admin@phapluatdansu.edu.vn

THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN và sức mạnh thị trường

https___specials-images.forbesimg.com_imageserve_5d95d03767dd830006a295b6_0x0TÁC GIẢ (Chưa xác định)

Dưới góc độ kinh tế, thị trường là nơi người mua và người bán thực hiện các  giao dịch trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam, thuật ngữ “thị trường liên quan” là một trong những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho hầu hết các vấn đề về chính sách cạnh tranh, từ kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền cho đến tập  trung kinh tế.

Continue reading

SÁCH TRẮNG Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

1546831768Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương

Việt Nam tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Từ những tháng đầu của năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố đã đặt ra không ít thách thức cho việc phát triển kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” .1 Continue reading

BÁO CÁO Nghiên cứu giải pháp cắt giảm gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp

Screenshot (17) VCCI – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Ban Pháp chế)

Nhận diện chi phí tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp

Chi phí gia nhập thị trường: Chi phí gia nhập thị trường đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2020, thông thường doanh nghiệp chỉ mất khoảng 6 ngày để đăng ký doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ, giảm từ con số 8 ngày của năm 2015. Thời gian thay đổi đăng ký doanh nghiệp năm 2020 chỉ là 4 ngày, với xu hướng giảm tương tự số ngày đăng ký doanh nghiệp. Nếu so với năm 2006, năm đầu tiên VCCI tiến hành điều tra PCI trên phạm vi toàn quốc, thì thời gian đăng ký/thay đổi đăng ký doanh nghiệp còn giảm rất ấn tượng hơn (lần lượt ở mức 20 và 10 ngày). Chất lượng giải quyết thủ tục đăng ký/thay đổi đăng ký doanh nghiệp cũng có bước tiến qua đánh giá của doanh nghiệp. Một loạt các chỉ tiêu như thủ tục tại bộ phận một cửa được niêm yết công khai, cán bộ hướng dẫn thủ tục rõ ràng đầy đủ, cán bộ tại bộ phận một cửa am hiểu chuyên môn, cán bộ nhiệt tình, thân thiện và ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận một cửa là tốt đã có xu hướng cải thiện từ năm 2015 đến 2019.

Continue reading

QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

 NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG HỒNG & LƯU MINH SANG – Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một tài sản vô hình có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Vấn đề quản trị tài sản trí tuệ trở thành một trong những khía cạnh có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng của các SME.

SME trong bản đồ kinh tế

Continue reading

TÀI XẾ VÀ GRAB: Mối quan hệ chưa thể gọi tên

ĐẶNG THỊ HẢI HÀ – Sáng lập và cố vấn chiến lược của Respect Vietnam

Những ngày qua, các phương tiện truyền thông nóng lên với sự kiện hàng trăm tài xế Grab đã tắt ứng dụng, tập trung diễu hành phản đối tại một số thành phố lớn sau khi Grab lấy cớ vì bị tăng thuế VAT nên đã tăng tỉ lệ chiết khấu đối với tài xế từ khoảng 28% lên trên 32%. Giữa Grab và tài xế luôn là một mối quan hệ yêu ghét bất phân mà pháp luật hiện nay chưa thể điều chỉnh được.

Continue reading

KHOẢN NỢ DOANH NGHIỆP VÀ VIỆC LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐÒI NỢ PHÙ HỢP, HIỆU QUẢ

 THS. LS. NGUYỄN TIẾN MẠNH – Giám đốc Công ty luật Hồng Long, đoàn Luật sư Tp.HCM

Trong quá trình hoạt động, hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp đa phần phải đối diện với các khoản nợ chậm thanh toán của đối tác. Nếu giải quyết không ổn thỏa, sẽ phát sinh tình trạng doanh nghiệp nợ dây dưa, hoặc thực sự mất khả năng thanh toán. Để giải quyết hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp mắc nợ và chủ nợ, giải pháp hữu hiệu nhất vẫn là các bên thiện chí thương lượng giải quyết với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp không giải quyết được thì chủ nợ có quyền áp dụng biện pháp pháp lý cần thiết để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tùy theo điều kiện và khả năng thanh toán của doanh nghiệp mắc nợ, chủ nợ có thể nộp đơn khởi kiện đòi nợ (vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại) theo thủ tục tố tụng dân sự, hoặc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc lựa chọn áp dụng biện pháp nào để đòi nợ một cách hợp pháp và hiệu quả là một vấn đề mà chủ nợ cần phải cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp.

Sau đây, chúng tôi xin phân tích một số nội dung về những thuận lợi và hạn chế của từng biện pháp pháp lý để quý doanh nghiệp tham khảo.

1. Về điều kiện áp dụng của từng biện pháp

Continue reading

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA CỘNG HÒA PHÁP VÀ THẢO LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN DỰ THẢO LUẬT CỦA VIỆT NAM

Thẩm phán JÉRÔME DEHARVENG  –  Bộ Tư pháp, Cộng hòa Pháp

Với sự tham gia thảo luận của Luật sư HUBERT DE FREMONT

Trước hết, tôi xin trình bày một số vấn đề chung trong lĩnh vực pháp luật về phá sản doanh nghiệp với các nguyên tắc chung để xử lý các trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Đây là thuật ngữ hay được sử dụng trong các hội nghị quốc tế. Ở đây, người ta hay nói đến việc mất khả năng thanh toán hơn là phá sản doanh nghiệp.

Ngày nay hầu hết tất cả các nước đã bỏ khái niệm xử lý phá sản kèm theo chế tài đối với các doanh nghiệp. Trong nhiều thế kỷ trước đây, xử lý phá sản là thủ tục nhằm áp dụng các chế tài đối với các con nợ không thanh toán được các khoản nợ của mình. Hiện nay, chúng ta đã có một quan niệm mới hiện đại hơn về vấn đề này. Thủ tục xử lý phá sản doanh nghiệp được hiểu là thủ tục xử lý tập thể đối với tài sản của những con nợ không thanh toán được các khoản nợ của mình. Thủ tục xử lý tập thể đã thay thế thủ tục đòi nợ của từng chủ nợ đối với con nợ, nghĩa là khi đã mở thủ tục phá sản doanh nghiệp mang tính tập thể như vậy, quyền đòi nợ cá nhân của mỗi chủ nợ riêng lẻ sẽ tạm thời bị chấm dứt. Continue reading

TÁCH BẠCH QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ QUAN HỆ CỔ ĐÔNG – BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO HỢP ĐỒNG, QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, QUYỀN TÀI SẢN

TS. VÕ TRÍ HẢO – Trọng tài viên VIAC, Trưởng Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM

Các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty sẽ là cộng đồng cùng sở hữu thì toàn bộ khối “sản nghiệp” theo mô hình hình thức sở hữu chung theo phần. Điều này là không thể phủ nhận, bởi trong điều lệ, sổ cổ đông của mỗi công ty đều ghi rất rõ về tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ cổ phần và nguyên tắc định biểu quyết quan hệ sở hữu chung theo phần này.

1. Nghênh đón mô hình kinh doanh mới bằng tinh thần “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” và học thuyết

Cách đây khoảng 5 thế kỷ, cư dân thành Venice đã nghĩ ra mô hình công ty cổ phần từ thế kỷ 14 và chính sáng kiến này đã biến Venice trở thành thương cảng giàu có nhất thế giới trong suốt hai trăm năm sau đó [1]. Cốt lõi của mô hình công ty cổ phần, TNHH, hợp danh… là sự tưởng tượng, sáng tạo ra khái niệm “pháp nhân” và gán cho tổ chức này quyền năng như thể một con người độc lập. Chính sự “độc lập” về tài sản và trách nhiệm này đã tạo ra một bức tường ngăn bảo vệ khối tài sản tiêu dùng của doanh nhân khỏi sự lây lan rủi ro từ hoạt động kinh doanh của thương nhân; mọi rủi ro kinh doanh chỉ giới hạn lại trong phạm phần vốn đã chuyển vào công ty. Công ty đóng vai trò như “hộp cát”, như “lưới an toàn” cho các thương nhân đầu tư vào các dự án mạo hiểm bên cạnh vô vàn các lợi thế khác của mô hình này mà tác giả không có dịp phân tích ở đây.

Cách đây 2 thế kỷ, người phương Đông vẫn chìm đắm mô hình “cá nhân” kinh doanh trộn lẫn với mô hình hukou kiểu Lã Bất Vi – mô hình mà rủi ro kinh doanh có thể phải bán vợ, đợ con và đi đến “khánh kiệt”. Sự chậm trễ đổi mới thể chế này góp phần biến Trung Quốc rộng lớn thời nhà Thanh lại bị khuất phục bởi sức mạnh kinh tế quân sự của những tiểu quốc (xét về phương diện dân số, diện tích) từ phương tây; Nga Sa Hoàng thua trận trước Nhật Bản vào 1903.

Continue reading

THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP

BẢN DỊCH CỦA NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP 

1. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều học giả đã có tư tưởng cho rằng để đảm bảo và phát huy tính liên tục của lợi ích công trước những biến đổi khó lường của các hoạt động tư nhân thì cách tốt nhất là sử dụng đến doanh nghiệp nhà nước. Tuỳ vào mục đích thành lập, doanh nghiệp nhà nước có thể được tổ chức dưới các hình thức khác nhau.

Vào thời kỳ đó, phạm vi hoạt động của Nhà nước chỉ giới hạn ở bốn lĩnh vực truyền thống là quốc phòng, tư pháp, tài chính tiền tệ và đối ngoại. Dưới chế độ Nhà nước-cảnh sát, đại đa số các dịch vụ công đều được tư nhân hoá. Ngân hàng quốc gia Pháp khi được thành lập vào năm 1800 có quy chế là một đơn vị kinh tế tư nhân, các công trình lớn của Nhà nước cũng đều được giao cho tư nhân thực hiện.

Chiến tranh thế giới thứ nhất đặt dấu chấm hết cho một giai đoạn lịch sử kéo dài của chủ nghĩa kinh tế tự do. Lạm phát gia tăng làm phá sản tầng lớp người sống nhờ lợi tức, thể hiện sự yếu thế của hoạt động kinh tế tư nhân và làm giảm tính năng động của khu vực tư nhân. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện một học thuyết mới bắt nguồn từ tư tưởng chủ nghĩa Mác, nhìn nhận thặng dư tư bản là kết quả bóc lột của giới chủ đối với người lao động và do đó cần lấy Nhà nước để thay thế cho giới chủ.

2. Trong thực tế, khu vực doanh nghiệp nhà nước đã mở rộng và phát triển qua ba giai đoạn kế tiếp nhau:

– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919), Nhà nước thành lập mới nhiều doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu là các công ty khai thác cảng độc lập) và các công ty công tư hợp doanh (Công ty khai thác dầu khí Pháp, Công ty hàng không Pháp Air France v.v…). Khi Mặt trận dân tộc lên nắm quyền (1935) thì những vụ quốc hữu hoá đầu tiên bắt đầu được tiến hành (đường sắt, quân dụng).

Continue reading

TÌM HIỂU VỀ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Báo cáo mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là Báo cáo Môi trường kinh doanh (MTKD) – Doing Business (DB)) của Ngân hàng Thế giới là Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát về các quy định dẫn tới thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh. Đây là báo cáo thường niên, được thực hiện hàng năm kể từ năm 2003. Báo cáo đưa ra bảng xếp hạng tổng hợp về môi trường kinh doanh dựa trên bộ chỉ số đánh giá về các quy định liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và về bảo vệ quyền sở hữu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Để thực hiện bảng xếp hạng này, Ngân hàng thế giới tập hợp thông tin về những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính và những trở ngại về kỹ thuật trong việc bắt đầu thành lập hoặc mở rộng hoạt động của một doanh nghiệp.

Báo cáo Môi trường kinh doanh lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2003 (với tên gọi Doing Business 20041) xem xét 5 chỉ số và 133 nền kinh tế. Đến năm 2018, Doing Business 2019 (công bố ngày 31/10/2018) xếp hạng 190 nền kinh tế; gồm cả những nền kinh tế nhỏ nhất và một số nước nghèo nhất. Qua các năm, số lượng các chỉ số và các nước khảo sát được mở rộng.

Mục tiêu của báo cáo nhằm cung cấp cơ sở khách quan cho việc tìm hiểu và cải thiện môi trường pháp lý và thực thi đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ số trong Doing Business thể hiện các nội dung sau:

– Thứ nhất, đo lường chất lượng các quy định; đánh giá được tính phức tạp thể hiện qua các quy định;

– Thứ hai, đo lường thời gian và chi phí tuân thủ các quy định (chẳng hạn như thời gian và chi phí thực hiện hợp đồng, thủ tục phá sản hay thương mại qua biên giới,…);

Continue reading

NGHIÊN CỨU KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM – NĂNG SUẤT VÀ THỊNH VƯỢNG

TS. LÊ DUY BÌNH – Chuyên gia kinh tế của Economica Viet Nam

TÓM TẮT BÁO CÁO

Năm 2017, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã được ban hành, khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành một động lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là một điểm mốc quan trọng do trong quá khứ, doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam đã phải trải qua một quá trình phát triển nhiều sóng gió. Trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân đã không được chính thức công nhận. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, kinh tế tư nhân vẫn tồn tại, lấp đầy những khoảng trống mà khu vực Nhà nước còn để lại. Năm 1986, chính sách “Đổi mới” đã được ban hành tại Đại hội Đảng lần thứ 6. Với chính sách Đổi Mới, khu vực tư nhân đã được chính thức công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của nền kinh tế nhiều thành phần. Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 1999 đã dẫn đến một sự phát triển bùng nổ của các doanh nghiệp tư nhân trong nước ở Việt Nam. Từ đó đến này, môi trường chính sách và pháp lý cho khu vực kinh tế tư nhân đã liên tục được cải thiện.

Số lượng doanh nghiệp đăng ký gia tăng mạnh mẽ, phản ánh cả quá trình chính thức hoá hộ kinh doanh cũng như sự thành lập các doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, có một khoảng cách đang ngày càng lớn dần giữa số lượng doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và số lượng những doanh nghiệp đang thực sự hoạt động. Bên cạnh các doanh nghiệp được đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hộ kinh doanh đã và đang trở thành một cấu phần quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Sự mở rộng của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam song hành với sự giảm bớt về số lượng doanh nghiệp nhà nước và với sự tăng trưởng chậm chạp của khu vực hợp tác xã (kinh tế tập thể). Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân đã dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ về tổng vốn của các doanh nghiệp tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp lớn vào việc hình thành tài sản cố định và đầu tư dài hạn của khu vực doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Continue reading

ĐIỀU KHOẢN “HARDSHIP” TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

TRẦN THANH TÂM & NGUYỄN MINH HIỂN – Đại học Ngoại thương, cơ sở II TP.HCM

1. Khái niệm Hardship

Khái niệm “Hardship” xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào những năm 1960 và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của Marcel Fontaine, in trong quyền “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 1989. Điều khoản Hardship được biết đến là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng. Ngày nay, điều khoản này trở nên phổ biến hơn trong thực tiễn thương mại quốc tế và đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng trong PICC và PECL. Mặc dù vậy, khái niệm này cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Cụ thể:

Theo định nghĩa nêu tại Điều 6.2.2 của UNIDROIT trong PICC năm 2010 thì “Một hoàn cảnh được gọi là Hardship, nếu nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hợp đồng, hoặc làm cho phí thực hiện tăng quá cao, hoặc giá trị nhận được do thực hiện nghĩa vụ giảm quá thấp…”.

Từ định nghĩa này có thể thấy một hoàn cảnh có được xem là Hardship hay không cần phải xem xét sự thay đổi hoàn cảnh đó có làm ảnh hưởng (tăng lên hoặc giảm xuống) 50% hoặc hơn tổng giá trị hợp đồng sẽ được xem là sự thay đổi cơ bản. Như vậy, theo định nghĩa để phân tích sự mất cân bằng trong hợp đồng, nhóm tác giả sẽ phân tích việc gia tăng trong chi phí thực hiện và thiệt hại của bên có quyền do giá trị nhận được khi nghĩa vụ được thực hiện bị hạ xuống quá thấp.

Continue reading

VỀ THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ NHIỀU NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

VĨNH SƠN

1. Đặt vấn đề

Quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Luật DN) đã tạo thêm nhiều thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp; bởi vì, trong giai đoạn hội nhập và đổi mới hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, làm phát sinh nhiều nhu cầu giao dịch nhằm thực hiện các hoạt động quản trị, sản xuất, kinh doanh… mà một người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp không thể đảm nhận hết các vai trò quan trọng này.

Tuy nhiên, nếu quy định nêu trên không được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thống nhất, có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực hoạt động, trong đó có lĩnh vực khởi kiện vụ án; bởi các lẽ sau:

– Luật DN không có quy định cụ thể về thủ tục khởi kiện vụ án đối với các doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, mà chỉ có quy định chung chung là :“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân… đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án…” (khoản 1 Điều 13) và “…Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” (khoản 2 Điều 13).

Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng không có quy định và hướng dẫn cụ thể về thủ tục khởi kiện vụ án đối với doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật; mà chỉ quy định chung chung làCơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án…” (Điều 186), Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án” (khoản 3 Điều 189)…

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: