admin@phapluatdansu.edu.vn

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

 HOÀNG ĐÌNH DŨNG Tòa án quân sự khu vực Quân khu 4

Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường, nhưng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì phải bồi thường. Tuy nhiên, luật không dự liệu trường hợp tình thế cấp thiết không phải do con người gây ra thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ thể có phần lợi ích bị thiệt hại.

Continue reading

KHOẢNG TRỐNG PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA từ thực tiễn các vụ án có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm

 HOÀNG ANH – Giám đốc Ban Pháp chế & Kiểm tra nội bộ, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

1. Bn án s 100/2016/KDTM-ST ngày 10/11/2016 ca TAND Qun 7 TP. HCM và Bn án s 204/2017/KDTM-PT ngày 02/3/2017 ca TAND TP. HCM

+ Tóm tt vụ án

– Bảo Việt ký Hợp đồng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt với Công ty TNHH Master Chemical Việt Nam với số tiền bảo hiểm 165.500 USD cho hàng hóa của Master Chemical ký gửi tại 920A đường Quốc lộ 1A, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. HCM, thời hạn bảo hiểm từ 21/7/2012 đến 21/7/2013.

– Kho hàng tại 920A đường Quốc lộ 1A, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. HCM được ký gửi vào kho của Tiếp Vận Xanh theo Hợp đồng ký gửi hàng hóa vào kho bãi số 079/HĐ/TVX-12 ngày 17/4/2012.

– Ngày 28/11/2012 tại Kho 920A đường Quốc lộ 1A, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. HCM đã xảy ra vụ cháy hàng hóa của Master Chemical.

– Ngày 04/05/2013, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP. HCM đã ra Thông báo kết quả điều tra vụ cháy số 170/TB-PCCC-P11, trong đó đã kết luận nguyên nhân cháy: Continue reading

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ VẬT NUÔI TRONG TRƯỜNG HỢP VẬT NUÔI GÂY THIỆT HẠI CHO NGƯỜI KHÁC

TS. NGUYỄN VĂN QUÂN – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vụ việc bé trai 07 tuổi bị đàn chó 07 con cắn chết tại tỉnh Hưng Yên vào ngày 04/3/2019 đã khiến nhiều người bàng hoàng. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về trách nhiệm của chủ nuôi chó và các vật nuôi khác khi để chúng gây thiệt hại cho tài sản, sức khoẻ, tính mạng của người khác?.

Trách nhiệm đối với những thiệt hại do vật nuôi (súc vật) gây ra đã được quy định đầy đủ tại Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra). Theo đó, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu. Đây là trách nhiệm bồi thường dân sự cho những thiệt hại về vật chất hoặc sức khoẻ do súc vật gây ra.

Còn trong trường hợp súc vật gây ra những thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng cho người khác thì chủ sở hữu súc vật có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, tuỳ theo mức độ thiệt hại. Có hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Nếu súc vật gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì áp dụng Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội “Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Trường hợp thứ hai: Nếu súc vật làm chết người thì áp dụng Điều 128, Bộ luật hình sự năm 2015 về tội “Vô ý làm chết người”. Theo đó, (1) người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; (2) phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Continue reading

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA – DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH

THS. VŨ THỊ LAN HƯƠNG – Khoa Luật, Đại học Lao động – Xã hội

Ngay từ thời La Mã cổ đại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra đã được các học giả La Mã đề cập đến thông qua quy định về tố quyền cautio damni infecti (tố quyền để bảo vệ sự thiệt hại viễn ảnh[1]). Theo đó, trong trường hợp một tòa nhà có nguy cơ bị sụp đổ, tạo ra một mối đe dọa cho những người láng giềng thì những người này có quyền yêu cầu các Pháp quan buộc chủ sở hữu của tòa nhà phải nộp một số tài sản bảo đảm với mục đích nếu thiệt hại thực sự xảy ra thì người bị thiệt hại sẽ luôn được bồi thường. Cùng với tố quyền cautio damni infecti, Luật La Mã cũng quy định trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi các vật bị ném ra hoặc rơi ra khỏi tòa nhà (actio effusis et dejectis).

Kế thừa các quy định trong Luật La Mã, sau này, pháp luật dân sự của các quốc gia đều có quy định về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Tuy nhiên, do được xây dựng dựa trên nền tảng những học thuyết khác nhau nên bản chất và nội dung của trách nhiệm này ở các quốc gia cũng được quy định khác nhau.

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra trong pháp luật của Anh

Ở Anh không có quy định riêng về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Trách nhiệm này nằm trong trách nhiệm BTTH trên tài sản (Liability for harm occurring on premises) được quy định trong Luật về Trách nhiệm của người chiếm hữu năm 1957 và 1984 (Occupiers’ Liability Act 1957, 1984)[2]. Khái niệm “premises” (tài sản) trong trường hợp này được hiểu là “bất kỳ một cấu trúc cố định hoặc di động nào bao gồm cả tàu, xe hoặc máy bay”[3]. Trách nhiệm BTTH trên tài sản của Anh được xây dựng dựa trên học thuyết về sự cẩu thả (the tort of negligence[4]). Theo Baron Alderson trong Blyth v Birmingham Waterworks Company (1856) 11 Ex Ch 781, “sự cẩu thả” (negligence) là “việc bỏ qua không thực hiện những điều mà một người bình thường… sẽ làm hoặc làm những việc mà những người thận trọng bình thường sẽ không làm”[5].

Continue reading

QUYỀN HƯỞNG DỤNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

PGS.TS. ĐỖ VĂN ĐẠI – Đại học Luật TPHCM, Trọng tài viên VIAC

BLDS năm 2015 ghi nhận thêm một loại quyền đối với tài sản: quyền hưởng dụng. Đây là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định (Điều 257)[1].

Với quy định trên, trong quan hệ hưởng dụng đối với một tài sản, có hai chủ thể là chủ sở hữu và người có quyền hưởng dụng. Trong quan hệ BTTH, có thể xảy ra hai trường hợp: trường hợp thứ nhất, tài sản có quyền hưởng dụng gây thiệt hại (như nhà bị sập gây thiệt hại); trường hợp thứ hai, tài sản có quyền hưởng dụng bị xâm phạm (như nhà bị thiệt hại). Câu hỏi đặt ra là: đối với trường hợp thứ nhất, ai chịu trách nhiệm BTTH và đối với trường hợp thứ hai, ai được BTTH? Bài viết tập trung luận giải hướng xử lý cho hai câu hỏi này.

1. Trường hợp tài sản có quyền hưởng dụng gây thiệt hại

– Tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật gây thiệt hại

Pháp luật dân sự ở nước ta hiện nay quy định về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra. Theo đó, người chiếm hữu, sử dụng tài sản chịu trách nhiệm bồi thường nếu tài sản gây thiệt hại ở thời điểm người này đang chiếm hữu, sử dụng tài sản. Trong trường hợp tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, “nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường” (khoản 2 Điều 601 BLDS). Tương tự, theo quy định tại khoản 1 Điều 603 BLDS “người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải BTTH trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật”.

Continue reading

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CHỦ SỞ HỮU, NGƯỜI CHIẾM HỮU TÀI SẢN HỢP PHÁP ĐỂ TÀI SẢN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU HOẶC THUỘC QUYỀN CHIẾM HỮU CỦA MÌNH GÂY THIỆT HẠI CHO NGƯỜI KHÁC

TS. NGUYỄN VĂN CƯỜNG & THS. BÙI DUNG HUYỀN – Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS), mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền sở hữu hợp pháp của công dân được pháp luật thừa nhận. Do đó, bất cứ người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự uy tín của pháp nhân hoặc các chủ thể khác thì phải có nghĩa vụ bồi thường.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định từ Điều 604 đến Điều 630 của BLDS, bao gồm: căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường, xác định thiệt hại. Ngoài các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, BLDS còn quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể: bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625); bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra (Điều 626);bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (Điều 627).Theo các quy định này, chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản hợp pháp để tài sản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu của mình gây ra thiệt hại cho người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng quy định pháp luật giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gặp phải khó khăn, bất cập nhất định, nhất là đối với trường hợp xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản hợp pháp khi để tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình gây thiệt hại cho người khác. Trong phạm vi chuyên đề này nhóm tác giả nghiên cứu quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phân tích vụ án xẩy ra trên thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị trong việc áp dụng quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.

1. Về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Dựa trên các nguyên tắc chung về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường thiệt hại, đối với bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì về nguyên tắc, người chủ sở hữu súc vật gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tuy nhiên, Điều 625 BLDS quy định bồi thường thiệt hại đối với từng trường hợp cụ thể:

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ THI HÀNH ÁN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA

TS. TRẦN ANH TUẤN – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội

Việc bồi thường thiệt hại đối với người bị thiệt hại trong các quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trong quan hệ về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói riêng là nhằm khắc phục thiệt hại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường do tài sản gây ra là một trách nhiệm có nguồn gốc đạo lý và pháp lý :

Về phương diện đạo lý, việc bồi thường thiệt hại là bổn phận đạo đức của chủ sở hữu hay người chiếm hữu tài sản. Về phương diện pháp lý, bồi thường thiệt hại là một nghĩa vụ phải làm một công việc (bồi thường) của chủ sở hữu hay người chiếm hữu tài sản được nhà lập pháp ấn định trong luật và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Trong xã hội văn minh ngày nay, người bị thiệt hại không có quyền tự xử bằng sức mạnh để đạt được sự bồi thường các thiệt hại mà mình phải gánh chịu. Họ chỉ có thể sử dụng các phương tiện hợp pháp được nhà lập pháp trao cho để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình : Thoả thuận với người gây thiệt hại về việc bồi thường thiệt hại bằng con đường thương lượng dân sự hoặc cầu viện tới công lý để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình. Việc khởi kiện trước Toà án (1) và yêu cầu cơ quan thi hành án nhà nước cưỡng chế thi hành phán quyết (2) là một phương thức quan trọng để người bị thiệt hại bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

1. Việc kiện đòi bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra và thủ tục tố tụng trước Toà án

Trong phần này chúng ta làm rõ một số vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng tại Toà án như ai có thể thực hiện việc khởi kiện, có thể kiện ai ; kiện ở Toà án nào ; điều kiện hành xử quyền khởi kiện ; việc chứng minh trước Toà án và xác định luật áp dụng trong vụ kiện.

1.1. Việc xác định tư cách đương sự trong các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Continue reading

NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây thiệt hại và hướng hoàn thiện

TS. TRẦN THỊ HUỆ – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội

Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tài sản và quyền được hưởng lợi từ tài sản của các chủ sở hữu, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho chủ sở hữu những nghĩa vụ khi thực hiện các quyền nãng pháp lý của họ. Ngay tại tại Điều 1 Sắc lệnh 97/SL ngày 22.5.1950, đã qui định: “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân”.

Điều này được hiểu là mọi quyền dân sự (quyên nhân thân hay quyên tài sản) thì luôn được pháp luật của Nhà nước ghi nhận và bảo vệ nhưng chỉ khi con người thực hiện những hành vi năm trong giới hạn mà pháp luật cho phép, Điều 12 của Sắc lệnh này tiếp tục qui định cụ thể về một quyền dân sự, đó là quyền được khai thác và hưởng lợi từ tài sản và đồng thời cũng qui định ràng việc khai thác và hưởng lợi đó không được làm phương hại đến lợi ích của các chủ thể khác, “Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vât thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân”. Điều này đã xác định rất rõ về quyền của chủ sở hữu trong việc sử dụng, khai thác, hưởng lợi ích ích theo ý chí của mình một cách vô tận nhưng phải biết và phải dừng lại khi bắt đầu đụng đến quyên lợi của người khác. Đây là những qui định mang tính nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình lập pháp của Nhà nước ta Trong Hiến pháp năm 1992 cũng định rõ: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Cụ thể hoá quyền của chủ sở hữu, tại Điều 183 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 qui định” Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Như vậy, pháp luật qui định, khi tài sản của bất kỳ chủ sở hữu nào mà gây thiệt hại trái pháp luật cho chủ thể khác thì Nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định nhằm mục đích khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh thần, khôi phục lại tình trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại.

Continue reading

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

TS. NGUYỄN HỒNG BẮC – Khoa Pháp luật Quốc tế, Đại học Luật Hà Nội

1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra trong Tư pháp quốc tế

Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự về quan hệ bồi thường thiệt hại mà trước khi xảy ra thiệt hại, các bên chủ thể là bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không có thoả thuận hoặc hợp đồng nào. Các bên nói trên vẫn có trách nhiệm với nhau trong việc bồi thường thiệt hại trước sự kiện gây ra thiệt hại ngoài dự kiến về tài sản hoặc về tinh thần. Cụ thể người gây thiệt hại là người duy nhất phải thực hiện trách nhiệm trước người bị hại và người bị hại có quyền yêu cầu người gây hại phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của mình.

Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được giải quyết không trên cơ sở của hợp đồng dân sự (vì không có hợp đồng) mà chỉ giải quyết trên cơ sở của pháp luật quy định là thiệt hại thực tế đã gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế được hiểu là quan hệ trách nhiệm có yếu tố nước ngoài. Quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ trách nhiệm có một trong các yếu tố sau đây:

Thứ nhất, các bên chủ tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm bên gây hại và bên bị hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với pháp nhân). Ví dụ: Công dân Việt Nam lái ô tô gây thiệt hại cho công dân Hungari về sức khoẻ và tài sản.

Thứ hai, hành vi gây ra thiệt hại hoặc hậu quả thực tế của hành vi gây ra thiệt hại xảy ra ở nước ngoài. Ví dụ: hai công dân Việt Nam đi lao động hợp tác tại Malaixia gây thiệt hai cho nhau về tài sản.

Continue reading

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG GÂY RA

THS. BÙI THỊ MỪNG – Khoa Pháp luật Dân sự, Đại học Luật Hà Nội

1. Khái quát chung về tài sản và quyền sở hữu tài sản của vợ chồng

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, tài sản của vợ, chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng. Căn cứ để phân định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng là dựa vào nguồn gốc hình thành tài sản và dấu hiệu pháp lý về thời kỳ hôn nhân. Thời kỳ hôn nhân là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trong các trường hợp mà pháp luật quy định. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với mỗi loại tài sản cũng được ghi nhận cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tài sản cho các bên vợ chồng. Chính vì vậy, các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến căn cứ xác lập tài sản chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản này có ý nghĩa lý luận thực và tiễn sâu sắc. Bởi lẽ, tài sản của vợ chồng không chỉ liên quan đến quyền lợi của mỗi bên vợ, chồng mà trong nhiều trường hợp còn liên quan đến lợi ích của người thứ ba. Vì vậy, xác định trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong những trường hợp cụ thể liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng nhằm ổn định quan hệ hôn nhân, gia đình và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thứ ba.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản ( Điều 163, BLDS). Như vậy, tài sản của vợ chồng cũng bao gồm vật, tiền và các quyền tài sản. Tài sản của vợ chồng có thể là bất động sản hay động sản…Tất cả các tài sản này dựa vào căn cứ phân định tài sản chung và tài sản riêng; việc xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác liên quan đến tài sản của vợ chồng.

Mục đích của các cuộc hôn nhân là vợ chồng cùng hướng tới việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc nên xét về bản chất, quan hệ hôn nhân mang tính chất “cộng đồng”. Do tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân nên vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung để xây dựng gia đình và nuôi dạy các con. Vì vậy, khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ, chồng phải có tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất.Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung ( Điều 27 Luật HN & GĐ năm 2000). Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do hai vợ chồng cùng tạo ra mà chỉ cần một trong hai bên tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng; bởi vì tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân luôn thể hiện công sức của người chồng, đã bao hàm công sức của người vợ trong việc tạo ra tài sản. Vì thế, căn cứ tạo lập tài sản chung của vợ chồng thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng trong gia đình. Với ý nghĩa này pháp luật cũng ghi nhận sự bình đẳng của vợ chồng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.

Continue reading

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CÂY CỐI, NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA

THS. VŨ THỊ HỒNG YẾN – Khoa Pháp luật Dân sự, Đại học Luật Hà Nội

Cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác là những tài sản có giá trị, mang lại cho người sử dụng những lợi ích to lớn, nhưng cũng là những nguồn gây thiệt hại đáng kể cho những người xung quanh. Những vấn đề pháp lý liên quan như xác định các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường, mức và phương thức bồi thường…cần phải được tìm hiểu một cách đầy đủ và toàn diện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành. Trên cơ sở phân tích những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra (điều 626 – BLDS 2005) và do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (điều 627- BLDS 2005) đặt trong mối liên hệ với thực tiễn, người viết mong muốn chỉ ra những điểm còn bất cập và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định này của pháp luật.

1. Một số nội dung cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.

1.1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Có 3 điều kiện cơ bản để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra:

Điều kiện 1: Có thiệt hại xảy ra.

Các loại thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra bao gồm thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng cho người khác. Riêng loại thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì không thuộc phạm vi tác động gây thiệt hại của các loại tài sản này.

Cách tính mức thiệt hại của từng loại thiệt hại vẫn tuân theo nguyên tắc chung được quy định tại điều 608, 609, 610 của BLDS 2005.

Điều kiện 2: Có mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác đối với thiệt hại xảy ra.

Continue reading

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành

NGUYỄN HỒNG HẢI

Trong thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội của con người, súc vật đã trở thành sản phẩm chăn nuôi hoặc thú nuôi phổ biến trong nhà của con người, như trâu, bò, lợn… bản chất súc vật là động vật hoang dã, mang bản tính thú dữ đã được con người thuần hóa, kiểm soát được hoạt động và tuân thủ theo sự quản lý của con người. Tuy nhiên, trên thực tế xuất phát từ bản tính tự nhiên hoặc do lỗi quản lý của con người, mà khi hoạt động súc vật có thể gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản cho chính con người. Thực tế đó đã đặt ra một vấn đề pháp lý cần xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức với tư cách là chủ sở hữu súc vật, người chiếm hữu, sử dụng súc vật hoặc người thứ ba trong việc bồi thường những thiệt hại do súc vật gây ra.

Điều 625 BLDS năm 2005 qui định:

“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Như vậy, bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người thứ ba khi họ có lỗi để súc vật gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho cá nhân hoặc các tổ chức khác. Đặc điểm pháp lý của loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là phát sinh theo qui định của pháp luật và là hậu quả pháp lý nằm ngoài mong muốn của chủ thể (Chủ sở hữu súc vật, người chiếm hữu, sử dụng súc vật, người thứ ba và bên bị thiệt hại) mà không có sự thỏa thuận trước giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại, đồng thời bên gây thiệt hại có lỗi.

Continue reading

LƯỢC SỬ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI

TS. PHẠM KIM ANH – Đại học Luật TPHCM

Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết hoặc do luật định thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Nguyên tắc được coi là có tính tất yếu để bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức đồng thời nhằm mục đích duy trì trật tự lưu thông dân sự trong xã hội. Tuy vậy, nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ lại là kết quả của một quá trình diễn biến rất lâu dài trong lịch sử.

Trong thời kỳ cổ xưa khi xã hội chưa có nhiều định chế để giải quyết các vụ tranh chấp giữa các cá nhân với nhau nên mỗi khi quyền lợi của cá nhân bị xâm phạm, các cá nhân được tự ý trừng phạt lẫn nhau hoặc bắt đối phương làm nô lệ, hay tước đoạt tài sản của họ. Đây là chế độ tư nhân phục cừu. Dấu ấn của chế độ này còn lưu lại trong một số điều của hai Bộ Luật Hồng Đức và Luật Gia Long. Theo Điều 591 Bộ Luật Hồng Đức thì: “Người đòi nợ không trình quan mà tự ý bắt đồ đạc, của cải của người mắc nợ, nếu quá số tiền trong văn tự thì xử phạt 80 trượng, tính những của cải ấy trả cho người có nợ, còn thừa thì trả cho người mắc nợ”. Như vậy Bộ Luật Hồng Đức cho phép bắt đồ đạc để trừ nợ nếu việc trừ nợ không quá số tiền cho vay. Hạn chế này của Bộ Luật Hồng Đức nhằm loại trừ sự tự tiện của chủ nợ trong việc chiếm đoạt tài sản của con nợ để bù vào số tiền cho vay.

Trong Bộ Luật Gia Long, Điều 134 cũng đề cập đến vấn đề này nhưng rõ rệt hơn. Bộ Luật Gia Long cấm các chủ nợ không được tự tiện bắt gia súc hay tài sản của con nợ và cũng không được bắt thân nhân của họ làm nô tỳ. Ngoài ra, người gây thiệt hại cũng phải nộp một số tiền chuộc để tránh sự trả thù.

Từ các qui định viện dẫn trên chứng tỏ chế độ tư nhân phục cừu đã xuất hiện ở Việt Nam. Có thể nói rằng đây là manh nha của chế độ trách nhiệm dân sự cho dù không có điều khoản nào của hai Bộ luật trên nói đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cả.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: