admin@phapluatdansu.edu.vn

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH ĐƯỢC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án

shutterstock_560031883 THS. NGUYỄN THỊ BÍCH – Thẩm tra viên, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao

Giá trị của bản sao “Giấy nhượng đất làm nhà” có chứng thực và thực tế giao dịch nhượng đất có nhiều người làm chứng đã được Tòa án các cấp thừa nhận có giá trị như bản gốc.

Quy định của pháp luật

Theo Luật Công chứng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, tính hợp pháp, không trái đạo đức của bản dịch.

Continue reading

Đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995 CỦA VIỆT NAM

civil-litigation-whittier MICHEL CORDIER[1] – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao Cộng hòa Pháp

Cũng như tất cả những nước Xã hội chủ nghĩa mở cửa theo kinh tế thị trường, Việt Nam đang cố gắng đưa nghành công chứng trở thành một công cụ quan trọng cho phát triển kinh tế [2]. Mục đích là rất rõ ràng: xây dựng một Nhà nước hiện đại, bảo đảm cho công dân Việt Nam cũng như cho các nhà đầu tư nước ngoài có một môi trường xã hội hài hoà, bảo đảm cho quan hệ hợp đồng giữa các tác nhân kinh tế được hiệu quả và an toàn về mặt pháp lý.

Continue reading

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA TỪ GÓC NHÌN PHÁP LUẬT SO SÁNH

TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM – Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra trong pháp luật Nhật Bản và pháp luật Đức

1.1. Khái niệm năng lực chịu trách nhiệm

Trong pháp luật dân sự, về nguyên tắc, một chủ thể pháp luật khi thực hiện hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) đối với những tổn thất do mình gây ra cho người bị hại. Tuy nhiên, nếu người thực hiện hành vi xâm hại không có khả năng nhận thức nhất định về hành vi do mình thực hiện thì không phải chịu trách nhiệm BTTH. Khả năng nhận thức về hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác được khoa học pháp lý luật dân sự gọi là: “Năng lực chịu trách nhiệm BTTH”. Như vậy, “năng lực chịu trách nhiệm” như một điều kiện cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, và thông thường, nghĩa vụ lập chứng sẽ thuộc về bị đơn. Điều này có nghĩa rằng, khi bị đơn chứng minh mình không có năng lực chịu trách nhiệm thì không thể cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với bị đơn, cho dù tồn tại đầy đủ điều kiện cấu thành trách nhiệm BTTH như hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thiệt hại, lỗi và quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.

1.2. Mối quan hệ giữa năng lực chịu trách nhiệm và chủ thể BTTH là người chưa thành niên trong pháp luật Nhật Bản và pháp luật Đức

Điều 712 của Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định: Người chưa thành niên trong trường hợp gây thiệt hại cho người khác, không phải chịu trách nhiệm bồi thường về hành vi đó khi không được trang bị đầy đủ năng lực trí tuệ để lý giải được trách nhiệm hành vi của bản thân. Điều đó có nghĩa rằng, khi người chưa thành niên có năng lực trí tuệ lý giải được trách nhiệm phát sinh từ hành vi do mình thực hiện thì người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Dưới góc độ khoa học pháp lý, cũng như luật thực định thì đối với trường hợp này không cấu thành trách nhiệm BTTH thay thế của cha mẹ/người giám hộ.

Continue reading

TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG TÀI SẢN HOẶC ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN MÀ KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN – Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp

1. Giới hạn vấn đề

Tình huống dự kiến trong thực tiễn là một người tiếp nhận một tài sản, nói chung, một lợi ích trong khi căn cứ pháp lý của việc tiếp nhận lại không tồn tại. Các nguyên nhân của tình huống rất đa dạng: có một vụ trộm hoặc cướp và tài sản nằm trong tay kẻ trộm, cướp; một người nhặt được tài sản rơi vãi mà không tiến hành thủ tục khai trình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thông báo công khai theo quy định của pháp luật[1]; một người nhận hàng được giao theo một hợp đồng mua bán do người bán ghi nhầm địa chỉ nhận hàng, nhưng giữ luôn không giao trả;…

BLDS phân biệt nghĩa vụ hoàn trả tuỳ theo nghĩa vụ được xác lập trong trường hợp chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật gây thiệt hại cho người khác. 

“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”.

Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ LẬP VI BẰNG ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN

PGS.TS PHAN TRUNG HIỀN – Khoa Luật, Đại học Cần Thơ.

CHỬ DUY THANH – Văn phòng công chứng Nguyễn Thanh Đình, Thành phố Cần Thơ

1. Khái quát về vi bằng  

Vi bằng và lập vi bằng gắn liền với hoạt động của Thừa phát lại[1]. Việc lập vi bằng hiểu một cách đơn giản là việc mô tả chính xác những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy,… Hay nói cách khác, lập vi bằng là việc Thừa phát lại sử dụng giác quan của mình để ghi nhận lại sự thật khách quan[2]. Pháp luật hiện hành quy định: “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”[3].

Với cách định nghĩa này, vi bằng được lập dùng làm chứng cứ cho tổ chức, cá nhân sử dụng trong xét xử hoặc các quan hệ pháp lý khác và việc lập vi bằng của Thừa phát lại có một số đặc điểm, yêu cầu sau[4]:

– Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính Thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;

– Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản;

Continue reading

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH “ĐỨNG TÊN GIÙM” – TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN

TS. CHÂU THỊ KHÁNH VÂN – Phó trưởng Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Luật TP. Hồ Chí Minh

1. Bản chất của giao dịch “đứng tên giùm” tài sản và mối quan hệ của người “đứng tên giùm” với người “nhờ đứng tên giùm” và những người liên quan

“đứng tên giùm” tài sản không phải là tên gọi được dùng trong các văn bản pháp luật và chúng tôi cũng cho rằng, cụm từ này không phản ánh đúng bản chất của giao dịch này. Đây chỉ là cách gọi được sử dụng trong các bản án của Tòa án và trong các bài nghiên cứu.

Vậy, giao dịch “đứng tên giùm” là gì? Giao dịch này có bản chất thế nào? Người “đứng tên giùm” và người “nhờ đứng tên giùm” có mối quan hệ ra sao? Để làm rõ được các câu hỏi này, xác định bản chất của giao dịch “đứng tên giùm” trước hết, chúng ta cần xem xét lý do và hoàn cảnh xuất hiện của giao dịch này. Có thể xem xét lý do và hoàn cảnh xuất hiện của giao dịch nhờ đứng tên giùm qua vụ việc tranh chấp sau:

Năm 2000, do Nhà nước chưa cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại Việt Nam, nên ông Trần Bá Sâm là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhờ cháu ruột là bà Huỳnh Thị Bán đứng tên mua toàn bộ căn nhà và đất của bà Trần Thị Đan gồm nhà ở, đất ở, đất trồng cây lâu năm, đất đìa đến khi Nhà nước cho phép ông được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Toàn bộ số tiền mua số tài sản này là của ông Sâm. Năm 2011, khi Nhà nước đã cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, ông yêu cầu bà Bán trả lại nhà đất, nhưng không được chấp nhận, nên ông khởi kiện để yêu cầu bà Bán trả lại nhà, đất cho ông.

Continue reading

ĐƠN KÊU CỨU CỦA BA HUÂN TỪ GÓC NHÌN ĐA CHIỀU

 NGUYỄN THÙY DƯƠNG & NGUYỄN THỊ DIỆU THẢO – Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự

Gần đây, các phương tiện truyền thông liên tiếp đưa tin về sự kiện chấm dứt hợp tác giữa Công ty Ba Huân và Quỹ đầu tư VinaCapital. Tuy nhiên, bài viết này không bàn về khía cạnh pháp lý của tranh chấp hợp đồng giữa Công ty Ba Huân và VinaCapital mà thay vào đó sẽ phân tích lý do và những hệ quả của việc gửi đơn kêu cứu trong vụ việc Công ty Ba Huân nói riêng và những trường hợp doanh nghiệp gửi đơn kêu cứu nói chung. Cần lưu ý rằng các dữ kiện được tiết lộ qua thông tin báo chí về tranh chấp giữa Công ty Ba Huân và VinaCapital hiện nay chưa đủ để khẳng định ai đúng ai sai trong vụ việc này.

Căn nguyên của việc gửi đơn kêu cứu

Việc Công ty Ba Huân gửi đơn kêu cứu tới Thủ tướng Chính phủ khiến các tác giả nhớ tới một thuật ngữ vui là “đơn hươu cao cổ”. Thuật ngữ này được sử dụng bởi một số cán bộ trong cơ quan Nhà nước để chỉ những đơn kêu cứu với danh sách kính gửi đôi khi dài đến cả một trang giấy, kính gửi từ Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ trưởng, từ Quốc hội đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Xét về khía cạnh pháp lý, “đơn kêu cứu” của doanh nghiệp không thuộc bất kỳ một biện pháp giải quyết tranh chấp hay vướng mắc chính thống nào. Nếu là tranh chấp thương mại như vụ việc của Công ty Ba Huân thì thông thường con đường giải quyết tranh chấp sẽ là thương lượng. Nếu thương lượng không thành công thì các bên sẽ lựa chọn trọng tài hoặc khởi kiện ra toà (tuỳ thoả thuận) và khi đó sẽ có “đơn khởi kiện”. Nếu là vướng mắc giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước thì khi đó doanh nghiệp có thể lựa chọn khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính, tương ứng sẽ có “đơn khiếu nại”, “đơn tố cáo” hay “đơn khởi kiện”. Lưu ý rằng những dạng thức đơn này đều được quy định trong hệ thống pháp luật với các quy định cụ thể từ nội dung đơn, chủ thể tiếp nhận đơn đến quy trình thụ lý và giải quyết… Trái ngược với các hình thức đơn chính thống, “đơn kêu cứu” không được ghi nhận trong bất kỳ văn bản pháp luật nào nhưng lại đang xuất hiện từng ngày, từng giờ và trong mọi lĩnh vực. Điều này là do đâu?.

Continue reading

VAI TRÒ CỦA ĐĂNG KÝ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN TÀI SẢN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN

 TƯỞNG DUY LƯỢNG – Nguyên Phó Chánh án TANDTC

1. Vài nét khái quát về pháp luật đăng ký tài sản

Theo Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (GDBĐ), hiện có khoảng 64 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đăng ký tài sản, đăng ký GDBĐ. Trong đó có Hiến pháp, 26 Luật, Bộ luật; 18 Nghị định; 19 Thông tư; 01 Quyết định của Bộ trưởng.

Các quy định về đăng ký do nhiều cơ quan thực hiện với với mục đích khác nhau. Có trường hợp đăng ký với ý nghĩa là đăng ký xác định quyền sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất (SDĐ) hoặc quyền khác về tài sản, có quy định về đăng ký với ý nghĩa để sử dụng, lưu hành, có những quy định về đăng ký nhằm mục đích để kiểm duyệt, lưu hành (như đối với thuốc thú y, dược, hóa chất…)…

Dù số lượng văn bản không phải là ít nhưng có thể nhận thấy, pháp luật về đăng ký tài sản, đăng ký GDBĐ hiện nay không những chưa đầy đủ (những loại tài sản, quyền tài sản nào bắt buộc phải đăng ký, những trường hợp để bảo đảm đối kháng với người thứ ba, và những tài sản nào thuộc diện đăng ký tự nguyện) mà còn rất tản mạn, được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.

– Trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 có một số điều quy định về đăng ký tài sản hoặc liên quan đến đăng ký tài sản, ví dụ Điều 106 quy định: quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được đăng ký theo quy định của BLDS và pháp luật về đăng ký tài sản, việc đăng ký tài sản phải được công khai (Quyền khác đối với tài sản có nhiều nội dung được bổ sung, sửa đổi nhưng cho đến nay chưa có văn bản nào quy định về thủ tục đăng ký quyền khác đối với tài sản được thực hiện như thế nào); Điều 133 quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình khi người này dựa vào việc tài sản được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để tham gia giao dịch; Điều 297, khoản 2 Điều 298 quy định về biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm và thời điểm bắt đầu có hiệu lực đối kháng với người thứ ba là từ thời điểm đăng ký; về biện pháp bảo đảm là cầm cố, thế chấp (khoản 2 Điều 310, khoản 2 Điều 319), Bộ luật cũng quy định hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ thời điểm đăng ký giao dịch.

Continue reading

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

PGS.TS. HOÀNG THẾ LIÊN – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp

1. Bộ luật dân sự ra đời để phục vụ cho những mục tiêu gì?

Sau 10 năm thi hành, BLDS 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập. Những bất cập này đã được nêu cụ thể trong Tờ trình Quốc hội. Bên cạnh đó nhu cầu phát triển đất nước đòi hỏi có một khung khổ pháp lý dân sự mới và điều này được thể hiện ở hai điểm:

Thứ nhất, Chính phủ rất kỳ vọng BLDS mới sẽ là BLDS của nền kinh tế thị trường, bởi vì trong 30 năm qua đã có 3 Bộ luật Dân sự (BLDS 1995, 2005 và 2015), tức là cứ sau 10 năm là có 1 BLDS mới. Về mặt pháp điển hóa pháp luật, đây là một lỗ hổng pháp luật do sự thay đổi quá nhanh. Điều này cho thấy rằng quá trình xây dựng 3 bộ luật thực ra là Việt Nam đoạn tuyệt dần với cơ chế bao cấp và từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đến BLDS 2015, Việt Nam đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường.

Ngược lại lịch sử, năm 1981, Ban soạn thảo BLDS 1995 được thành lập, nhưng đến 1991 mới có dự thảo đầu tiên của BLDS. Trong 10 năm liền, từ năm 1981 đến 1991, chưa có dự thảo nào. Thời kỳ này, mọi nghiên cứu, trao đổi về việc xây dựng bộ luật chủ yếu xoay quanh việc xác định quan hệ dân sự là quan hệ gì. Trong cơ chế bao cấp, có thể nói chỉ ở “chợ đen” mới xuất hiện quan hệ dân sự còn tất cả đều theo cơ chế tem phiếu. Trong khi đó, cơ chế tem phiếu không phải là quan hệ dân sự. Do vậy, việc xây dựng BLDS không thể rõ ràng là nhằm để điều chỉnh quan hệ cụ thể nào. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới và công nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước và bắt đầu công nhận một số hình thức sở hữu. Do đó đã hình thành lên nền kinh tế hàng hóa và là mầm mống của quan hệ dân sự. Đến 1991, dự thảo đầu tiên ra đời. Do sự nghiệp đổi mới của Việt Nam mới chỉ bắt đầu nên ngoài việc pháp điển những thuật ngữ, các giao dịch dân sự cơ bản thì yếu tố bao cấp vẫn chi phối và sự can thiệp của Nhà nước vẫn thể hiện rõ nét trong nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội.

Continue reading

ÁN LỆ TRONG DÂN LUẬT PHÁP VÀ HƯỚNG ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM

TRẦN KIÊN, PHẠM HỒ NAM, NGUYỄN LỮ QUỲNH ANH – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Ghi nhận án lệ như một nguồn pháp luật vào hệ thống pháp luật Việt Nam hiện tại là một nhu cầu thiết yếu, tuy nhiên, khi lựa chọn mô hình án lệ để áp dụng, cần chú ý một điều rằng giữa mô hình án lệ được lựa chọn và hệ thống pháp luật hiện tại cần tương thích và phù hợp. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay là sự pha trộn của nhiều học thuyết pháp luật của các truyền thống pháp luật lớn trên thế giới mà chủ yếu là truyền thống châu Âu lục địa và truyền thống Xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, dân luật ở Việt Nam hình thành, phát triển đầu tiên dựa trên những học thuyết, quan điểm dân luật Pháp và chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống pháp luật nước này. Trong quá trình pháp điển hóa các đạo luật, Việt Nam đã học hỏi rất nhiều từ người Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực luật tư, không chỉ ở cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, mà còn ở cả quan niệm về nguồn của tư duy pháp lý, ý thức hệ và tổ chức tư pháp.

Vì vậy, việc nghiên cứu mô hình án lệ trong dân luật Pháp và rút ra những học hỏi để soi chiếu, đánh giá mô hình án lệ còn non trẻ ở Việt Nam là điều vô cùng cần thiết.

2. Phương pháp nghiên cứu và cấu trúc bài viết

Bài áp dụng chủ yếu phương pháp phân tích và hệ thống hóa nhằm làm rõ mô hình án lệ trong dân luật Pháp và mô hình án lệ ở Việt Nam. Từ đó, bài viết chỉ ra những đặc điểm quan trọng của mô hình án lệ trong dân luật Pháp và những đặc điểm cũng như bất cập trong mô hình án lệ Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó phương pháp so sánh cũng được sử dụng nhằm xác định những điểm tương đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và Pháp từ đó chỉ ra những đặc điểm mà Việt Nam cần học hỏi và áp dụng vào xây dựng mô hình án lệ phù hợp.

Continue reading

NHẬN DẠNG LỢI ÍCH GẮN LIỀN VỚI NGHĨA VỤ TRONG QUAN HỆ KẾT ƯỚC – KINH NGHIỆM CỦA ANH VÀ PHÁP

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN – Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh

1. Dẫn nhập

Trong tư thế bình đẳng và với ý thức tự nguyện, bên giao kết hợp đồng tham gia vào quan hệ kết ước trong khuôn khổ tìm kiếm một hoặc nhiều lợi ích nào đó. Việc nhận dạng, xác định bản chất của lợi ích mà bên kết ước theo đuổi được người làm luật coi là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng của quan hệ kết ước được xác lập, từ đó, có thái độ phù hợp trong việc điều chỉnh quan hệ ấy bằng luật. Một hợp đồng được giao kết nhằm tìm kiếm các lợi ích trái pháp luật, phi đạo đức không xứng đáng được hưởng sự bảo đảm thi hành bằng sức mạnh của luật pháp, công lực.

Tuy nhiên, tìm hiểu ý chí nội tâm của bên kết ước, xem họ mong muốn gì khi xác lập một giao kèo, là việc không đơn giản, nếu không muốn nói là rất khó. Vào thời La Mã cổ đại, người làm luật cũng như thẩm phán không quan tâm đến chuyện tìm hiểu căn cơ đích thực của nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ có nguồn gốc từ hợp đồng1: chỉ cần được xác lập phù hợp với các quy định của pháp luật, thì hợp đồng có hiệu lực ràng buộc; người ta không cần biết vì lý do gì hợp đồng được giao kết.

Đến thời Trung Cổ, luật giáo hội mới bắt đầu cân nhắc việc sàng lọc, phân loại các cam kết dựa theo ý chí của bên kết ước. Trong điều kiện việc xác định ý chí nội tâm gặp khó khăn, người làm luật chủ trương tìm kiếm các yếu tố được cho là sự bộc lộ, là biểu hiện bề ngoài của ý chí đó. Có hai yếu tố chính được ghi nhận: tính liên kết giữa các nghĩa vụ và động cơ xác lập nghĩa vụ. Tư tưởng chủ đạo là một mặt, một bên không phải giữ lời hứa của mình nếu bên kia không giữ lời hứa của họ; mặt khác, mục tiêu của việc xác lập quan hệ kết ước phải phù hợp với đạo đức. Nhiều quy tắc đã được xây dựng từ tư tưởng đó, cho phép vô hiệu hoá các hợp đồng bất bình đẳng hoặc được giao kết nhằm mục đích bất chính, phi đạo đức, như hợp đồng để giết người, cướp của, lừa lọc, mua bán đồ cấm,…

Continue reading

ĐIỀU KHOẢN LẠM DỤNG TRONG PHÁP LUẬT VỀ TIÊU DÙNG Ở CỘNG HÒA PHÁP

ALEXANDRE DAVID – Thẩm phán, Ban Pháp luật tố tụng và pháp luật lao động, Vụ Dân sự và Ấn tín, Bộ Tư pháp, Cộng hòa Pháp[1]

Điều khoản lạm dụng là một quy định đặc thù trong pháp luật về tiêu dùng ở  Pháp và châu Âu. Trong khoảng một thập kỷ, từ năm 1970, ở Pháp, châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới, người ta bắt đầu xem xét lại những quy định chung về hiệu lực hợp đồng và nhận thấy rằng những quy định đó không đủ để bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị các tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng.

Trong hợp đồng, có một số quy định bất lợi cho người tiêu dùng nhưng ngay chính bản thân họ lại không nhận thức được điều đó. Nhà làm luật cảm thấy phải quan tâm đặc biệt hơn nữa đến các điều khoản lạm dụng để có thể thiết lập một mối quan hệ bình đẳng giữa bên mua và bên bán. Với mục đích đó, đã có rất nhiều hợp đồng theo mẫu được soạn thảo và rất nhiều nước lựa chọn áp dụng các hợp đồng này như Mỹ, Thụy Điển, Anh, Đan Mạch, Đức và Pháp (năm 1978)…

Cách tiếp cận của Pháp đặc biệt ở chỗ dành nhiều ưu tiên cho việc phòng ngừa thiệt hại hơn là các giải pháp nhằm bồi thường thiệt hại. Chính vì thế, giải quyết bằng biện pháp hành chính được ưu tiên hơn là giải quyết qua con đường tài phán. Các nhà làm luật lo ngại nhiều nguy cơ phát sinh từ các giải pháp khác nhau mà tòa án có thể đưa ra cho cùng một vấn đề.

Continue reading

TRÁCH NHIỆM DO LỖI VÀ TRÁCH NHIỆM KHÔNG CÓ YẾU TỐ LỖI

TERRY OLSON – Thẩm phán Tham Chính Viện, Cộng hòa Pháp

Ở Pháp, nguyên tắc về trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước có hai đặc điểm đáng chú ý:

– Nguyên tắc này được khẳng định trong pháp luật Pháp sớm hơn nhiều so với các nước khác;

– Nguyên tắc này không xuất phát từ ý chí của nhà lập pháp, mà hình thành từ thực tiễn xét xử của tòa án.

1. Tình hình trước năm 1873

Tại một số Quốc gia Châu Âu, trách nhiệm bồi thường nhà nước chỉ được thừa nhận trong thế kỷ thứ XX chứ không sớm hơn. Ví dụ như ở Anh Quốc, phải đến năm 1947 thì trách nhiệm bồi thường nhà nước mới được quy định trong luật.

Nước Pháp đã thực hiện bước đi đó ngay từ năm 1873. Như vậy, có thể khẳng định rằng trách nhiệm bồi thường nhà nước đã được ghi nhận tương đối sớm trong hệ thống pháp luật Pháp.

Cho đến tận giai đoạn đầu của nền Đệ tam Cộng hòa (1875 – 1940), ý tưởng buộc các cơ quan nhà nước phải bồi thường những thiệt hại do hành động sai trái của họ gây ra vẫn chưa được khẳng định rõ nét. Các cơ quan nhà nước chỉ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ trong hai trường hợp:

Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng;

Khi luật quy định rõ trường hợp cơ quan nhà nước phải bồi thường. Trong thực tế, chỉ có một trường hợp được quy định rõ trong luật, đó là trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện các công trình công mà gây ra thiệt hại (Luật ngày 28 tháng Mưa, năm thứ VIII, lịch Cộng hòa).

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn