admin@phapluatdansu.edu.vn

VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY

PGS-TS. ĐINH CÔNG TUẤN – Viện nghiên cứu châu Âu

1. Chiến lược toàn cầu, châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc hiện nay

Gần 100 năm qua kể từ khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) và hơn 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), mục tiêu chiến lược của TQ không hề thay đổi, đó là xây dựng TQ trở thành cường quốc số 1 lãnh đạo thế giới. Sau Đại hội XVII Đảng Cộng sản TQ (2012), TQ đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về quy mô nền kinh tế, GDP đạt 2100 tỷ USD. TQ đã đưa ra lý luận về việc "phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa", xây dựng "Giấc mộng Trung Quốc" với 2 mục tiêu có tính tiêu chí: "2 mục tiêu 100 năm" (Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng (1921-2021) nhằm xây dựng xã hội khá giả toàn diện (thoát nghèo, xây dựng xã hội trung lưu) và kỷ niệm 100 năm thành lập nước (1949-2049) xây dựng thành công Nhà nước TQ hiện đại hóa XHCN, văn minh, dân chủ, giàu mạnh, hài hòa (TQ vững mạnh, trở thành cường quốc, lãnh đạo thế giới). Đến sau Đại hội XIX (2017) TQ đưa ra 3 mục tiêu đến năm 2049, 2 mục tiêu đã nêu trong Đại hội XVII (2012) không hề thay đổi, chỉ bổ sung thêm mục tiêu đến năm 2035 xây dựng TQ trở thành cường quốc khu vực châu Á – Thái Bình (CA – TBD). Về chiến lược toàn cầu thì đã rõ ràng. Còn về chiến lược của TQ tại khu vực CA-TBD thì sách trắng của TQ công bố ngày 10/01/2017 đã đưa toàn bộ nội dung bao gồm 6 phần như sau: 1) Chủ trương chính sách của TQ đối với sự hợp tác an ninh trong khu vực CA-TBD; 2) Ý tưởng an ninh ở khu vực CA-TBD của TQ; 3) Mối quan hệ giữa TQ với những nước chủ yếu trong khu vực CA-TBD; 4) Lập trường và chủ trương của TQ về các vấn đề nóng trong khu vực; 5) TQ tham gia cơ chế đã biên trong khu vực;  6) TQ tham gia hợp tác an ninh phi truyền thống trong khu vực CA-TBD[1].

Continue reading

PHÁP QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC CỔ (Tập tục pháp lý Đông Á truyền thống dưới ánh sáng của các chuẩn mực pháp quyền hiện đại)

GS. TẠ VĂN TÀI – Đại học Havard, Hoa Kỳ

Tham luận này vượt quá giới hạn của nhận xét rằng ở Việt Nam và Trung Quốc cổ (từ đời xưa), đã có sự chấp nhận triết học, trong các tác phẩm cổ điển của các học giả (dù là người theo chủ nghĩa hợp pháp hay là người theo đạo Khổng), về vai trò của Luật pháp trong việc cai trị xã hội loài người (như được thể hiện trong đề từ La tinh: ở đâu có xã hội, ở đó có luật pháp). Nói một cách khác, tham luận này vượt quá giới hạn của sự tranh luận và chấp nhận triết học về các quy tắc thành văn khái quát và được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc cổ.

Tham luận này sẽ thử xem lại chi tiết thủ tục pháp lý thực sự của Trung Quốc dưới triều Thanh (Thế kỷ XVII – 1911) và của Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 – 1884) để tìm xem liệu có một pháp quyền Châu Á tương ứng ở Trung Quốc và Việt Nam không, dưới ánh sáng của các chuẩn mực khác nhau của quan niệm phương Tây về pháp quyền.

Hai thời kỳ trên của lịch sử Trung Quốc và Việt Nam được lựa chọn để nghiên cứu vì chúng có sự giống nhau: triều Nguyễn Việt Nam đã thử áp dụng toàn bộ các thủ tục pháp lý và chính trị của Trung Quốc như giáo sư Alexander Woodside đã chỉ ra trong tác phẩm của mình Vietnam and the Chinese Model (Mô hình Việt Nam và Trung Quốc). Bộ luật triều Nguyễn là sự sao chép y hệt bộ luật của triều Thanh nếu chúng ta nhìn vào bộ luật đó (tiếng Trung Quốc: lu tiếng Việt Nam; luật); sự khác nhau chính là bộ luật triều Nguyễn bỏ nhiều lệnh (tiếng Trung Quốc là: linh, tiếng Việt Nam là: lệnh) và thêm vào một số lệnh riêng của mình.

Continue reading

DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CUỘC TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG

NGUYỄN NHÃ

A. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc chính quyền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) khảo sát trái phép quần đảo Hoàng Sa vào năm 1909 và tiếp tục lún sâu vào việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa cho đến năm 1930 khi chính quyền thực dân Pháp thay đổi quan điểm

Việt Nam bị Pháp xâm lược năm 1858, mất hết chủ quyền tự chủ ngoại giao theo Hiệp ước cuối cùng ký với Pháp năm 1884, không bảo vệ được chủ quyền của mình tại Hoàng Sa khi bị các nước khác xâm phạm.

Chính trong thời Pháp thuộc đă xảy ra sự kiện chính quyền Quảng Đông (Trung Hoa) do Tổng Đốc Trương Nhân Tuấn đứng đầu vào tháng 6 năm 1909 như báo chí Quảng Châu hồi bấy giờ đưa tin, lần đầu tiên đă cử một hạm đội nhỏ của nhà Thanh đã đi khảo sát trái phép quần đảo Paracels, vốn của Việt Nam từ lâu, tên chữ là Hoàng Sa hay tên nôm gọi là Cát Vàng hay Cồn Vàng.HSTSHinh00

Continue reading

SỨC MẠNH MỀM CỦA VIỆT NAM VÀ ASEAN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC

LÊ VĨNH TRƯƠNG

I. Tổng quan về sức mạnh mềm

Sức mạnh mềm có ba trụ cột văn hóa, giá trị, định hướng (thể chế và phương hướng) ứng với lịch sử, các giá trị hiện tại và sự dấn bước đến tương lai của một dân tộc trong hình thành và phát triển, trong lao động và chiến đấu giữ nước.1

“Sức mạnh mềm cũng là một dạng quyền lực; nếu không hợp nhất được sức mạnh mềm vào chiến lược quốc gia sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.” Joseph Nye người đúc kết lại quyền lực mềm mại, nhu chế cương, nhuyễn khắc ngạnh, đã nhấn mạnh tầm quan trọng phải phát triển sức mạnh mềm và liên kết yếu tố này với các yếu tố truyền thống trong chiến lược quốc gia của Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đã nhắc đến yếu tố sức mạnh mềm trong văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 172 .Trung Quốc tập trung hướng sức mạnh mềm đến Đông Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Ngoài hàng loạt viện trợ, hiệp định thương mại và đầu tư cũng như cam kết đầu tư, ở cả ba khu vực trên, Trung Quốc tích cực tuyên truyền văn hóa, ẩm thực, xiếc, múa truyền thống, phim ảnh và thảo dược. Họ đã xây dựng được 128 viện Khổng Giáo trên toàn thế giới và có kế hoạch xây thêm hàng trăm viện nữa nhằm truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc 3 .

Trong khi những tài sản của quyền lực cứng như quyền điều động quân đội hoàn toàn thuộc nhà nước để bảo vệ lợi ích công cộng, những tài sản khác của chung quốc gia như dầu khí, tài nguyên, công xưởng, máy bay dân dụng… có thể được chuyển giao cho sự kiểm soát tập thể trong tình hình khẩn cấp. Trái lại, nhiều nguồn lực của quyền lực mềm gần như tách riêng khỏi nhà nước và chỉ đóng góp một phần khi được huy động. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, văn hoá đại chúng Mỹ thường đối đầu với các chính sách nhà nước. Nếu cuộc chiến của chính giới là nhân danh tự do, thì các cuộc phản chiến cũng đã trưng ra tính chất cởi mở của nền dân chủ Mỹ và là chất xúc tác hàn gắn quan hệ Việt Mỹ những năm sau.

Sức mạnh mềm có mặt tại nhiều thực thể và phương diện đa dạng của quan hệ quốc gia và khu vực.

Continue reading

HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CÓ BAO NHIÊU BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA?

Hình ảnh có liên quan DƯƠNG DANH HUY – Qũy nghiên cứu Biển Đông

Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, tồn tại tranh chấp đảo và tranh chấp biển. Vì Hoàng Sa, Trường Sa bị tranh chấp, câu hỏi “Hoàng Sa, Trường Sa có bao nhiêu biển?” có vai trò quan trọng cho tranh chấp biển. Mục đích chính của bài viết này không phải là trả lời câu hỏi trên mà là – bằng cách đưa ra những nguyên tắc, những cách phân loại, những bản đồ – đưa ra một số phương tiện để giúp người đọc suy nghĩ về một câu hỏi cực kỳ quan trọng cho tương lai Việt Nam mãi mãi về sau.

1. Ba loại tranh chấp biển tại Biển Đông

Tại Biển Đông, ngoài tranh chấp chủ quyền đối với đảo, còn tồn tại tranh chấp biển. Trong bài viết này, từ “biển” có thể bao gồm mặt biển, cột nước, đáy biển, lòng đất, và trong trường hợp của lãnh hải 12 hải lý thì bao gồm cả bầu trời.

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thì những vùng biển này có thể bao gồm lãnh hải 12 hải lý, vùng tiếp giáp từ 12 đến 24 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế tối đa là 200 hải lý, thềm lục địa mở rộng bên ngoài 200 hải lý, và có thể cả biển quốc tế.

Đại khái, có thể chia Biển Đông thành những vùng biển sau:

1. Các vùng biển thuộc các đảo trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, bao gồm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough. Để ngắn gọn, bài viết này sẽ chỉ đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa. Để diễn đạt ngắn gọn, trong bài viết này, từ “đảo” và cụm từ “vùng biển thuộc đảo” sẽ được dùng để nói về các đảo bị tranh chấp, tức là các đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng sẽ không bao gồm các đảo không bị tranh chấp, thí dụ như  Lý Sơn, Phú Quý, Côn Sơn, Pratas. Continue reading

BÁC BỎ CÁI GỌI LÀ CHỨNG CỨ LỊCH SỬ CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG

VŨ ĐỨC LIÊM – Nghiên cứu sinh ngành Lịch sử Việt Nam tại Đại học Hamburg, CHLB Đức

Qua bằng chứng lịch sử của cư dân trên lãnh thổ Việt Nam và Đông Nam Á trên Biển Đông, Phán quyết của Toà trọng tài thường trực (PCA) hôm 12/7/2016, phủ nhận các tuyên bố về vùng biển lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông là một diễn biến mới quan trọng trong dài hạn trên nhiều phương diện.

Thứ nhất, lần đầu tiên có một toàn án quốc tế ra phán quyết phủ nhận các tuyên bố về cái gọi là Đường chín đoạn cũng như phủ nhận tính pháp lí của việc Trung Quốc độc chiếm biển Đông và ngăn cản trái phép việc thực thi chủ quyền và đặc quyền kinh tế của các nước khác. VŨ ĐỨC LIÊM

Thứ hai, phán quyết của Tòa cho rằng không một đảo nào trên vùng tranh chấp Biển Đông có thể được coi là một đảo “đúng nghĩa” (tức là tự thân nó có thể hỗ trợ cho đời sống của con người). Vì thế, không một đảo nào có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí với thềm lục địa. Phán quyết này rõ ràng không chỉ liên quan đến Trung Quốc hay Philippine mà còn ảnh hưởng đến tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.

Thứ ba, phán quyết này cũng sẽ đẩy khu vực vào một tương quan mới, buộc các bên phải có chính sách phù hợp đi theo phán quyết này. Dù phán quyết của Tòa là không ràng buộc, nhưng rõ ràng sự phản ứng của Trung Quốc với tư cách là một siêu cường sẽ cho thấy cách thức và chiều hướng tình hình Biển Đông sẽ diễn biến. Có vẻ như ngay trong ngày đầu tiên sau phán quyết thì Trung Quốc đã chơi “không đẹp”. Một loạt sao Hoa ngữ đăng status ủng hộ Beijing trên Weibo. Làn sóng dân tộc chủ nghĩa cực đoan có vẻ như đang được dịp nổi lên ở Trung Hoa, và một sự khiêu khích rõ ràng khi cho máy bay dân sự hạ cánh xuống đá Vành Khăn thuộc Trường Sa. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cũng nói về khả năng nước này lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Continue reading

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẢO TRONG PHÂN ĐỊNH BIỂN – NHÌN TỪ CÁC ÁN LỆ QUỐC TẾ GẦN ĐÂY VÀ LIÊN HỆ VỚI CÁC ĐẢO Ở BIỂN ĐÔNG

Kết quả hình ảnh cho biển Việt NamTHS. LÊ THỊ ANH ĐÀO – Khoa Pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội

Ảnh hưởng của đảo trong phân định biển không được quy định rõ ràng trong UNCLOS[1]. Tuy nhiên, các án lệ gần đây của cơ quan tài phán quốc tế đã cho thấy các đảo có vai trò hạn chế trong phân định biển, đặc biệt là đối với các đảo nhỏ, xa bờ và nằm về sai phía của đường phân định. Trong bất kỳ diễn tiến nào, tất cả các đảo ở Biển Đông nước ta đều có hiệu lực hạn chế trong phân định biển. Nhận thức được triển vọng này có thể giúp các bên xem xét lại yêu sách chủ quyền của mình đối với các đảo để quản lý tốt hơn các tranh chấp ở Biển Đông cũng như cố gắng xây dựng cơ chế hợp tác phát triển chung trong khu vực.

Luật quốc tế hiện nay không quy định cụ thể về ảnh hưởng của đảo trong phân định vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia đối diện hoặc liền kề, mà chỉ gián tiếp đề cập đến thông qua “các hoàn cảnh đặc biệt/liên quan”[2]. Trên thực tế, sự hiện diện của đảo luôn được các quốc gia viện dẫn để yêu cầu sử dụng phương pháp phân định khác với phương pháp đường trung tuyến/cách đều hoặc để điều chỉnh đường trung tuyến/cách đều theo hướng có lợi cho quốc gia sở hữu đảo. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn cơ quan tài phán quốc tế giải quyết vấn đề ảnh hưởng của đảo trong phân định biển có ý nghĩa quan trọng nhằm làm rõ quy định của luật quốc tế có liên quan và tìm ra xu hướng chung trong việc xác định ảnh hưởng của đảo trong phân định biển.

1. nh hưởng của đảo đối với việc thiết lập đường trung tuyến/cách đều tạm thời

Đặc trưng đáng kể của luật quốc tế về phân định biển là được phát triển qua án lệ của các cơ quan tài phán quốc tế. Các án lệ này thể hiện ngày càng rõ xu hướng chuyển từ cách tiếp cận “hướng đến kết quả công bằng” (không ưu tiên phương pháp phân định nào) sang cách tiếp cận “điều chỉnh để đạt được kết quả công bằng”, nghĩa là cách tiếp cận bao gồm ba giai đoạn: (i) thiết lập đường trung tuyến/cách đều tạm thời; (ii) xem xét liệu có các hoàn cảnh đặc biệt/liên quan đòi hỏi điều chỉnh đường trung tuyến/cách đều tạm thời nhằm đạt được kết quả công bằng; (iii) kiểm tra liệu đường phân định có dẫn đến kết quả không công bằng hay không bằng cách áp dụng yếu tố tỷ lệ[3]. Khi thực hiện quá trình ba giai đoạn này, cơ quan tài phán quốc tế sẽ dựa trên cơ sở nguyên tắc công bằng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của đảo trong phân định.

Continue reading

HIỆN TRẠNG NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG

Kết quả hình ảnh cho BIỂN ĐÔNGTRẦN TRỌNG DƯƠNG

Trong khi giới học thuật Trung Quốc đã chuẩn bị một chiến lược nghiên cứu cơ bản dài hơi về biển Đông bằng việc đào tạo các chuyên gia nghiên cứu biển vài ba chục năm trở lại đây, thì Việt Nam do nhiều điều kiện và hoàn cảnh lịch sử khác nhau, dường như đến giờ mới “tự mở cửa” cho chính mình. Và mặc dù đã được khai phóng tự do trong nghiên cứu học thuật, đã được đầu tư ở nhiều chỗ, song từ góc độ quản lý khoa học, các học giả ở Việt Nam hiện vẫn đang phải tự xoay xở trong những điều kiện khác nhau. Bài viết này là một lược sử diễn giải tình hình nghiên cứu Biển Đông thuộc phạm vi của khoa học xã hội và nhân văn1.

Diện tích nước ta bao gồm cả hai phần lãnh thổ và lãnh hải. Diện tích Biển Đông chiếm một tỷ lệ áp đảo so với đất liền. Nhưng các mối quan tâm của nhà nước và giới nghiên cứu tỏ ra tương đối rời rạc, nếu không muốn nói là nhiều khi bị lãng quên, hoặc cố tình quên lãng.

Để lược thuật được tình hình nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam, bài viết này khảo sát trên dưới 12002 công bố khoa học (chủ yếu bằng tiếng Việt), đã công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và các ấn phẩm (phần lớn là chuyên luận) được phát hành trong nước khoảng 40 năm trở lại đây (từ những năm 1970 đến 2014). Tiêu chí thống kê bao gồm: (1) đầu mục bài nghiên cứu, hoặc chuyên luận nghiên cứu; (2) Các lần xuất bản, công bố (tính cả trường hợp được tái bản).

Một ví dụ tiêu biểu như sau: “Phạm Hoàng Quân. 2008. Tây Sa và Nam Sa trong sử liệu Trung Quốc. Báo Tuổi trẻ, ngày 5/1/2008, tb. 2012. Tạp chí Nghiên cứu Phát triển – Viện NC Phát triển TP.HCM. số 1/2012. tb. 2014a. Trong “Hoàng Sa- Trường Sa: nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc”. Nxb. Văn hóa Văn nghệ. Tp.HCM. tr.7-15”. Đây là một đơn vị điển hình cho mẫu khảo sát. Bài nghiên cứu này được công bố 3 lần ở 3 năm khác nhau (2008, 2012, và 2014) với các mức độ chỉnh sửa, bổ sung khác nhau, được công bố ở 3 kênh xuất bản (báo chí, tạp chí, và chuyên luận). Như thế, bài nhiên cứu này sẽ đồng thời được thống kê ở cả ba năm. Mặt khác, nếu là chuyên luận của một tác giả (một người viết) thì sẽ tương đương với 1 đơn vị; nếu là một tuyển tập bài viết thì các bài viết khác nhau ấy cũng được coi là một đơn vị (như trường hợp các công bố của Phạm Hoàng Quân trong ví dụ trên). Thêm nữa, nếu một chuyên luận được cấu thành từ các chương do nhiều tác giả khác nhau viết, thì mỗi chương sẽ tương ứng với một đơn vị thống kê. Về thời gian khảo sát, chúng tôi chia làm bốn giai đoạn, gồm (1) từ 1970 đến 1975, (2) giai đoạn từ 1980 đến 1984, (3) giai đoạn 1992 đến 1994, (4) giai đoạn từ 2010 đến 2014). Kết quả cụ thể được biểu diễn như biểu chỉ số công bố dưới đây.

Continue reading

Trung Quốc và hệ thống thương mại đa phương – LỢI THẾ VÀ XUNG ĐỘT

ĐỖ TUYẾT KHANH

Sức mạnh kinh tế khổng lồ của Trung Quốc ngày nay hiển nhiên và cũng hiển nhiên không kém là Trung Quốc đã xây dựng được thế lực ấy nhờ thương mại, đặc biệt từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cuối năm 2001. Trong 12 năm qua, Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ngay cả lúc kinh tế thế giới suy thoái, lần lượt qua mặt các cường quốc thương mại truyền thống như Nhật Bản và Đức, và nhất là mỗi lúc một nhanh hơn các tiên đoán.

Năm 2001, Trung Quốc là nền kinh tế thứ 6 trên thế giới, đồng hạng với Ý. Chỉ tám năm sau, năm 2009, Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và chiếm hạng nhì về nhập khẩu. Năm 2012, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu non 3 870 tỉ đô la Mỹ (USD), Trung Quốc đứng hạng nhì nhưng chỉ thua 10 tỉ so với con số 3 880 tỉ USD của Mỹ. Tháng 3 năm nay, thống kê sơ khởi của WTO xác định tuyên bố của Trung Quốc là đã vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc thương mại hàng đầu, với 4 160 tỉ USD xuất nhập khẩu trong năm 2013, trong đó xuất khẩu đạt 2 210 tỉ USD và nhập khẩu 1 950 tỉ USD. Ấn tượng hơn cả, ngày 1 tháng 5 vừa qua, Ngân hàng Thế giới dự đoán trên cơ sở ngang giá sức mua (purchasing power parity –PPP) Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới ngay trong năm nay, chứ không phải từ đây đến 2020 như theo các dự phóng trước đây, hạ bệ Mỹ khỏi vị trí độc tôn đã chiếm ngự trong gần 140 năm, từ 1872. Tất nhiên, tính theo GDP, Trung Quốc đứng hạng nhì (nếu không tính Liên hiệp châu Âu như một khối) nhưng còn rất xa Mỹ : theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho năm 2014, GDP của Trung Quốc (9 761 tỉ USD) chỉ hơn một nửa GDP của Mỹ (17 438 tỉ USD). So sánh GDP trên đầu người theo thống kê của IMF cho năm 2013, khoảng cách giữa Trung Quốc (6 747 USD) và Mỹ (53 101 USD) càng xa vời hơn nữa. Song, với đà phát triển như cho tới nay, viễn tượng Trung Quốc đứng đầu toàn thế giới về kinh tế ngày càng gần với hiện thực.

Continue reading

CHẤM VÀ VẠCH TRONG BIỂN ĐÔNG: NHÌN TỪ LUẬT CHỨNG CỨ BẢN ĐỒ

ERIK FRANCKX* & Marco BENATAR** – Đại họcVrije Brussel, Bỉ

Người dịch: Phan Văn Song
Hiệu đính: Lê Trung Tĩnh

Ngày 07 tháng 5 năm 2009, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) phản đối đệ trình của Việt Nam và đệ trình chung của Malaysia-Việt Nam gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS). Để hậu thuẫn cho các yêu sách của mình, Trung Quốc (TQ) đã kèm một bản đồ có vẽ một đường hình chữ U nhiều chấm bao trùm phần lớn Biển Đông vào công hàm phản đối.

Bài nghiên cứu này là đưa ra một phân tích về mặt pháp lý quốc tế bản đồ nói trên.

I. BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC

A. Nền tảng

Nguồn gốc của đường chữ U bắt đầu từ các hoạt động của Uỷ ban thẩm tra Bản đồ Đất và Nước của Trung Hoa Dân Quốc (THDQ), thành lập vào năm 1933. Trách nhiệm của Uỷ ban này bao gồm việc khảo sát và đặt tên các đảo ở Biển Đông và in ra các bản đồ cho thấy các đảo này thuộc chủ quyền của TQ. [1]
Đường nhiều chấm được chuẩn nhận chính thức đầu tiên phát xuất từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Tờ bản đồ đang bàn do Sở lãnh thổ và Ranh giới Bộ Nội vụ THDQ in ra vào tháng 12 năm 1946. [2] Trên bản đồ này, đường chữ U gồm 11 vạch liên tục bao kín phần lớn Biển Đông và các thể địa lý giữa đại dương. [3] Bắt đầu từ ranh giới Trung-Việt, hai vạch đầu tiên đi qua Vịnh Bắc Bộ. Vạch thứ ba và thứ tư của đường này phân cách bờ biển Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tương ứng. Vạch thứ năm và thứ sáu trên đường đứt đoạn đi qua Bãi cạn James (4° N), thể địa lý biển cực nam mà TQ và THDQ tuyên bố chủ quyền. Di chuyển theo hướng đông bắc, hai vạch tiếp theo nằm giữa quần đảo Trường Sa phía này, và Borneo (Indonesia, Malaysia, và Brunei) và Philippines (tỉnh Palawan), phía kia. Vạch thứ chín, thứ mười, và thứ mười một phân cách Philippines với THDQ. [4] Sau khi loại Quốc dân Đảng khỏi Trung Hoa đại lục, CHNDTH cũng phát hành bản đồ vẽ với cùng các vạch trên. [5] Như vậy, từ đó trở đi, ở hai phía của eo biển Đài Loan đều thấy có bản đồ đường chữ U xuất hiện. Một trong thay đổi đặc biệt cần lưu ý: từ năm 1953, bản đồ Biển Đông TQ chỉ vẽ 9 thay vì 11 vạch (2 vạch ở Vịnh Bắc Bộ đã bị xoá). [6]

B. Công hàm TQ gửi Tổng thư ký LHQ (ngày 07 tháng 5 năm 2009)

Ở cấp độ quốc tế, tranh cãi xung quanh đường 9 chấm đã rộ lên trước Liên Hợp Quốc (LHQ) vào năm 2009 liên quan tới đệ trình chung của Malaysia-Việt nam[7] và đệ trình riêng của Việt Nam[8] cho CLCS. CLCS đưa ra khuyến nghị cho các nước ven biển có nhu cầu xác lập ranh giới bên ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý (nm). [9] Thời gian đệ trình của các chính phủ Việt Nam và Malaysia có thể được giải thích bởi thời hạn chót của họ là vào tháng 5 năm 2009. [10] Để đáp trả các đệ trình này, trong cùng ngày TQ đã chính thức gửi Tổng thư ký LHQ hai công hàm riêng biệt có kèm bản đồ đó [11], bằng cách này lần đầu tiên xác nhận đường chữ U, ở cấp quốc tế trong một tranh chấp cấp nhà nước, [12] với phản ứng giống hệt nhau sau đây:

Continue reading

YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ LUẬN ĐIỂM PHÁP LÝ

HOÀNG VIỆT

Cho đến nay, vẫn không rõ quan điểm chính thức của chính quyền Trung Quốc về tính chất pháp lý của “đường lưỡi bò”. Trong khi đó, nhiều lập luận của các học giả cũng như của chính quyền Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối dữ dội của cộng đồng quốc tế.

Lịch sử xuất hiện “đường lưỡi bò”

Năm 1933, Pháp thực hiện việc đưa quân ra đồn trú tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để đối phó với các hành động này của chính quyền Pháp tại Đông Dương, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa (chính quyền Tưởng Giới Thạch) đã cho thành lập Ủy ban Điều tra Bản đồ Đất và Biển. Nhiệm vụ của Ủy ban này bao gồm việc khảo sát và đặt tên cho các đảo ở Biển Đông và xuất bản các bản đồ để thể hiện các đảo này thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.
Bản đồ chính thức đầu tiên thể hiện “đường lưỡi bò” có nguồn gốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Bản đồ này được Vụ Biên giới và Lãnh thổ, Bộ Nội vụ Cộng hòa Trung Hoa xuất bản tháng 2/1948 có tên 南海诸岛位置图 – Nanhai zhudao weizhi tu –( Nam hải chư đảo vị trí đồ). Bản đồ này của chính quyền Quốc Dân Đảng được các học giả Trung Quốc cho biết là dựa theo một số bản đồ không rõ ràng của một vài cá nhân. Trên bản đồ này có xuất hiện một đường mà nhiều học giả Trung Hoa gọi là “đường hình chữ U” hay “đường chín đoạn”, một số học giả gọi nó là “đường lưỡi bò” bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống biển Đông, đường này được thể hiện trên bản đồ lúc này là một đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn.
Năm 1949, chính quyền Tưởng Giới Thạch  thất bại trước Bắc Kinh phải chạy ra đảo Đài Loan, và cũng từ đó, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (sau đây gọi tắt là Trung Quốc), quốc gia này sau đó thay thế Cộng hòa Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Đài Loan) trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Năm 1949, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như  bản đồ trước đó gồm 11 đoạn.
Tuy nhiên, sau đó một thời gian, bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn. Chính phủ Trung Quốc không đưa ra giải thích vì sao lại bỏ đi hai đoạn đó, thời điểm bỏ đi hai đoạn này cũng không nhất quán trong các tài liệu của các học giả Trung Quốc. Điều đặc biệt là trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” như trên, nhưng cả Chính phủ Cộng hòa Trung Hoa lẫn Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về “đường lưỡi bò” đó cả.

Continue reading

CÔNG DÂN DANH DỰ CỦA HOÀNG SA HAY CÔNG DÂN HOÀNG SA ?

TS. NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

Tiếp theo các bài báo do Tuổi Trẻ phát hành, dư luận đang sôi nổi bàn về việc trở thành “công dân danh dự của Hoàng Sa”. Trong niềm vui, sự háo hức bày tỏ lòng yêu nước đối với mảnh đất ruột thịt vẫn còn đang bị tạm chiếm trái phép, thiết nghĩ cũng nên bình tĩnh bàn thêm về thuật ngữ “công dân danh dự của Hoàng Sa” để sử dụng một cách chính danh thuật ngữ đó tránh mọi cách nói xuyên tạc có thể xảy ra.

Theo quan sát thì trên thế giới vẫn tồn tại ba loại công dân danh dự. Công dân danh dự toàn cầu, công dân danh dự quốc gia và công dân danh dự của thành phố. Thứ nhất, “công dân danh dự toàn cầu” phải là người đặt quyền lợi quốc tế lên trên quyền lợi quốc gia. Thứ hai, “công dân danh dự của quốc gia”, ở các nước phương Tây, việc phong tặng danh hiệu vẫn thường xảy ra để vinh danh hay bày tỏ lòng tri ân với những người có những hoạt động vì lợi ích của xã hội nói chung. Ở Hoa Kỳ, theo yêu cầu của Nghị viện, Tổng thống có thể trao danh hiệu Công dân danh dự của Hoa Kỳ cho một người không phải là công dân của Hoa Kỳ. Đây là một đặc ân cho đến nay chỉ được Hoa Kỳ thực hiện 7 lần trong đó 5 lần là truy tặng. Còn ở Canada Thống đốc bang, với sự cho phép của Nghị viện, có quyền trao tặng danh hiệu công dân danh dự cho người có phẩm chất xứng đáng. Tính đến năm 2009 Canada chỉ có 5 công dân danh dự quốc gia.

Về “công dân danh dự của thành phố”, trên thực tế chưa có một định nghĩa chính thức mang tính hàn lâm đủ rõ ràng và cụ thể về thuật ngữ “công dân danh dự”. Do vậy, công dân danh dự của thành phố thông thường theo các tiêu chí riêng của từng thành phố. Tuy nhiên, những chuẩn mực chung thường thấy là công dân đó có thể cư trú hoặc không tại thành phố đó, phải có những phẩm chất đạo đức hoặc có những thành tích thể thao nổi bậc, hoặc can đảm hiếm có hoặc có sự cống hiến tận tuỵ nhất định cho thành phố, v.v… Nói một cách khác, danh hiệu công dân danh dự của thành phố được trao cho người đạt một mức độ phẩm chất nhất định và được cộng đồng ghi nhận, tri ân. Việc công nhận phẩm chất phải ở phạm vi rộng tức là có sự công nhận của cư dân của thành phố và cư dân khác ngoài thành phố đó.

Continue reading

KHI KHOA HỌC TRỞ THÀNH CÔNG CỤ TUYÊN TRUYỀN

DAVID CYRANOSKI

Va chạm trên biển và xung đột lãnh thổ thường không liên quan nhiều đến khoa học. Nhưng ngày nay các nhà nghiên cứu và các tạp chí khoa học đang bị vướng vào những mâu thuẫn lãnh thổ kéo dài bấy lâu trên Biển Đông. 

Đã xảy ra những cuộc đụng độ liên quan tới các tàu phục vụ nghiên cứu, trong khi người ta nói rằng chính phủ Trung Quốc sử dụng các công bố khoa học vào mục đích tuyên truyền cho tuyên bố chủ quyền của mình.

Tham vọng tăng cường khai thác biển của Trung Quốc không còn là điều gì bí mật. Kế hoạch năm năm lần thứ 12, từ 2011 tới 2015, được thông qua hồi tháng 3 vừa rồi, đã khẳng định tầm quan trọng của kinh tế biển. Hồi tháng 5, Báo cáo Phát triển Đại dương của Trung Quốc đã ước tính rằng các ngành kinh tế biển, bao gồm khoan dầu và khí ngoài khơi, đánh bắt cá, và đóng tàu, tới năm 2020 sẽ đem lại 5,3 nghìn tỷ NDT (830 tỷ USD). Tháng trước, Zhang Jixian, Viện trưởng Viện Thám hiểm và vẽ bản đồ Trung Quốc tuyên bố rằng quốc gia này sẽ tăng cường nỗ lực vẽ bản đồ cho cái gọi là “ba triệu kilomet vuông chủ quyền mặt nước”, một diện tích lớn hơn nhiều so với quan điểm các nước láng giềng liên quan. Dự án vẽ bản đồ này sẽ được hỗ trợ bởi vệ tinh vẽ bản đồ đầu tiên của Trung Quốc, dự kiến sẽ phóng vào tháng 12, và tàu ngầm Jiaolong, dự kiến sẽ đưa người xuống độ sâu đại dương 7.000 m (1) vào năm tới. Nếu cuộc lặn này thành công, Trung Quốc sẽ giành được từ tay đối thủ đáng gờm Nhật Bản kỷ lục thám hiểm đại dương ở mức sâu nhất.

Những xung đột liên quan tới biển Đông đã kéo dài vài thập kỷ, nhưng những báo cáo thăm dò trữ lượng dầu – ước tính có thể thu được từ 1,6 tỷ tới 21,3 tỷ thùng – và các nguồn tài nguyên khoáng sản càng làm tăng mối quan tâm quyền lợi từ các bên.

Các cuộc thám hiểm thường gắn liền với công tác nghiên cứu, và do vậy các nhà khoa học đột nhiên bị lôi vào ngay giữa tâm điểm xung đột. Hồi tháng 6, Việt Nam khẳng định tàu cá của Trung Quốc đã xung đột với tàu thám hiểm địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Và ngày 25/09, Nhật Bản đã yêu cầu một tàu nghiên cứu của Trung Quốc rời khỏi khu vực đặc quyền kinh tế mà Nhật Bản khẳng định chủ quyền xung quanh quần đảo Senkaku.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: