admin@phapluatdansu.edu.vn

Đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995 CỦA VIỆT NAM

civil-litigation-whittier MICHEL CORDIER[1] – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao Cộng hòa Pháp

Cũng như tất cả những nước Xã hội chủ nghĩa mở cửa theo kinh tế thị trường, Việt Nam đang cố gắng đưa nghành công chứng trở thành một công cụ quan trọng cho phát triển kinh tế [2]. Mục đích là rất rõ ràng: xây dựng một Nhà nước hiện đại, bảo đảm cho công dân Việt Nam cũng như cho các nhà đầu tư nước ngoài có một môi trường xã hội hài hoà, bảo đảm cho quan hệ hợp đồng giữa các tác nhân kinh tế được hiệu quả và an toàn về mặt pháp lý.

Với những mục tiêu trên, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, nhất là phần liên quan đến đất đai và các biện pháp bảo đảm. Một đoàn chuyên gia Việt Nam đã đến công tác tại Pháp từ ngày 14 đến ngày 18/4/2003 và đã làm việc tại Hội đồng Công chứng tối cao Pháp. Hai bên đã nhất trí, là sau chuyến công tác, phía chúng tôi sẽ chuyển cho bà Nguyễn Thuý Hiền, Cục trưởng Cục đăng ký Quốc gia Giao dịch bảo đảm, một bản đề xuất liên quan đến lĩnh vực công bố công khai các giao dịch về bất động sản và lĩnh vực các biện pháp bảo đảm. Những đề xuất dưới đây không có tham vọng đề cập đến mọi khía cạnh, mà chỉ được biên soạn dựa trên cơ sở Bộ luật dân sự 1994 do Quỗc hội Việt Nam thông qua ngày 28/10/1995, theo đó chúng tôi chỉ phân tích một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Bộ luật và một vài gợi ý về phương pháp tiến hành.

Trước khi quyết định đầu tư, thì nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư Việt Nam lẫn nước ngoài, phải có thể:

==> Được đảm bảo an toàn tối đa:

+ Cho hợp đồng thông qua đó anh ta đầu tư vốn;

+ Cho việc sở hữu tài sản có được từ hoạt động đầu tư.

==> Có được độ an toàn tối đa cho các biện pháp bảo đảm mà anh ta thực hiện nhằm vay vốn.

Còn trong lĩnh vực bất động sản, tính an toàn tuyệt đối trước hết phải được đảm bảo ở hợp đồng, cho bất động sản và cho các giao dịch bảo đảm (nhất là thế chấp).

I. S an toàn trong hp đng

Cũng giống như Bộ luật dân sự Pháp[3], Bộ luật dân sự Việt Nam có định nghĩa về hợp đồng dân sự[4], nhưng lại không quy định về các loại chứng cứ chứng minh nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong khi đó, để chứng minh cho các bên có liên quan và cho tòa án về sự tồn tại, về nội dung và phạm vi của một cam kết, thì nhất thiết phải có một cơ sở pháp lý. Bộ luật dân sự Pháp[5] quy định các loại chứng cứ, bao gồm: “chng c viết, nhân chng, suy đoán, li thú nhn ca đương s và li th”. Và cũng như các nước theo “lut thành văn[6], Bộ luật dân sự Pháp cũng xác định trật tự các loại chứng cứ, theo đó chứng cứ viết là có giá trị cao nhất, và công chứng thư có giá trị cao hơn tư chứng thư do các bên ký. Công chứng thư do một “nhân viên công quyn” (công chứng viên là người được uỷ quyền thực hiện quyền lực Nhà nước) lập, nên bảo đảm hoàn toàn giá trị của hợp đồng được chứng nhận[7].


 

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦU ĐỦ TẠI ĐÂY


Chú thích:

[1] Với sự tham gia thảo luận của các Công chứng viên: Malorie BUBUET-CORDIER & Vincent CORDIER

[2] Xem Hội thảo về “Ngành công chng và s phát trin kinh tế do Hội công chứng quốc gia của Trung Quỗc và Liên hiệp công chứng la tinh tổ chức tại Thượng Hải ngày 16 và 17/01 2003.

[3] Điều 1101 Bộ luật Dân sự Pháp: “Hợp đồng là sự thoả thuận theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc không mà một việc nào đó.”

[4] Điều 399 Bộ luật Dân sự Việt Nam

[5] Điều 1315-1 Bộ luật Dân sự Pháp: “Những quy định về chứng cứ bằng văn bản, chứng cứ bằng nhân chứng, suy đoán, lời thú nhận của đương sự và lời thề được quy định trong các mục sau.”

[6] ở các nước theo “common law”, do không có các Bộ luật, án lệ trở thành nguồn chủ yếu của luật tư, trong đó không hề xác định trật tự các loại chứng cứ, không biết đến công chứng thư, lời làm chứng cũng có giá trị bằng một văn bản, cho nên ở các nước này số lượng tranh chấp hợp đồng cao gấp 40-50 lần so với ở các nước liên minh châu Âu!

[7] Điều 1319 Bộ luật Dân sự Pháp: “công chứng thư là chứng cứ đầy đủ về sự thoả thuận giữa các bên ký kết và những người thừa kế hoặc những người thụ quyền của họ.”


SOURCE: Hội thảo “Bộ luật Dân sự sửa đổi”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp, Hà Nội, ngày 25-26/8/2003,

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: