admin@phapluatdansu.edu.vn

Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về một số vấn đề trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Picture1BỘ CÔNG THƯƠNG

I. Quan điểm xây dựng chính sách và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia trên thế giới

1. Các cách tiếp cận chủ đạo về pháp luật bảo vệ NTD trên thế giới

Do sự yếu thế của người tiêu dung (NTD) trong mối quan hệ với các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ, NTD đôi khi không thể đưa ra các quyết định mua sắm, chọn lựa đúng đắn và phù hợp nhất với lợi ích của họ. Chính vì lý do đó, Nhà nước phải can thiệp để bảo vệ lợi ích của NTD. Có hai cách tiếp cận chủ đạo trên thế giới thông qua đó Nhà nước có thể bảo vệ lợi ích của NTD:

(i) xây dựng một hệ thống pháp lý trong đó quy định trách nhiệm pháp lý (liability) đối với các bên sau khi (ex post) đã xảy ra vi phạm; hoặc Continue reading

LẠM DỤNG THỊ TRƯỜNG: Giao dịch nội bộ và thao túng thị trường (Trích Quy chế của của Cơ quan quản lý các thị trường tài chính Pháp)

QUYỂN VIPicture1

LẠM DỤNG THỊ TRƯỜNG: Giao dịch nội bộ và thao túng thị trường

(Được bổ sung, sửa đổi gần đây nhất vào ngày 18 tháng 4 năm 2007)

Thiên I

QUY ĐỊNH CHUNG

Chương 1

Đối tượng, phạm vi áp dụng

Điều 611-1. Trừ trường hợp có quy định khác, quyển này áp dụng đối với:

1. Mọi thể nhân, pháp nhân và các chủ thể khác;

Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM: Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam

Product-Liability PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH & TS. NGUYỄN BÍCH THẢO – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Khái quát sự phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trên thế giới

Trong mối tương quan giữa các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng thì người tiêu dùng luôn luôn ở vị thế yếu hơn. Nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm là các thương nhân có kinh nghiệm và luôn nắm giữ thông tin đầy đủ hơn về sản phẩm so với người tiêu dùng. Trong khi đó, người tiêu dùng là chủ thể trực tiếp sử dụng hàng hóa phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với nguy cơ mất an toàn và bị thiệt hại do hàng hóa kém chất lượng hoặc có khuyết tật gây ra. Xã hội càng phát triển, nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng – bên yếu thế càng được đặt ra cấp thiết.

Continue reading

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC TỪ THIỆN

images THS. LS. PHAN MẠNH THĂNG – Công ty Luật Long Phan PMT, Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là mô hình còn nhiều mới mẻ, gắn với những đặc trưng riêng mang lại nhiều giá trị lớn lao cho cộng đồng. Với mục tiêu hàng đầu hướng đến lợi ích xã hội, trách nhiệm từ thiện của loại hình doanh nghiệp này là một vấn đề đáng quan tâm. Trước những sự thay đổi và biến chuyển của xã hội, nền kinh tế thị trường, khung pháp lý dành cho DNXH ngày càng hoàn thiện và từng bước vững vàng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý về DNXH, bên cạnh đó là trách nhiệm từ thiện đối với loại hình doanh nghiệp này.

Continue reading

THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN và sức mạnh thị trường

https___specials-images.forbesimg.com_imageserve_5d95d03767dd830006a295b6_0x0TÁC GIẢ (Chưa xác định)

Dưới góc độ kinh tế, thị trường là nơi người mua và người bán thực hiện các  giao dịch trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam, thuật ngữ “thị trường liên quan” là một trong những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho hầu hết các vấn đề về chính sách cạnh tranh, từ kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền cho đến tập  trung kinh tế.

Continue reading

SÁCH TRẮNG Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

1546831768Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương

Việt Nam tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Từ những tháng đầu của năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố đã đặt ra không ít thách thức cho việc phát triển kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” .1 Continue reading

XÁC ĐỊNH VIỆC GÓP VỐN và giấy chứng nhận phần vốn góp

LG. TRẦN MỘNG BÌNH

Góp vốn vào công ty là một hoạt động bình thường, theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều vụ tranh chấp về việc góp vốn của các thành viên công ty, việc xác định có hay không có việc góp vốn của các thành viên là một vấn đề còn nhiều quan điểm giải quyết khác nhau.

1. Khái quát về việc góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp Continue reading

BÁO CÁO Nghiên cứu giải pháp cắt giảm gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp

Screenshot (17) VCCI – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Ban Pháp chế)

Nhận diện chi phí tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp

Chi phí gia nhập thị trường: Chi phí gia nhập thị trường đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2020, thông thường doanh nghiệp chỉ mất khoảng 6 ngày để đăng ký doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ, giảm từ con số 8 ngày của năm 2015. Thời gian thay đổi đăng ký doanh nghiệp năm 2020 chỉ là 4 ngày, với xu hướng giảm tương tự số ngày đăng ký doanh nghiệp. Nếu so với năm 2006, năm đầu tiên VCCI tiến hành điều tra PCI trên phạm vi toàn quốc, thì thời gian đăng ký/thay đổi đăng ký doanh nghiệp còn giảm rất ấn tượng hơn (lần lượt ở mức 20 và 10 ngày). Chất lượng giải quyết thủ tục đăng ký/thay đổi đăng ký doanh nghiệp cũng có bước tiến qua đánh giá của doanh nghiệp. Một loạt các chỉ tiêu như thủ tục tại bộ phận một cửa được niêm yết công khai, cán bộ hướng dẫn thủ tục rõ ràng đầy đủ, cán bộ tại bộ phận một cửa am hiểu chuyên môn, cán bộ nhiệt tình, thân thiện và ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận một cửa là tốt đã có xu hướng cải thiện từ năm 2015 đến 2019.

Continue reading

MẪU Hợp đồng chuyển nhượng thương mại và Hợp đồng phân phối độc quyền (Cộng hòa Pháp)

LS. Laurent MARNINET – Cộng hòa Pháp

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hệ thống kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc công nghệ dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa hai doanh nghiệp độc lập với nhau về mặt pháp lý và tài chính. Doanh nghiệp nhượng quyền cho phép doanh nghiệp nhận quyền sử dụng biển hiệu thương mại và/hoặc nhãn hiệu, các dấu hiệu phân biệt cũng như bí quyết kinh doanh của mình để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình với người tiêu dùng cuối cùng theo quy định của hợp đồng nhượng quyền; bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền tiền nhượng quyền và được sự trợ giúp về mặt thương mại và kỹ thuật của bên nhượng quyền. Continue reading

KỶ YẾU TỌA ĐÀM về dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005

Ông Albert FRANCESKINJ – Luật sư, Văn phòng Luật sư Vovan & Cộng sự, TP Hồ Chí Minh

Kiểm tra thông tin về nhân thân của người đăng ký thành lập doanh nghiệp đúng là một việc khó. Nhưng tôi nghĩ giải pháp sau đây có lẽ sẽ thiết thực, đó là yêu cầu doanh nghiệp đi đăng ký thành lập phải nộp giấy chứng nhận của ngân hàng về việc họ đã có một khoản tiền vốn đang giữ trong tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Biện pháp này đã từng được áp dụng tại Việt Nam trong khoảng những năm 1992 -1994, hiện nay đã bị bãi bỏ.

Continue reading

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI do hành vi vi phạm pháp luật cạnh gây ra tại Việt Nam

TRẦN ANH TÚ & TRỊNH VĂN HƯNG – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tại Việt Nam hiện nay, việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra được Luật Cạnh tranh (2018) dẫn chiếu tới các quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về nguyên tắc, mọi tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều có quyền khởi kiện để yêu cầu bên có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho mình. Tuy nhiên, khung pháp lý về giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như: Quy trình giải quyết không rõ ràng, đồng bộ gây khó khăn cho thiết chế có thẩm quyền khi xử lý; thiếu các đảm bảo cần thiết cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại khi thực hiện tố quyền; các quy định không phù hợp với tính chất đặc thù của thiệt hại trong cạnh tranh,…

Continue reading

Kỷ yếu Tọa đàm “LUẬT THƯƠNG MẠI SỬA ĐỔI”

Commercial-law-services1-533x800GS. Michel GERMAIN, Đại học Paris II – Cộng hòa Pháp:

Trước tiên, tôi cũng sẽ trình bày một vài nhật xét chung về dự thảo Luật Thương mại này. Theo tôi, đây là một dự thảo rất giàu về nội dung và rất bổ ích. Trong mối quan hệ giữa Luật Thương mại và Bộ luật dân sự, có 3 vấn đề quan trọng cần giải quyết và đây là các vấn đề luôn tồn tại trong những hệ thống pháp luật có sự phân biệt giữa Luật Thương mại và luật dân sự. Continue reading

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018

unnamed PHÒNG ĐIỀU TRA VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH – Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh trên thế giới cũng như tại Việt Nam cho thấy cùng với sự nỗ lực và tăng cường các hoạt động điều tra, xử lý đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các cơ quan cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có xu hướng ngầm hóa. Điều này làm cho việc phát hiện và điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

1. Sự cần thiết xây dựng và áp dụng chính sách khoan hồng tại Việt Nam

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: