admin@phapluatdansu.edu.vn

ĐỊNH ƯỚC TÀI SẢN TRƯỚC HÔN NHÂN theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

AdobeStock_128025101LS. ĐẶNG HỒNG DƯƠNG – Công ty Luật TNHH Sao Sáng

Chế định tài sản ước định (chế độ tài sản theo thỏa thuận) bao hàm các chế độ đặc thù mà vợ chồng thông qua hợp đồng hôn nhân, lựa chọn quan hệ tài sản tùy theo hoàn cảnh sống, ý chí chủ quan của chính mình. Những chọn lựa này, sau khi đã được thỏa thuận hợp pháp thì quan hệ tài sản ấy được công nhận và nếu có tranh chấp xảy ra sẽ căn cứ theo thỏa thuận ban đầu mà giải quyết. Trong Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng như sau: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thoả thuận”. Continue reading

TÁCH BẠCH QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ QUAN HỆ CỔ ĐÔNG – BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO HỢP ĐỒNG, QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, QUYỀN TÀI SẢN

TS. VÕ TRÍ HẢO – Trọng tài viên VIAC, Trưởng Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM

Các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty sẽ là cộng đồng cùng sở hữu thì toàn bộ khối “sản nghiệp” theo mô hình hình thức sở hữu chung theo phần. Điều này là không thể phủ nhận, bởi trong điều lệ, sổ cổ đông của mỗi công ty đều ghi rất rõ về tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ cổ phần và nguyên tắc định biểu quyết quan hệ sở hữu chung theo phần này.

1. Nghênh đón mô hình kinh doanh mới bằng tinh thần “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” và học thuyết

Cách đây khoảng 5 thế kỷ, cư dân thành Venice đã nghĩ ra mô hình công ty cổ phần từ thế kỷ 14 và chính sáng kiến này đã biến Venice trở thành thương cảng giàu có nhất thế giới trong suốt hai trăm năm sau đó [1]. Cốt lõi của mô hình công ty cổ phần, TNHH, hợp danh… là sự tưởng tượng, sáng tạo ra khái niệm “pháp nhân” và gán cho tổ chức này quyền năng như thể một con người độc lập. Chính sự “độc lập” về tài sản và trách nhiệm này đã tạo ra một bức tường ngăn bảo vệ khối tài sản tiêu dùng của doanh nhân khỏi sự lây lan rủi ro từ hoạt động kinh doanh của thương nhân; mọi rủi ro kinh doanh chỉ giới hạn lại trong phạm phần vốn đã chuyển vào công ty. Công ty đóng vai trò như “hộp cát”, như “lưới an toàn” cho các thương nhân đầu tư vào các dự án mạo hiểm bên cạnh vô vàn các lợi thế khác của mô hình này mà tác giả không có dịp phân tích ở đây.

Cách đây 2 thế kỷ, người phương Đông vẫn chìm đắm mô hình “cá nhân” kinh doanh trộn lẫn với mô hình hukou kiểu Lã Bất Vi – mô hình mà rủi ro kinh doanh có thể phải bán vợ, đợ con và đi đến “khánh kiệt”. Sự chậm trễ đổi mới thể chế này góp phần biến Trung Quốc rộng lớn thời nhà Thanh lại bị khuất phục bởi sức mạnh kinh tế quân sự của những tiểu quốc (xét về phương diện dân số, diện tích) từ phương tây; Nga Sa Hoàng thua trận trước Nhật Bản vào 1903.

Continue reading

Chế độ hôn sản pháp định: MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

TS. NGÔ THANH HƯƠNG – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Khái niệm và bản chất pháp lý của chế độ hôn sản pháp định

Theo quan niệm của các nước theo hệ thống Civil Law, kết hôn tạo ra những hậu quả pháp lý về tài sản cho vợ chồng. Quy định của pháp luật về chế độ hôn sản còn được gọi là chế độ tài sản vợ chồng.

Dựa trên tiêu chí chủ thể xác lập, người ta phân loại chế độ hôn sản thành: (i) chế độ hôn sản ước định và (ii) chế độ hôn sản pháp định (chế độ tài sản vợ chồng theo luật định trong pháp luật Việt Nam). Ngược lại với chế độ hôn sản ước định là những quy tắc chi phối quan hệ tài sản vợ chồng dựa trên sự thoả thuận của vợ chồng. Chế độ hôn sản pháp định được định nghĩa là tất cả các quy tắc chi phối quan hệ tài sản vợ chồng mà các quy tắc này dựa trên các căn cứ pháp luật. Hiểu theo nghĩa hẹp, chế độ hôn sản pháp định là toàn bộ các quy tắc mà pháp luật quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ liên quan đến sản nghiệp của vợ chồng.

Có ý kiến cho rằng, về bản chất pháp lý, chế độ hôn sản pháp định cũng chỉ là một chế độ ước định nhưng là một chế độ ước định mặc nhiên[1]. Theo quan điểm này, nếu các bên kết hôn không lập thoả thuận hôn sản thì suy luận rằng: họ đã mặc nhiên (thống nhất ý chí) lựa chọn chế độ hôn sản pháp định.

Continue reading

BÀI HỌC NÀO CHO DOANH NHÂN QUA VỤ LY HÔN CỦA VỢ CHỒNG “VUA CÀ PHÊ” TRUNG NGUYÊN?

LS. ĐỖ ĐĂNG KHOA – Công ty Luật Bất động sản Hưng Vượng, TP.HCM

Những ngày này, báo chí và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến vụ án ly hôn nổi tiếng vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo là chủ của Tập đoàn Trung Nguyên do Tòa án Tp.Hồ Chí Minh xét xử công khai từ ngày 20/2/2019.

Điểm mấu chốt gay gắt nhất dẫn đến không thể hòa giải giữa hai vợ chồng, đó là chia cổ phần tại Tập đoàn Trung Nguyên. Ông Vũ đòi chia 70% cổ phần; bà Thảo đòi 51% cổ phần. Cổ phần không chỉ có giá trị về mặt tài sản mà còn có giá trị đặc biệt về quyền biểu quyết, điều hành phát triển Trung Nguyên trong tương lai.

Với ông Vũ thì mục tiêu cần nắm quyền điều hành là quan trọng nhất vì Trung Nguyên là đứa con tinh thần, là sự nghiệp, là khát vọng xây dựng cà phê phải khác biệt, đặc biệt, duy nhất trên thế giới nên ông Vũ đòi chia 70% cổ phần và muốn mua lại phần 30% của bà Thảo. Còn bà Thảo dường như muốn tất cả: nhà đất, tiền trong ngân hàng, cổ phần, con cái và cả quyền điều hành Trung Nguyên. Vì vậy cuộc chiến giữa hai vợ chồng bắt đầu bùng nổ năm 2015 khi ông Vũ cùng Hội đồng quản trị bãi nhiệm bà Thảo với chức danh Phó TGĐ điều hành. Đến giờ ông Vũ, bà Thảo và các công ty của Trung Nguyên có đến hàng chục vụ tranh chấp trên khắp các mặt trận và đang chờ Tòa án xét xử.

Ông Vũ cho rằng mình xứng đáng được hưởng 70% cổ phần vì ông là người đại diện, chủ tịch HĐQT, là trụ cột điều hành, là linh hồn của cà phê Trung Nguyên và điều này là hiển nhiên – không tin “hãy hỏi tất cả những người anh em trong Tập đoàn”.

Continue reading

TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG GIAO DỊCH TẠI NGÂN HÀNG – NHÌN TỪ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

ĐINH HẢI SƠN – Agribank Đống Đa, Hà Nội

Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhưng lại mang nhiều rủi ro, có những rủi ro có thể thấy trước, nhưng cũng có rủi ro tiềm ẩn. Có những rủi ro xuất phát từ mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ mà những người đứng đầu ngân hàng phải thực hiện để đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao nhưng cũng có rủi ro liên quan đến pháp lý mà khi thực hiện ngân hàng không biết, chỉ đến khi vụ việc được cơ quan pháp luật thụ lý, giải quyết ngân hàng mới biết những sai phạm pháp lý xuất phát từ đâu, từ thời điểm nào.

Hàng ngày, hàng giờ những cán bộ tín dụng, những giao dịch viên tại ngân hàng phải thực hiện rất nhiều các giao dịch tiền gửi, giao dịch tiền vay với khách hàng. Có nhiều đối tượng khách hàng và cũng có nhiều loại giao dịch. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin chia sẻ những kinh nghiệm thực tế phát sinh khi ngân hàng thực hiện giao dịch tiền gửi, tiền vay liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Tình huống thực tế 1

Bà D là người đại diện theo pháp luật của Công ty X. Do Công ty X mở rộng kinh doanh nên cần vốn huy động từ những người trong công ty, bản thân bà D cũng đóng góp căn nhà thuộc sở hữu của mình (bà D là người duy nhất đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà) thế chấp vào Ngân hàng M để Công ty X vay vốn. Việc vay vốn đối với Công ty X được cán bộ tín dụng thẩm định và nhận thấy không có vấn đề gì bất ổn, tài sản thế chấp là ngôi nhà đứng tên sở hữu là bà D có giá trị và tính thanh khoản rất cao nếu Công ty X không trả được nợ việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi vốn vay sẽ thuận lợi vì bà D đã cam kết giao tài sản cho Ngân hàng M xử lý nếu Công ty X không trả được nợ.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

NGUYỄN THỊ LƯƠNG TRÀ

Trong thời gian qua, một số khó khăn, vướng mắc đã phát sinh khi thực hiện các giao dịch liên quan tới tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng như: cơ sở cụ thể để xác định một tài sản là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng; việc xác định tư cách đại diện của một bên vợ, chồng khi tham gia giao kết các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng… Điều này khiến cho các bên trong giao dịch có thể gặp rủi ro như hợp đồng, giao dịch bị tuyên vô hiệu hoặc các giao dịch bảo đảm bị tuyên vô hiệu dẫn tới các khoản nợ có bảo đảm thành nợ không có bảo đảm.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về chế độ tài sản vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, qua đó giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số thay đổi cơ bản có tác động tới hoạt động ngân hàng trong quy định về chế độ tài sản vợ chồng tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (Civillawinfor: Tác giả viết bài này tại thời điểm BLDS năm 2015 và BLTTDS năm 2015 chưa được ban hành).

1. Về việc công nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, chế độ tài sản vợ chồng thực hiện theo luật định bao gồm việc xác định tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng vợ chồng… Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 công nhận việc vợ chồng phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng chỉ trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác1.

Continue reading

MẪU THỎA THUẬN về chế độ tài sản theo thỏa thuận trong hôn nhân

CIVILLAWINFOR – Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 của Việt Nam ghi nhận vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

Trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Việc ghi nhận vợ chồng có quyền lập thỏa thuận về tài sản trong hôn nhân là cách ứng xử công bằng và tiến bộ của nhà làm luật. Về mặt pháp lý, nó đảm bảo quyền tự định đoạt của người có tài sản được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật dân sự. Về mặt thực tế, đó là cơ sở để bảo vệ tài sản riêng của từng cá nhân, và điều đó sẽ cho phép vợ chồng có kế hoạch dự trù tài sản riêng hay tài sản chung trong hôn nhân, phù hợp với tình trạng kinh tế, hoàn cảnh xã hội, nghề nghiệp… của họ, các con và gia đình; giúp cuộc hôn nhân lâu bền hơn, giảm thiểu xung đột do hiểu rõ ràng ý kiến của nhau về tiền bạc, tài sản; góp phần làm minh bạch, giảm thiểu chi phí, rủi ro pháp lý trong các quan hệ tài sản với người thứ ba hoặc trong giải quyết tranh chấp (nếu có)…

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn những điều khoản cần có trong thỏa thuận về chế độ tài sản này, Civillawinfor chia sẻ một mẫu khế ước được công chứng ở Cộng hòa Pháp để các bạn tham khảo.

THAM KHẢO  TẠI ĐÂY

TÀI SẢN VÀ SỞ HỮU TÀI SẢN TRONG LUẬT TỤC M’NÔNG

THS. NGUYỄN THỊ OANH – Giảng viên Khoa Luật, Đại học Đà Lạt

Luật tục M’nông là một trong luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Dân tộc M’nông sinh sống chủ yếu ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Tuy nhiên luật tục M’nông vẫn được các đồng bào M’nông ở cả hai tỉnh sử dụng trong cuộc sống. Do đó, việc am hiểu luật tục, truyền thống và biến đổi có ý nghĩa quan trọng trong hòa giải, trong giải quyết các vụ tranh chấp hôn nhân, tài sản ở địa phương.

Tài sản do nữ giới quản lý

Luật tục là hiện tượng xuất hiện từ xa xưa, đã tồn tại lâu đời và có những tác động mạnh mẽ tới đời sống các cộng đồng người. Trên thế giới luật tục được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau, như: folklaw (luật dân gian), native law (luật bản địa) … Các thuật ngữ trên đều chỉ một loại luật tục phân biệt với luật nhà nước (State law). Trong đó thuật ngữ Customary law – luật tục được sử dụng phổ biến hơn cả.

Luật tục M’nông là một trong luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Dân tộc M’nông sinh sống chủ yếu ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Tuy nhiên luật tục M’nông vẫn được các đồng bào M’nông ở cả hai tỉnh sử dụng trong cuộc sống. Sau quá trình sưu tập lâu dài, hiện nay luật tục M’nông bao gồm 8 chương với 15 điều.

Trong xã hội M’nông, tài sản được phân thành hai loại chủ yếu là tài sản chung của cộng đồng và tài sản của các dòng tộc, gia đình.

Tài sản của cộng đồng là khoảnh đất, như cây cối, sông suối, bụi rậm, bến nước, các khu rừng, các loại động vật,… chưa thuộc quyền quản lý của một dòng họ hay gia đình cụ thể nào. Tài sản chung của bon (buôn làng) được giao cho thủ lĩnh (Kruanh bon) của bon trông coi, chăm sóc và quản lý. Tài sản chung của cộng đồng hay nói cách khác là phạm vi đất đai của mỗi buôn thường được định ranh giới bằng các gốc cây, một tảng đá, một con suối hay một khu rừng.

Continue reading

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN THEO THỎA THUẬN TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN – Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM

TS. ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP – Khoa Luật, Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM

Chế độ tài sản thỏa thuận (hay còn gọi là chế độ tài sản ước định), là tập hợp các quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng nên một cách hệ thống trên cơ sở sự cho phép của pháp luật để thay thế cho chế độ tài sản luật định nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản này được quy định như một điểm mới rất tiến bộ trong Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) Việt Nam năm 2014, tồn tại song song cùng với chế độ tài sản theo luật định (được áp dụng khi vợ chồng không xác lập chế độ tài sản theo thoả thuận).

Để có cái nhìn đa chiều trong việc phân tích và kiến giải các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ tài sản thỏa thuận, việc nghiên cứu và so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật ở một số quốc gia là rất cần thiết. Bài viết phân tích các quy định trong pháp luật các nước Pháp, Bỉ (với sự tương đồng trong quá khứ về hệ thống pháp luật nói chung do ảnh hưởng của chế độ phong kiến nửa thuộc địa) và Thái Lan với tư cách là quốc gia có vị trí địa lý cận kề với Việt Nam trong bối cảnh văn hóa, xã hội.

1. Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan

Ở Thái Lan không có Luật HN&GĐ riêng biệt mà hôn nhân và gia đình được quy định chung trong Bộ luật Dân sự và Thương mại (DS&TM) Thái Lan [1]. Phần về hôn nhân và gia đình cũng như về các quan hệ tài sản giữa vợ chồng được quy định tại Phần III Quyển 5 của Bộ luật này.

Nhìn chung, các quy định về hôn nhân và gia đình ở Thái Lan được quy định trên nền tảng pháp luật châu Âu lục địa, mà cụ thể là chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Pháp [2]. Tuy nhiên, cũng giống như hệ thống pháp luật Việt Nam, trong một thời gian dài, Thái Lan không công nhận án lệ hay vai trò “làm luật” của thẩm phán.

Continue reading

ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN THEO THỎA THUẬN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC CHẤM DỨT QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

TS. ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP – Khoa Luật, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học  Quốc gia TPHCM
Chế độ tài sản (CĐTS) thỏa thuận đã từng tồn tại trong lịch sử lập pháp của Việt Nam thời cận đại với tên gọi “Hợp đồng hôn nhân” hay “khế ước hôn nhân”- hôn khế[1]. Thuật ngữ này không còn xuất hiện trong các Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) Việt Nam năm 1959, 1986, 2000. Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận sự trở lại của CĐTS này với một số quy định. Mặc dù chỉ dừng lại ở một số lượng khiêm tốn, song các nhà làm luật Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc áp dụng CĐTS thỏa thuận trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ tài sản (QHTS) của vợ chồng. Bài viết trả lời hai câu hỏi: Thứ nhất, thế nào là CĐTS thỏa thuận giữa vợ và chồng? và thứ hai, vấn đề áp dụng CĐTS thỏa thuận trong giải quyết hậu quả pháp lý của việc chấm dứt QHTS giữa vợ và chồng như thế nào?

1. Chế độ tài sản thỏa thuận giữa vợ và chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

CĐTS giữa vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng[2]

CĐTS pháp định (CĐTS theo luật định) là CĐTS duy nhất được pháp luật Việt Nam thừa nhận cả trong Luật HN&GĐ Việt Nam năm 1959, 1987 và Luật năm 2000; vợ chồng không thể thỏa thuận để xác lập một CĐTS trong hôn nhân khác với CĐTS pháp định. Luật HN&GĐ năm 2014 với hàng loạt những thay đổi quan trọng, mà sự thay đổi có thể nói mang tính cách mạng nhất là sự ghi nhận CĐTS thỏa thuận.

CĐTS thỏa thuận (hay còn gọi là CĐTS ước định), là tập hợp các quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng nên một cách hệ thống trên cơ sở sự cho phép của pháp luật để thay thế cho CĐTS luật định nhằm điều chỉnh QHTS của vợ chồng. Các quy định về CĐTS thỏa thuận của vợ chồng hiện nay khá khiêm tốn, chỉ gói gọn trong các Điều 47, 48, 49, 50 và 59 Luật HN&GĐ năm 2014. Ngoài ra, CĐTS này cũng được hướng dẫn bởi 4 điều (Điều 15, 16, 17, 18) của Nghị định số 126/CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 và một số hướng dẫn cụ thể trong Thông tư liên tịch số 01/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2014. Các quy định này đề cập đến các khía cạnh của CĐTS thỏa thuận (như: việc xác lập CĐTS, sửa đổi CĐTS, tuyên bố vô hiệu và chấm dứt CĐTS).

Continue reading

TÁC PHẨM VĂN HỌC CÓ ĐƯỢC XEM LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG?

NGUYỀN THị HUYỀN – Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế

Như chúng ta đã biết thì tác giả là người sáng tạo phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (gọi chung là tác phẩm). Quyền tác giả được bảo hộ tự động (không cần phải đăng ký) theo Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định tại Công ước Bener, các văn bản pháp luật Sở hữu trí tuệ quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Tại khoản 1 Điều 738 Bộ luật dân sự quy định  “Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm”. Như vậy, trong quyền tác giả có chứa yếu tố quyền tài sản. Trong thực tế, đã xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp về “quyền tác giả” mà có nhiều quan điểm khác nhau khi giải quyết; đặc biệt là việc tranh chấp này lại xuất hiện trong vụ án hôn nhân gia đình. Tác giả xin đưa ra tình huống cụ thể sau đây:

Chị X là người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật, thỉnh thoảng có sở thích sáng tác thơ ngẫu hứng. Trước khi chị lấy chồng chị có sáng tác được 20 bài thơ, sau này mới in thành tập thơ riêng. Chị X lập gia đình với anh Y (hôn nhân hợp pháp) và sau khi lấy chồng, chị X vẫn tiếp tục sáng tác. Trong thời kỳ hôn nhân, chị X sáng tác được 50 bài thơ và chị đã cho in thành sách phát hành. Chị X trở thành người nổi tiếng và nhận được nhiều tiền nhuận bút vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Sau đó, chị X và anh Y phát sinh mâu thuẫn và thuận tình ly hôn, nhưng có tranh chấp về tài sản. Tài sản tranh chấp trong trường hợp này là các bài thơ của chị X. Anh Y cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng, vì trong thời gian hôn nhân chị X đã sáng tác những bài thơ này và thời gian chị X dành làm thơ đồng nghĩa với anh việc phải cáng đáng việc nhà và chăm sóc con cái thay chị X; cho nên phải chia đôi 50 bài thơ do chị X sáng tác trong thời kỳ hôn nhân cũng như nhuận bút và những lợi nhuận đã phát sinh từ các tác phẩm của chị X cũng phải chia đôi cho anh một nửa. Chị X không đồng ý với ý kiến của anh Y, chị cho rằng: 50 bài thơ của chị là tác phẩm văn học, là tài sản sở hữu trí tuệ của chị, gắn liền với tên tuổi, nhân thân của chị nên không thể chia được. Chị cho rằng việc sáng tác của chị không làm ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình, hầu hết chị sáng tác thơ tại phòng làm việc tại cơ quan lúc rảnh rỗi hoặc ở công viên.

Vụ việc trên được Tòa án thụ lý giải quyết và có hai quan điểm khác nhau xung quanh việc giải quyết yêu cầu của anh Y; cụ thể là:

Continue reading

BÌNH LUẬN CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG DỰ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (sửa đổi)

LS. TRƯƠNG THANH ĐỨC – Chủ tịch Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên VIAC

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HNGĐ năm 2000 (Bản tác giả góp ý).

Dự thảo Luật HNGĐ (sửa đổi) – Bản trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2013.

1. Các điều quy định về chế độ tài sản của vợ chồng

1.1. Vấn đề tài sản đóng vai trò ít nhất 30% vào sự ổn định và phát triển của “tế bào” gia đình trong xã hội. Quan hệ gia đình có tốt đẹp hay không, pháp luật chỉ tác động được vào tài sản, còn tình cảm thì không dựa nhiều vào luật được. Vì vậy, các điều quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, nhất là những quy định mới được bổ sung là vô cùng cần thiết, đã giải quyết được hầu hết các vướng mắc, bất cập vô lý và nhức nhối từ ngày có Luật Hôn nhân gia đình năm 1959. Tuy nhiên, Dự thảo Luật có trên 30 điều (tăng khá nhiều so với Luật hiện hành) quy định về chế độ tài sản của vợ chồng đang được đưa chung vào một số chương (chủ yếu các điều ở Chương III về “Quan hệ giữa vợ và chồng”, một số điều ở Chương X về “Ly hôn” và một số điều ở một vài chương khác) là không hợp lý, lẫn lộn quan hệ tình cảm, nhân thân với quan hệ tài sản.

1.2. Vì vậy, đề nghị xem xét tách tất cả các điều khoản quy định liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng, của gia đình nói chung để đưa vào một chương riêng về “Quan hệ tài sản trong gia đình”.

2. Về “Giao dịch liên quan đến chỗ ở của vợ chồng” (Điều 26đ):

2.1. Tên Điều này đề cập đến “chỗ ở”, tuy nhiên nội dung thì lại chỉ đề cập đến “nhà ở” khi quy định “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà ở là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của một bên nhưng là nơi sinh sống duy nhất của vợ chồng thì phải có sự thỏa thuận của vợ chồng.”. Như vậy là có sự không thống nhất giữa tên Điều Luật và nội dung (“chỗ ở” rộng hơn “nhà ở”).

2.2. Vì vậy đề nghị sửa tên Điều luật thành “Giao dịch liên quan đến nhà ở của vợ chồng”.

Continue reading

TUYÊN TRUYỀN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC CẤP, ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT GHI TÊN MỘT NGƯỜI SANG GHI TÊN VỢ VÀ CHỒNG

TS. NGUYỄN QUANG TUYẾN – Đại học Luật Hà Nội

1. Tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật về công tác cấp đổi GCN

Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam, đất đai có vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống của người dân (nhất là đối với người nông dân). Chính vì vậy, việc đăng ký quyền sử dụng đất và được đứng tên chủ sử dụng trong GCNQSDĐ thu hút sự quan tâm đặc biệt của mọi tầng lớp dân cư. Ở quốc gia mà tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” tồn tại trong một thời gian dài và “ăn sâu, bám rễ” trong tâm thức của một bộ phận không nhỏ người dân thì việc người đàn ông (người chồng) đứng tên chủ sở hữu tài sản nói chung và đứng tên trong GCNQSDĐ của vợ, chồng nói riêng được coi như lẽ đương nhiên. Do đó, Luật đất đai năm 2003 quy định quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng khi cấp GCNQSDĐ phải ghi rõ cả họ, tên vợ và họ, tên chồng và việc triển khai thí điểm cấp đổi GCN ở một số địa phương1 được coi là một cuộc cách mạng không chỉ tấn công trực diện vào quan niệm phong kiến lạc hậu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người đàn ông có tên trong GCN. Việc làm này đã vấp phải không ít những khó khăn, trở ngại bởi sự không đồng thuận hoặc sự chống đối của một bộ phận nam giới mang nặng tư tưởng phân biệt, kỳ thị đối với phụ nữ. Đặt trong bối cảnh đó, hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật về công tác cấp đổi GCN có vị trí hết sức quan trọng. Đây là hoạt động phải được triển khai trước tiên trước khi tiến hành các hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ tiếp theo về cấp đổi GCN. Vai trò của hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật về cấp đổi GCN được thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, tác động làm thay đổi nhận thức của người dân về bình đẳng giới trong sử dụng đất nói chung và trong cấp GCNQSDĐ nói riêng; phê phán quan niệm phong kiến lạc hậu và lên án mọi sự kỳ thị, phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Trên cơ sở đó, xây dựng quan niệm đúng đắn về sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận các quyền của người sử dụng đất.

Thứ hai, góp phần đề cao sự bình đẳng nam, nữ trong xã hội Việt Nam nói chung và trong việc tiếp cận sử dụng đất đai nói riêng. Hơn nữa, hoạt động này còn tạo ra sự đồng thuận xã hội trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ đối với tài sản là nhà, đất. Ở khía cạnh khác, phụ nữ là lực lượng lao động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Khi họ được bình đẳng với nam giới về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất đai sẽ tạo ra động lực tích cực giúp phụ nữ hăng say sản xuất góp phần đáng kể vào quá trình đẩy nhanh tỷ lệ giảm đói, nghèo ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn