admin@phapluatdansu.edu.vn

MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÒA ÁN, THẨM PHÁN, CÁN BỘ TÒA ÁN TẠI CỘNG HÒA PHÁP

1. Điều 64, Hiến pháp 1958 của Cộng hoà Pháp quy định:

Tổng thổng đảm bảo cho sự độc lập của các cơ quan tư pháp. Hội đồng thẩm phán tối cao có trách nhiệm giúp tổng thống thực hiện nhiệm vụ này“.

2. Thành phần và cơ chế hoạt động của Hội đồng thẩm phán tối cao:

– Tổng thống Cộng hoà Pháp là chủ tịch Hội đồng. Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp là phó chủ tịch Hội đồng.

– Hội đồng thẩm phán xét xử.

– Hội đồng công tố.

– Phiên họp toàn thể của Hội đồng.

3. Thẩm quyền

* Bổ nhiệm thẩm phán

– Bổ nhiệm thẩm phán xét xử

– Bổ nhiệm công tố viên (Hội đồng chỉ được tham khảo ý kiến).

Continue reading

BÀN VỀ PHẠM VI THAM GIA CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

ALAIN GUILLOU – Phó Chánh án, Toà Sơ thẩm Thẩm quyền rộng Paris, Cộng hòa Pháp

Có nên hạn chế sự tham gia của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự?

Vai trò của thẩm phán và của các bên trong vụ án dân sự là một vai trò hiển nhiên. Riêng đối với viện công tố, vai trò này không phải lúc nào cũng hiển nhiên như vậy. Thứ nhất, không phải nước nào cũng có chế định viện công tố hay viện kiểm sát. Thứ hai, ngay cả khi có chế định viện công tố hay viện kiểm sát, thì mỗi viện công tố, viện kiểm sát lại có một mô hình tổ chức khác nhau, phương thức hoạt động khác nhau, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khác nhau tuỳ theo từng nước. Chúng ta đã đề cập đến trường hợp của một số nước đã từng hợp tác với Việt Nam trong việc soạn thảo Bộ luật . Việt Nam cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước để thực hiện công việc này. Ở Pháp, mô hình tổ chức viện công tố có nhiều điểm đặc thù so với các nước khác. Các thành viên của cơ quan công tố có quy chế pháp lý như thẩm phán. Thẩm phán và công tố viên cùng trải qua một kỳ thi tuyển như nhau, được đào tạo trong cùng một trường và cùng có một lời tuyên thệ với nội dung như nhau. Như vậy, cơ quan công tố của Pháp trước tiên là một cơ quan tư pháp, với vai trò quan trọng trong lĩnh vực hình sự và mở rộng sang cả lĩnh vực hành chính. Lĩnh vực hành chính ở đây được hiểu là hành chính tư pháp, thể hiện thông qua sự có mặt của một đại diện của Bộ tư pháp tại địa phương.

Trong mô hình tổ chức cơ quan công tố ở Liên xô cũ, các cơ quan công tố được tổ chức thành một hệ thống độc lập, như là một ngành độc lập. Mặc dù có quy chế độc lập, nhưng cơ quan công tố gần giống với cơ quan hành pháp hơn là cơ quan tư pháp.

Continue reading

BÁO CÁO SỐ 43/BC-TANDTC NGÀY 26/2/2015 của Toà án nhân dân tối cao về tổng kết thực tiễn tiễn 10 năm thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

Thực hiện Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30-5-2014 của Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015; theo sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) (Dự án BLTTDS (sửa đổi)).

Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành rà soát thực tiễn, tổ chức lấy ý kiến của các Tòa án nhân dân và các bộ, ngành liên quan, xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự.

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THI HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.1. Công tác triển khai thi hành Bộ luật tố tụng dân sự

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng, ban hành 05 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và 06 Thông tư liên tịch hướng dẫn các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Đồng thời, sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29-3-2011, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng, ban hành 05 nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và 04 Thông tư liên tịch hướng dẫn các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.[1] Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Viện khoa học xét xử đã ban hành nhiều công văn trao đổi nghiệp vụ và hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự cho Tòa án nhân dân các cấp. Các văn bản trên đã được ban hành kịp thời, đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa Bộ luật tố tụng dân sự, hướng dẫn áp dụng thống nhất Bộ luật tố tụng dân sự trên phạm vi toàn quốc.

Continue reading

NGHỊ QUYẾT SỐ 04/2019/NQ-HĐTP NGÀY 18/6/2019 CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ QUY TRÌNH LỰA CHỌN, CÔNG BỐ VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Án lệ

Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ

Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;

2. Có tính chuẩn mực;

3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Continue reading

ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP (ĐIỀU 688) THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

 CHU XUÂN MINH – Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1.Quy định chuyển tiếp và thực tiễn vướng mắc

Trong văn bản quy phạm pháp luật, ở phần cuối của văn bản thường có quy định về Điều khoản thi hành. Điều khoản thi hành thường có Điều khoản chuyển tiếp và Điều khoản về hiệu lực thi hành. Điều khoản chuyển tiếp là quy định về trường hợp phải áp dụng pháp luật cũ hay những quan hệ pháp luật được xác lập trước thời điểm pháp luật mới có hiệu lực thì khi nào áp dụng pháp luật cũ, khi nào áp dụng pháp luật mới hay còn gọi là quy định hồi tố. Việc áp dụng pháp luật chuyển tiếp phải được quy định và thực hiện thống nhất vì áp dụng pháp luật khác nhau sẽ dẫn đến những quyết định rất khác nhau. Tình trạng vướng mắc này đang xảy ra khá nhiều trong hoàn cảnh Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) mới có hiệu lực (01/01/2017).

Ví dụ 1: Ông A bán nhà cho ông B vào năm 2013, chỉ có hợp đồng viết tay, không có công chứng, chứng thực. Hai bên thỏa thuận giá 01 tỷ đồng và ông B đã trả được 800 triệu đồng vào năm 2017. Năm 2018 mới xảy ra tranh chấp. Theo pháp luật ở thời điểm giao dịch năm 2013 (BLDS năm 2005 và Luật Nhà ở 2005) thì hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do vi phạm về hình thức; Tòa án đã ấn định thời hạn để các bên hoàn thiện về hình thức mà vẫn không thực hiện thì Tòa án vẫn phải tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả tuyên bố vô hiệu. Vậy Tòa án có thể áp dụng quy định mới tại BLDS năm 2015 để công nhận hợp đồng có hiệu lực do một bên đã thực hiện được trên 2/3 nghĩa vụ (800 triệu/ 01 tỷ đồng) theo quy định tại Điều 129 hay không?

Ví dụ 2: Bà M cho bà N vay 500 triệu đồng từ năm 01/5/2015 với thỏa thuận lãi suất 1,5% tháng. Năm 2018, bà M kiện đòi trả nợ. Mức lãi suất 1,5%/tháng là quá cao ở thời điểm vay (18%/năm). Việc điều chỉnh lại lãi suất nếu áp dụng theo quy định của BLDS năm 2005 thì không quá 13,5%/năm (Điều 476) nhưng nếu theo quy định của BLDS năm 2015 thì còn được tới 20%/năm (Điều 468).

Continue reading

QUY CHẾ MẪU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

1. Quy định chung

– Không ghi âm. Ghi hình, ghi biên bản trong quá trình hòa giải, đối thoại, trừ biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại gồm biên bản hòa giải thành, biên bản hòa giải không thành, biên bản đối thoại thành, biên bản đối thoại không thành.

– Không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc lá.

– Không sử dụng lời khai của người khác tham gia hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính hoặc các thủ tục tố tụng khác, trừ trường hợp các bên thống nhất bằng văn bản về việc không yêu cầu giữ bí mật trong quá trình hòa giải, đối thoại hoặc những thông tin liên quan đến tội phạm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.

– Chí phí, bồi dưỡng cho Hòa giải viên, Đối thoại viên do Tòa án chi trả. Các bên không phải chi trả cho Hòa giải viên, Đối thoại viên bất cứ khoản thù lao nào dưới bất cứ hình thức nào. Continue reading

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN – KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

HÀ CÔNG ANH BẢO & LÊ HẰNG MỸ HẠNH – Đại học Ngoại thương Hà Nội

1. Đt vn đ

Giải quyết tranh chấp trực tuyền (ODR) có phải là một công cụ sáng tạo và hữu hiệu một nước đang phát triển như Việt Nam? Vài tháng trước, khi muốn mua sách: “Jack ma: The Biography of a Self-Made Billionaire and CEO of Alibaba Group” do nhà xuất bản My Ebook Publishing House xuất bản, đề cập cách thức Jack Ma xây dựng đế chế thương mại điện tử, khách hàng phải đặt sách từ trang bán hàng trực tuyến ở Hoa Kỳ vì ở Việt Nam không bán. Sự hài lòng của khách hàng khi nhận được cuốn sách cho đến khi đọc đến giữa cuốn sách mới phát hiện một số trang không có chữ. Trước tình huống đó, khách hàng đã liên hệ với người bán thì được trả lời rằng họ chỉ là chợ trung gian thương mại điện tử cho các công ty khác mở gian hàng trực tuyến, do đó họ không chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Trong trường hợp này, khách phải làm gì để bảo vệ lợi ích cho mình? Có thể thấy nhiều vấn đề phát sinh từ một giao dịch trực tuyến phổ biến và có giá trị nhỏ như vậy. Khách hàng có nên sang Hoa kỳ để đòi lại công lý cho mình? Hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng giải quyết vụ việc này? Nếu kiện thì chi phí nó sẽ gấp bao nhiều lần so với việc đặt lại một cuốn sách khác hoặc khách hàng phải chấp nhận rằng mình không may mắn khi mua phải cuốn sách không hoàn hảo? Để khắc phục các vấn đề này một cơ chế giải quyết tranh chấp được lựa chọn (ADR- Alternative Dispute Resolution) được thực hiện bằng trực tuyến đã ra đời với tên gọi là giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution).

Ngày nay, ODR đã vượt ra khỏi lĩnh vực thương mại điện tử hay kinh doanh điện tử, ODR còn được áp dụng các vấn đề như tranh chấp tên miền, vấn đề luật gia đình, bảo vệ người tiêu dùng hay giải quyết các tranh chấp ngoại tuyến (offline) truyền thống (MM Albornoz và NG Martin, 2012). Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình phát triển kinh tế đã mang lại nhiều thành công ở các nước phát triển, ODR là một trong những minh chứng của nhận định này (Gabriela R. Szlak, 2012), đó cũng là sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bài viết này sẽ làm rõ những vấn đề lý luận về ODR, phân tích thực trạng các điều kiện của Việt Nam nhằm trả lời câu hỏi: có thích hợp khi áp dụng ODR tại Việt Nam hiện nay không?.

Continue reading

CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI THÀNH NGOÀI TÒA ÁN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

Chuyên đề Tập huấn trực tuyến của TANDTC

1. Đt vn đ

Hòa giải là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại lựa chọn bên cạnh các phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, trọng tài và Tòa án. Hòa giải mang tính chất tự nguyện, đề cao sự tự do thỏa thuận mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn ngoài Tòa án; một phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do các bên tranh chấp cùng chấp nhận hay chỉ định làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết tranh chấp. Việc quyết định giải quyết theo điều kiện, thủ tục nào hoàn toàn do các bên tranh chấp quyết định và hòa giải viên không có thẩm quyền ra quyết định buộc các bên phải tuân theo.

Trong hòa giải, các bên tham gia vào quá trình ra quyết định nên kết quả giải quyết thường đáp ứng yêu cầu của các bên; vẫn giữ được quan hệ tình cảm, quan hệ kinh doanh, quan hệ lao động… Việc chấp nhận và tiến hành hòa giải phụ thuộc vào chất lượng của người cung cấp dịch vụ và đạo đức của hòa giải viên cũng như sự ủng hộ của Tòa án đối với việc công nhận và thi hành kết quả hòa giải thành. Các bên lựa chọn sử dụng hòa giải nếu họ tin rằng đó là cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp, có chất lượng và mang lại kết quả khả thi có thể thi hành được. Vì vậy, sự ủng hộ của Tòa án đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ chế hòa giải.

Continue reading

BÁO CÁO SỐ 44/BC-TANDTC NGÀY 28/9/2018 CỦA TANDTC TRÌNH UBTVQH VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUAN HỆ XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHÍNH SÁCH TRONG ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN

I. Các quan hệ xã hội liên quan đến chính sách tăng cường hòa giải các vụ việc dân sự thông qua hòa giải

1. Các tranh chấp và việc dân sự được hòa giải trong tố tụng dân sự

1.1. Pháp luật điều chỉnh

Hòa giải là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Thông qua hòa giải, một số lượng lớn các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật lớn nhỏ có thể được giải quyết kịp thời, nhanh chóng , giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện.

Hòa giải là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự, là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, nếu chế định hòa giải không được quan tâm trong việc giải quyết các vụ việc dân sự thì quyền và lợi ích của các bên đương sự sẽ không được bảo đảm.

Hòa giải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm, việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Theo quy định tại Điều 203, Điều 208 và Điều 320 Bộ luật tố tụng dân sự, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Thẩm phán tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn, sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải.

Continue reading

MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ÁN LỆ TRONG 3 NĂM QUA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG, ÁP DỤNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ

NGUYỄN HỒNG HẢI – Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp

Công nhận và áp dụng án lệ ở nước ta đã có một quá trình nghiên cứu, vận dụng khá lâu dài ở những cấp độ khác nhau.[1] Tuy nhiên, trên tinh thần Hiến pháp năm 2013, cùng với nền tảng pháp lý về áp dụng, viện dẫn án lệ được ghi nhận tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015, Luật phá sản năm 2014 và việc HĐTPTANDTC ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ (Nghị quyết số 03/2015) thì mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề cần được hoàn thiện, nhưng có thể khẳng định việc công nhận, áp dụng án lệ ở nước ta đã bước sang nhận thức mới, tầm nhìn mới có tính chiến lược, bài bản hơn. Sự thay đổi này cũng góp phần tạo bước ngoặt quan trọng, khả thi hơn trong cải cách tư pháp, trong thực hiện vai trò bảo vệ công lý, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân và trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.[2]

Theo một nghĩa hẹp, tại tham luận này, tôi xin đề cập đến một số tác động của việc phát triển án lệ trong 3 năm qua đến công tác xây dựng, áp dụng pháp luật dân sự.[3]

1. Với tiêu chí trong lựa chọn án lệ là “chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần được áp dụng trong một vụ việc cụ thể” (Điều 2.1 Nghị quyết số 03/2015) và với thực tiễn công nhận, áp dụng án lệ (thông qua hiệu quả của xây dựng thể chế, của công tác lựa chọn, công bố, áp dụng tại TANDTC) đã góp phần thay đổi (hoặc đòi hỏi có sự thay đổi) trong nhận thức của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền về lập đề nghị, xây dựng chính sách, xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, thẩm định hoặc thẩm tra văn bản.

Continue reading

BÀN VỀ ĐỊNH CHẾ ÁN LỆ – NHẰM ÁP DỤNG VÀO VIỆT NAM (Phần 2)

MURAKAMI KEIICHI & ENDO KENJI  – Chuyên gia Jica tại Việt Nam

I. Đặt vấn đề

1. Trong định chế án lệ được đưa vào áp dụng ở Việt Nam hiện nay (Nghị quyết ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ) có quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau” (khoản 2 điều 8), án lệ sẽ có hiệu lực ràng buộc nên Thẩm phán khi ra phán quyết hoặc quyết định thì phải áp dụng những án lệ vào những vụ án có tình tiết hoặc vấn đề pháp lý tương tự để xét xử.

Tuy nhiên, vấn đề lớn là những điểm nào giống nhau và giống ở mức độ như thế nào thì mới được coi là vụ án có “tình tiết hoặc vấn đề pháp lý tương tự”. Ngoài ra, phần suy luận nào trong án lệ sẽ thực sự có hiệu lực ràng buộc như là một án lệ cũng là điều chưa được làm rõ. Hơn nữa, một vấn đề cơ bản vẫn còn tồn tại là cho dù có những bản án, quyết định tuy đã được tuyển chọn làm án lệ nhưng trong đó chưa bao hàm hoặc chỉ ra được quy phạm hay quy tắc rõ rệt, chưa khái quát hóa dẫn đến việc không thể áp dụng được trong các vụ án khác nên không thể nào có hiệu lực ràng buộc như là án lệ được. Mặc dù có những vấn đề như vậy, các Thẩm phán – những người sử dụng tất cả các án lệ này, vẫn được giao trách nhiệm phải tự mình xem xét, quyết định có áp dụng án lệ hay không (đây là điều đương nhiên của chế độ áp dụng nguyên tắc án lệ, coi án lệ là nguồn luật chính) thì việc các Thẩm phán khác nhau có những ý kiến khác nhau, kéo theo việc thực hiện hỗn loạn; đồng thời không thể đạt được mục đích của định chế án lệ là nhằm tạo ra sự thống nhất trong giải thích và áp dụng pháp luật…là chuyện không khó đoán.

Continue reading

BÀN VỀ ĐỊNH CHẾ ÁN LỆ – NHẰM ÁP DỤNG VÀO VIỆT NAM (Phần I)

 MURAKAMI KEIICHI – Chuyên gia Jica tại Việt Nam

 I. Tính cần thiết của định chế án lệ và cơ cấu tổ chức

 1. Ở những nước áp dụng nguyên tắc luật pháp định (nguyên tắc luật thành văn) như Nhật Bản và Việt Nam, Thẩm phán áp dụng và đưa ra phán quyết dựa trên luật do Quốc hội ban hành, Nghị định do Chính phủ (Nội các) ban hành và các pháp lệnh như lệnh do cơ quan nhà nước địa phương ban hành (Các văn bản quy phạm pháp luật). Tuy nhiên, các quy định của các văn bản luật nêu trên về mặt tính chất vốn mang tính trừu tượng nên không thể tránh khỏi có khác biệt trong cách hiểu nội dung ý nghĩa. Kết quả là ngay cả trong các vụ án hoàn toàn giống nhau hoặc tương tự nhưng nếu Tòa án và Thẩm phán khác nhau thì vẫn không tránh khỏi việc đưa ra kết luận khác nhau từ việc giải thích và áp dụng luật khác nhau và điều này trái với nguyên tắc công bằng, bình đẳng. Trong từng vụ việc cá biệt thì việc xét xử lại do có kháng cáo phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm được xem là việc sửa sai trong việc giải thích và áp dụng luật không đúng trước đó nhưng để hiệu lực của việc sửa sai đó không lan rộng đến các vụ việc khác thì tự thân việc xét xử ở tòa phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm nhằm thống nhất cách giải thích và áp dụng luật cũng chỉ có giới hạn.

Vì vậy, để thống nhất được việc giải thích và áp dụng luật, “án lệ” được đặt ở vị trí là phán quyết (văn bản tư pháp) của tòa án cấp trên có thẩm quyền hơn, được dành cho những tiêu chuẩn nhất định, và việc Thẩm phán khi xử lý các vụ việc tương tự, cùng loại phải tuân theo án lệ thì gọi là “định chế án lệ.[1]

Continue reading

ÁN LỆ TRONG DÂN LUẬT PHÁP VÀ HƯỚNG ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM

TRẦN KIÊN, PHẠM HỒ NAM, NGUYỄN LỮ QUỲNH ANH – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Ghi nhận án lệ như một nguồn pháp luật vào hệ thống pháp luật Việt Nam hiện tại là một nhu cầu thiết yếu, tuy nhiên, khi lựa chọn mô hình án lệ để áp dụng, cần chú ý một điều rằng giữa mô hình án lệ được lựa chọn và hệ thống pháp luật hiện tại cần tương thích và phù hợp. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay là sự pha trộn của nhiều học thuyết pháp luật của các truyền thống pháp luật lớn trên thế giới mà chủ yếu là truyền thống châu Âu lục địa và truyền thống Xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, dân luật ở Việt Nam hình thành, phát triển đầu tiên dựa trên những học thuyết, quan điểm dân luật Pháp và chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống pháp luật nước này. Trong quá trình pháp điển hóa các đạo luật, Việt Nam đã học hỏi rất nhiều từ người Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực luật tư, không chỉ ở cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, mà còn ở cả quan niệm về nguồn của tư duy pháp lý, ý thức hệ và tổ chức tư pháp.

Vì vậy, việc nghiên cứu mô hình án lệ trong dân luật Pháp và rút ra những học hỏi để soi chiếu, đánh giá mô hình án lệ còn non trẻ ở Việt Nam là điều vô cùng cần thiết.

2. Phương pháp nghiên cứu và cấu trúc bài viết

Bài áp dụng chủ yếu phương pháp phân tích và hệ thống hóa nhằm làm rõ mô hình án lệ trong dân luật Pháp và mô hình án lệ ở Việt Nam. Từ đó, bài viết chỉ ra những đặc điểm quan trọng của mô hình án lệ trong dân luật Pháp và những đặc điểm cũng như bất cập trong mô hình án lệ Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó phương pháp so sánh cũng được sử dụng nhằm xác định những điểm tương đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và Pháp từ đó chỉ ra những đặc điểm mà Việt Nam cần học hỏi và áp dụng vào xây dựng mô hình án lệ phù hợp.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d