admin@phapluatdansu.edu.vn

Thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai – BẤT CẬP TỪ THỰC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ XỬ LÝ

property-dispute-new THS. PHAN MẠNH THĂNG – Luật sư điều hành Công ty Luật Long Phan PMT, Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân (TAND) là một chế định quan trọng, được Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) dành nguyên một chương để quy định chi tiết các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai thì vẫn chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể. Dẫn tới khi áp dụng vào thực tiễn xét xử, Tòa án gặp nhiều lúng túng để xác định thẩm quyền, đùn đẩy hồ sơ qua lại. Bài viết này phản ánh thực trạng giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai và quan điểm đề xuất của tác giả để khắc phục các bất cập đã và đang xảy ra.

1. Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai

1.1. Thế nào là tranh chấp liên quan đến đất đai

Continue reading

Khó khăn vướng mắc trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian qua, được sự quan tâm kịp thời của Tòa án nhân dân tối cao trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, giải đáp các khó khăn, vướng mắc tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thông qua hoạt động giải quyết án phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm các loại, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh còn một số các vướng mắc, chưa thống nhất về quan điểm áp dụng pháp luật trên nhiều lĩnh vực cần được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, giải đáp. Cụ thể như sau:

Continue reading

KINH NGHIỆM về tạo lập và áp dụng án lệ ở Hà Lan

law_precedent TS. ĐỖ THANH TRUNG – Giảng viên, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

1. Sơ lược về lịch sử phát triển hệ thống pháp luật Hà Lan

Trước cuộc cách mạng 1780, Hà Lan là quốc gia tổ chức theo hình thức liên bang nhưng sau cuộc cách mạng này khoảng 2 năm từ năm 1809 đến 1810 Hà Lan đã chuyển đổi thành nhà nước đơn nhất có một hệ thống pháp luật thống nhất. Do đó, Tòa án ở Hà Lan không chịu ảnh hưởng bởi văn hóa tập trung quyền lực theo kiểu chế độ bảo hoàng của Pháp (Tòa án là công cụ của chính quyền trung ương). Ngược lại, ở Hà Lan tòa án mang tính địa phương, thể hiện quyền lực, quyền hạn và đặc quyền của địa phương. Đặc biệt các tòa án được lập ra ở các thị trấn hùng mạnh và sầm uất. Điểm này rất giống với tòa án của Anh trong lịch sử. Trong bối cảnh này, Tòa án ở Hà Lan không có lịch sử lạm quyền như các tòa án ở Pháp. Hà Lan có nền kinh tế thương mại rất phát triển. Do vậy, các chế định pháp luật tư như hợp đồng, tín dụng, phá sản, công ty…vv rất được coi trọng. Mặt khác, tính hiệu quả và thực dụng của hệ thống pháp luật cũng là mục tiêu quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế thương mại mậu dịch.

Continue reading

Lay Judges in Vietnam: HỘI THẨM Ở VIỆT NAM

PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA – Đại học Fulbright Việt Nam

Bài viết dưới đây gợi thảo luận về các vấn đề sau: (i) Vì sao người dân không có nghiệp vụ lại được tạo cơ hội tham gia các hội đồng xét xử tại tòa án cùng với các thẩm phán chuyên nghiệp? (ii) Việc tạo điều kiện cho người dân tham gia xét xử tại tòa án có thể đặt ra những rủi ro gì? (iii) Các gợi ý chính sách làm cho người dân tham gia có hiệu quả hơn vào hoạt động xét xử của tòa án.

Continue reading

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự – MỘT GÓC NHÌN KHÁC

 LÊ MẠNH HÙNG – PVT. Vụ Hợp tác quốc tế, TANDTC

Về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, có một số ý kiến cho rằng quy định tại khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự (BLDS) mâu thuẫn và vô hiệu hóa quy định tại khoản 3 Điều 150 của Bộ luật này. Tác giả bài viết nghiên cứu, phân tích và trao đổi về vấn đề này.

Hiện nay, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (hiểu theo nghĩa rộng) được quy định tại nhiều bộ luật, luật như: BLDS, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS),[1] Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Lao động, Luật Thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Doanh nghiệp, Luật Bồi thường nhà nước, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Khám, chữa bệnh, Luật Thi hành án dân sự, Luật Năng lượng nguyên tử và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Continue reading

Công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam: NHÌN TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

NCS. LÊ NGUYỄN GIA THIỆN – Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

NGUYỄN THÙY LINH – Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện HLKHXH Việt Nam

Có thể thấy rằng, với những sửa đổi, bổ sung hợp lý các điều khoản năm trong Chương XXXVII BLTTDS 205, việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam đã được quy định hợp lý và phù hợp với hầu hết các quy định của Công ước New York 1958. Tuy nhiên nếu các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia, vùng lãnh thổ có quy định khác thì Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam phải ưu tiên áp dụng các điều khoản của các Hiệp định tương trợ tư pháp đó. Continue reading

Đoán định tư pháp LÀ GÌ?

PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA – Giám đốc Chương trình Thạc sỹ hành chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp[1].

Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? Continue reading

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ đối với đảm bảo tiếp cận công lý trong tố tụng dân sự

Technology-Law-Intellectual-Property-Business-Transactions-Langin-Law-slide1TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY – Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

1. Đặt vấn đề

  Tiếp cận công lý, với vai trò “vừa là quyền cơ bản của con người vừa là phương tiện để thực hiện các quyền con người khác”[1] được hiểu chủ yếu ở hai phương diện. Thứ nhất, là quyền được xét xử công bằng. Cách hiểu này chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động tố tụng hình sự và là cách hiểu truyền thống. Thứ hai, là khả năng tìm kiếm sự đền bù/khắc phục cho những bất công hay thiệt hại mà một cá nhân hoặc nhóm cá nhân phải gánh chịu. Cách hiểu này mang tính hiện đại với phạm vi mở rộng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội[2.

Continue reading

CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI – Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp

5956323 PGS. TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG & TS. LÊ NGUYỄN GIA THIỆN (Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM)

Bài viết tập trung giới thiệu, phân tích quan điểm pháp luật của Cộng hòa Pháp thông qua một số thực tiễn xét xử của các tòa án Pháp đối với vấn đề công nhận và cho thi hành bản án tòa án nước ngoài.

Một bản án dân sự của tòa án nước ngoài có thể được công nhận và cho thi hành tại Cộng hòa Pháp theo các trình tự và thủ tục tố tụng riêng biệt. Tuy nhiên, việc công nhận và cho thi hành này cần đảm bảo các nguyên tắc đặc thù như không xem xét lại nội dung vụ việc; đảm bảo quyền lựa chọn tòa án của các bên; có đi có lại; áp dụng luật của nước công nhận và bảo lưu trật tự công cộng.

Continue reading

CÁC QUYỀN THỦ TỤC CÔNG BẰNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

 NGUYỄN VĂN QUÂN & NGUYỄN BÍCH THẢO – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Các quyền thủ tục công bằng trong tố tụng dân sự Hoa Kì

Mặc dù nước Anh là quê hương của học thuyết về trình tự công bằng, học thuyết này lại được tiếp nhận một cách chính thức và phát triển mạnh mẽ trong lí luận và thực tiễn pháp lí ở Hoa Kì, đặc biệt thông qua các án lệ giải thích Hiến pháp của Tòa án tối cao. Hiến pháp Hoa Kì long trọng ghi nhận “due process of law” với tư cách là một nguyên tắc cốt lõi. Tu chính án thứ 5 của Hiến pháp Hoa Kì tuyên bố: “Không ai bị… tước bỏ tính mạng, tự do và tài sản mà không dựa trên trình tự pháp luật công bằng”1. Tu chính án thứ 14 một lần nữa khẳng định: “không bang nào tước bỏ tính mạng, tự do và tài sản của bất kì ai mà không dựa trên trình tự pháp luật công bằng”2.

Hiện nay, các học giả trên thế giới đều thống nhất rằng trình tự pháp luật công bằng bao gồm hai khía cạnh: trình tự công bằng thủ tục (procedural due process) và trình tự công bằng nội dung (substantive due process). Các quyền về thủ tục là những yếu tố cấu thành nên quan niệm về trình tự công bằng thủ tục. Hai yếu tố cốt lõi của trình tự công bằng thủ tục trong tố tụng dân sự là chủ thể có quyền được thông báo và quyền được lắng nghe bởi một tòa án vô tư, không thiên vị trước khi chủ thể đó bị tước đoạt tự do hoặc tài sản.

Continue reading

QUY CHẾ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆN CÔNG TỐ TẠI CỘNG HÒA PHÁP

Li m đầu

Tại Pháp, các công tố viên (còn được gọi là thẩm phán công tố, thẩm phán đứng) cùng thuộc ngạch “thẩm phán” như các thẩm phán xét xử (thẩm phán ngồi), có cùng quá trình phát triển chức nghiệp, cùng mức tiền lương và có khả năng chuyển từ thẩm phán trở thành công tố viên và ngược lại nhiều lần trong sự nghiệp.

Trong khi Pháp công nhận nguyên tắc độc lập của thẩm phán, như sự thể hiện thể chế của nguyên tắc tam quyền phân lập nhưng sự độc lập này chỉ được đảm bảo cho các thẩm phán xét xử chứ không phải cho các công tố viên. François Hollande, Tổng thống mới đắc cử của Cộng hòa Pháp, đã cam kết từ nay thủ tục bổ nhiệm công tố viên cũng giống như thủ tục bổ nhiệm thẩm phán, điều này góp phần tăng cường sự độc lập của Viện Công tố so với quyền lực chính trị mà vẫn duy trì mối liên hệ thứ bậc giữa Viện Công tố và Bộ Tư pháp.

Phn 1. Quy chế ca các thm phán thuc ngch tư pháp

Thẩm phán thuộc ngạch tư pháp gồm hai loại:các thẩm phán xét xử và các thẩm phán công tố, có quy chế thẩm phán ngạch tư pháp khác nhau.

Continue reading

Giải quyết yêu cầu văn bản CÔNG CHỨNG VÔ HIỆU

CHU XUÂN MINH– Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Bài nghiên cứu này bàn về việc xác định vụ việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, phân biệt loại vụ việc này với yêu cầu tuyên bố hợp đồng, giao dịch vô hiệu; bàn về một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử về tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; và cả về một lĩnh vực tranh chấp gần gũi là yêu cầu hủy chứng thực trái pháp luật.

Giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu bao gồm cả giải quyết vụ án dân sự “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” theo quy định tại khoản 11 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) và giải quyết việc dân sự “Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” theo quy định tại khoản 6 Điều 27 BLTTDS. Đây là những loại vụ việc dân sự mới nên nhận thức và áp dụng pháp luật còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Chỉ riêng việc xác định thế nào là “văn bản công chứng” cũng đã khác nhau. Một số trường hợp sau khi kiện về yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không được chấp nhận (bị bác yêu cầu) lại chuyển sang kiện yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và vẫn được Tòa án thụ lý giải quyết. Cùng là vụ án có yêu cầu tuyên bố một hợp đồng đã được công chứng vô hiệu, có Tòa án xác định tổ chức hành nghề công chứng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, có Tòa án chỉ xác định công chứng viên là nhân chứng, có trường hợp không đưa tổ chức hành nghề công chứng vào tham gia tố tụng.

Continue reading

ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ, NGHỊ QUYẾT SỐ 42/2017/NQ-QH NGÀY 21/6/2017 CỦA QUỐC HỘI VỀ THÍ ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

TS. TRẦN VĂN HÀ –  Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

Thực trạng áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân

1. Tình hình giải quyết

Theo số liệu Báo cáo của 47/64 Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình giải quyết vụ án liên quan đến nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Tòa án nhân dân các cấp nhận được 11 đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, trong đó số vụ án tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thụ lý giải quyết theo thủ tục rút gọn là 05 vụ. Qua báo cáo của các Tòa án thấy rằng, số đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và số vụ án tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thụ lý giải quyết theo thủ tục rút gọn là rất khiêm tốn.

Nguyên nhân là do việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với loại việc này phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Phần thứ tư của Bộ luật Tố tụng dân sự về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn. Các tranh chấp này thường liên quan hợp đồng tài chính tín dụng – một trong những lĩnh vực chuyên môn khó; khi đã khởi kiện đến Tòa án thì thường rất phức tạp, đương sự nại ra nhiều lý do để kéo dài thời gian giải quyết vụ án; việc xử lý tài sản bảo đảm gặp khó khăn chủ yếu do đương sự cố tình chống đối, các bên không thống nhất về giá tài sản, việc định giá tài sản mất thời gian, v.v. Đồng thời, trong bối cảnh, Thẩm phán, cán bộ Tòa án phải giải quyết số lượng vụ việc ngày càng lớn, gia tăng áp lực về thời gian, khối lượng công việc; chưa mạnh dạn triển khai thực hiện thủ tục rút gọn vì chưa có “tiền lệ”, tâm lý “sợ sai sót” trong quá trình xét xử đã phần nào dẫn đến số lượng vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại Tòa án chưa nhiều.

2. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

2.1. Khó khăn, vướng mắc

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: