admin@phapluatdansu.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC VẤN ĐỀ 1 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

A. YÊU CẦU:

Sinh viên phải tích lũy 17 mục tiêu nhận thức được hướng dẫn trong Đề cương môn học:

– 6 bậc 1

– 5 bậc 2

– 6 bậc 3

Lưu ý: Ngoài các mục tiêu nhận thức trên. Khuyến khích sinh viên hướng tớ́i các mục tiêu nhận thức của riêng mình.

Tìm hiểu thêm ở đây

B. THỜI LƯỢNG:

– 2 tiết lý thuyết (90 phút);

– 2 tiết thảo luận (90 phút)

Tìm hiểu thêm ở đây

B. TÀI LIỆU

– BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005

– Nghị quyết 45/2005/QH11 ngày 14-06-2005 về thi hành Bộ luật dân sự năm 2005

– Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật

– Các văn bản khác

– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1 của Đại học Luật Hà Nội năm 2005 – 2008

– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Phần chung) – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002;

– Các tài liệu được định hướng trong cuốn Đề cương môn học dành cho vấn đề 1 – Modul1;

– Các bài viết được đăng trên trang thongtinphapluatdansu theo đường link: http://phapluatdansu.edu.vn/category/luat-dan-su/lds-qui-dinh-chung/

– Câu hỏi thảo luận dành cho vấn đề :  link1   link2

Continue reading

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 13 – MODUL2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ tự gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của con người;

2. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây cối gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi cây cối gây thiệt hại do hành vi của con người;

3. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp tài sản gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường do hành vi con người;

4. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi gia súc gây thiệt hại do hành vi của con người;

5. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp hợp công trình xây dựng gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi công trình xây dựng gây thiệt hại do hành vi của con người;

6. Phân biệt “thú dữ” là nguồn nguy hiểm cao độ và “gia súc”;

Continue reading

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 12 – MODUL 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI GÂY RA

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với hành vi phù hợp với tình thế cấp thiết;

2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng;

3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết;

4. So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại do vượt quá tình thế cấp thiết;

5. Xác định “chất kích thích” được qui định tại Điều 615 BLDS năm 2005 đối với các chất sau:

– Rượu;

– Bia;

– Đồ uống có ga;

– Thuốc ngủ;

– Thuốc giảm đau;

– Ma túy;

Continue reading

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 11 – MODUL 2: QUI ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

2. Phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;

3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hình sự;

4. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính;

5. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

6. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng;

Continue reading

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 10 – MODUL 2

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Phân biệt giữa bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc;

2. Mối liên hệ giữa trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

3. Phân biệt giữa hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tuổi thọ và hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe;

4. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba;

5. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm với tư cách là hợp đồng có điều kiện;

7. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm có hình thức là hợp đồng mẫu;

Continue reading

ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 10 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC – HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

I. TÀI LIỆU

1. Tài liệu bắt buộc:

– Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 567 – 580) đối chiếu tương ứng với Bộ luật dân sự năm 1995;

– Các văn bản qui phạm pháp luật được gợi ý tại các trang 33 -34 Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2

Đọc thêm:

+ Luật kinh doanh bảo hiểm;

Luật 20/2004/QH11 ngày 15-06-2004: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng

Luật 02/1997/QH10 ngày 12-12-1997 : Các tổ chức tín dụng

+ Quyết định 96/2007/QĐ-BTC ngày 23-11-2007: về việc ban hành Quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung

+ Nghị định 165/2007/NĐ-CP ngày 15-11-2007 : Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam

– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2 – Đại học Luật Hà Nội;

– Các tài liệu khác được liệt kê tại Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2 Tr 32 – 33

Continue reading

ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 9 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC – HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN, HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

. TÀI LIỆU

1. Tài liệu bắt buộc:

– Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 527 – 546; 581-589) đối chiếu tương ứng với Bộ luật dân sự năm 1995;

– Các văn bản qui phạm pháp luật được gợi ý tại các trang 33 -34 Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2

Đọc thêm:

+ Bộ luật hàng hải;

+ Luật hàng không dân dụng;

+ Luật đường sắt;

+ Luật giao thông đường bộ;

+ Luật giao thông đường thủy nội địa

+ Quyết định 55/2007/QĐ-BGTVT ngày 07-11-2007 :Ban hành Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ

+ Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT/BCA-BTC ngày 07-11-2007: Hướng dẫn việc phối hợp thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

…………………………………

Continue reading

ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 8 – MODUL2: Hợp đồng có đối tượng là công việc, nghiên cứu riêng về hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ

I. TÀI LIỆU

1. Tài liệu bắt buộc:

– Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 518 – 526; 547 – 558; 559 – 566) đối chiếu tương ứng với Bộ luật dân sự năm 1995;

– Các văn bản qui phạm pháp luật được gợi ý tại các trang 33 -34 Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2

– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2 – Đại học Luật Hà Nội;

– Các tài liệu khác được liệt kê tại Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2 Tr 32 – 33

2. Tài liệu tham khảo lựa chọn:

– Các bài viết hoặc thông tin có liên quan đăng tải trên các tạp chí Luật học, Nghề Luật, Tòa án nhân dân, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật, Khoa học pháp lý … và trên các trang Web.

– Đọc thêm các bài viết sau (được đăng trên weblog này. Click vào chủ đề: Hợp đồng và chủ đề: Tài liệu tham khảo):

Continue reading

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 9 (HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN, HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN) – MODUL 2

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Nêu các đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển;

2. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản;

3. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách;

4. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển tài sản;

5. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển hành khách: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

6. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển tài sản:  hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

7. Cho biết hậu qủa pháp lý trong trường hợp hành khách bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản;

Continue reading

ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 7 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG – HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN

I. TÀI LIỆU

1. Tài liệu bắt buộc:

– Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 501 – 517) đối chiếu tương ứng với Bộ luật dân sự năm 1995;

– Các văn bản qui phạm pháp luật được gợi ý tại các trang 33 -34 Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2

– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2 – Đại học Luật hà Nội;

– Các tài liệu khác được liệt kê tại Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2 Tr 32 – 33

2. Tài liệu tham khảo lựa chọn:

– Các bài viết hoặc thông tin có liên quan đăng tải trên các tạp chí Luật học, Nghề Luật, Tòa án nhân dân, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật, Khoa học pháp lý … và trên các trang Web.

– Đọc thêm các bài viết sau (được đăng trên weblog này. Click vào chủ đề: Hợp đồng):

Continue reading

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4 (QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG) – MODUL 2

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

– So sánh giữa hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương;

– So sánh hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng với hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng;

– So sánh giữa hành vi pháp lý đơn phương với với hợp đồng đơn vụ;

– So sánh giữa hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ. Cho 03 ví dụ về mỗi loại hợp đồng này;

– So sánh giữa hợp đồng có đền bù và không có đền bù. Cho 03 ví dụ cho mỗi loại hợp đồng này;

– Lấy 3 ví dụ về hợp đồng mẫu và hãy cho biết sự khác biệt giữa hợp đồng mẫu với hợp đồng không thuộc loại này;

– So sánh giữa hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng;

– Nêu các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự do ý chí của một bên chủ thể hợp đồng. Cho ví dụ cụ thể cho mỗi trường hợp;

– Phân tích hậu quả pháp lý đối với các trường hợp: bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, một trong hai bên trong hợp đồng đã giao kết chết;

– Phân tích và cho ví dụ cụ thể về các nguyên tắc giao kết hợp đồng;

– So sánh nguyên tắc thực hiện hợp đồng song vụ và đơn vụ;

– Tìm 3 mẫu hợp đồng khác nhau (căn cứ vào tiêu chí phân loại hợp đồng), được đăng tại địa chỉ sau: http://tracuuluat.net/?type=27 (hoặc địa chỉ khác mà bạn biết) và hãy nhận diện các điều khoản cơ bản, thông thường và tùy nghi ở mỗi hợp đồng đó;

– Phân tích và cho ví dụ về các nguyên tắc giải thích hợp đồng dân sự;

– Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng? Vận dụng cụ thể phân tích điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mẫu (hoặc các loại hợp đồng khác);

– Phân tích các trường hợp nghĩa vụ không thể thực hiện trong hợp đồng song vụ;

– Phân biệt sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và nguyên tắc giải quyết khi các bên trong hopự đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại;

– Hãy nêu 10 ví dụ có phân tích về hợp đồng dân sự vô hiệu có liên quan đến đối tượng của hợp đồng;

– Phân tích các qui định pháp luật liên quan đến hình thức của hợp đồng;

– Nêu ý nghĩa của các điều khoản cơ bản trong hợp đồng.

Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp bên đề nghị giao kết chuyển đề nghị giao kết tới nhiều chủ thể khác nhau;

– So sánh nguyên tắc giao kết hợp đồng với nguyên tắc thực hiện hợp đồng

– So sánh hợp đồng liên quan đến quyền và lợi ích của người thứ ba và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba;

– Qui định của pháp luật về đại diện trong giao kết hợp đồng;

– Cho biết hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng thông qua người đại diện;

– Cho biết và nêu ví dụ về các trường hợp chấm dứt hợp đồng không phụ thuộc vào ý chí của hai bên chủ thể hoặc một trong hai bên chủ thể;

– Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu tương đối;

– Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu tuyệt đối;

– Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu một phần.

– Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp tên gọi của hợp đồng và nội dung của hợp đồng mâu thuẫn với nhau. Ví dụ: Tên gọi là hợp đồng mượn nhưng lại mang nội dung của hợp đồng vay tài sản;

– Hãy cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp các bên trong hợp đồng không thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng;

– Xác định bên đề nghị và bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp đối tượng của được nêu trong đề nghị là tài sản thuộc sở hữu chung;

– Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên trong hợp đồng chuyển nhượng các quyền của mình trong hợp đồng cho người khác;

– Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên hợp đồng là pháp nhân bị tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản;

– Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp các bên hợp đồng thỏa thuận thay thế đối tượng của hợp đồng;

– Xác định hình thức và nội dung đề nghị giao kết đối với hợp đồng mẫu;

– Phân biệt giữa đề nghị thương thuyết hợp đồng với đề nghị hợp đồng;

– Phân tích ý nghĩa của hình thức hợp đồng;

– Khi một bên hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ theo hợp đồng, nếu bạn là bên kia thì bạn giải quyết nào?

– Nếu các bên xác lập một hợp đồng với hình thức miệng, dựa trên những căn cứ nào để xác định hiệu lực của hợp đồng này?

– Trong trường hợp cùng một quan hệ hợp đồng, các bên lại lập nhiều hợp đồng khác nhau về hình thức, có nội dung khác nhau, hãy xác định hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp này;

– Cho ví dụ về giao kết hợp đồng thông qua người đại diện và hãy xác định trách nhiệm dân sự của các bên trong trường hợp người đại diện giao kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền đại diện;

– Trong trường hợp phát sinh tranh chấp hợp đồng hãy cho biết phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mà các bên có thể lựa chọn áp dụng?

2. KHẲNG ĐINH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

– A và B xác lập một hợp đồng song vụ, theo thỏa thuận trong hợp đồng A phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/5/2007 còn B phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/8/2007. Tuy nhiên, đến hết ngày 1/8/2007 A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này, B có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình đến khi A thực hiện nghĩa vụ của A;

– Hiệu lực của hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng;

– Những hình thức sau là một trong những hình thức đề nghị giao kết hợp đồng:

           + Hoạt động quảng cáo hàng hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng;

           + Phân phát các tờ cataloc giới thiệu sản phẩm;

            + Phân phát tập báo giá sản phẩm.

– Các thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là hợp đồng;

– Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị hợp đồng;

– Trong giao kết hợp đồng cả hai bên vừa đồng thời là bên đề nghị hợp đồng vừa là bên được đề nghị;

– Tên gọi của hợp đồng phản ánh nội dung chủ yếu của hợp đồng;

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đồng thời là thời điểm các bên hợp đồng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đã được thỏa thuận trong hợp đồng;

– Các thỏa thuận trong một hợp đồng có hiệu lực có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các bên trong hợp đồng và không thể thực hiện khác với những thỏa thuận đó;

– Hợp đồng vì lợi ích của nguời thứ ba là hợp đồng có ba nguời tham gia giao kết trong đó nguời thứ ba được hưởng các lợi ích từ hợp đồng;

– Trong trường hợp nguời thứ ba từ chối hưởng các lợi ích từ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực đối với các bên giao kết hợp đồng;

– Khi một bên trong hợp đồng chết sẽ làm chấm dứt hợp đồng đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;

– Khi đối tượng của hợp đồng không còn thì không làm chấm dứt hợp đồng, trừ khi đối tượng của hợp đồng là vật đặc định;

– Khi các bên trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về phạt hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại;

– Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại khi một bên trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng là loại điều khỏan thông thường. Do đó, không phụ thuộc vào việc các bên có thỏa thuận hay không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại;

– Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

      – Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng vô hiệu tòan bộ;

     – Thời hạn thực hiện hợp đồng là điều khỏan không thể thiếu trong mọi hợp đồng;

    – Chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng hoàn thành được hiểu là các bên trong hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng;

     – Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng chỉ áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên;

   – Nếu không có thỏa thuận gì khác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực;

– Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực;

– Hợp đồng chấm dứt do đối tượng hợp đồng không còn được hiểu đối tượng không còn và các bên không có hoặc không thỏa thuận được về thay thế đối tượng khác;

–  Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm thay đổi nội dung của hợp đồng, trừ điều khoản liên quan đến đối tượng;

– Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm chấm dứt hợp đồng.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 7 – MODUL 2

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP

1. So sánh đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sở hữu với đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng;

2. Phân tích các đặc điểm về đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng;

3. Cho 10 ví dụ về đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản;

4. Tại sao đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng là tài sản đặc định và là vật không tiêu hao;5. So sánh hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng mượn tài sản;

6. Cho biết hậu quả pháp lý khi các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng không đặc định hóa tài sản cùng loại là đối tượng của hợp đồng;

7. Cho biết hậu quả pháp lý khi các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng thỏa thuận đối tượng của hợp đồng là vật tiêu hao;

8. Cho biết hình thức và thủ tục đối với hợp đồng thuê nhà ở và quyền sử dụng đất;

9. Cho biết hậu qủa pháp lý khi bên cho thuê là người không có quyền cho thuê tài sản;

10. Phân tích các qui định pháp luật có liên quan khi tài sản thuê thuộc sở hữu chung của nhiều đồng sở hữu chủ;

11. Nêu 3 ví dụ về hợp đồng thuê tài sản đòi hỏi bên cho thuê phải tuân thủ những điều kiện nhất định;

12. Cho biết hậu qủa pháp lý đối với hợp đồng thuê tài sản có sự khuyết thiếu về điều khoản cơ bản;

13. Hãy nếu 3 ví dụ về điều khoản tùy nghi trong hợp đồng thuê tài sản;

14. Phân tích trách nhiệm dân sự của bên cho thuê trong trường hợp họ chậm chuyển giao hoặc chuyển giao không đúng, không đủ tài sản thuê cho bên thuê;

15. Phân tích các trường hợp cho thuê lại và hậu qủa pháp lý của nó;

16. Cho biết những biện pháp bảo đảm có thể được áp dụng cho hợp đồng thuê tài sản và biện pháp xử lý khi bên thuê vi phạm nghĩa vụ;

17. Cho biết các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê tài sản không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các chủ thể hợp đồng;18. Hãy cho biết những điểm khác biệt của hợp đồng thuê nhà ở, quyền sử dụng đất so với các hợp đồng thuê tài sản thông thường khác;

19. Cho biết khi nào quyền sử dụng đất là đối tượng của hợp đồng thuê tài sản thông thường, khi nào là đối tượng của hợp đồng thuê khoán;

20. Nêu các đặc điểm cơ bản của hợp đồng thuê khoán, so sánh với các hợp đồng thuê tài sản thông thường;

21. Xác định hậu quả pháp lý của hợp đồng thuê khoán, trong đó các bên không có thỏa thuận về khấu hao cơ bản đối với tài sản thuê;

22. Xác định hậu quả pháp lý của hợp đồng thuê khoán, trong đó các bên không có thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng. Cho 3 ví dụ cụ thể;

23. So sánh giữa giá thuê khoán với giá thuê tài sản;

24. So sánh giữa hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng vay tài sản;

25. So sánh hợp đồng thuê khoán tài sản, trong đó các bên có thỏa thuận bên thuê khoán thanh toán tiền thuê bằng tài sản với hợp đồng trao đổi tài sản;

26. Cho biết các trường hợp bên thuê tài sản không phải trả tiền thuê tài sản cho bên cho thuê;

27. Phân tích các đặc điểm của hợp đồng mượn?28. So sánh hợp đồng mượn với hợp đồng vay không lãi;

29. So sánh hợp đồng mượn với hợp đồng tặng cho;

30. Nêu những điểm khác biệt giữa hợp đồng mượn nhà ở với hợp đồng mượn tài sản thông thường;

31. Phân tích hậu quả pháp lý trong trường hợp tài sản mượn không thuộc sở hữu của bên cho mượn.

2. KHẲNG ĐỊNH  ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế;

2. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chỉ có thể là vật đặc định hoặc vật không tiêu hao;

3. Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản thuê;

4. Khi bên thuê được bên cho thuê miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê thì hợp đồng thuê được chuyển thành hợp đồng mượn tài sản;

5. Khi các bên trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên thuê tài sản trả tiền thuê bằng tài sản cùng loại với tài sản thuê, thì hợp đồng đó trở thành hợp trao đổi tài sản;

6. Quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc mượn tài sản;

7. Chủ thể của hợp đồng thuê khoán bắt buộc một bên phải là người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh;

8. Bên thuê khoán chỉ có thể là pháp nhân;

9. Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các điều khoản cơ bản thì hợp đồng không có hiệu lực;

10. Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng thuê chỉ có thể là ký cược;

11. Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải chịu rủi ro về đối tượng hợp đồng thuê;

12. Giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mượn chỉ có điểm khác nhau duy nhất là bên thuê phải trả tiền thuê, còn bên mượn không phải đáp ứng lại bất kỳ lợi ích vật chất nào;

13. Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế.

CÂU HỎI THẢO LUẬN CHO VẤN ĐỀ 3 – MODUL 2

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

– Hãy nhận diện sinh viên các trường cao đẳng, đại học vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội là loại giao dịch có bảo đảm hay không có bảo đảm?

– So sánh chủ thể của các biện pháp bảo lãnh, ký quĩ và tín chấp;

– So sánh đối tượng của các biện pháp ký quĩ, ký cược, đặt cọc với các biện pháp cầm cố, thế chấp;

– Nêu và phân tích các điều kiện đối với chủ thể của tín chấp;

– Xác định và so sánh hậu quả pháp lý khi người có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ trong các biện pháp thế chấp, đặt cọc, ký cược;

– Xác định các trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, nhưng bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

– Phân biệt trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ mà không xác định cụ thể tài sản bảo đảm với trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ có xác định cụ thể tài sản bảo đảm;

– Xác định quyền và nghĩa vụ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh;

– Xác định trách nhiệm dân sự của bên có nghĩa vụ với tư cách là bên bảo đảm khi họ vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm;

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG SAI? TẠI SAO?

– Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;

– Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm;

– Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp;

– Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, bên ký cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược;

– Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp;

– Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự;

– Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các tổ chức;

– Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của một tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở;

– Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị – xã hội;

– Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ vi phạm thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình;

– Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản;

– Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận;

– Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác;

– Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ;

– Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn