bên chủ thể là công dân Việt Nam.

  17. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có hai bên chủ thể là công dân Việt Nam.

  18. Một quan hệ dân sự được qui định bởi nhiều văn bản qui phạm pháp luật thì ưu tiên áp dụng Bộ luật dân sự.

  19. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự

  20. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự là nguyên tắc đặc trưng của luật dân sự.

  21. Nguyên tắc thiện chí, trung thực là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.

  22. Quan hệ thừa kế là quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

  23. Các chủ thể hoàn toàn có quyền định đoạt việc tham gia, chấm dứt quan hệ dân sự.

  24. Các quan hệ dân sự phải được điều chỉnh bới Bộ luật dân sự.

  25. Hai điều kiện cần và đủ để các chủ thể bình đẳng trong quan hệ dân sự là độc lập về tổ chức và tài sản.

  26. Nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự cũng bình đẳng với các chủ thể khác, trừ khi pháp luật qui định khác.

  27. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình đây là một hoạt động áp dụng Luật dân sự.

  28. A và B xác lập một hợp đồng mua bán, theo đó B có quyền sở hữu tài sản do A bán. Đây là một trường hợp áp dụng Luật dân sự.

  29. Các quan hệ liên quan đến bất động sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  30. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.

"Các bài giảng của giáo sư, cho dù có đầy đủ, xúc tích đến đâu, có chứa chan tình yêu tri thức của bản thân giáo viên đến đâu, thì về thực chất, mà nói, đó chẳng qua cũng vẫn chỉ là chương trình, là những lời chỉ dẫn tuần tự để điều chỉnh trật tự nhận thức của sinh viên. Người nào chỉ biết ngồi nghe giáo sư giảng chứ bản thân mình trong lòng không cảm thấy khát khao đọc sách, thì có thể nói tất cả những điều người ấy nghe giảng ở trường đại học cũng sẽ chỉ như một tòa nhà xây trên cát mà thôi"

I.A. GONTCHAROV

ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN CÁ NHÂN HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ MODUL2 DÀNH CHO SINH VIÊN CHÍNH QUI CÁC KHOA LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÌNH SỰ, HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC KHÓA 32 NĂM HỌC 2008 – 2009 – Tài liệu chính thức

ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN CÁ NHÂN HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ MODUL2 DÀNH CHO SINH VIÊN CHÍNH QUI CÁC KHOA LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÌNH SỰ, HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC KHÓA 32 NĂM HỌC 2008 – 2009

* * * * *

1. Nghĩa vụ dân sự có nhiều người cùng thực hiện;

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng;

3. Giao dịch bảo đảm có đối tượng là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thứ ba;

4. Hình thức của giao dịch bảo đảm và vai trò của nó trong giải quyết các tranh chấp;

5. Bảo lãnh trong thực hiện các hợp đồng vay tài sản;

6. Giao kết hợp đồng mua bán tài sản;

7. Giao dịch về nhà ở có chủ thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

8. Hợp đồng thuê khoán có đối tượng là các văn phòng giao dịch;

9. Hợp đồng vận chuyển hành khách trong lĩnh vực vận tải công cộng;

10. Hợp đồng bảo hiểm có đối tượng là trách nhiệm dân sự;

11. Thi có giải và thực tiễn về thi có giải trong đời sống xã hội hiện nay;

12. Bồi thường thiệt hại do oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự;

13. Bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường;

14. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra;

15. Bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông vận tải cơ giới và người điều khiển phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây ra.

BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 5 MODUL1 LUẬT DÂN SỰ – TÀI SẢN

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Điều kiện để vật là tài sản trong giao dịch dân sự;

2. Điều kiện để quyền là tài sản trong giao dịch dân sự;

3. Điều kiện để giấy tờ có giá là tài sản trong giao dịch dân sự;

4. Phân tích qui chế pháp lý đối với tiền là tài sản trong giao lưu dân sự;

5. So sánh qui chế pháp lý đối với tiền đồng Việt Nam (VND) và tiền nước ngoài (ngoại tệ);

6. Cho 10 ví dụ về tài sản gắn liền với đất là bất động sản;

7. Cho 10 ví dụ về tài sản gắn liền với công trình xây dựng là bất động sản;

8. Xác định qui chế pháp lý đối với tài sản là bất động sản;

10. Ý nghĩa của việc phân loại tài sản thành bất động sản và động sản;

11. Ngoài phân loại tài sản thành bất động sản và động sản nếu ít nhất 5 cách phân loại tài sản khác? ý  pháp lý? 3 ví dụ cho mỗi cách phân loại;

13. Phân chế tích chế độ pháp lý đối với tài sản;

Continue reading

CÂU HỎI ÔN THI VẤN ĐÁP LUẬT DÂN SỰ HỌC PHẦN I VÀ II – KHÓA 32 – ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ VÀ KHÔNG THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ) – Tài liệu chính thức

HỌC PHẦN 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ – QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ – GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI DIỆN – THỜI HẠN – THỜI HIỆU

1. Phân tích đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự?

2. Phân tích các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự trong quan hệ sở hữu?

3. Nguồn của Luật dân sự? Phân tích các loại nguồn của Luật dân sự?

4. Mối liên hệ giữa Luật Dân sự với Luật hình sự, Luật hành chính, Luật thương mại?

5. Phân tích các đặc điểm của quan hệ tài sản do Luật Dân sự Việt Nam điều chỉnh?

6. Áp dụng tương tự Luật Dân sự ? (Nguyên nhân, điều kiện và hậu quả)

7. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự? Các loại khách thể của quan hệ pháp luật dân sự?

8. Phân tích các nguyên tắc của Luật Dân sự thể hiện bản chất của quan hệ dân sự?

9. Phân tích các đặc điểm của quan hệ nhân thân do Luật Dân sự Việt Nam điều chỉnh?

10. Phân tích các căn cứ làm phát sinh, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự?

11. Quan hệ pháp luật dân sự và các đặc điểm của nó?

Continue reading

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4 MODUL 1 – LUẬT DÂN SỰ: GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI DIỆN – THỜI HẠN, THỜI HIỆU

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

  1. Xác định điều kiện có hiệu lực đối với giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương;
  2. Xác định các trường hợp giao dịch vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nhưng giao dịch vẫn có hiệu lực;
  3. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối;
  4. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự vô hiệu một phần;
  5. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện với giao dịch dân sự vô hiệu do đối tượng bị cấm tham gia giao dịch;
  6. Phân biệt giao dịch dân sự xác lập do do bị lừa dối và giao dịch dân sự giả tạo;
  7. Cho 5 ví dụ êề giao dịch dân sự phải tuân thủ hình thức bắt buộc theo luật định. Ý nghĩa của việc qui định hình thức giao dịch bắt buộc;
  8. Cho năm ví dụ về đối tượng của giao dịch là công việc;
  9. Phân biệt giữa giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình với giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

Continue reading

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

CIVILLAWINFOR SOẠN THẢO

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP

1. Phân biệt giữa người không có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

2. Cho biết các đặc điểm cơ bản về năng lực pháp luật  của cá nhân;

3. Cho biết các đặc điểm cơ bản về năng lực hành vi dân sự của cá nhân;

4. Xác định các quyền nhân thân của cá nhân về hôn nhân và gia đình

5. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về hiến, cấy, ghép mô và các bộ phận cơ thể con người;

6. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về xác định lại giới tính;

7. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về nơi cư trú;

8. Xác định các mức năng lực hành vi dân sự của cá nhân

9. Xác dịnh các trường hợp cá nhân không được tham gia giao dịch dân sự với tư cách là chủ thể của quan hệ;

10. Điều kiện để tuyên bố một người là đã chết;

Continue reading

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 2 – MODUL2 MÔN LUẬT DÂN SỰ: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

  1. Nêu các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự. Cho ví dụ ở mỗi đặc điểm;
  2. So sánh quan hệ pháp luật dân sự với quan hệ pháp luật hành chính, hình sự (chủ thể, khách thể, nội dung);
  3. Nêu các khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi khách thể cho 3 ví dụ;
  4. Phân biệt giữa quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ.
  5. Xác định phạm vi của quyền dân sự. Cho ví dụ.
  6. Xác định phạm vi của nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ.
  7. Nêu các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền dân sự.
  8. Nêu các căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi căn cứ cho một 3 ví dụ;
  9. Cho ví dụ về chủ thể thực hiện hành vi không nhằm làm phát sinh quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, nhưng lại làm phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự;
  10. Continue reading
HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn